intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 1 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh

Chia sẻ: Duyen Duyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

198
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 1 Cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp công nghiệp thuộc bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may, trong bài này trình bày các nội dung sau: một số khái niệm, xác định địa điểm, chuẩn bị tài liệu, yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh tế văn hóa xã hội,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 1 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh

  1. RELAX Bài 1: Cơ sở thiết kế mặt bằng XNCN Bài 2: Qui hoạch tổng thể XNCN Bài 3: Vật liệu xây dựng BÀI GIẢNG Bài 4: Nhà công nghiệp THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG VÀ Bài 5: An toàn trong nhà xưởng công nghiệp LẮP ĐẶT Bài 6: Chiếu sáng và thông gió công nghiệp THIẾT BỊ MAY Bài 7: Lắp đặt vận hành thiết bị may GIỚI THIỆU Bài 8: Giải pháp thiết kế nhà xưởng may GV-ThS. Nguyễn Tuấn Anh
  2. Bài 1 CƠ SỞ THIẾT KẾ MẶT BẰNG XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
  3. 1. Một số khái niệm. - Qui hoạch mặt bằng tổng thể đó là tổng hợp các giải pháp về mặt kỹ thuật và mỹ thuật nhằm giải quyết mối quan hệ giữa nhà xưởng với sản xuất, giữa xí nghiệp với khu qui hoạch. >> Qui hoạch tổng thể xí nghiệp phải thể hiện được tính khoa học, đáp ứng tối đa các yêu cầu kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động và thể hiện sức biểu cảm thẩm mỹ cao nhất. Cụ thể đó là: + Hài hòa với cảnh quan và mối quan hệ với khu cụm công nghiệp. + Phân bố hợp lý giữa các phân xưởng và công trình trong xí nghiệp. + Đánh giá được các chỉ tiêu sinh thái và hiệu quả kinh tế của phương án thiết kế.
  4. - Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Mục đích của khu công nghiệp: + Tác động đến đầu tư, sản xuất công nghiệp phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. + Kiểm soát và bảo vệ môi trường sinh thái tốt hơn. + Nâng cao trình độ người lao động. + Chuyển giao công nghệ. + Hình thành khu đô thị vệ tinh, phát triển kinh tế và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. + Tiết kiệm nguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả quỹ đất. + Đạt các mục tiêu về an ninh quốc phòng. * Khu công nghiệp ở nước ta hình thành từ năm 1994.
  5. - Khu chế xuất còn gọi là khu công nghiệp chế biến xuất khẩu được qui định về địa giới và chế độ thuế quan đặc biệt (xuất nhập khẩu miễn thuế, tuy nhiên nếu sử dụng nguyên liệu trong nước vẫn đóng thuế). + Khu chế xuất thường gần sân bay, hải cảng. + Khu chế xuất đầu tiên là Shanon ở Iceland (1958). + Ở Việt Nam khu chế xuất đầu tiên là Tân Thuận ở TP.HCM thành lập năm 1992. - Khu công nghệ cao là mô hình tổ chức quản lý kinh tế trình độ cao nhằm: + Tiếp nhận vốn đầu tư, kỹ thuật và công nghệ cao từ nước ngoài. + Phát huy nguồn trí lực, tài nguyên trong nước. * Ở Việt Nam có 2 khu công nghệ cao đó là Hòa Lạc (Hà Nội) và Khu công nghê cao TP.HCM.
  6. - Cụm công nghiệp là tập hợp một nhóm các xí nghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực trên một địa bàn nhưng không được tổ chức quản lý chặt chẽ như đối với khu công nghiệp. - Xí nghiệp công nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ công nghiệp. Xí nghiệp công nghiệp đóng vai trò chủ yếu cho ngành công nghiệp quốc gia. - Kiến trúc dân dụng là nghệ thuật xây dưng nhà và công trình được phát sinh từ nhu cầu con người, phục vụ trực tiếp con người. - Kiến trúc công nghiệp là nghệ thuật xây dựng nhà xưởng và công trình công nghiệp phục vụ sản xuất và con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ xã hội. * Kiến trúc công nghiệp mang tính thời đại.
  7. 2. Xác định địa điểm. 2.1. Tìm hiểu qui hoạch. - Vị trí khu đất trong vùng qui hoạch. - Thời gian triển khai các dự án ở vùng qui hoạch. - Ảnh hưởng các dự án đến XNCN được xây dựng. 2.2. Tìm hiểu diện tích khu đất. - Diện tích tự nhiên (diện tích tổng thể). - Diện tích sử dụng (diện tích xây dựng). - Diện tích không sử dụng (diện tích chưa hoặc không thể sử dụng). - Diện tích có thể cơi nới (diện tích có thể cải tạo để sử dụng).
  8. - Mục đích của việc xác định diện tích: + Chọn loại hình và công nghệ sản xuất phù hợp. + Tận dụng tài nguyên đất sẵn có và dự trù mở rộng. + Qui hoạch chi tiết và chính xác nhà xưởng XNCN. + Nâng cao hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí. + Định hướng phát triển cho xí nghiệp trong tương lai. 2.3. Tìm hiểu hệ thống cung cấp và xử lý nước. - Đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của XNCN được thường xuyên và ổn định. - Hạn chế tối đa những tác hại ô nhiễm do nguồn nước thải sinh ra trong sản xuất. - Giảm bớt chi phí do việc đầu tư hệ thống cung cấp và xử lý nước thải. - Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp.
  9. 2.4. Tìm hiểu hệ thống cung cấp năng lượng. - Đảm bảo điện được cung cấp liên tục và ổn định. - Giảm thất thoát điện năng do truyền tải. - Đảm bảo an toàn do sản xuất và người lao động. - Giảm chi phí đầu tư ban đầu trong nâng hạ tải hoặc đường dây đi vào xí nghiệp. - Đảm bảo các nguồn năng lượng cần thiết khác như xăng dầu, khí đốt... 2.5. Tìm hiểu vị trí và hệ thống giao thông sẵn có. - Tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa. - Tiết kiệm đầu tư và chi phí vận chuyển. - Giảm thời gian và đẩy nhanh tiến độ sản xuất. - Giảm thất thoát và đảm bảo chất lượng hàng hóa.
  10. 2.6. Tìm hiểu hệ thống thông tin liên lạc. - Đảm bảo thông tin liên lạc được kịp thời đặc biệt là với các đối tác như khách hàng hoặc nhà cung cấp. - Khai thác tốt nguồn thông tin trên điện thoại hay mạng đảm bảo nhanh, liên tục và chính xác. - Tiết kiệm chi phí, thời gian và các khoản đầu tư khác 3. Chuẩn bị tài liệu. 3.1. Tài liệu dây chuyền công nghệ. - Tài liệu công nghệ đóng vai trò quyết định giải pháp bố trí mặt bằng tổng thể XNCN: + Thể hiện đặc trưng loại hàng hóa sản xuất. + Biểu hiện tính liên tục và mối quan hệ giữa các phân xưởng, công trình công nghiệp, giữa máy móc thiết bị, giữa các công đoạn sản xuất.
  11. - Tài liệu công nghệ bao gồm: + Sơ đồ dây chuyền SX toàn xí nghiệp thể hiện mối quan hệ giữa các xưởng, công trình, bộ phận. + Sơ đồ dây chuyền công nghệ trong từng phân xưởng thể hiện mối quan hệ bên trong xưởng giữa các vị trí và thiết bị làm việc. + Sơ đồ vận chuyển thể hiện việc đi lại, phương tiện, hướng đi của thành phẩm, bán thành phẩm, hệ thống vận chuyển năng lượng… 3.2. Tài liệu chỉ dẫn xây dựng. - Tài liệu kỹ thuật về các loại nhà, chỉ dẫn việc chọn và xây dựng nhà phù hợp với điều kiện cụ thể. - Tài liệu về việc chỉ dẫn thầu (nhà thầu, tư vấn thầu, giá thầu, chi phí phát sinh...) - Tài liệu về giá cả vật liệu và đơn giá) xây dựng.
  12. - Tài liệu hướng dẫn tổ chức và giám sát thi công. - Thủ tục và hồ sơ cấp phép xây dựng gồm: + Lập dự án đầu tư xây dựng hay báo cáo kinh tế - kỹ thuật, xem xét và đánh giá tính khả thi của công trình. + Thủ tục xin cấp phép giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng cho thuê đất. + Thủ tục xin cấp phép xây dựng mới hoặc xin phép cải tạo công trình cũ. 4. Yếu tố tự nhiên. 4.1. Địa hình, địa mạo. - Địa hình thể hiện mức độ gồ ghề, độ dốc và hình dạng của khu đất. Địa hình ảnh hưởng đến: + Chi phí san phẳng và gia cố nền cho công trình. + Giải pháp bố trí các hạng mục công trình. + Độ bền công trình.
  13. - Yêu cầu đối về địa hình khi chọn khu đất đó là: + Có kích thước và hình dạng phù hợp cho việc xây dựng trước mắt cũng như mở rộng sau này. + Cao ráo, tránh ngập úng trong mùa mưa lũ, có mực nước ngầm phù hợp và thoát nước dễ dàng. + Bằng phẳng, dốc 0.5-1% để giảm chi phí san nền. + Hình dạng vuông vắn, không quá hẹp để dễ bố trí công trình và tăng tính thẩm mỹ. 4.2. Địa chất. - Địa chất thể hiện đặc trưng các lớp đất đá dưới công trình làm cơ sở cho: + Tính toán nền móng công trình. + Chọn loại công trình và giải pháp thi công phù hợp. + Xác định độ bền của công trình theo thời gian.
  14. - Người ta phân thành 03 cấp đất (độ cứng tăng dần), phần lớn các thành phần trong các cấp đất là: + Đất phù sa. + Đất cát (lớn, vừa, mịn, bồi, ngậm nước, chảy ướt). + Đất màu. + Đất mùn. + Đất đen. + Hoàng thổ (khi nước vào bị xẹp xuống). + Đất thịt. + Đất sét (đất dính, dẻo, lạnh có thể bị giãn nở). + Đá (granite, nham thạch, cường độ chịu lực lớn). + Đá vụn (đá cuội, sỏi) + Đất nửa đá (đá macma, silicat, sét thạch cao…) + Đất khác: đất đồi, đất kiềm thổ, đất mặt đê, đá vôi, đất cao lanh, đá bọt, đá ong…
  15. - Yêu cầu địa chất đối với công trình công nghiệp: + Công trình không nằm trên những vùng có địa chất không ổn định như mỏ khoáng sản, hay động đất, xói mòn, cát chảy, lở đất... + Đất có cường độ chịu lực từ 1.5-2.5kG/cm2 nhằm giảm chi phí gia cố nền móng công trình (tốt nhất là nền đất sét, sét pha cát, đất đá ong, đất đồi…) + Có biện pháp thích hợp với các mức độ xâm thực, dao động của mực nước ngầm. 4.3. Khí hậu. - Đặc điểm khí hậu Việt Nam. + Thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của bán cầu Bắc giới hạn vĩ độ 8o22’B-23o22’B, kinh tuyến 102o10’- 109o21’.
  16. + Nhiệt độ chênh lệch (Đông Bắc 13-14oC, Tây Bắc và Bắc Trung bộ 9-10oC) + Bức xạ mặt trời cao (miền Bắc 95-100Kcal/cm2, miền Nam 130-135Kcal/cm2). + Độ ẩm cao (Bắc 75-90%, Nam 80-85%). + Lượng mưa trung bình (Bắc 1703mm, Trung 2890mm, Nam 1979mm). + Tháng mưa nhiều (Bắc 5-9, Trung 9-12, Nam 5-10) - Chịu ảnh hưởng của các hướng gió và bão: + Gió mát (hướng Nam, Đông Nam, Tây Nam) , gió nóng (gió Lào - Tây Nam ở miền Trung), gió lạnh (Đông Bắc và Tây Bắc). + Tốc độ gió trung bình cả nước 2-3.6m/s. + Nằm trên hành lang dịch chuyển Đông Tây của các hướng bão từ Thái Bình Dương, Nam Trung Quốc.
  17. - Phân bố khí hậu xây dựng của Việt Nam Vùng Mùa lạnh Mùa nóng 1 Gió nhẹ, tháng 1 (t=12.5oC), Gió lớn, tháng 6 (t=27oC), gió gió mùa Đông Bắc. Đông Nam. 2 Gió nhẹ, tháng 1 (t=14oC), gió Gió mạnh, tháng 6 (t=25oC), mùa Đông Bắc. gió Đông Nam. 3 Gió nhẹ, tháng 1 (t=15oC), gió Gió mạnh, tháng 6 (t=28oC), Bắc. gió Đông Nam. 4 Gió nhẹ, tháng 1 (t=23.9oC), Gió mạnh, tháng 7 (t=32oC), gió Bắc. gió Đông Nam 5 Gió mạnh, tháng 1 (t=18.8oC), Gió nhẹ, tháng 1 (t=30oC), gió gió Bắc Tây, Tây Nam. 6 Gió mạnh, tháng 1 (t=25.7oC), Gió nhẹ, tháng 1 (t=29oC), gió gió Bắc Nam. 7 Gió nhẹ, tháng 1 (t=20oC), gió Gió nhẹ, tháng 1 (t=23.9oC), mùa Đông Bắc. gió Đông Nam.
  18. - Hoa gió là biểu đồ ghi tần suất của địa phương trong một khoảng thời gian nào đó. Dựa vào hoa gió người ta xác định mặt bằng, hướng nhà và các bộ phận hợp lý. - Hạn chế tác động xấu của khí hậu đối với nhà xưởng. + Bức xạ mặt trời: >> Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào nhà. >> Nhà quay hướng Nam, hay Đông Nam. >> Mở cửa hồi vừa phải. >> Tận dụng và thông gió tự nhiên. + Nhiệt độ: >> Tổ chức thông gió tốt. >> Kết cấu bao che hướng Nam, Đông Nam. >> Chống lạnh hướng Đông Bắc, Tây Bắc. >> Kết cấu mái tránh nứt nẻ, nhà bán lộ thiên, mở cửa sổ hai tầng cho hai mùa nóng lạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2