Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 7 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh
lượt xem 21
download
Bài 7 Lắp đặt và vận hành thiết bị ngành may công nghiệp thuộc bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may, trong bài này trình bày các nội dung sau: tổng quan về thiết bị ngành may, lắp đặt và vận hành thiết bị ngành may, bảng khuyến cáo an toàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 7 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh
- Bài số 7 LẮP ĐẶT VÀ VẬN HÀNH THIẾT BỊ NGÀNH MAY CÔNG NGHIỆP
- 1. Tổng quan về thiết bị ngành may. 1.1. Lịch sử phát triển thiết bị ngành may. Bắt đầu từ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 1 tại châu Âu gắn liền lịch sử phát triển máy may. Đáp ứng nhu cầu sản xuất các mặt hàng may mặc với số lượng lớn. Nhiều phát minh về máy may ra đời nhưng mang tính tự phát nên không được áp dụng rộng rãi như: + Năm 1755, người di cư sang Anh tên Charles Weisenthal (Đức) với bằng sáng chế về kim máy may. + Năm 1790 Thomas Saint (Anh), 1780 Balthasar Krems (Đức), 1830 Barthelemy Thiemonier (Pháp) sáng chế ra mũi may móc xích độc lập nhau. + Năm 1818, giáo sĩ John Adams Dogg và John Knowles sáng chế ra máy may mũi ngắn.
- + Năm 1814, người thợ may Josef Madersperger (Áo) sáng chế bộ máy may. Cùng thời điểm phát minh tại Pháp do Thomas Stone James Henderson và Scott John Duncan đưa ra. + Năm 1833, Walter Hunt sáng chế máy may thắt nút gần giống máy may ngày nay. Năm 1844 John Fisher (Anh) phát minh máy may cùng thời điểm với Elias và Singer (Mỹ) xảy ra tranh cãi. + Người nông dân Mỹ Elias Howe phát minh ra mũi thắt nút hai chỉ dùng thoi thuyền (sau Fisher). + William Thomas (Anh) mua lại bản quyền để sản xuất hàng loạt nhưng thất bại. + Năm 1850, Elias hợp tác với Isaac Merrit Singer (Mỹ) sản xuất hàng loạt máy may. + Allen Wilson và John Bradshaw hoàn thiện phần ổ như tranh chấp phát minh.
- + Năm 1856, hình thành các công ty máy may lớn: Singer, Hower, WheelerWilson, GroverBaker... + Năm 1876, Charles Muler nhận bằng sáng chế ra máy may nửa chu kỳ đầu tiên (máy thùa). + Năm 1857, James Adams Gibbs (Mỹ) nhận bằng sáng chế máy móc xích đơn và cộng tác với James Wilcox thành lập công ty WilcoxGibbs, tuy nhiên năm 1905 Merrow thắng kiện công ty này về mũi may kim móc. + Năm 1877, Joseph Merrow (Mỹ) sáng chế máy sử dụng kim móc (vắt sổ) và thành lập công ty Merrow. + Năm 1882, Banos Kayser phát minh mũi zigzag. + Năm 1946, xuất hiện máy may hiệu Toyota nổi tiếng. Ngày nay đã xuất hiện rất nhiều lại máy may chuyên dùng, tự động, bán tự động…
- 1.2. Phân loại thiết bị ngành may. Khâu chuẩn bị. + Máy kiểm tra khuyết tật vải (lỗi sợi, khác màu…) + Máy đo khổ, đo chiều dài cây vải, đo trọng lượng vải. Khâu cắt. + Máy trải vải (đo vải, cắt vải, xếp nhiều lớp…) + Máy cắt bằng tay: máy cắt phá, cắt vòng (tinh). + Máy cắt tự động kết nối với máy tính lập trình điều khiển CADCAM. + Máy đánh số. Khâu may. + Máy may: > Theo nguyên liệu: máy may hàng dày, máy may hàng mỏng, máy may đồ da, máy dệt kim… > Theo kết cấu: máy chạy bánh răng, máy chạy bằng dây xích, máy chạy bằng đai truyền…
- > Theo công dụng: Máy may bằng, máy vắt sổ, máy hai kim, máy thùa, máy đính nút, máy đính bọ… > Theo hình dáng: Máy may đòn dọc, đòn ngang. > Theo cấu tạo mũi: Máy may mũi móc xích, mũi thắt nút, mũi zigzag. > Theo mức độ tự động: Máy may gia đình, máy may công nghiệp, máy may bán tự động, máy may tự động. + Thiết bị làm phẳng. > Thiết bị hấp (trả về trạng thái ban đầu). > Thiết bị ủi phẳng: bàn ủi nhiệt, bàn ủi hơi nước, hệ thống ủi hơi nước. > Thiết bị ép: máy ép keo dựng, máy ép nhựa. + Thiết bị vận chuyển: xe đẩy, băng tải, máy nâng chuyển, thang vận chuyển… + Cữ gá lắp: cữ may lai, cuốn nẹp, viền, lộn cổ áo…
- + Thiết bị phụ trợ khác: máy dò kim, hệ thống chuyền treo, hệ thống chấm công... Khâu hoàn tất: Thiết bị định hình, giặt (wash), mài, đốt lông, làm mềm, tẩy vết, đóng gói, bấm ghim… 1.3. Thực trạng thiết bị ngành may Việt Nam. Tầm quan trọng của thiết bị ngành may: + Tiết kiệm nhân lực, thời gian gia công. + Nâng cao chất lượng sản phẩm. + Giảm nguy hại cho người lao động. + Linh hoạt trong sản xuất. Việc ứng dụng thiết bị phụ thuộc: + Qui mô sản xuất xí nghiệp: số chuyền, công nhân… + Loại hàng gia công. + Trình độ sản xuất của xí nghiệp. + Mức độ đầu tư của doanh nghiệp đối với thiết bị.
- 2. Lắp đặt và vận hành thiết bị ngành may. 2.1. Nguyên tắc lắp đặt thiết bị ngành may. Phù hợp cao nhất với dây chuyền sản xuất may công nghiệp (đúng loại thiết bị, vị trí thiết bị hợp lý…). Đảm bảo chế độ vi khí hậu tốt nhất trong nhà xưởng (sinh nhiệt, thoát ẩm, tốc độ gió...). Đảm bảo các qui định an toàn (điện, rung động, tiếng ồn, khói bụi…). Do vậy: + Phải che chắn thiết bị gây nguy hiểm. + Hệ thống ngắt điện tự động có sự cố xảy ra. Tạo sự tiện nghi cho người lao động (tuân thủ số đo nhân trắc, tầm hoạt động, khoảng cách thao tác, thời gian vận hành tối ưu, hợp lý công đoạn…).
- Không làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm may (không gây hư hại sản phẩm, trục trặc, sự cố, cản trở luồng hàng…). Tiết kiệm chi phí lắp đặt (đường dẫn, bệ đỡ, vận chuyển…). Đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường (nước thải, khí thải, chất độc…). Linh hoạt, dễ dàng tháo ráp, dễ di chuyển trong trường hợp cần thay đổi dây chuyền sản xuất, sửa chữa hoặc bổ sung linh kiện. Đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị (vận hành, bảo trì) Lắp đặt tuân thủ qui trình kỹ thuật (cân bằng, cấu kiện chuẩn, khoảng cách tiêu chuẩn giữa các thiết bị…). Đảm bảo tính thẩm mỹ, gọn gàng và đều đặn.
- 2.2. Nguyên tắc vận hành thiết bị ngành may. Kiểm tra kỹ nhật ký sử dụng máy nhằm bảo đảm tình trạng máy tốt nhất. Kiểm tra điện áp, hệ thống van an toàn (khí, hơi), nhiên liệu cung cấp, dầu máy… Ra tín hiệu với những người xung quanh để biết sắp vận hành thiết bị. Chạy không tải theo thời gian qui định của máy. Thử tải trước khi thao tác trên nguyên vật liệu thật. Không làm việc vượt quá tải trọng định mức hoặc tải trọng cho phép của máy. Không đưa vật liệu vượt quá kích thước hoặc sai kích thước vào thiết bị. Cần đảm bảo sức khỏe và sự tập trung cần thiết đối với người vận hành thiết bị.
- Không nói chuyện hoặc làm nhiều việc đồng thời trên thiết bị đặc biệt là thao tác nhiều thiết bị khác nhau. Không để những người không kiên quan tiếp xúc thiết bị. Vận hành đúng qui trình kỹ thuật của thiết bị và công nghệ sản xuất. Nơi làm việc cần sạch sẽ, gọn gàng, không gây cản trở thao tác vận hành thiết bị. Khi có sự cố cần ngay lập tức ngưng hoạt động thiết bị đồng thời cảnh báo người xung quanh di tản. Cần đặt các cảnh báo nguy hiểm có thể xảy ra khi đến gần khu vực đặt thiết bị. Không tự thay đổi, di dời cấu kiện của thiết bị. Người vận hành cần được trang bị các phương tiện bảo hộ cần thiết trước khi thao tác. Ngưng vận hành theo đúng trình tự của thiết bị.
- 2.3. An toàn khi vận hành thiết bị. Chỉ dẫn nơi dễ xảy ra tai nạn bằng biển báo, màu sắc, ký hiệu… Cải tiến, đổi mới công nghệ, thay thế thiết bị không bảo đảm an toàn. Sử dụng biện pháp che chắn hiệu quả làm giảm nguy cơ tai nạn do tiếp xúc trực tiếp. Sử dụng các biện pháp bảo hộ cá nhân. Lập hồ sơ lý lịch bảo trì thiết bị đầy đủ rõ ràng. Sử dụng người lao động đảm bảo sức khỏe. Huấn luyện thường xuyên người lao động về an toàn lao động trong sản xuất. Tổ chức nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động.
- 2.4. Thao tác lắp đặt vận hành máy may (theo Juki). Tuân thủ các biện pháp an toàn kể cả biện pháp không của nhà sản xuất. Đọc tất cả các tài liệu hướng dẫn kể cả tài liệu không của nhà sản xuất. Chỉ sử dụng máy khi đảm bảo nó phù hợp với điều kiện nơi vận hành (địa phương). Trang bị an toàn phải được thực hiện đầy đủ và đảm bảo (không đạt tiêu chuẩn không được phép vận hành). Máy phải được vận hành bởi người có đủ trình độ tay nghề hoặc được huấn luyện kỹ. Nên đeo kính bảo vệ mắt khi vận hành. Ngắt công tắc nguồn trong trường hợp: xỏ chỉ, thay thuyền suốt, thay thế kim, chân vịt, mặt nguyệt, ổ, bàn lừa, cữ gá, sửa chữa, di chuyển, ly hợp không thể hãm…
- Nếu dầu hay chất lỏng bất kỳ tiếp xúc mắt, da cần rửa sạch và hỏi ý kiến bác sỹ. Cấm can thiệp vào các bộ phận đang hoạt động của thiết bị ngay cả khi đã được ngắt nguồn. Chỉ những kỹ thuật viên hoặc người được huấn luyện mới được phép bảo trì, kiểm tram sửa chữa, hiệu chỉnh thiết bị. Khi thay thế linh kiện phải đúng hãng. Trước khi bảo trì cần ngắt an toàn hệ thống điện, dầu, năng lượng khác. Vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng. Phải phải được cố định khi sử dụng. Máy cần được nối đất an toàn. Sử dụng máy đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất không nên sử dụng vào mục đích khác. Khi vận chuyển, lắp đặt cần xem kỹ các ký hiệu cảnh báo trên vỏ hay thùng máy.
- 3. Bảng khuyến cáo an toàn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 2 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh
17 p | 292 | 54
-
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 5a P8
8 p | 191 | 34
-
Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 6 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh
19 p | 158 | 34
-
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 1 & 2 - P6
8 p | 126 | 27
-
Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 8 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh
17 p | 101 | 21
-
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 5b P5
9 p | 98 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn