Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 2 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh
lượt xem 54
download
Bài 2 Qui hoạch tổng thể xí nghiệp công nghiệp thuộc bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may, trong bài này trình bày các nội dung sau: yêu cầu nhiệm vụ và nội dung thiết kế, qui hoạch san nền và hoàn thiện mặt bằng, hợp khối và nâng cao mật độ xây dựng,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 2 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh
- Bài 2 QUI HOẠCH TỔNG THỂ XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
- 1. Yêu cầu nhiệm vụ và nội dung thiết kế. Thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa XNCN với cụm CN, với KCN. Phù hợp cao nhất với dây chuyền SX chung, thiết lập mối quan hệ giữa các xưởng, công trình CN, giải pháp giao thông người và hàng hóa, mạng lưới cung cấp kỹ thuật… Tổ hợp kiến trúc không gian đẹp, có sức biểu cảm cao, hài hòa với kiến trúc XNCN và đô thị. Thỏa mãn các yêu cầu về an toàn CN: vi khí hậu, cháy nổ, tiếng ồn, khói bụi, bệnh nghề nghiệp... Tiêu chuẩn, thống nhất, điển hình hóa các cấu kiện xây dựng nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng… Phân kỳ xây dựng hợp lý, thi công nhanh theo đúng ý đồ thiết kế ban đầu.
- Tận dụng được các yếu tố thiên nhiên, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm khai thác tối đa các ưu thế này. Thực hiện đúng các chính sách nhà nước, luật đất đai, luật xây dựng, luật bảo vệ môi trường, chính sách thuế. Đánh giá được hiệu quả kinh tế kỹ thuật của giải pháp xây dựng như mật độ sử dụng, chi phí đầu tư.. 2. Qui hoạch san nền và hoàn thiện mặt bằng. San nền toàn bộ: cho địa hình tương đối phẳng, mật độ xây dựng trên 25%, hệ thống đường dày đặc. Có hai kiểu san nền: san nền một dốc, san nền hai dốc.
- San nền cục bộ: Chỉ san nơi bố trí nhà xưởng, đường giao thông giúp tiết kiệm vốn đầu tư, áp dụng cho đất sụt lở, diện tích quá rộng, cần bảo vệ cảnh quan. 3. Hợp khối và nâng cao mật độ xây dựng. 3.1. Mục đích của hợp khối. Giảm số lượng công trình để dễ dàng qui hoạch. Tiết kiệm chi phí xây dựng. Rút ngắn mạng lưới giao thông. Tiết kiệm đất xây dựng. Rút ngắn thời gian xây dựng. Tăng năng suất, ứng dụng được tiến bộ KHKT.
- 3.2. Nguyên tắc hợp khối. Ghép các xưởng, công trình kỹ thuật có đặc điểm SX giống nhau, không ảnh hưởng lẫn nhau. Phù hợp với đặc điểm địa chất, yêu cầu sản xuất, phương thức giao thông đơn giản có thể nâng tầng. 3.3. Hạn chế của hợp khối. Chiếu sáng và thông thoáng kém đi. Gặp khó khăn trong thoát nước mái. Nếu địa hình kém thì chi phí nền móng khá cao. 3.4. Biện pháp nâng cao mật độ xây dựng. Hợp khối, nâng tầng nhà và công trình. Chọn dạng nhà phù hợp khu đất, tính toán hợp lý diện tích sử dụng. Bố trí các công trình hợp lý, tiết kiệm đất.
- 4. Tổ chức mạng lưới giao thông. 4.1. Nguyên tắc bố trí. Đường giao thông dùng để đi lại, vận chuyển hàng hóa, thoát hiểm, phân chia khu vực… Bố trí theo tuyến (dọc, ngang nhà), tự do (không gian giữa máy móc thiết bị). 4.2. Phân bố luồng giao thông. Luồng hàng: vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm ra vào. Cần phải tính toán: + Số lượng, vận tốc, số làn xe, chiều rộng đường, chiều rộng cửa cổng, bán kính xoay xe, tầm nhìn, độ dốc tối đa, khoảng cách với nhà xưởng, tường rào, đường khác tuyến… + Sự cố có thể xảy ra, lối di chuyển phụ, hướng dẫn giao thông, cảnh báo, hài hòa bố cục, tiết kiệm chi phí…
- Luồng người: Hình thành do hoạt động đi lại của con người: + Đường đi và cửa: thông thoáng, dễ sử dụng, an toàn (không trơn trượt, đủ ánh sáng, kích thước). + Lối thoát hiểm: đèn chiếu sáng, bảng hướng dẫn, dễ mở khi có yêu cầu. + Bậc thang: kích thước, chiếu nghỉ, không trơn. 5. Thống nhất, điển hình, tiêu chuẩn hóa. 5.1. Khái niệm. Thống nhất hóa: thống nhất về kích thước và kiểu dáng công trình. Điển hình hóa: nghiên cứu lựa chọn giải pháp tốt điển hình từ quá trình thống nhất hóa của công trình. Tiêu chuẩn hóa: sau khi kiểm nghiệm ưu khuyết điểm, tính hiệu quả chọn ra giải pháp hoàn thiện và công bố như những tiêu chuẩn thiết kế.
- 5.2. Qui định thống nhất hóa trong xây dựng. Module: qui ước kích thước cấu kiện ký hiệu M. Module mở rộng gồm module bội số (2M, 3M, 6M…), module ước số (1/2M, 1/5M…): Bước cột (B): khoảng cách giữa hai trục ngang nhà. B=344.5567.5910.51215182124… Nhịp nhà (L): khoảng cách giữa hai trục dọc nhà. L=344.5567.5910.51215182124… Chiều cao nhà (H): khoảng cách từ nền hoàn thiện đến kết cấu chịu lực của mái. H=2.42.73.33.63.94.24.54.85.15.4…
- 6. Qui hoạch không gian tổng thể. 6.1. Qui hoạch dạng phân khu. Theo chức năng: khu trước XN, khu sản xuất, khu phụ trợ, khu kho tàng và giao thông. Theo khối lượng vận chuyển: nhiều, vừa, ít. Theo mật độ nhân lực: nhiều, vừa, ít Theo mức độ vệ sinh: không độc, ít độc, độc. 6.2. Qui hoạch dạng sắp xếp khối. Theo kiểu ô bàn cờ: cho diện tích lớn, vừa, nhiều công trình, công nghệ phức tạp. Theo kiểu khối liên tục: mức độ hợp khối cao. Theo kiểu đơn nguyên: mỗi đơn nguyên là một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh. Theo kiểu chu vi: áp dụng cho XN trong các khu dân cư, mặt phố cần mặt tiền đẹp. Theo kiểu tự do: phong phú, hài hòa, đẹp mắt.
- 6.3. Qui hoạch theo hướng dây chuyền. Dạng đường thẳng: dòng vật liệu tương đối ngắn. Dạng chữ L: do yêu cầu công nghệ hoặc địa hình. Dạng chữ U: do sự phối hợp của hai dòng sản phẩm tuy nhiên khả năng thông gió tự nhiên kém.
- 6.4. Qui hoạch theo chi tiết. Nhà sản xuất chính chiếm diện tích lớn tùy theo yêu cầu sản xuất. Công trình phụ trợ: diện tích ít bố trí phù hợp nhằm phục vụ nhà sản xuất chính. Nhà kho bố trí cạnh lối vận chuyển hàng hóa, gần nơi cấp hoặc nhận hàng. Phòng phục vụ sinh hoạt, quản lý bố trí tập trung hoặc theo yêu cầu mỹ quan. Lối vào bố trí ở mặt chính tiện đi lại, vận chuyển. 6.5. Qui hoạch theo phân khu chức năng của nhà. Theo phương ngang của nhà. Theo phương dọc của nhà. Theo dạng hỗn hợp. Theo trục. Theo chiều cao.
- 7. Mở rộng XNCN. Mục đích mở rộng XNCN khi SX kinh doanh hiệu quả hoặc để đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa mặt hàng. Yêu cầu khi mở rộng xưởng đó là: + Không ảnh hưởng đến các công trình hiện hữu. + Không ảnh hưởng đến không gian kiến trúc cảnh quan chung của XN. + Ít làm gián đoạn nhất quá trình SX hiện thời. + Phải dự kiến được hiệu quả cũng như tác động của việc mở rộng đến quá trình SX kinh doanh. Phương cách mở rộng xưởng: + Cải tạo dây chuyền SX nhằm tăng năng suất như việc hợp lý hóa SX, thay thế thiết bị mới… ít ảnh hưởng đến giải pháp qui hoạch tổng thể.
- + Mở rộng nhà xưởng (xây ghép) trên thửa đất chừa sẵn lúc qui hoạch ban đầu (ít nhất 30% diện tích), bổ sung thiết bị, công nhân… + Xây dựng nhà máy hay phân xưởng mới trên khu đất dự trữ sẵn trong giai đoạn thiết kế ban đầu dự kiến. Cần đầu tư nhiều như không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
- 8. Cổng ra vào và các bộ phận trước XN: Cổng thể hiện bộ mặt của XNCN, là lối vào để để liên hệ đối với khách hàng công việc, CBCNV vào làm việc, xe tập kết hàng… Cổng phải đảm bảo: + Khoảng cách xa nhất đến nơi làm việc 800m. + Bố trí theo chiều dài và trên trục chính của XN. + Hai cổng không cách nhau quá 1500m. + Thiết kế quảng trường, phương án tập kết hàng hóa khi cần thiết. + Cần có các trạm kiểm soát và hệ thống an ninh. + Bố trí ít nhất hai lối vào cổng (đi bộ, hàng hóa). + Bề rộng lớn hơn 4.5m để xe ô tô có thể vào XN. + Diện tích XN >1500m2 cần ít nhất 2 cổng. + Đảm bảo tính mỹ quan (kết hợp với cây xanh, cổng chào, bảng hiệu, showroom…) thu hút người qua lại.
- 9. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Là các thông số đánh giá phương án thiết kế tổng thể XNCN bao gồm: + Chỉ tiêu chiếm đất S (m2, ha). + Diện tích đất xây dựng Sxd (m2, ha: nhà, công trình, sân bãi, đường, kho tàng...). + Mật độ xây dựng Kxd(%) = (A+B+C)/S. >> A (S nhà), B(S công trình), C(S bãi sản xuất), ngành may Kxd=2161%. + Mật độ sử dụng Ksd(%) = (A+B+C+D+E+F)/S. >> D(S đường sá), E(S đường ống kỹ thuật), F(S cây xanh). + Tổng chiều dài, khối lượng vận chuyển của đường giao thông, đường ống kỹ thuật (m). + Khối lượng đào lấp. + Vốn đầu tư (USD, nghìn đồng...).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thiết kế nhà máy cơ khí - TS. Nguyễn Ngọc Kiên
154 p | 384 | 86
-
Tập bài giảng môn học Thiết kế dây chuyền sản xuất - ThS. Trần Quốc Việt
109 p | 322 | 69
-
Bài tập dài hệ thống cung cấp điện
22 p | 471 | 66
-
Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 1 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh
34 p | 197 | 44
-
Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 6 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh
19 p | 159 | 34
-
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 5a P8
8 p | 191 | 34
-
Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 3 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh
31 p | 121 | 28
-
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 1 & 2 - P6
8 p | 126 | 27
-
Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 4 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh
43 p | 101 | 26
-
Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 5 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh
21 p | 100 | 24
-
Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 7 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh
15 p | 92 | 21
-
Bài giảng Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may: Bài 8 - ThS. Nguyễn Tuấn Anh
17 p | 102 | 21
-
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 5b P5
9 p | 98 | 18
-
Bài giảng Thiết kế nhà máy cơ khí: Chương 2 - TS. Nguyễn Ngọc Kiên
36 p | 77 | 9
-
Bài giảng Thiết kế nhà máy cơ khí: Chương 3 - TS. Nguyễn Ngọc Kiên
21 p | 82 | 9
-
Bài giảng Thiết kế nhà máy cơ khí: Chương 4 - TS. Nguyễn Ngọc Kiên
25 p | 71 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn