Bài giảng Thú y cơ bản : BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Bệnh truyền lây) part 5
lượt xem 29
download
5. Chẩn đoán 5.1. Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào tình hình dịch tẻ, dịch phát ra lẻ tẻ, dịch địa phương, cò mùa có vùng Âóng dấu lợn, nhất là lợn sau cai sữa, lan ra nhiều trâu, bò, dê, cừu, chim, người, rõ nhất ở ngoài da. Cấp tính kéo dà, do tụ máu, ứ máu. Rõ nhất là khi có mãn tính xảy ra. Bệnh tích viêm khớp. Da bong lên thành mai cua. 5.2. Chẩn đoán phân biệt 5.2.1. Bệnh cảm nắng, cảm nóng Bệnh cảm nắng, cảm nóng trên da sưng do xuất huyết,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thú y cơ bản : BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Bệnh truyền lây) part 5
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản 5. Chẩn đoán 5.1. Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào tình hình dịch tẻ, dịch phát ra lẻ tẻ, dịch địa phương, cò mùa có vùng Âóng dấu lợn, nhất là lợn sau cai sữa, lan ra nhiều trâu, bò, dê, cừu, chim, người, rõ nhất ở ngoài da. Cấp tính kéo dà, do tụ máu, ứ máu. Rõ nhất là khi có mãn tính xảy ra. Bệnh tích viêm khớp. Da bong lên thành mai cua. 5.2. Chẩn đoán phân biệt 5.2.1. Bệnh cảm nắng, cảm nóng Bệnh cảm nắng, cảm nóng trên da sưng do xuất huyết, sau khi vận chuyển trên xe, do viêm ca ta. Không sốt, không ỉa chảy. 5.2.2. Trúng độc Trúng độc xảy ra nhiều con, không có dấu rõ, không sốt, sùi bọt mép không kêu. 5.2.3. Bệnh Dịch tả lợn Bệnh Dịch tả lợn xảy ra cho mọi lứa tuổi, ỉa chảy có lẫn máu, sốt cao kéo dài, đi lảo đảo, nửa thân sau bị liệt. Viêm loét dạ dày, thận xuất huyết đinh gim. Rìa lách nhồi huyết, xuất huyết lấm tấm ở chân. 5.2.4. Tụ huyết trùng Bệnh Tụ huyết trùng xuất huyết từng mảng, hầu thủy thũng. Lách hạch sưng ứ máu, Phổi sưng tụ máu, gan hoá. 5.2.5. Phó thương hàn Bệnh Phó thương hàn lợn con 3-6 tháng, ỉa chảy phân loãng, vàng, có máu, vật lòi rom, viêm loét từng đám lớn, rộng ở ruột già, lách sưng, dai như cao su. 5.2.6. Nhiệt thán Bệnh Nhiệt thán sưng hầu, ruột, hạch viêm đỏ sẩm, đen. Lách sưng, nhaío như bùn, chướng bụng. 5.3. Chẩn đoán Vi khuẩn học Soi kính: Lấy máu, phết kính nhuộm Gram không có bào tử. Bạch cầu thành từng đám, phân lập ở nước thịt. 5.4. Chẩn đoán huyết thanh học Lấy huyết thanh vật nghi mắc bệnh. Làm phản ứng ngưng kết trong ống nghiệm. Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch. Phản ứng ngưng kết hồng cầu gà. 6. Phòng bệnh đóng dấu lợn 6.1. Vệ sinh phòng bệnh Khi chưa có dịch, mua bán nơi không có dịch, nhốt riêng hai tuần để theo dõi. Không có bệnh gì mới cho nhập đàn, tẩy uế tiêu độc, sát trùng chuồng, quét vôi tiêu diệt rận, muỗi, chăm sóc, nuôi dưỡng, cách ly con ốm. Sử dụng sản phẩm phải luộc chín. Da tiêu độc muối 5%. Xác chết chôn sâu giữa hai lớp vôi. 6.2. Phòng bằng Vaccine Tiêm phòng năm hai lần, tiêm bổ sung khi có dịch, tiêm phòng triệt để bằng Vaccine keo phèn 2-5ml vào bắp, miễn dịch 6 tháng (tuỳ theo nơi sản xuất mà liều dùng có khác nhau). 7. Điều trị bệnh đóng dấu lợn 7.1 Dùng thuốc Dùng huyết thanh Âoïng dấu lợn 1ml/1kgP, một phần tiêm bắp, một phần tiêm tĩnh mạch. Dùng kháng sinh, Penicilline là loại kháng sinh điều trị bệnh tốt nhất, liều dùng từ 5000 đến Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 136
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản 10.000UI/1kgP, mỗi ngày 2-3 lần, liệu trình 3-5 ngày. Có thể kết hợp huyết thanh 20-30ml + 30vạn Penicilline. Hoặc dùng Penicilline bột cùng với Penicilline dầu liều 200.000- 300.000UI hoặc 1.000.000UI. Ngoài ra, còn dùng phương pháp khác như: dung dịch xạ phòng xát đầy mình, để khô rồi xoa tiếp, làm 2-3 lần như vậy, gắn Trioxit asen (AS2O3) vào tai. 7.2. Dùng phương pháp khác Phương pháp dùng tỏi: lấy 30-40g tỏi, đem giả nhỏ cho vào 100ml nước nóng 450C, nghiền nát rồi lọc qua vải màn. Tiêm vào bắp thịt mông lợn ốm 30-40ml mỗi ngày, trong 2-3 ngày liền. Chữa đông y bằng mật lợn và tỏi. Nước mật lợn 70%, nước cốt tỏi 30%. Sắc đặc lại cho uống mỗi lần 200ml. Kết hợp dùng chất tẩy nhe, sát trùng đường ruột, thuốc cường tim, các chất đạm, chất mát... Điều trị Âoïng dấu lợn ở người, dùng Penicillin, kháng huyết thanh của lợn. PHÓ THƯƠNG HÀN LỢN (Paratyphus summ) 1. Đặc điểm căn bệnh Bệnh Phó thương hàn là một bệnh truyền nhiễm của lợn, nhất là lợn con. Gây ra do hai loài Vi khuẩn Salmonella Choloracsus, chủng Knuzendorf (Cấp tính), Samonella Typhisuis chủng Vodagsen (thể mãn tính), tác động chủ yếu bộ máy tiêu hoá, gây viêm dạ dày, ruột, có mụn loét, ỉa chảy. Samon và Smit (1889) tìm ra. Bệnh có khắp nới trên thế giới, gây nên dịch lẻ tẻ địa phương, xảy ra ở lợn con, do chăn nuôi lợn nái nhiều, vệ sinh chăm sóc kém, ở nước ta bệnh phát ra lẻ tẻ. 2. Căn bệnh Bệnh Phó thương hàn do hai loại Vi khuẩn hình que nhỏ 0,5 x 2,4µ, không hình thành giáp mô. Không hình thành nha bào, có lông nên di động được. khi cấy vào nước thịt có mùi phân thối, trong môi trường thạch khuẩn lạc bóng loáng, có tính chất bám vào không dung huyết. Làm lên men đường Gluco, không lên men đường Lactozia. Động vật thí nghiệm thỏ, chuột bạch, chuột lang. Trong môi trường không sinh H2S. Phản ứng MR dương tính, Vi khuẩn bị diệt ở 600C trong một giờ 700 trong 20 phút, dưới ánh sáng mặt trời chiếu thẳng trong 5 giờ, Vi khuẩn tồn tại trong xác chết 100 ngày, trong nước 1-2 tháng, trong thịt ướp muối 29%, ở 60C-120C trong vòng 4-6 tháng, thịt nướng ít có tác dụng diệt nó bên trong. 3. Truyền nhiễm học 3.1. Loài mắc bệnh Bệnh Phó thương hàn lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi hay mắc nhất, lợn trưởng thành ít mắc hơn. Người cũng có thể nhiễm Vi khuẩn này, nếu ăn thịt đun không kỹ hoặc tiếp xúc với vật ốm, khi nhiễm bệnh thể hiện viêm ruột, ỉa chảy. Chó, bò cũng có thể nhiễm bệnh này. 3.2. Chất chứa Vi khuẩn Máöm bệnh Phó thương hàn trong máu, phủ tạng, phân, nước mũi thể mãn tính chứa vi khuẩn. Ngoài ra, lợn que mang Vi khuẩn 25-30% chủ yếu đường tiêu hoá (hạch, màng ruột, phân, túi mật). Vật khỏi bệnh Phó thương hàn còn mang Vi khuẩn một thời gian, Vi khuẩn luôn bài tiết ra ngoài từ túi mật. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 137
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản 3.3. Đường xâm nhập của Vi khuẩn Vi khuẩn Phó thương hàn xâm nhập chủ yếu là đường tiêu hoá, có khi qua nhau thai vào bào thai, làm tổ ở đó. Đến khi âeí lợn sơ sinh bị chết. Trong phòng thí nghiệm cho lợn con uống 25ml canh khuẩn trong 24 giờ bệnh phát ra. Thỏ, chuột bạch, chuột lang gây bệnh qua phúc mạc, đường tiêu hoá, bệnh sẽ phát ra, nơi tiêm có mũ, sưng thủy thũng, loét hoặc nhiễm trùng toàn thân. 3.4. Cách sinh bệnh Cách sinh bệnh Phó thương hàn có khác nhau, Samonella có thể từ ngoài vào, cũng có thể cư trú trong màng ruột, túi mật. Khi cơ thể suy yếu nó mới tác dụng gây bệnh. Vi khuẩn chui qua niêm mạc đường tiêu hoá, gây xuất huyết khí quan phủ tạng, lách, gan... sinh sôi nẩy nở tại chỗ, gây bại huyết, tụ máu, ruột non, ruột già, gan , lách. Sau theo đường lâm ba vào hệ thống lâm ba và tác động gây viêm hạch, sưng hạch, thủy thũng hạch. Từ hệ lâm ba vào đường tiêu hoá, được đưa đi các khí quan phủ tạng, sinh sôi nẩy nở, gây bại huyết lách, sưng, viêm, tụ máu, tăng sinh, hoại tử gan, hạch. Nếu độc lực không cao lắm, thì nó chỉ cư trú ở khí quan phủ tạng, không vượt quá ống tiêu hoá, dạ dày, ruột, tạm thời cư trú ở đó. Lách sưng có thể do tác động của nội độc tố. Sau đó trở lại vào máu gây bại huyết hoặc cư trú ở cơ quan khác. Nên từng thời kỳ một người ta không thấy Vi khuẩn Phó thương hàn xuất hiện trong máu. Samonella sau khi vào các nang lâm ba, tổ chức lâm ba, ruột già, gây viêm hoại tử, tạo thành nốt loét có viên trơn, bờ nông, có tính chất lan tràn không cần có điều kiệm làm gia súc giảm sức đề kháng. Sau đó, chuyển sang nang lâm ba hay ruột vào máu, không gây bại huyết mà gây hoại tử. 3.5. Cách lây lan phát sinh Trong trường hợp cấp tính, Phó thương hàn có yếu tố làm giảm sức đề kháng, vệ sinh phòng bệnh kém, vật mắc bệnh mềm xương, viêm ruột hay bệnh truyền nhiễm khác, làm giảm sức đề kháng. Lợn mẹ có chữa mang mầm bệnh, mầm bệnh truyền qua nhau thai, đến khi lợn con sơ sinh ra khỏi lòng mẹ thì chết. Đó là do nhập những lợn con. Trường hợp này không cần có yếu tố làm giảm sức đề kháng. 4. Triệu chứng bệnh Phó thương hàn lợn Bệnh Phó thương hàn, thời kỳ nung bệnh 3 đến 4 ngày, có khi 3 đến 4 tuần, thể hiện các triệu chứng sau 4.1. Thể cấp tính Thời kỳ này, con vật sốt 40,50C đến 41,50C có khi đến 420C, vật ủ rũ kém ăn. Sau xuất hiện triệu chứng đường tiêu hoá, đi tháo phân rắn, khi nhiệt độ giảm chuyển sang ỉa chảy, phân lỏng lẫn nước, máu, mũ, phân có mùi thối khắm, vật rặn nhiều, kêu la giữ dội, lòi rom. Ngoài ra, con vật thở khó, thở gấp. Tim đập yếu, tim suy, xuất hiện những vết xuất huyết đỏ ở bụng hay trong bụng. Vật chết sau 2 đến 4 ngày, thể mãn kéo dài, con vật thở gấp, chết do suy nhược Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 138
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản c ơ t hể . 4.2. Thể mãn tính Con vật bị bệnh ăn uống kém, thân nhiệt lên xuống thất thường, vật ỉa chảy phân thối khắm, màu vàng. Vật ngày càng gầy còm, da tái nhåüt do thiếu máu, cũng có khi con vật ho. Đặc biệt vật khó thở, vật mệt đi lại khó khăn, bệnh tiến triễn một đến hai tuần, sức kém dần vật chết 25-70%. Vật thiếu máu, tiêu hóa kém, sinh trưởng phát dục kém. Lợn mẹ sốt, xuất hiện 3 đến 4 ngày, sẩy thai trong các thời kỳ khác nhau. Lợn con đẻ ra chết, nếu sống soït, còi cọc, thiếu máu, sức đề kháng kém. Bệnh xảy ra liên tục trong nhiều năm, vật viêm ruột mãn tính, xuất huyết gan, ruột, bào thai, gây sẩy thai. 5. Bệnh tích Phó thương hàn 5.1. Thể cấp tính Bệnh Phó thương hàn thể này lách sưng to do viêm tụ máu, dai, đàn hồi như cao su, màu xanh thẩm, giữa sưng to, nang lâm ba to, hạch lâm ba tụ máu, màu đỏ sẩm, ngoài nhạt dần do hồng huyết cầu và dịch lâm ba, có khi màu đen như Dịch tả lợn. Thận ngoài xuất huyết, trong ứ máu. Gan sưng tụ máu, có nốt hoại tử, hay hạt kê. Dạ dày, ruột có đám viêm tụ máu, có khi có chấm xuất huyết, có mụn loét, ruột non, dạ dày có nốt loét, có cặn biến chất màu vàng như cám. Ruột già có nốt loét ngoài ra có viêm phúc mạc có Fibrin tơ huyết, viêm bao tim có Fibrin tơ huyết. 5.2. Thể mãn tính Bệnh Phó thương hàn thể này viêm loét ở ruột, dạ dày viêm tụ máu màu đỏ. Ruột già, nang lâm ba viêm sưng, trong hoại tử hình thành màng, niêm mạc có khối hình hạt, bên trong có bả đậu, viêm và hoại tử biểu hiện tràn lan. Niêm mạc bong vết loét có Fibrin phủ thành bựa màu vàng, xanh xám, dưới có vết loét có vành trơn, bờ nông, bờ màu đỏ, loét tràn lan ra thành màng to. Bên ngoài vết loét bằng phẳng. Ruột già có những mảng cứng lại hoặc loét ra trên phủ bựa vàng. Một thời gian, vết loét khô dần, bong vảy thành sẹo, có màu trắng hoặc màu nâu. Đến giai đoạn vật khỏi, bề ngoài có màu sắc khác nhau trắng xám, trắng nhạt. Nếu có Banlantidium coli thì vết loét sâu hơn. Ruột viêm có đám hoại tử bã đậu hóa phát triển. Gan có những ổ viêm hoại tử nổi lên như hạt kê, lớn dần bằng hạt ngô. Sau đó vở ra thành vã đậu hóa, lách không sưng, có nốt hoại tử. Phổi viêm có những đám hoại tử, bã đậu hóa, có trường hợp phổi mềm nát. 6. Chẩn đoán Phó thương hàn 6.1. Chẩn đoán lâm sàng dịch tể Lợn từ sơ sinh đến 2-3 tháng tuổi, lợn mẹ có chữa thường biểu hiện đường ruột, gây triệu chứng thể cấp tính, một số thể lây sang người và gây trúng độc một số loài khác, do vệ sinh kém, thường thể hiện triệu chứng lòi rom. Bệnh tích ở lách, mụn loét tràn lan, trường hợp này ít thấy ở lợn con. Trừ khi ghép với bệnh Dịch tả lợn, Nhiệt thán, viêm ruột ỉa chảy, máu đen, sưng hầu, bại huyết nặng. 6.2. Chẩn đoán thí nghiệm 6.2.1. Soi kính Lấy bệnh phẩm là máu, phủ tạng, nhuộm Gram, Giemsa. Vi khuẩn có hình gậy, bắt màu Gram âm, nên dễ nhầm với E.Coli ruột già. 6.2.2. Nuôi cấy phân lập Trong máu Vi khuẩn ít mà chủ yếu là khí quan phủ tạng. Vì vậy, phải nuối cấy trên môi trường tăng sinh Mule kofman, để tủ ấm 370C trong 18 đến 24 giờ, rồi mới cấy trên môi trường phân lập. Trong môi trường sẽ sinh Indol, MB, LactoZa thêm chỉ thị màu để phân biệt Samonela với các loài khác. 6.2.3. Tiêm động vật thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 139
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Tiêm động vật thí nghiệm (thỏ, chuột lang, chuột bạch) Vi khuẩn sẽ làm chết động vật sau 6 đến 7 ngày. 6.3. Chẩn đoán huyết thanh học Ngưng kết nhanh trên phiến kính với kháng huyết thanh Samonella đa giá A-E. Kháng huyết thanh O và H của nhóm C1. Cuối cùng với kháng huyết thanh Salmonella Choleraesuis. Hiệu giá phải trên 1/100 mới dương tính. 7. Phòng bệnh Phó thương hàn 7.1. Vệ sinh phòng bệnh Gia súc mới mua về nhốt riêng 15 ngày, cho ăn uống điều độ. Không thay đổi khẩu phần đột ngột, có lợn ốm báo ngay để bao vây dập tắt. Không nhốt chung, không bán chạy, không thịt lợn ở ao hồ. Phân, nước rửa phải chôn, sản phẩm phải luộc chín và sử dụng trong hạn hẹp. Không cho gia súc ăn những thức ăn dính đến mầm bệnh, tiêu độc, sát trùng chuồng trại, dọn, ủ, đốt, rắc vôi bột. Chú ý phòng cho người, cần thường xuyên kiểm tra sức khoẻ cho người chăn nuôi, lợn nái chữa phát hiện có Vi khuẩn thì phải diệt. 7.2. Bằng Vaccine Các loại Vaccine chết để phòng Phó thương hàn lợn. Loại Vaccine Formol kéo phèn tiêm dưới da, hai lần cách nhau một tuần. Sau 10 ngày có miễn dịch, miễn dịch có hiệu lực trong 6 tháng. Liều lượng dùng theo chỉ định trên nhãn thuốc, khi tiêm phải lắc kỹ. 8. Điều trị Điều trị bệnh Phó thương hàn, dùng kháng huyết thanh chế từ bò thiến tối miễn dịch. Điều trị liều từ 30 đến 80ml, cho lợn từ 15 ngày tuổi đến 1 tháng rưỡi. Có thể dùng kháng sinh chữa bệnh lúc mới phát: Clorocit, Triomicine, Cloromicine, Auremycine 20-40mg/1kgP, Teramicine 40mg/1kgP. Trong 4 ngày liền, Sunfamide, Sunfaguanidine, Sunfathiazon, Sunfamerazin 1-3g mỗi ngày, trong 3-4 ngày (0,10g-0,20g cho mỗi kg trọng lượng mỗi ngày). Bacitracine 10 nghìn UI, dùng 6 ngày liền, canh tùng Suptilit. Kết hợp chữa triệu chứng, chống ỉa chảy, tiêm Vaccine, tiêm sắt bổ sung. BỆNH COLIBACILLOSIS CỦA LỢN 1. Đặc điểm căn bệnh Bệnh Colibacillosis còn gọi là bệnh ỉa phân trắng. Bệnh ỉa chảy của gia súc sơ sinh. Là một bềnh truyền nhiễm cấp tính, làm chết có khi rất nhiều lợn con bú mẹ. Thể hiện bằng triệu chứng ỉa chảy có màu vàng, thường kèm theo bại huyết. Đặc điểm căn bệnh Mầm bệnh Colibacillosis thường thấy trong phủ tạng, xác chết do bại huyết là Escherichiacoli, trực khuẩn ruột già, có hình gậy nhỏ hoặc hình trứng, Gram âm, mọc tốt trong các môi trường phổ thông. Không hình thành nha bào. Sinh Indol, có phản ánh ửng đỏ. Methyl dương tính, phản ứng Vogiơ - Proskoe và Xitrat âm tính. E.Coli thuộc hệ sinh vật bình thường của ruột. Một số chủng gây bệnh do động vật sức kháng kém, bị cảm lạnh. Lợn mẹ, lợn con bồi dưỡng kém hoặc quá tốt, lợn nuôi trong chuồng quá bẫn hoặc ẩm ướt... Gia súc thiếu Vitamin A, Sắt cũng gây ra ỉa chảy. E.Coli được tìm thấy ở ruột và hạch lâm ba (W. Witing 1986). Đäc tố E.Coli ở ruột vào hệ thống tuần hoàn, gây viêm dạ dày, ruột nặng. Låün con bú sữa và ỉa chảy, gây trúng độc ruột (Enterotoxaemia), gây phù mặt ở Lợn cái. Theo Uittic bệnh ỉa chảy của lợn con gây ra chủ yếu do 4 tyïpe: O8K87(B), K88(L), O138 K81(B), K88 (L). O147, K89 (B), K88(L), O(1.117), Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 140
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản KH, K88(L), tyïpe CS 1522, trong đó tyïpe gặp nhiều nhất là: CS 1522. 11% là E.Coli dung huyết. E.Coli không phải là căn bệnh độc nhất của bệnh ỉa chảy mà còn tìm thấy Vi khuẩn khác ở ruột như, Vi khuẩn nhóm Klessiella và Aerobacter, Salmonella Cholerae suis. 2. Triệu chứng Bệnh Colibacillosis trong những ngày đầu, gia súc sơ sinh thường xù lông, ỉa chảy, phân trắng vàng có mùi hôi thối, gầy yếu nhanh chóng, nằm dài khó đứng dậy, đuôi dính phân lỏng hoặc mũ. Con vật chết nhanh chóng, nếu không chữa trị thì tỷ lệ chết rất cao, có thể lên tới 80-90%. 3. Bệnh tích Bệnh tích bệnh Colibacillosis chủ yếu là viêm ruột cata, nhẹ hoặc sâu, thể hiện bằng triệu chứng dung huyết màng treo ruột. Dạ dày có thể có sữa đông, nhưng không mang bệnh tích. Ruột chứa một số chất lỏng trắng hoặc vàng nhạt. Có thể biến chứng viêm phổi, viêm màng phổi, viêm phúc mạc. Có khi xuất hiện những áp xe khớp do mầm bệnh khu trú thứ phát sau thể cấp. 4. Chẩn đoán bệnh 4.1. Chẩn đoán lâm sàng Bệnh Colibacillosis dựa vào triệu chứng ỉa phân trắng vàng nhạt, do không có bệnh tích xuất huyết dạ dày và khuynh hướng lây lan. Nên loại trừ trường hợp viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm do Virus. 4.2. Chẩn đoán Vi khuẩn học Nuôi cấy bệnh phẩm cấy từ những con vật giết khi gần chết hoặc vừa mới chết, để quan sát sự phát triển của E.Coli trong môi trường phân lập Vi khuẩn đường ruột. Giám định bằng ngưng kết trên phiến kính, hoặc trong ống nghiệm. Phản ứng gián tiếp hồng cầu gà, phản ứng khuyếch tán trên thạch. 5. Phòng trị 5.1. Vệ sinh phòng bệnh Bệnh Colibacillosis mầm bệnh truyền từ lợn ốm sang lợn khoẻ. Do ăn phải mầm bệnh nhiễm khuẩn. Khi bệnh lan tràn, mầm bệnh tăng dần độc lực, khả năng gây bệnh hoặc tăng sinh sản, tăng tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết. Vì vậy, cần thực hiện tốt chế độ (đông che, hè mở). Tăng không khí thông thoáng cho con vật, nhưng không để gió lùa, hay nắng gắt chiếu thẳng vào, chuồng phải luôn sạch, nuôi dưỡng tốt lợn mẹ. Sát trùng Iode lợn con khi cắt rốn để tránh nhiễm trùng khớp. 5.2. Phòng bằng Vaccine John, Seler và Smith (1962), W.U ittic (1968) phòng lợn con ỉa phân trắng: bằng Vaccine E.Coli, tiêm dưới da hai lần vào tuần thứ sáu, trước khi đẻ 10 ngày. 6. Điều trị Có thể điều trị E.colibacillosis bằng Streptomycine 30-50mg/1kg P. Sunfathalidin 0,25g mỗi ngày cho lợn 10 ngày tuổi; 0,5g cho lợn từ 10 ngày tuổi trở lên. Thuốc Ocitertraciline, Sumadimerazin 1ml dung dịch 12,5%g/kgP cho lợn con. Teramicine 1g cho lợn mẹ tiêm bắp. Tetracilline 2,5g/1kgP, Ocymykin 2ml/10kgP. Ngoài ra, còn dùng Orezon, hạt cau, vỏ lựu, vỏ măng cụt. Bổ sung khoáng, tiêm Dextranfe. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 141
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thú y cơ bản - Phạm Quang Trung
181 p | 586 | 134
-
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI part 6
5 p | 455 | 89
-
Giáo trình thú y cơ bản part 8
5 p | 285 | 65
-
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y part 1
5 p | 324 | 59
-
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y part 2
4 p | 318 | 57
-
Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 5
5 p | 247 | 45
-
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI part 5
5 p | 157 | 41
-
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI part 3
5 p | 174 | 38
-
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI part 4
5 p | 176 | 36
-
Giáo trình thú y cơ bản part 10
4 p | 175 | 33
-
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI part 2
5 p | 166 | 31
-
Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 1
5 p | 186 | 26
-
Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 3
5 p | 151 | 25
-
Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 2
5 p | 177 | 24
-
Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 4
5 p | 143 | 21
-
Bài giảng Thú y cơ bản : CÁC PHẢN ỨNG TỰ VỆ CỦA CƠ THỂ part 2
6 p | 162 | 20
-
Bài giảng Thú y cơ bản : CÁC PHẢN ỨNG TỰ VỆ CỦA CƠ THỂ part 1
7 p | 139 | 19
-
Bài giảng Thú y cơ bản : THẢO LUẬN- VÀ BÀI THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ CÚM GIA CẦM part 1
7 p | 149 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn