Bài giảng Thực hành sinh học đại cương
lượt xem 5
download
Bài giảng Thực hành sinh học đại cương được biên soạn gồm các nội dung chính sau: cấu tạo, cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi; cách làm tiêu bản tạm thời; quan sát hình thái, cấu trúc tế bào; quan sát một số bào quan trong tế bào; sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thực hành sinh học đại cương
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bài 1: CẤU TẠO, CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI; CÁCH LÀM TIÊU BẢN TẠM THỜI MỤC TIÊU Học xong bài này sinh viên phải: - Trình bày được các bộ phận cơ bản của kính hiển vi. - Sử dụng và bảo quản được kính hiển vi đúng kỹ thuật. 1. Dụng cụ - Kính hiển vi quang học : 10 kính - Tiêu bản cố định : 10 tiêu bản 2. Nội dung a. Cấu tạo của kính hiển vi Kính hiển vi có hệ thống 2 thấu kính hội tụ. Mỗi hệ thống hoạt động như một kính lúp. Kính lúp quay về phía vật quan sát gọi là vật kính. Kính lúp dùng để nhìn gọi là thị kính. Cấu tạo một kính hiển vi gồm 2 bộ phận chính là bộ phận cơ học và bộ phận quang học. Bộ phận cơ học - Đế kính (chân kính), là giá đỡ của kính, có hình chữ nhật, hình tròn hoặc hình móng ngựa tùy nước sản xuất. - Thân kính (tay cầm kính) gắn vào chân kính và có mang mâm kính. - Mâm kính (bàn kính) được gắn vào thân kính, thường hình vuông, ở giữa có một lỗ tròn để ánh sáng đi qua. Trên mâm kính có hệ thống xe đẩy tiêu bản gồm bộ phận kẹp tiêu bản và bộ phận đẩy tiêu bản nhờ ốc điều khiển gắn dưới mâm kính hoặc cùng mặt phẳng. Mâm kính là nơi đặt tiêu bản để quan sát. Ốc điều khiển đưa xe đẩy di chuyến theo hướng phải, trái và trước, sau. - Ốc di chuyển mâm kính lên xuống, được gắn với thân kính. Ốc lớn gọi là ốc sơ cấp (hay ốc vĩ cấp), ốc nhỏ nằm chồng lên ốc lớn gọi là ốc thứ cấp (hay vi cấp). Ốc lớn có tác dụng nâng và hạ mâm kính để nhìn rõ mẫu vật. ốc thứ cấp thường dùng để điều chỉnh độ nét của mẫu. - Mâm xoay là nơi gắn các vật kính, có thể xoay cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ. - Ống kính, gắn với đầu trên của thân kính và mang thị kính. Bộ phận quang học, gồm 4 phần: Gương cầu lõm hoặc bóng đèn điện, hộp tụ quang, vật kính và thị kính. - Gương cầu lõm gắn ở chân kính, có hai mặt là mặt phẳng và mặt lõm. Mặt phẳng sử dụng trong điều kiện ánh sáng tốt; Mặt lõm sử dụng trong điều kiện ánh sáng yếu. 1
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Nếu không có gương thì kính sẽ có bóng đèn điện gắn vào chân kính và hướng lên mâm kính. - Hộp tụ quang là một hệ thống thấu kính có tác dụng hội tụ ánh sáng để soi mẫu, nằm dưới mâm kính, có cần gạt và ốc nâng hay hạ tụ quang. - Vật kính là một hệ thống thấu kính gắn ở mâm xoay, thường có 4 loại vật kính với độ phóng đại khác nhau như vật kính 4;10; 40; 100. - Thị kính lắp vào ống kính, thường có độ phóng đại là 10. Độ phóng đại của kính = [Độ phóng đại của thị kính] × [Độ phóng đại của vật kính] Hình 1: Cấu tạo kính hiển vi b. Cách sử dụng kính hiển vi Bước 1: Lấy ánh sáng Đối với kính hiển vi có nguồn sáng là đèn điện thì tiến hành để kính vào vị trí quan sát, cắm nguồn điện, bật công tắc đèn, điều chỉnh độ sáng của bóng đèn. Đối với kính hiển vi lấy nguồn sáng tự nhiên thì tiến hành để kính vào vị trí quan sát, quay vật kính vào vị trí quan sát cho đến lúc nghe tiếng “kích” nhỏ là được. Sau đó, mở hết chắn sáng của tụ quang, hướng mặt lõm của gương về phía nguồn sáng. Mắt trái nhìn vào thị kính, mắt phải vẫn mở lớn, dùng tay di chuyển tấm gương chiếu cho đến lúc thấy trường kính sáng đều và sáng nhất là được. Bước 2 Đặt tiêu bản vào mâm kính sao cho mặt có gắn mẫu vật quay lên trên. Một tay ấn lẫy đế mở kẹp tiêu bản, một tay đưa tiêu bản vào góc xe đẩy, thả cần lẫy để giữ chặt tiêu bản. Điều chỉnh xe đẩy để mẫu vật ở giữa lỗ tròn của mâm kính (nằm trong vùng được chiếu sáng). 2
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bước 3. Quan sát Phải theo trình tự quan sát ở vật kính nhỏ rồi quan sát ở vật kính lớn. Trong các bài thực hành sinh học đại cương, thường bắt đầu quan sát ở vật kính 10 rồi quan sát ở vật kính 40. - Quan sát ở vật kính 10: Để mắt vào thị kính, tay vặn ốc lớn, nâng từ từ mâm kính đến khi thấy mẫu vật là được. Khi đã thấy mẫu vật, muốn nhìn mẫu rõ nét hơn ta sử dụng ốc nhỏ, tay vặn ốc nhỏ lên hoặc xuống đến khi thấy mẫu rõ nét là được. - Quan sát ở vật kính 40: Từ vật kính 10, muốn tăng độ phóng đại, phải giữ nguyên vị trí của mâm kính, xoay vật kính 40 vào vị trí quan sát. Sau đó chỉ được phép sử dụng ốc nhỏ để điều chỉnh thấy rõ tiêu bản. Chú ý: Không dùng ốc lớn vì vật kính có thể đâm vỡ tiêu bản. - Quan sát ở vật kính 100 (vật kính dầu): Khi đã quan sát xong ở vật kính 40, muốn nhìn mẫu vật ở độ phóng đại lớn hơn thì xoay vật kính 40 ra khỏi vị trí quan sát, nhỏ một giọt dầu serd (set) lên tiêu bản, rồi xoay vật kính 100 vào vị trí quan sát. Chỉ được sử dụng ốc vi cấp để nhìn rõ mẫu vật. Dầu chiết quang thường dùng là dầu bách hương (set). c. Cách bảo quản kính hiển vi Trước và sau khi sử dụng kính hiển vi xong, dùng một miếng vải mềm lau sạch vật kính và thị kính. Lau nhẹ tay vì nếu không các hạt bụi có thể làm xây xát vật kính và thị kính. Tuyệt đối không được tháo gỡ các bộ phận của kính ra. Khi sử dụng xong phải bảo quản kính hiển vi theo các bước sau đây: - Xoay điểm "mù" vào trục kính, tháo bỏ tiêu bản để vào khay đựng tiêu bản - Dùng khăn mềm, sạch, khô lau các bộ phận của kính - Gương để nằm ngang hoặc thẳng đứng, hạ mâm kính xuống tối đa - Đưa xe đẩy tiêu bản về vị trí ban đầu - Khi sử dụng vật kính dầu phải dùng khăn mềm thấm một ít Toluen để lau sạch dầu ngay và dùng khăn khô lau nhẹ vật kính cho hết dung môi (toluen) - Đậy chụp kính lên kính hiển vi. Đưa kính vào vị trí bảo quản. Khi di chuyển kính, 1 tay cầm vào phần thân kính, 1 tay nâng ở phần đế kính (chú ý không nghiêng kính) 3. Yêu cầu - Sinh viên hiểu được cấu tạo Kính hiển vi - Sinh viên biết cách sử dụng kính hiển vi 3
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bài thu hoạch số 2: CẤU TẠO, CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI - Trình bày ngắn gọn cấu tạo kính hiển vi. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... - Trình bày ngắn gọn cách sử dụng kính hiển vi. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 4
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bài 2: CÁCH LÀM TIÊU BẢN TẠM THỜI 1. Nguyên liệu và hóa chất - Hành khô tím: 0.3 kg 2. Dụng cụ, hóa chất STT Dụng cụ Đơn vị tính Số lượng 1 Dao lam Hộp 1 2 Kính hiển vi Cái 10 3 Lamen Hộp 1/2 4 Lam kính chiếc 30 5 Giấy thấm Tờ 30 6 Nước cất ml 100 3. Các bước tiến hành * Cách làm tiêu bản tạm thời - Làm sạch lam kính và lamen Chuẩn bị mẫu vật. Cho mẫu vật lên giữa lam kính, nhỏ vào 1 giọt nước cất hoặc glyxerin, đậy lamen lên mẫu vật (khi đậy lamen- cầm lamen bằng ngón trỏ và ngón cái, đặt nghiêng lamen 45o sát cạnh giọt nước cất hay glycerine, từ từ hạ thấp xuống rồi buông tay ra). Dùng tay ấn nhẹ lên lamen để bọt khí trong mẫu trên tiêu bản bị đẩy ra, cho tiêu bản lên kính hiển vi quan sát. * Cách làm tiêu bản quan sát tế bào biểu bì vảy hành - Mỗi sinh viên chuẩn bị 1 lamen và 1 lam kính sạch. Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt nước ở giữa lam kính. - Dùng dao lam cắt bỏ phần rễ, bóc bỏ phần vỏ khô, lột một lớp tế bào biểu bì của vảy hành ở phần tím đậm (dùng dao lam rạch một ô vuông khoảng 0,5 cm, sau đó dùng kim mũi giáo hoặc góc dao lam lột nhẹ một lớp biểu bì rồi cho vào giọt nước sẵn trên lam kính). - Đậy lamen lên mẫu vật - Dùng giấy thấm hút phần nước dư bên ngoài lamen. - Đặt tiêu bản lên kính hiển vi, quan sát tế bào vảy hành ở vật kính 10, vật kính 40. Hình: Cách làm tiêu bản biểu bì hành 4. Yêu cầu - Mỗi SV phải làm được 1 tiêu bản biểu bì vảy hành để quan sát - Quan sát được tế bào biểu bì vảy hành ở vật kính 10 và 40 - Vẽ 3-5 tế bào biểu bì vảy hành quan sát được 5
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bài thu hoạch số 2: CÁCH LÀM TIÊU BẢN TẠM THỜI - Trình bày ngắn gọn cách làm một tiêu bản tạm thời. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... - Vẽ tế bào biểu bì vảy hành quan sát được trên kính hiển vi ở vật kính 10 (3-4 tế bào), vật kính 40 (1-2 tế bào) và chú thích cụ thể. Nhận xét của GVHD Chữ ký của GVHD Sinh viên 6
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bài 3: QUAN SÁT HÌNH THÁI, CẤU TRÚC TẾ BÀO MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này sinh viên phải: - Quan sát được hình ảnh các loại tế bào. - Nhận biết được các thành phần cấu tạo của tế bào thực vật và động vật. - Phân biệt được các loại tế bào thực vật và động vật. I. TẾ BÀO THỰC VẬT 1. Nguyên liệu và hóa chất - Lá cây hồng trai (thài lài tía): 1 bó 2. Dụng cụ STT Dụng cụ Đơn vị tính Số lượng 1 Dao lam Hộp 1 2 Kính hiển vi Chiếc 10 3 Lamen Hộp 1/2 4 Lam kính Hộp 30 5 Giấy thấm Tờ 30 6 Nước cất ml 100 3. Các bước tiến hành - Mỗi sinh viên chuẩn bị 1 lamen và 1 lam kính sạch. Dùng ống nhỏ giọt nhỏ một giọt nước ở giữa lam kính. - Bóc 1 lớp tế bào biểu bì mặt dưới lá cây hồng trai, cho lên lam kính nhỏ vào 1 giọt nước cất, đậy lamen lên. - Dùng giấy thấm hút hết nước thừa trên lam kính - Đặt tiêu bản lên kính hiển vi và quan sát tế bào biểu bì, khí khẩu của lá cây hồng trai ở vật kính 10 và vật kính 40. 4. Yêu cầu: Làm được tiêu bản để quan sát khí khẩu. Vẽ 1 khí khẩu quan sát được. II. TẾ BÀO ĐỘNG VẬT 1. Dụng cụ STT Dụng cụ ĐVT Số lượng 1 Kính hiển vi Chiếc 12 2 Tiêu bản cố định có sẵn về tế bào niêm mạc Cái 4 miệng Tiêu bản cố định có sẵn về tế bào thần kinh tủy Cái 4 sống chó Tiêu bản cố định có sẵn về tế bào máu đàn Cái 4 2. Các bước tiến hành Ở phần này, SV không phải làm tiêu bản tạm thời mà sử dụng các tiêu bản cố định. Cho tiêu bản cố định nêu trên lên kính hiển vi, quan sát các tế bào niêm mạc miệng, thần kinh và máu ở vật kính 40. 3. Yêu cầu - Quan sát được các tế bào nêu trên ở vật kính 10 và 40 - Vẽ lại mỗi loại tế bào 1 hình ảnh tế bào có ghi chú đầy đủ các thành phần cấu trúc chính của tế bào. 7
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Hình ảnh Tế bào niêm mạc miệng Hình ảnh Tế bào máu đàn 8
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bài thu hoạch số 3: QUAN SÁT HÌNH THÁI, CẤU TRÚC TẾ BÀO 1. Trình bày ngắn gọn cách làm tiêu bản biểu bì lá Hồng trai (Thài lài tía). ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2. Vẽ các tế bào biểu bì, khí khẩu của lá Hồng trai quan sát được trên kính hiển vi ở vật kính 40 và chú thích cụ thể. 3. Vẽ các tế bào động vật: niêm mạc miệng, máu và thần kinh tủy sống quan sát được trên kính hiển vi ở vật kính 40 và chú thích cụ thể. Nhận xét của GVHD Chữ ký của GVHD Sinh viên 9
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bài 4: QUAN SÁT MỘT SỐ BÀO QUAN TRONG TẾ BÀO MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: - Có kỹ năng làm tiêu bản tạm thời và sử dụng kính hiển vi thành thạo. - Quan sát và nhận biết được một số bào quan trong tế bào. 1. Dụng cụ và hóa chất STT Dụng cụ, hóa Đơn vị Số chất tính lượng 1 Glycerin ml 50 2 Kính hiển vi chiếc 10 3 Lamen Hộp 1/2 4 Lam kính chiếc 30 5 Giấy thấm Tờ 30 6 Dao lam Hộp 1 2. Nguyên liệu STT Nguyên liệu Đơn vị tính Số lượng 1 Quả ớt chín kg 0.3 2 Củ khoai tây kg 0.3 3. Cách tiến hành a. Quan sát sắc lạp ở quả ớt chín - Chuẩn bị 1 lam kính và 1 lamen sạch. Nhỏ 1 giọt nước hoặc glycerin lên trung tâm của lam kính. - Lấy dao lam cắt một lớp tế bào thịt quả ớt chín, đặt lên giọt nước hoặc glycerin trên lam kính, đậy lamen lên mẫu. - Đặt tiêu bản lên kính hiển vi, quan sát ở vật kính 10 và vật kính 40 thấy các tế bào hình đa giác. Trong bào tương của các tế bào có các hạt sắc lạp hình quả trám màu đỏ cam nằm rải rác. * Yêu cầu - Làm được tiêu bản để quan sát - Quan sát được các sắc lạp ở vật kính 40 và vẽ các sắc lạp quan sát được. b. Quan sát tinh bột ở củ khoai tây Chuẩn bị 1 lamen và 1 lam kính sạch. Nhỏ 1 giọt nước lên giữa lam kính. Dùng dao cắt đôi củ khoai tây, dùng lưỡi lam cạo nhẹ lên miếng khoai tây rồi cho phần bột vừa cạo vào một giọt nước sẵn trên lam kính và đậy lamen. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi rồi quan sát ở vật kính 10 rồi chuyển qua vật kính 40. Ở vật kính 10 thấy các hạt tinh bột như các bọt nước chuyển động. Chuyển sang 40 để thấy rõ các hạt tinh bột với các vân tăng trưởng và đỉnh tăng trưởng. * Yêu cầu - Làm được tiêu bản để quan sát - Quan sát được các bột lạp ở vật kính 10 và 40 - Vẽ lại hình ảnh có ghi chú đầy đủ các thành phần của một bột lạp 10
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Hình ảnh: Tế bào thịt quả ớt chín với các sắc lạp Hình ảnh: Hạt tinh bột ở củ khoai tây 11
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bài thu hoạch số 4: QUAN SÁT MỘT SỐ BÀO QUAN TRONG TẾ BÀO 1. Trình bày sơ lược cách làm tiêu bản bột lạp, sắc lạp. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 2. Vẽ các bào quan: bột lạp, sắc lạp quan sát được trên kính hiển vi ở vật kính 40 và chú thích cụ thể. Nhận xét của GVHD Chữ ký của GVHD Sinh viên 12
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bài 5: SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: - Làm được tiêu bản tạm thời để quan sát hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh của tế bào thực vật. - Quan sát được quá trình co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật. - Giải thích được hiện tượng co, phản co nguyên sinh của tế bào thực vật 1. Dụng cụ, hóa chất, nguyên liệu STT Dụng cụ, nguyên liệu, hóa chất ĐV SL 1 Dao lam Hộp 1 2 Kính hiển vi Chiếc 10 3 Lamen Hộp 1/2 4 Lam kính Hộp 30 5 Giấy thấm Tờ 30 6 Nước cất ml 100 7 Dung dịch NaCl 5% ml 50 8 Củ hành tím khô kg 1 2. Các bước tiến hành - Làm 1 tiêu bản tạm thời biểu bì vảy hành như đã hướng dẫn ở bài 2. - Đặt tiêu bản lên kính hiển vi, quan sát tế bào biểu bì vảy hành ở vật kính 10, sau đó chuyển qua vật kính 40. - Khi đã quan sát rõ tế bào ở vật kính 40, giữ nguyên tiêu bản mâm kính, nhỏ 1 vài giọt dung dịch NaCl vào một cạnh của lamen và ở cạnh đối diện đặt 1 tờ giấy thấm, sao cho hút hết nước cất đã nhỏ ban đầu trong mẫu ra và dung dịch NaCl thấm đều vào mẫu vật là được. Sau đó, quan sát hiện tượng co nguyên sinh. - Sau khi quan sát hiện tượng co nguyên sinh (khoảng 10 phút), tiếp tục quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh với cách làm tương tự thí nghiệm co nguyên sinh chỉ thay dung dịch NaCl bằng dung dịch nước cất. - Chú ý: Khi nhỏ nước cất để làm tiêu bản quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh, cần phải thao tác rất nhanh vì nếu không sẽ không quan sát kịp vì tế bào tiến hành phản co nguyên sinh rất nhanh. Lưu ý: Co nguyên sinh là hiện tượng quan trọng cho biết tế bào còn sống hay đã chết, tế bào sống thì chất nguyên sinh có tính bán thấm còn tế bào đã chết chất nguyên sinh mất tính bán thấm. Do đó để thí nghiệm thành công không nên dùng dung dịch NaCl có nồng độ quá cao, hoặc để thời gian co nguyên sinh quá lâu sẽ gây chết tế bào. 3. Yêu cầu - Mỗi SV phải làm được 1 tiêu bản tạm thời để quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì vảy hành. - Quan sát và vẽ 1 tế bào ở các giai đoạn: chưa co, bắt đầu co, co nhiều, co rất nhiều, bắt đầu phản co, phản co nhiều và phản co hoàn toàn. - Giải thích hiện tượng quan sát được. 13
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Hình 8: Tế bào hành bình thường (A) và khi co nguyên sinh (B) Bài thu hoạch số 5: SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO 1. Trình bày cách làm tiêu bản để quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì vảy hành. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2. Giải thích hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì vảy hành. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 14
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2. Vẽ các tế bào biểu bì vảy hành ở dạng co nguyên sinh chất và phản co nguyên sinh chất quan sát được trên kính hiển vi ở vật kính 40. Nhận xét của GVHD Chữ ký của GVHD Sinh viên 15
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bài 6: NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: - Quan sát và phân biệt được hình thái của nhiễm sắc thể ở các kỳ của quá trình nguyên phân. - Quan sát và nhận biết được các loại tế bào ở tinh hoàn châu chấu. 1. Dụng cụ STT Dụng cụ Đơn vị Số lượng tính 1 Kính hiển vi Chiếc 10 2 Tiêu bản cố định: Nguyên phân ở Cái 10 rễ hành 3 Tiêu bản cố định về quá trình Cái 10 giảm phân ở tinh hoàn châu chấu 2. Các bước tiến hành Ở bài này, sinh viên sử dụng các tiêu bản cố định. a. Quan sát quá trình nguyên phân Đặt tiêu bản lên kính hiển vi, quan sát hình thái của NST ở các kỳ: kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối của quá trình nguyên phân ở vật kính 40. b. Quan sát lát cn sát đầy đủ đặc điển Đặt tiêu bản lên kính hiển vi, quan sát các tế bào sinh dục sơ khai, tinh bào cấp 1, tinh bào cấp 2, tinh tử và tinh trùng ở vật kính 40. 3. Yêu cầu - Quan sát được các tế bào nêu trên ở vật kính 40. - Vẽ lại mỗi loại tế bào trong từng kỳ của nguyên phân và các loại tế bào trong giảm phân, có ghi chú đầy đủ đặc điểm của tế bào. Ảnh chụp tế bào đỉnh rễ hành ở các kỳ của quá trình nguyên phân 16
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bài thu hoạch số 6: NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN 1. Vẽ các tế bào biểu bì vảy hành ở kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ sau và kỳ cuối của quá trình nguyên phân quan sát được trên kính hiển vi ở vật kính 40. 2. Vẽ các loại tế bào dòng tinh: tế bào sinh dục sơ khai, tinh bào cấp 1, tinh bào cấp 2, tinh tử và tinh trùng ở tinh hoàn châu chấu quan sát được trên kính hiển vi ở vật kính 40. Nhận xét của GVHD Chữ ký của GVHD Sinh viên 17
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bài 7: QUAN SÁT HÌNH THÁI VÀ CÁC CƠ QUAN CỦA LỚP CÁ Đại diện: Cá lóc đồng MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, SV phải: - Mô tả được hình thái bên ngoài của cá lóc đại diện cho lớp cá. - Giải phẫu đúng kỹ thuật mẫu vật là cá lóc để quan sát nội quan bên trong. - Nhận biết được các cơ quan thuộc các hệ cơ quan trong cơ thể của cá lóc (hệ tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, bài tiết,…) I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Hình thái ngoài Cơ thể cá lóc dài, da có nhiều tuyến nhầy, trơn nhớt, đầu hơi dẹp giống đầu rắn. Thân được che chở bằng một lớp vẩy vòng xếp như ngói lợp (vẩy cycloit). Cơ thể cá lóc gồm 3 phần: Đầu: bắt đầu từ chóp hàm đến hết nắp mang, gồm: - 2 lỗ nước vào và 2 lỗ nước ra, thông với xoang khứu giác (xoang mũi) - 2 mắt không có mí. - Miệng rộng, có 2 râu con là cơ quan xúc giác. - 1 đôi nắp mang che 4 đôi cung mang nằm trong phòng mang. Thân: bắt đầu từ sau nắp mang đến gai niếu sinh hậu môn, Trên thân có mang các vây: 2 vây ngực ở hai bên đầu; 2 vây bụng gắn ở phần bụng, chỗ ức; 1 vây lưng dài dùng để bẻ lái. Mỗi bên có một đường không liên tục bị gẫy sau vây ngực do các vẩy cảm giác tạo thành gọi là đường cảm giác bên hay cơ quan đường bên. Gai niếu sinh hậu môn là nơi đổ ra của lỗ niệu - sinh dục, lỗ hậu môn. Đuôi: bắt đầu từ sau gai niếu sinh hậu môn đến cuối đuôi. Đuôi có 1 vây hậu môn và 1 vây đuôi đồng vĩ. Cán đuôi dài. Thùy chót đuôi tròn. Hình 10: Hình thái ngoài cá lóc (Channa striata) 2. Cấu tạo giải phẫu trong a. Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn ở cá lóc gồm: 18
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học - Tim: có 1 tâm nhĩ màu đỏ có vách mỏng ở mặt lưng; 1 tâm thất màu trắng có thành vách dày ở mặt bụng; 1 xoang tĩnh mạch màu đỏ thông với tâm nhĩ. - Động mạch - Tĩnh mạch - 2 ống Cuvier b. Hệ hô hấp - 4 đôi cung mang nằm trong phòng mang, có nắp mang che chở. - Mỗi cung mang có các lá mang và lược mang ở hai bên đầu. c. Hệ tiêu hóa Hệ tiêu hóa của cá lóc gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa: được phân thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng nhất định - Xoang miệng: có môi, hàm trên, hàm dưới, răng, lưỡi - Hầu - Thực quản - Dạ dày: dạng túi, nối với 2 manh tràng hạ vị (là 2 sợi dài) và nối với ruột tá bằng hạ vị. - Tận cùng ống tiêu hóa đổ ra gai niếu sinh hậu môn Ở khu vực của hệ tiêu hóa có thể gặp lá lách (tỳ tạng) là cơ quan tạo máu, không thuộc hệ tiêu hóa. Tuyến tiêu hóa: gồm có - Gan màu vàng tiết ra mật màu xanh đổ vào túi mật. - Tụy tạng màu trắng đục, sậm, bám dọc theo tá tràng d. Hệ bài tiết - Thận màu đỏ sậm, có dạng hình chữ Y nằm sát xương sống. - Ống dẫn tiểu màu đỏ nối liền vùng chót thận với bóng đái, đổ vào gai niếu sinh hậu môn. e. Hệ sinh dục Ở những cá thể trưởng thành: + Cá đực: sinh tuyến màu hồng trong có hột lấm tấm nhỏ là đầu của tinh trùng. + Cá cái: sinh tuyến màu vàng, trong có những hạt to là những noãn cầu. - Nằm chồng trên thận có một túi dài chứa khí, đó là bóng hơi điều chỉnh áp xuất của nước, để giúp cá nổi lên mặt nước hay lặn sâu dưới đáy. Chú ý: Tất cả các ống ruột, ống dẫn tiểu, ống sinh tuyến đều trổ vào gai niếu sinh hậu môn, do đó không được cắt các ống này rời khỏi gai niếu sinh hậu môn. 19
- Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học II. NỘI DUNG THỰC HÀNH 1. Mẫu vật và dụng cụ STT Mẫu vật và dụng cụ Đơn vị tính Số lượng 1 Cá lóc kg 2 2 Bộ đồ mổ Bộ 3 3 Khay mổ Chiếc 3 4 Bông thấm Bịch - 5 Nước rửa chén, nước rửa tay Chai - 2. Cách tiến hành - Đặt cá nằm trên khay mổ và quan sát hình thái bên ngoài. - Tiến hành giải phẫu cá. Đặt cá nằm ngửa trên khay mổ, một người dùng ngón trỏ và ngón giữa của tay thuận giữ chặt hai khe mang, tay còn lại giữ phần đuôi cá. Một người khác sẽ sử dụng bộ đồ mổ để giải phẫu cá theo các bước sau: + Dùng dao mổ đánh bỏ lớp vẩy bụng từ vị trí cách lỗ hậu môn 1,5-2 cm (xác định là điểm A) đánh ngược hướng về phía trước góc hàm dưới giữa hai mang cá và đánh vẩy hướng về phía sau dọc theo vây hậu môn chếch về phía bên phải của cá. + Cắt lớp da trắng nối hai nắp mang theo đường số 1a. + Dùng panh kẹp vào vị trí điểm A, lấy kéo nhọn (hoặc dao mổ) cắt một đoạn ngang nhỏ ở điểm A cách gai niếu sinh hậu môn 1cm + Từ điểm A đút mũi kéo vào vết cắt ngang, cắt thịt bụng hướng về phía trước theo đường số 2b lên đến điểm B chót thịt nhọn ở gần miệng cá. Lưu ý: Khi cắt qua giữa hai vây bụng cẩn thận đừng để mũi kéo đâm lủng tim, luôn luôn hướng mũi kéo hếch lên. + Tại điểm B, dùng kéo cắt rời mũi thịt nhọn rồi từ đó cắt màng da sát theo rìa mang và thịt nhọn theo đường số 4d, mũi kéo luôn hướng lên trên để tránh đâm thủng ống Cuvier. + Từ điểm A cắt theo đường sồ 3c dọc theo vây hậu môn khoảng 2cm. Ở phần cắt đường số 3, phải cắt vòng như hình vẽ, nửa vòng này nằm ở bên phải của cá, tâm điểm là gai niếu sinh hậu môn, bán kính bằng 1cm, ở vùng này có bong đái, bong bơi, tuyến sinh dục, không nên cắt phạm. + Dùng kéo cắt màng trắng dính giữa ống Cuvier và thịt bụng, cách ống Cuvier 2cm. + Kéo hai miếng thịt nhọn hình tam giác vừa cắt ghim lên tấm cao su. III. Yêu cầu - Quan sát hình thái bên ngoài: Xác định các phần của cơ thể: đầu, thân và đuôi, giới hạn các phần đó. Quan sát các cơ quan vùng đầu (miệng, mắt, râu, mũi, mang, nắp mang), vùng đuôi (vây lưng, vây bụng, vây ngực, vảy, cơ quan đường bên, vây hậu môn, vây đuôi). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ngân hàng câu hỏi trắc địa đại cương
4 p | 1587 | 368
-
KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG SINH HỌC PHÂN TỬ part 1
18 p | 629 | 237
-
Bài giảng Thực hành hóa đại cương - KS.Trần Thị Tường Vân
47 p | 747 | 161
-
Giáo trình Sinh học thực phẩm - TS. Trương Thị Minh Hạnh
210 p | 276 | 107
-
BÀI GIẢNG THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 - BÀI SỐ 4
8 p | 667 | 57
-
Bài giảng Thực hành hệ Cao đẳng Vi sinh thực phẩm - ĐH Công nghệ Sài gòn
56 p | 229 | 50
-
Bài giảng Sinh học đại cương: Chương 4 - Nguyễn Thị Diệu Hạnh
34 p | 235 | 33
-
Bài giảng Sinh học đại cương: Chương 3 - Nguyễn Thị Diệu Hạnh
117 p | 120 | 18
-
Giáo trình Hóa học đại cương - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
229 p | 61 | 15
-
Bài giảng thực hành hệ đại học: Vi sinh đại cương
0 p | 131 | 10
-
Bài giảng Thực hành Hóa học đại cương - ĐH Lâm Nghiệp
99 p | 68 | 9
-
Bài giảng Thực hành Vi sinh vật đại cương
9 p | 34 | 8
-
Thiết kế mới một số bài thí nghiệm vật lý đại cương
7 p | 78 | 5
-
Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài giảng thí nghiệm Vật lý đại cương B theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên
3 p | 21 | 4
-
Vận dụng dạy học dựa trên vấn đề cho môn Thực hành Hóa đại cương tại Đại học Công nghệ TP. HCM
6 p | 39 | 3
-
Nghiên cứu và xử lý tình huống trong giảng dạy các bài thực hành thí nghiệm sinh học ở trung học phổ thông
5 p | 21 | 3
-
Bài giảng Thực hành Vi sinh vật đại cương (Chương trình POHE)
18 p | 35 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn