intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thực hành Thực vật dược - Trường ĐH Võ Trường Toản

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thực hành Thực vật dược được biên soạn với mục tiêu nhằm cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: cách sử dụng kính hiển vi quang học; thực hiện tiêu bản; phương pháp cắt - nhuộm - vẽ vi phẫu; quan sát các loại mô; thực hành nghiên cứu rễ cây; thực hành nghiên cứu thân cây; phương pháp phân tích cây;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thực hành Thực vật dược - Trường ĐH Võ Trường Toản

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA DƯỢC  BÀI GIẢNG MÔN HỌC THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC Đơn vị biên soạn: KHOA DƯỢC Hậu Giang 1 Năm 2013 BÀI – 1
  2. A. CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC Mục tiêu học tập 1. Biết cách sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát các vi phẫu thực vật. 2. Thực hiện được các tiêu bản để quan sát bằng kính hiển vi quang học. Nội dung 1. Cấu tạo của kính hiển vi Thị kính Thân kính Bàn xoay Vật kính Ốc thứ cấp Bàn kính Ốc vi cấp Tụ quang Nguồn sáng Ốc di chuyển tiêu bản Chân kính Công tắc điện Ốc chỉnh cường độ sáng Kính hiển vi quang học hiệu Olympus Các bộ phận cơ bản của một kính hiển vi quang học như sau: 1.1 Chân kính: có nhiều dạng khác nhau, giữ thăng bằng cho kính. 1.2 Thân kính: gồm các bộ phận sau: 1.3 Đèn chiếu sáng: hình tròn, được gắn trên chân kính. Phát ánh sáng từ nguồn điện, cung cấp ánh sáng cho việc xem vi phẫu. 1.4 Bàn mang lam kính hay bàn kính: hình vuông hay hình tròn và có các bộ phận sau: - Một lỗ trống ở giữa - Trên bàn mang lam kính có một bộ phận dùng để giữ lam kính. Lam kính có thể được di chuyển theo chiều ngang hoặc chiều dọc nhờ ốc di chuyển. - Bàn mang lam kính có thể cố định hay dịch chuyển lên xuống nhờ ốc sơ cấp 1.5 Tụ quang: hình trụ, nằm bên dưới bàn mang lam kính, theo thứ tự từ trên xuống gồm các bộ phận sau: - Một mặt kính tròn nằm ngay dưới lỗ trống của bàn mang vật. - Một lưỡi gà để đóng hay mở cửa sổ chắn sáng. - Cửa sổ chắn sáng. Tụ quang được di chuyển lên xuống nhờ một con ốc gắn trên thân kính hiển vi. 1.6 Vật kính: hình trụ. Các kính hiển vi đang sử dụng tại Bộ môn có 4 loại vật kính sau: X4, X10, X40, X100. Các vật kính trên có thể: 2
  3. - Di chuyển tròn xoay nhờ một bàn xoay (4 vật kính được gắn vào bàn xoay này). Trong bàn xoay có một cái khớp. Khi muốn quan sát ở vật kính nào thì xoay vật kính đó vào đúng khớp. - Di chuyển lên xuống nhờ ốc sơ cấp và ốc vi cấp. Ốc sơ cấp có kích thước to hơn và khi vặn ốc này thì 2 vật kính di chuyển lên xuống những đoạn dài mắt thường có thể nhìn thấy được. Ốc vi cấp nhỏ hơn và khi vặn thì 2 vật kính di chuyển những đoạn rất ngắn mà mắt thường không nhìn thấy được. 1.7 Thị kính: hình tròn, được gắn trên đầu của kính hiển vi. Thị kính có những độ phóng đại khác nhau: X6, X9, X10. Kính hiển vi có thể có 1 hoặc 2 thị kính. 2. Cách sử dụng kính hiển vi Thực hiện lần lượt theo tuần tự các bước sau: a. Điều chỉnh ánh sáng cho vi trường - Cắm điện và bật nút mở điện. - Mở cửa sổ chắn sáng tối đa. - Nâng tụ quang lên cho đến khi mặt kính tròn trên đầu tụ quang cách bàn mang vật khoảng 5 mm. - Xoay vật kính X10 và đúng khớp. b. Quan sát mẫu vật - Đặt tiêu bản lên bàn kính và kẹp chặt lại, điều chỉnh sao cho mẫu vật nằm ở giữa lỗ trống của bàn và ngay bên dưới đầu vật kính X10. - Vặn ốc sơ cấp để nâng từ từ bàn kính lên cao tối đa hoặc hạ từ từ vật kính xuống cho đến khi đầu vật kính cách phiến kính mỏng khoảng 5 mm. - Nhìn vào thị kính, tay vặn ốc sơ cấp để hạ từ từ bàn kính xuống hoặc nâng từ từ vật kính lên cho đến khi nhìn thấy rõ mẫu vật cần quan sát trong vi trường. - Di chuyển tiêu bản bằng ốc di chuyển để quan sát toàn bộ mẫu vật. Khi muốn quan sát chi tiết từng mô, từng tế bào hay một thành phần nào đó thì chuyển sang vật kính lớn hơn X40 hoặc X100. Các bước thực hiện như sau: - Giữ nguyên trạng thái của kính hiển vi - Dùng tay xoay nhẹ nhàng đĩa mang vật kính để đưa vật kính cần quan sát vào khớp - Sau đó vặn ốc vi cấp để thấy rõ nét mẫu vật. 3. Những điều chú ý khi sử dụng kính hiển vi - Khi mang kính phải mang bằng hai tay, một tay cầm trên thân kính, một tay cầm chân kính và luôn luôn để kính thẳng đứng. - Trước khi sử dụng kính hiển vi phải kiểm tra các bộ phận của kính, nếu thấy thiếu bộ phận hay thay đổi bộ phận thì báo ngay cho Giảng viên hướng dẫn thực tập. - Trong khi sử dụng kính hiển vi: + Không để dung dịch quan sát dính vào đầu vật kính hay nhỏ xuống dưới tụ quang. + Vặn các ốc nhẹ nhàng. Đặc biệt đối với ốc vi cấp, khi vặn theo một chiều mà thấy cứng thì lập tức phải vặn ngược trở lại, không bao giờ cố vặn tới sẽ làm gãy ốc vi cấp. + Không được hạ vật kính xuống khỏi bàn mang vật sẽ làm vỡ mặt kính trên đầu tụ quang, cũng không nâng lên quá cao. - Sau khi sử dụng kính hiển vi: trước khi trả kính hiển vi cần phải: + Lau chùi cẩn thận bằng vải mềm khô và sạch, đặc biệt chú ý 2 đầu vật kính, thị kính và bàn mang vật. + Xoay vật kính ra khỏi khớp và để nằm choãi ra giống như chữ V. B – THỰC HIỆN TIÊU BẢN 3
  4. 1. Thực hiện Làm tuần tự các bước sau: - Cho 1 giọt dung dịch quan sát (nước cất, glycerin, KI, Soudan III,…) vào giữa phiến kính dày (phiến kính mang vật, lame). - Đặt mẫu vật cần quan sát vào giữa giọt dung dịch. - Đậy nhẹ nhàng phiến kính mỏng (phiến kính đậy vật, lamelle) lên mẫu vật sao cho không có bọt khí trong dung dịch. Giọt dung dịch quan sát lamelle lame Mẫu quan sát Cách đậy phiến lính mỏng lên mẫu vật Sau giai đoạn này có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp 1 Nếu dung dịch cho vào không đủ (không bao phủ hết mẫu vật quan sát), khi đó phải thêm dung dịch vào bằng cách dùng ống nhỏ giọt cho từ từ dung dịch vào một cạnh của phiến kính mỏng, dung dịch sẽ tự lan vào giữa 2 phiến kính. - Trường hợp 2 Nếu dung dịch cho vào quá dư, trào ra ngoài phiến kính mỏng thì phải dùng giấy thấm lau hết phần dung dịch thừa bên ngoài phiến kính mỏng. Khi quan sát đặt tiêu bản đã thực hiện xong lên bàn mang vật sao cho mẫu vật cần quan sát nằm ngay bên trên đầu tụ quang và ngay bên dưới đầu vật kính. 2. Cách thay dung dịch quan sát Khi cần quan sát một mẫu vật ở nhiều dung dịch khác nhau, có thể thay dung dịch bằng cách: dùng giấy thấm ở một cạnh của phiến kính mỏng để rút dung dịch đang sử dụng ra, nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch cần thay vào cạnh đối diện của phiến kính mỏng. C- PHƯƠNG PHÁP CẮT - NHUỘM – VẼ VI PHẪU Mục tiêu học tập 1. Thực hiện được vi phẫu thực vật bằng phương pháp cắt và nhuộm với phẩm nhuộm kép. 2. Thuộc và áp dụng được các ký hiệu để vẽ sơ đồ và các qui ước để vẽ chi tiết cấu tạo vi học của một cơ quan thực vật. Nội dung 1. Phương pháp cắt vi phẫu - Cầm mẫu vật cần cắt trên tay hay đặt trên bàn. Dùng dao lam cắt ngang thành những lát mỏng. * Chú ý: - Dao lam dung cắt vi phẫu phải là dao mới. - Khi cắt dao lam được đặt thẳng góc với mẫu vật. 4
  5. - Vị trí cắt trên mẫu vật thay đổi tùy theo cơ quan + Đối với thân cây: Cắt ở phần lóng, không cắt sát và ngay mấu. + Đối với phiến lá: Cắt ở khoản 1/3 phía dưới nhưng không sát đáy phiến. Nếu phiến rộng quá thì có thể bỏ bớt phần thịt lá, chỉ chừa lại khoảng 1cm phần thịt lá hai bên gân giữa. 2. Phương pháp nhuộm vi phẫu Áp dụng phương pháp nhuộm kép bằng phẩm nhuộm carmine-vert de Mirande. Thành phần chính của phẩm nhuộm là son phèn và lục iod.  Trình tự nhuộm vi phẫu như sau 1. Ngâm vi phẫu trong nước Javel đến khi mẫu trắng, nhưng tối đa không quá 30 phút. Nếu sau 30 phút mà vi phẫu không trắng thì phải thay nước javel khác rồi tiếp tục ngâm vi phẫu. 2. Rửa sạch vi phẫu bằng nước thường. 3. Ngâm vi phẫu đã rữa sạch trong dd acid acetic 10% trong 10 phút. 4. Loại bỏ hết acid acetic bằng cách rữa vi phẫu với nước thường. 5. Ngâm vi phẫu trong phẩm nhuộm 15 phút. 6. Rửa sạch vi phẫu bằng nước thường. - Vi phẫu sau khi nhuộm nếu không quan sát ngay thì phải ngâm trong nước hoặc glycerin.  Sau khi nhuộm vách tế bào sẽ có màu - Nếu vách tế bào bằng cellulose (tế bào biểu bì, mô mềm, mô dày và libe) thì sẽ có màu hồng hay màu hồng tím. - Nếu vách tế bào bằng mộc tố (mô cứng, gỗ) hay chất bần (bần, tầng tẩm suberin và tầng suberoid) thì sẽ có màu xanh nước biển, màu xanh rêu hay màu vàng chanh.  Vi phẫu đạt yêu cầu khi - Vi phẫu không bị cắt xéo, không bị rách. - Tế bào rõ về hình dạng, cách sắp xếp và bắt màu đúng. 3. Phương pháp vẽ vi phẫu - Chọn những vi phẫu đạt yêu cầu để khảo sát và vẽ cấu tạo. - Để thể hiện rõ cấu tạo của cơ quan, thường phải vẽ sơ đồ và chi tiết. 3.1. Vẽ sơ đồ Vẽ sơ đồ là dùng các ký hiệu để vẽ. a. Chọn vùng để vẽ - Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua trục (thân và rễ) thì có thể chỉ vẽ ½ vi phẫu. - Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua mặt phẳng (phiến lá) thì vẽ toàn bộ. b. Ký hiệu dùng để vẽ các mô 3.2. Vẽ chi tiết Vẽ chi tiết là vẽ đúng hình dạng, cách sắp xếp của các tế bào và tỉ lệ tương đối giữa các tế bào với nhau trong một mô và giữa các mô trong một cơ quan. 3.2.1. Chọn vùng để vẽ Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua trục (thân hay rễ) thì chọn một phần đại diện cho vi phẫu để vẽ. Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua một mặt phẳng (phiến lá và cuống lá) thì vẽ một nửa (thường là nửa bên phải). 3.2.2. Các qui ước dùng để vẽ chi tiết 5
  6. - Vách tế bào nhuộm màu hồng thì vẽ nét đơn, nhuộm màu xanh thì vẽ nét đôi (2 nét gần hay xa nhau là tùy theo độ dày của vách tế bào). - Đối với mô dày: Những vùng dày lên của vách tế bào thì tô đen. - Đối với mạch gỗ: Tô đen ở ¼ phía bên trái của nét trong 3.2.3. Chú thích trên hình vẽ - Các hình vẽ chi tiết phải chú thích đầy đủ tên của mô hay vật thể. - Ví dụ: Mô mềm đạo, mô dày góc, tinh thể calci oxalate hình cầu gai… 6
  7. BÀI 2 - QUAN SÁT CÁC LOẠI MÔ Mục tiêu học tập Phân biệt và vẽ đúng các loại mô. Chuẩn bị mẫu vật: lá thông thiên, lá bưởi, lá Lốt, thân lốt, Lá Náng, lá Trang đỏ, lá Húng quế, lá Đinh lăng, lá Cúc vàng, lá Vú sữa, lá Húng chanh, thân Mướp. Quan sát 1. MÔ MỀM (phiến lá thông thiên): - Gân giữa + Mô mềm đạo + Mô mềm đặc - Thịt lá + Mô mềm giậu + Mô mềm khuyết (mô mềm xốp) 1: Mô mềm đặc, 2: Mô mềm đạo, 3: Mô mềm khuyết, 4: Mô mềm hình giậu 2. MÔ TIẾT 2.1. Tế bào tiết (thân Lốt) 2.2. Lông tiết (thân hay lá Húng chanh) 2.3. Túi tiết  Kiểu ly bào (Gân lá Lốt)  Kiểu tiêu ly bào (phiến lá Bưởi)  Kiểu tiêu bào (thân Lốt) 3 3: Túi tiết kiểu tiêu bào 4: Túi tiết kiểu ly bào 5: Túi tiết kiểu tiêu ly bào 7
  8. 3. MÔ CHE CHỞ 3.1. Biểu bì và lỗ khí Nhìn từ trên xuống (bóc biểu bì của lá)  Biểu bì là những tế bào hình đa giác thuôn dài, xếp khích nhau, không chứa hạt lục lạp.  Lỗ khí là hai tế bào hình hạt đậu xếp hướng mặt lõm vào nhau, để hở một lỗ trống ở giữa gọi là khe lỗ khí. Nhìn ngang (vi phẫu cắt ngang và nhuộm kép)  Biểu bì là một lớp tế bào sống (có màu hồng sau khi nhuộm kép), gần như hình vuông hay hình chữ nhật xếp sát nhau. Mặt ngoài tế bào phủ lên một lớp cutin.  Lỗ khí là 2 tế bào hình dạng khác với tế bào biểu bì, xếp chừa một khe nhỏ ở giữa (khe lỗ khí). Dưới 2 tế bào lỗ khí là một khoảng trống (phòng dưới lỗ khí). Các kiểu lỗ khí Tùy theo cách sắp xếp của các tế bào bạn, ta có các kiểu lỗ khí:  Kiểu song bào (lá Trang đỏ)  Kiểu trực bào (lá Húng quế)  Kiểu dị bào (lá Đinh lăng)  Kiểu vòng bào (lá Lốt)  Kiểu hỗn bào (lá Cúc vàng)  Kiểu 1 lá mầm (lá Náng) 6 1: Kiểu hỗn bào, 2: Kiểu song bào, 3: Kiểu trực bào 4: Kiểu dị bào, 5: Kiểu vòng bào, 6: Kiểu 1 lá mầm 3.2. Lông che chở Do tế bào biểu bì mọc dài ra. Đầu lông che chở luôn luôn nhọn. Quan sát các loại lông che chở sau: a/ Lông đơn bào: cấu tạo chỉ bởi 1 tế bào.  Lông hình thoi (lá Vú sữa)  Lông đơn bào (phiến lá Trang đỏ) b/ Lông đa bào: có từ 2 tế bào trở lên.  Lông đa bào một dãy (thân hoặc cuống lá Húng chanh).  Lông đa bào hình sao (lá Cối xay) 3.3. Bần và lỗ vỏ (thân Bụp già) Bần là những tế bào chết có màu xanh sau khi nhuộm kép, hình chữ nhật, xếp theo dãy xuyên tâm. Lớp bần không liên tục, bị gián đoạn bởi các lỗ vỏ (bì khổng). Có thể thấy lỗ vỏ trên bề mặt cơ quan già. 8
  9. 4. MÔ NÂNG ĐỠ 1.1. Mô dày (giao mô, hậu mô) - Cấu tạo bởi những tế bào sống có vách dày lên bằng cellulose (có màu hồng sậm sau khi nhuộm kép). - Thường nằm ngay bên dưới lớp biểu bì. - Có các loại mô dày sau:  Mô dày góc (thân Húng chanh)  Mô dày tròn (thân Trang đỏ)  Mô dày phiến (thân Đại bi, Yên bạch) 1 và 2: Mô dày góc, 3: Mô dày phiến, 4: Mô dày tròn 1.2. Mô cứng (cương mô) - Tế bào chết, vách tế bào dày lên bằng chất gỗ (mộc tố) (có màu xanh sau khi nhuộm kép)  Tế bào mô cứng (thân Mướp, lá Sả)  Sợi (thân Bụp) - Ở bột quế: sợi có hình thoi, dài, có khoang giữa hẹp.  Cương thể (phiến lá Trà) 1: Tế bào mô cứng, 2: Thể cứng ở cuống lá Sen (a) và lá Trà (b), 3: Sợi mô cứng cắt ngang (a) và dọc (b). 5. MÔ DẪN 5.1. Thân Mướp Ở thân Mướp, hệ thống dẫn (libe và gỗ) xếp thành từng bó riêng biệt(hậu thể gián đoạn). Mỗi bó libe gỗ gồm (từ trên xuống dưới): libe 1 ,libe 2, gỗ 2, gỗ 1 và libe trong (kiểu bó chồng kép). 5.2. Thân bụp Quan sát libe 2 kết tầng: Ở thân bụp, sợi libe xếp thành từng lớp xen kẽ với mạch rây và mô mềm libe tạo thành libe 2 kết tầng. 9
  10. Bài 3 – RỄ CÂY Mục tiêu học tập 1. Nhận biết và vẽ được (sơ đồ chi tiết) cấu tạo cấp 1 và cấp 2 của rễ. 2. Phân biệt được bó libe và bó gỗ. 3. Nhận biết cách sắp xếp các loại mô trong vi phẫu rễ. Chuẩn bị vật liệu Rễ Riềng (Nghệ), rễ rau muống (non, già), rễ Bụp già. Mẫu vật quan sát: 1. Rễ cây lớp Hành – Rễ Riềng, Nghệ 2. Rễ cây lớp Ngọc lan cấp 1– Rễ rau muống (non) - Chon rễ phụ cây Rau muống còn non, có màu trắng. Cắt một vài lát mỏng ngang rễ, cách đầu rễ khoảng 1 - 2cm. Nhuộm kép rồi quan sát từ ngoài vào trong. - Quan sát hình dạng và cách sắp xếp của các tế bào vỏ ngoài; mô mềm vỏ và lớp vỏ trong. - Quan sát các lớp tế bào trong trụ bì kép; Cách sắp xếp các bó gỗ và bó libe; Cấu tạo một mạch gỗ và mạch libe; Hình dạng tế bào mô mềm ruột. 3. Rễ cây lớp Ngọc lan cấp 2 – Rễ rau muống (già), rễ Bụp già Cấu tạo cấp 1 rễ cây lớp Ngọc lan 10
  11. A: Cấu tạo rễ cây lớp Hành B: Cấu tạo cấp 2 rễ cây lớp Ngọc lan BÁO CÁO THỰC HÀNH 1. Hình vẽ sơ đồ cấu tạo rễ rau muống non, rễ nghệ và rễ bụp già. 2. Mô tả chi tiết cấu tạo cấp 1 và cấp 2 của rễ cây. 11
  12. Bài 4 - THÂN CÂY Mục tiêu học tập 1. Nhận biết và vẽ được (sơ đồ và chi tiết) cấu tạo cấp 1 và cấp 2 của thân cây lớp Ngọc Lan và lớp Hành. 2. Phân biệt được cấu tạo cấp 1 của thân cây lớp Ngọc Lan với thân cây lớp Hành dựa vào đặc điểm giải phẫu. 3. Phân biệt được thân cây với rễ cây dựa trên đặc điểm giải phẫu. Chuẩn bị vật liệu Thân diếp cá non, thân măng tây (cỏ ống), thân rễ tranh và thân bụp già. Mẫu vật quan sát: 1. Thân cây cấp 1 lớp Ngọc lan – thân diếp cá non 2. Thân cây lớp Hành – thân Măng tây (cỏ ống), thân rễ tranh - Chọn cây Măng tây, cắt ngang qua thân một vài lát mỏng. Nhuộm kép rồi quan sát dưới kính hiển vi. - Quan sát cấu tạo lớp tế bào biểu bì. - Quan sát hình dạng các tế bào cấu tạo nên vòng mô cứng nằm ngay sát dưới lớp biểu bì. Vòng mô cứng có vai trò như thế nào đối với thân cây? - Quan sát cấu tạo và sự phân bố mô mềm trong thân cũng như cấu tạo và sự sắp xếp của các bó mạch. - Quan sát mô mềm ruột và tia ruột thân cây một lá mầm. 3. Thân cây cấp 2 lớp Ngọc lan – Thân Bụp già B A: thân cây Măng tây B: thân cây Diếp cá 12
  13. BÁO CÁO THỰC HÀNH 1. Hình vẽ sơ đồ cấu tạo thân diếp cá non, thân măng tây (cỏ ống), thân rễ tranh và thân Bụp già. 2. Mô tả chi tiết cấu tạo cấp 1 và cấp 2 của thân. 13
  14. Bài 5 - LÁ CÂY Mục tiêu học tập 1. Phân biệt được cấu tạo của lá cây lớp Ngọc Lan với lá cây lớp Hành. 2. Nhận biết được đặc điểm cấu tạo của cuống lá. 3. Vẽ được sơ đồ và chi tiết cấu tạo của từng loại lá. Chuẩn bị vật liệu: - Lá Ắc ó (lá Trang đỏ), lá Sả. Mẫu vật quan sát: 1. Lá cây lớp Ngọc Lan – lá Ắc ó, Trang đỏ. 2. Lá cây lớp hành – lá Sả. Gỗ Libe Cụm mô cứng BÁO CÁO THỰC HÀNH 1. Hình vẽ sơ đồ lá Ắc ó (Trang đỏ), lá Sả. 2. Mô tả chi tiết cấu tạo của lá lớp Hành và lớp Ngọc lan. 14
  15. Bài 6 - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂY I. PHÂN TÍCH CÂY - Khi phân tích một cây cần phải mô tả các đặc điểm sau: 1. Dạng sống (Thân cây)  Loại thân: - Thân gỗ: cây gỗ to hay nhỏ, đứng hay trườn. - Thân cỏ + Khí sinh: mọc đứng, mọc bò hay leo. Cây có thể leo bằng thân quấn, bằng thân quấn bằng tua cuốn hay bằng các rễ bám. Nếu leo bằng tua cuốn thì mô tả tua cuốn: phân nhánh hay không phân nhánh, vị trí mọc (nách lá, ngọn cành…). + Địa sinh: thân rễ, hành hay củ.  Tiết diện thân: hình tròn, vuông. đa giác hay tam giác…  Màu sắc  Các đặc điểm khác: mùi, lông, gai, nhựa mủ, nốt sần… * Chú ý: Đoạn thân non và đoạn thân già có thể khác nhau (ví dụ: thân non có lông nhưng thân già có nốt sần). 2. Lá 2.1. Kiểu lá - Đơn. - Kép: lông chim hay chân vịt? số lần kép? Chẵn hay lẻ? số lá chét? 2.2. Cách mọc - Mọc cách (mọc so le). - Mọc đối (có hay không có đối chéo chữ thập). - Mọc vòng (cho biết số lá ở mỗi mấu). 2.3. Phiến lá - Hình dạng. - Kích thước (đo ở những lá đã trưởng thành). - Bìa phiến. - Màu sắc thường hay khác nhau ở mặt trên và mặt dưới. - Hệ gân lá: một gân, song spng hay qui tụ (long chim, chân vịt, hình lọng hay hình cung). - Các đặc điểm khác: mùi, lông, đốm, tuyến… 2.4. Cuống lá: Hình dạng, kích thước và các đặc điểm khác. 2.5. Bẹ lá 2.6. Lá kèm: hình dạng, rời hay dính, màu sắc, tồn tại hay rụng sớm. * Chú ý: Tìm lá kèm ở những lá non phía ngọn cành. 3. Cụm hoa 3.1. Hoa tự - Riêng lẻ. - Đơn: chùm, gié, ngù, tán, đầu, xim 2 ngã, xim 1 ngã, xim 1 ngã hình đinh ốc, xim 1 ngã hình bò cạp, xim co (chụm). - Kép - Hỗn hợp 3.2. Vị trí của cụm hoa: ngon cành, nách lá hay đối diện với lá? 15
  16. 4. Hoa 4.1. Nêu đặc tính đại cương - Tính đối xứng: Hoa dều hay không đều? - Phái tính: lưỡng tính hay đơn tính? - Kiểu mẫu: mẫu 4-5 (lớp ngọc lan) hay mẫu 3 (lớp hành) - Cuống hoa: hình dạng, kích thước, màu sắc - Lá bắc: (tìm ở những hoa nụ): hình dạng, kích thước, màu sắc, tồn tại hay rụng sớm trước khi hoa nở. - Lá bắc con (tiền diệp): cũng tìm ở những hoa nụ và mô tả các đặc điểmtương tự như đối với lá bắc. 4.2. Cấu tạo hoa Làm tuần tự các bước sau đây: 4.2.1. Định hướng hoa - Tìm lá bắc hay vết tích của lá bắc. - Quay lá bắc về phía người quan sát. - Xác định lá đài giữa và cánh hoa giữa: + Nếu hoa mẫu 5 thì lá đài giữa là lá đài ở phía trục hoa (phía sau), cánh hoa giữa ở phía lá bắc (phía trước). + Nếu hoa mẫu 3 thì lá đài giữa là lá đài ở phía lá bắc (phía trước), cánh hoa giữa ở phía trục hoa (phía sau). - Nếu cuống hoa dài và bị vặn thì phải xoay về vị trí ban đầu trước khi định hướng hoa. * Chú ý: Có 2 trường hợp ngoại lệ: - Phân họ đậu Faboideae và phân họ vang caesalpinideae có hoa mẫu 5 nhưng lá đài giữa ở phía lá bắc (phía trước) và cánh hoa giữa ở phía trục hoa (phía sau). - Họ lan Orchidaceae có hoa mẫu 3 nhưng lá đàiở phía trục hoa (phía sau) và cánh hoa giữa ở phía lá bắc (phía trước) vì hoa bị vặn 1800 khi nở. 4.2.2. Mô tả đài hoa - Số lượng lá đài. - Đều hay không đều. - Rời hay dính. - Hình dạng (nếu lá đài rời thì mô tả hình dạng của từng lá đài, nếu lá đài dính thì mô tả ống đài và các phiến rời ở phía trên). - Màu sắc: thông thường lá đài có màu xanh lục, nếu có màu như cánh hoa thì gọi là đài dạng cánh. - Các đặc điểm khác như lông, gân đốm tuyến… - Tiền khai lá đài: kiểu xoắn ốc, van (liên mảnh), lợp (kết lợp), ngũ điểm. - Đài phụ? Nếu có thì mô tả các đặc điểm tương tự như ở đài chính. 4.2.3. Mô tả tràng hoa Nêu các đặc điểm tương tự như ở đài hoa - Số lượng cánh hoa. - Đều hay không đều. - Rời hay dính. - Hình dạng (nếu cánh hoa rời thì mô tả hình dạng của từng cánh hoa, nếu cánh hoa dính thì mô tả ống tràng và các phiến rời ở phía trên). - Màu sắc: thông thường cánh hoa có màu khác xanh lục, nếu có màu xanh lục như đài thì gọi là cánh dạng đài. 16
  17. - Các đặc điểm khác như lông , gân , đốm tuyến… - Tiền khai cánh hoa: Kiểu xoắn ốc, van (liên mảnh), lợp (kết hợp), ngũ điểm. - Tràng phụ? Nếu có thì mô tả các đặc điểm tương tự như ở tràng chính. 4.2.4. Mô tả bộ nhị - Số lượng. - Kích thước: đều hay kông đều. * Nhiều nhị không đều * 6 nhị không đều = 4 nhị dài và 2 nhị ngắn: bộ nhị 4 trội * 4 nhị không đều = 2 nhị dài và 2 nhị ngắn: bộ nhị 2 trội - Vị trí đính: trên đế hoa, trên ống đài, trên ống tràng? - Vị trí nhị so với cánh hoa: xen kẽ hay đối diện? - Cách sắp xếp: xoắn ốc hay vòng? Nếu nhị xếp trên 2 vòngthì kiểu lưỡng nhị hay đào lưỡng nhị? - Liên hệ giữa các nhị: rời hay dính.Nếu các nhị dính nhau thì cho biết dính ở đâu? * Dính hoàn toàn * Dính ở bao phấn * Dính ở chỉ nhị thành 1 bó (bộ nhị đơn thể), 2 bó (bộ nhị lưỡng thể) hay nhiều bó (bộ nhị đa thể). - Mô tả chỉ nhị: hình dạng, màu sắc, nhẵn hay có lông, … - Mô tả bao phấn: * Hình dạng, màu sắc * Số ô * Cách mở (mở bằng đường nứt dọc, bằng lỗ hay bằng nắp) * Hướng: xác định bằng cách xem mặt bụng của bao phấn quay vào: phía trong (hướng trong) hay quay ra phía ngoài (hướng ngoài) * Cách đính: chỉ nhị có thể đính vào bao phấn ở gốc, giữa hay ngọn. - Mô tả hạt phấn: cà nhuyễn bao phấn của hoa vừa nở trên phiến kính dày, quan sát dưới kính hiển vi bằng vật kính X10 rồi mô tả các đặc điểm: hình dạng, màu sắc, rời hay dính. 4.2.5. Mô tả bộ nhụy - Cắt ngang và cắt dọc bầu noãn để xác định: * Số lượng lá noãn: đếm số ô của bầu noãn + Nếu bầu 1 ô thì số lá noãn bằng số đường hàn của mép lá noãn + Nếu bầu nhiều ô thì số lá noãn bằng số ô của bầu (trừ trường hợp có vách giả thì số ô của bầu gấp đôi số lá noãn).  Lá noãn dính hay rời  Số ô của bầu  Số noãn trong mỗi ô  Cách đính noãn: gốc (đáy), nóc, trung tâm, trung trụ, bên (trắc mô), mép, vách hay giữa.  Sự hiện diện của vách giả. - Vị trí của bầu so với các bộ phận khác: trên , dưới hay giữa - Các đặc điểm khác như hình dạng, màu sắc, có hay không có cuống nhụy, cuống nhị nhụy… - Mô tả vòi nhụy: Số lượng, hình dạng, vị trí đính so với bầu noãn, màu sắc, long, gai… 17
  18. - Mô tả đầu nhụy: Số lượng, hình dạng, màu sắc. - Sự hiện diện của đĩa mật thay đổi tùy theo vị trí của bầu noãn:  Bầu trên thì đĩa mật bao quanh gốc bầu  Bầu dưới thì đĩa mật bao quanh gốc vòi nhụy. 5. Quả - Loại quả - Hình dạng - Kích thước - Màu sắc vỏ quả - Mô tả các phần phụ có trên quả như: lông, gai,móc… 6. Hạt - Hạt có nội nhũ, ngoại nhũ hay không - Hình dạng, kích thước, màu sắc hạt. - Hình dạng, màu sắc của phôi - Hình dạng, số lượng, vị trí của lá mầm. - Mô tả các phần phụ có trên hạt như: lông, cánh gai móc… II. VIẾT HOA THỨC Hoa thức là công thức tóm tắt cấu tạo của hoa, được viết theo các ký hiệu sau: *: Hoa đều k: Đài phụ ↑: Hoa không đều K: Đài hoa ♀: Hoa lưỡng tính C: Tràng hoa ♀: Hoa cái P: Lá đài và cánh hoa giống nhau ♂: Hoa đực A: Nhị G: Lá noãn - Các kí hiệu trên được viết trên một hàng ngang, theo thứ tự từ trái sang phải như sau: tính đối xứng, tính phái, đài phụ (nếu có), đài chính, tràng hoa, nhị và lá noãn. - Số lượng các bộ phận của mỗi vòng được viết sau mỗi chữ viết tắt, Nếu các bộ phận của hoa dính liền nhau thì viết trong dấu ngoặc đơn. - Nếu bầu trên thì gạch ngang dưới chữ G (hay dưới số lượng lá noãn). Nếu bầu dưới thì gạch ở trên chữ G. Ví dụ: Hoa thức của hoa đậu như sau: ↑ ♀ K(5) C5 A(9)+1 G1 III. VẼ HOA ĐỒ Hoa đồ là hình vẽ tóm tắt cấu tạo của hoa Một số qui ước khi vẽ: - Trục hoa vẽ phía trên. - Lá bắc vẽ phía dưới. - Các bộ phận của hoa vẽ ở giữa trục hoa và lá bắc:  Nếu hoa đều thì các bộ phận của hoa được vẽ trên những đương tròn đồng tâm.  Nếu hoa không đều thì các bộ phận của hoa được vẽ trên những đường bầu dục đồng tâm.  Bộ phận nào dính nhau thì nối lại. Ví dụ: 18
  19. Chú ý: không chú thích trên hoa đồ. IV. BÁO CÁO THỰC HÀNH 1. Vẽ hoa đồ của các hoa đã học. 2. Viết hoa thức của các hoa đã học. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0