Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Chương 4 - PGS.TS.GVCC Nguyễn Anh Tuấn
lượt xem 6
download
Sau khi học xong chương này người học có thể hiểu về: Khái niệm và vai trò của sàn giao dịch TMĐT, Các đặc trưng cơ bản của sàn giao dịch TMĐT, Phân loại sàn giao dịch TMĐT, Lợi ích kinh doanh qua sàn GDTMĐT, Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Chương 4 - PGS.TS.GVCC Nguyễn Anh Tuấn
- CHƯƠNG 4. SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 149
- Nội dung chương 4: Sàn giao dịch thương mại điện tử 1. Khái niệm và vai trò của sàn giao dịch TMĐT 2. Các đặc trưng cơ bản của sàn giao dịch TMĐT 3. Phân loại sàn giao dịch TMĐT 4. Lợi ích kinh doanh qua sàn GDTMĐT 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT. 150
- 4.1. Khái niệm và vai trò của sàn giao dịch TMĐT 4.1.1. Khái niệm: Sàn GDTMĐT là một thị trường trực tuyến, một “địa điểm họp chợ” được thực hiện trên mạng Internet mà ở đó những người tham gia có thể tìm kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết lập các quan hệ cũng như tiến hành đàm phán tiền giao dịch. Sàn GDTMĐT còn thực hiện các giao dịch điện tử trực tuyến, chuyển tiền điện tử, đấu giá điện tử, đấu thầu điện tử và hợp tác thiết kế, mua bán hàng hóa công cộng, tiếp thị trực tiếp đến khách hàng và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng,… 151
- 4.1. Khái niệm và vai trò của sàn giao dịch TMĐT 4.1.1. Khái niệm: Sàn giao dịch TMĐT - Sàn GDTMĐT là một Website mua bán hàng hóa và dịch vụ, nó tạo ra không gian chung nhằm kết nối nhiều người mua và nhiều người bán, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. - Đơn vị quản lý Website không trực tiếp tham gia vào các giao dịch, không chịu trách nhiệm về việc phân phối sản phẩm và quảng bá sản phẩm trên website. Họ chỉ chịu trách nhiệm duy trì môi trường kỹ thuật cho người mua và người bán và điều phối các hoạt động diễn ra trong môi trường đó. 152
- Vai trò của sàn GDTMĐT • Sàn GDTMĐT đóng vai trò là công cụ rất mạnh để bán và quảng cáo hàng hóa. • Giúp DN tiết kiệm được nhiều chi phí, kho hàng, cửa hàng, đơn giản hóa quá trình sao sánh và lựa chọn sản phẩm. • Tạo cơ hội để doanh nghiệp lựa chọn đầu vào và quản lý việc cung tiêu hàng hóa tốt hơn, thay đổi mẫu mã và đưa hàng ra thị trường nhanh hơn. 153
- Các đặc trưng cơ bản của sàn giao dịch TMĐT Các đặc trưng chung: • Sàn GDTMĐT là một tổ chức kinh doanh dịch vụ đóng vai trò là một môi giới. • Các phương thức giao dịch tại các sàn GDTMĐT rất phong phú, bao gồm cả mua bán thực và giao dịch khống. • Sàn GDTMĐT thiết lập các quy tắc cho thành viên của mình và áp dụng các hình thức thưởng phạt đối với các thành viên vi phạm. • Số lượng người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia rất lớn. • Người tham gia có thể là người mua, có thể là người bán hoặc cả hai và có quyền tự do khai thác các cơ hội mua bán hàng hóa, dịch vụ. • Thể hiện quan hệ cung cầu và giá cả trên thị trường. • Các thành viên của sàn gd được quyền khai thác thông tin về sản phẩm, chính sách, pháp luật trong nước và thế giới. 154
- Các đặc trưng cơ bản của sàn giao dịch TMĐT (tiếp) Các đặc trưng riêng: • Tất cả các quy trình mua bán, giao dịch, đàm phán, thanh toán,… đều được thực hiện trực tuyến qua mạng Internet. • Người tham gia có thể tham gia giao dịch mua bán ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. • Chủng loại hàng hóa và dịch vụ mua bán rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả hàng hóa hữu hình và vô hình • Cung cấp thông tin về pháp luật, chính sách, tập quán thương mại của các quốc gia và kết nối khách hàng 155
- 3. Phân loại sàn GDTMĐT • Phân theo chủ thể tham gia: - Sàn GDTMĐT chung (Public Emarketplace): mở chung cho mọi doanh nghiệp, cá nhân đều tham gia giao dịch ở sàn này. - Sàn GDTMĐT riêng (Private Emarketplace): bị hạn chế số lượng thành viên, người sở hữu sàn có quyền quyết định các điều kiện, tiêu chuẩn để lựa chọn thành viên. • Phân theo đối tượng ngành hàng kinh doanh trên sàn giao dịch - Sàn GDTMĐT chuyên môn hóa (Vertical Emarketplace) - Sàn GDTMĐT tổng hợp (Horizontal Emarketplace) 156
- 4.4. Lợi ích kinh doanh qua sàn GDTMĐT 4.4.1. Đối với doanh nghiệp - Tăng doanh thu - Tiết kiệm chi phí - Có được thông tin phong phú - Tạo điều kiện thuận lợi về không gian và thời gian trong việc thiết lập và củng cố các mối quan hệ kinh doanh. - DN có cơ hội quảng bá thương hiệu tới bạn hàng quốc tế. - Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng 157
- 4.4. Lợi ích kinh doanh qua sàn GDTMĐT 4.4.2. Đối với khách hàng • Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, giảm ách tắc giao thông. • Khách hàng có phạm vi lựa chọn rộng rãi và phong phú hơn. • Khách hàng được giao tiếp cùng lúc với nhiều nhà sản xuất khác nhau khi lựa chọn hàng. • Giao tiếp trực tiếp với nhà sản xuất nên giá hàng rẻ hơn và nhanh hơn. 158
- 4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT 4.5.1. Giao dịch giao ngay 4.5.2. Giao dịch tương lai 4.5.3. Giao dịch quyền chọn: chọn mua, chọn bán 4.5.4. Nghiệp vụ tự bảo hiểm 4.5.5. Đấu giá điện tử 4.5.6. Đấu thầu điện tử 159
- 4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT 4.5.1. Giao dịch giao ngay Là phương thức giao dịch trong đó hàng hóa được giao ngay sau khi ký kết hợp đồng. Tùy theo thị trường hàng hóa, việc giao hàng sau thời hạn ký kết hợp đồng 1 hoặc 2 ngày hoặc nhiều hơn nữa được coi là giao ngay. Giao dịch giao ngay là nghiệp vụ gốc, các giao dịch khác được coi là “phái sinh” được hình thành trên cơ sở giao dịch gốc. 160
- 4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT 4.5.2. Giao dịch tương lai (Future transaction) Là phương thức giao dịch mua bán hàng hóa mà trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán được thực hiện sau một kỳ hạn nhất định. Giao dịch tương lai (kỳ hạn) bao gồm: - Mua kỳ hạn - Bán kỳ hạn 161
- 4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT 4.5.3. Giao dịch quyền chọn: chọn mua, chọn bán Giao dịch quyền chọn là các giao dịch giữ hai bên: người mua và người bán, trong đó, người mua mua của người bán không phải là một món hàng mà là một cái quyền, tức là quyền mua hay quyền bán một món hàng hoặc một tài sản nào đó theo mức giá • Quyền chọn mua (Call Option) là chọn để mua một HH, SP hay tài sản theo một giá cố định – gọi là giá ước định. • Quyền chọn bán (Put Option) là sự tự chọn bán mộ HH, DV hay một tài sản nào đó trong tương lai. 162
- 4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT 4.5.4. Nghiệp vụ tự bảo hiểm (Hedging) Là biện pháp kỹ thuật thường được các nhà buôn bán nguyên liệu, nhà sản xuất tự bảo vệ trước những rủi ro do biến động giá làm thiệt hại đến lãi dự tính bằng cách lợi dụng giao dịch khống tại sản giao dịch điện tử. 163
- 4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT 4.5.5. Đấu giá điện tử a. Khái niệm: Là phương thức bán hàng đặc biệt được diễn ra trực tuyến trên mạng internet của một trang mạng (website) của sàn giao dịch điện tử, tại đó sau khi xem trước hàng hóa, dịch vụ, người mua tự do cạnh tranh trả giá và hàng hóa sẽ được bán cho người nào trả giá cao nhất. b. Đặc điểm của đấu giá điện tử: - Đối tượng đấu giá là loại hàng hóa, dịch vụ khan hiếm - Cạnh tranh giữa người mua giá cả hàng hóa có xu hướng tăng dần - Giao dịch và tương tác giữa người mua và người bán thông qua sở giao dịch ảo. - Thị trường ảo với hàng hóa, dịch vụ và người giao dịch ảo 164
- 4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT c. Điều kiện đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật để thực hiện cuộc đấu giá trực tuyến - Đảm bảo tính an toàn, bảo mật về tài khoản truy cập và toàn vẹn dữ liệu, việc tham gia trả giá, giá đã trả và các thông tin về người tham gia đấu giá; - Ghi nhận và lưu trữ tất cả mức giá được trả trong cuộc đấu giá, việc rút lại giá đã trả và những thông tin cần thiết khác trong quá trình diễn ra cuộc đấu giá trực tuyến; - Hiển thị công khai, trung thực giá trả của người tham gia đấu giá; trích xuất được lịch sử việc trả giá trên hệ thống đấu giá trực tuyến; - Hiển thị mức giá cao nhất được hệ thống đấu giá trực tuyến ghi nhận 30 giây một lần để những người tham gia đấu giá có thể xem được. 165
- 4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT d. Các mô hình đấu giá trực tuyến: Mô hình (1) là các tổ chức thương mại thành lập trang thông tin điện tử có hình thức đấu giá trực tuyến để người có tài sản, người mua tài sản thực hiện việc mua bán tài sản trên đó (như các trang web đấu giá eBay, amazone…). Với mô hình này, chủ trang thông tin điện tử có hình thức đấu giá không trực tiếp bán hàng của mình mà chỉ giúp các thành viên, doanh nghiệp (người có tài sản) liệt kê và trưng bày tài sản của họ, để các thành viên khác (người mua) xem, tham gia đấu giá tài sản đó và thực hiện việc thanh toán. Việc công bố thông tin, chất lượng, giá bán của tài sản hoàn toàn do người có tài sản tự thực hiện, đăng tải trên mạng. 166
- 4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT d. Các mô hình đấu giá trực tuyến: Mô hình (3) là tổ chức đấu giá tài sản tự thành lập trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của mình và tổ chức việc đấu giá tài sản trên trang thông tin đó. Theo mô hình này, các tổ chức đấu giá tài sản thành lập trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của mình để tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức trực tuyến trên cơ sở hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với người có tài sản. Đối với các tổ chức đấu giá tài sản không thể thành lập trang tin điện tử đấu giá trực tuyến thì có thể ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản có trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để thuê cơ sở hạ tầng đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá. 167
- 4. 5. Các phương thức giao dịch tại sàn GDTMĐT d. Các mô hình đấu giá trực tuyến: Mô hình (2) là Nhà nước giao cho một doanh nghiệp nhà nước đứng ra thành lập trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để bán đấu giá tất cả các tài sản công hoặc tài sản khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. Điển hình thành công của mô hình này Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO). KAMCO được Chính phủ Hàn Quốc cho phép thực hiện bán đấu giá tài sản công thông qua hệ thống đấu giá trực tuyến (có thu lệ phí tham gia) để thu hồi tiền về ngân sách. Từ sự thành công của hệ thống đấu giá trực tuyến của KACOM, tháng 10-2014, hình thức đấu giá tài sản công truyền thống đối với tài sản công đã bị hủy bỏ, chuyển 100% các cuộc đấu giá sang hình thức trực tuyến do KAMCO thực hiện. 168
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Hợp đồng thương mại điện tử - ThS. Nguyễn Thị Khánh Chi
121 p | 495 | 97
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 1 - ThS. Thái Kim Phụng
35 p | 224 | 47
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Bài 10: An ninh trong thương mại điện tử
49 p | 260 | 38
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 2: Mô hình thương mại điện tử
29 p | 288 | 35
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
24 p | 228 | 21
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử
27 p | 203 | 8
-
Bài giảng Thương mại điện tử cách tiếp cận quản lý: Chương 3 - Lê Văn Huy
42 p | 16 | 4
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
38 p | 9 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
26 p | 6 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
15 p | 6 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử cách tiếp cận quản lý: Chương 6 - Lê Văn Huy
59 p | 14 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử cách tiếp cận quản lý: Chương 5 - Lê Văn Huy
39 p | 9 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử cách tiếp cận quản lý: Chương 4 - Lê Văn Huy
48 p | 11 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử cách tiếp cận quản lý: Chương 1 - Lê Văn Huy
47 p | 11 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
16 p | 10 | 2
-
Bài giảng Thương mại điện tử cách tiếp cận quản lý: Chương 2 - Lê Văn Huy
26 p | 9 | 2
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
35 p | 8 | 2
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 5 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
18 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn