Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 4: Chương trình bảng tính
lượt xem 9
download
"Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 4: Chương trình bảng tính" gồm 6 bài học với các nội dung làm quen với Excel; làm việc với ô, hàng, cột trang tính; định dạng trang tính; làm việc với biểu đồ; thực hiện các tính toán; in trang tính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 4: Chương trình bảng tính
- TOPICA THCN-ver 0.1 TIN HỌC CƠ BẢN Chương 4 CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH Chương này bao gồm • Bài 1: Làm quen với excel • Bài 2: Làm việc với ô, hàng, cột trang tính • Bài 3: Định dạng trang tính • Bài 4: Làm việc với biểu đồ • Bài 5: Thực hiện các tính toán • Bài 5: In trang tính Copyright © 2006 Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về quản lý Phòng 312, nhà A17, số 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội. 1
- 1 THCN-ver 0.1 TOPICA LÀM QUEN VỚI EXCEL Bài • Khởi động Excel • Thám hiểm cửa sổ Ex- cel • Giới thiệu về sổ tính và trang tính • Mở một hoặc nhiều sổ tính • Tạo sổ tính mới • Lưu sổ tính và thoát khỏi Excel Microsoft Excel là một chương trình bảng tính cho phép bạn tổ chức, định dạng và tính toán dữ liệu số. Excel hiển thị dữ liệu theo dạng thức hàng-và-cột, với đường đứt quãng ngăn giữa các hàng và cột, tương tự như các sổ cái kế toán hay giấy đồ thị. Kết quả là Excel rất phù hợp để làm việc với dữ liệu số đối với kế toán, nghiên cứu khoa học, ghi dữ liệu thống kê, và nhiều tình huống khác mà việc tổ chức dữ liệu dưới dạng thức như bảng có thể có ích. Giáo viên thường ghi thông tin điểm của học viên trong Excel, và người quản lí thường cất danh sách dữ liệu - như bản ghi kho hay bản ghi nhân viên - trong Excel. Bài học này giúp bạn làm quen với Excel thông qua một số thao tác cơ bản như khởi động Excel, tạo sổ tính mới và lưu sổ tính vào đĩa cứng. Mục tiêu Kết thúc bài học này bạn có thể • Nắm được các khái niệm cơ bản về Excel: Cửa sổ làm việc, sổ tính và trang tính. • Khởi động Excel, tạo một sổ tính mới rồi lưu sổ tính vào đĩa cứng. 2
- TOPICA THCN-ver 0.1 Nội dung 1.1 KHỞI ĐỘNG Để khởi động Excel, bạn có thể thực hiện theo một trong hai cách sau CHƯƠNG TRÌNH EXCEL Cách 1: Từ nút START của Windows Nhấp chuột vào nút Start, chọn Programs, chọn Microsoft Office, chọn Microsoft Office Excel 2003. Cách 2: Sử dụng biểu tượng lối tắt Excel trên màn hình nền của Windows. Nhấp đúp chuột vào biểu tượng lối tắt Microsoft Office Excel 2003 trên màn hình nền. Sau khi khởi động, của sổ chương trình Excel xuất hiện như dưới đây: 1.2 THÁM HIỂM CỬA SỔ EXCEL Giao diện của chương trình bảng tính Excel có các thành phần chính như minh họa dưới đây: 3
- THCN-ver 0.1 TOPICA Giải thích các thành phần trong cửa sổ Excel • Thanh tiêu đề: Cho biết tên chương trình ứng dụng, tên của tệp tin đang được mở. • Thanh công cụ: Cung cấp các nút lệnh cho phép thao tác nhanh với bảng tính thông qua thao tác nhấp chuột vào các nút lệnh này. • Thanh công thức: Hiển thị địa chỉ ô dữ liệu, nội dung ô dữ liệu, cho phép nhập và chỉnh sửa nội dung dữ liệu cũng như công thức chứa trong ô hiện tại. • Thanh cuộn ngang/dọc: Cho phép hiển thị các nội dung bị che khuất. • Vùng trang tính: Là nơi chứa dữ liệu của trang tính. • Thanh trạng thái: Hiển thị thông tin về bảng tính, về trạng thái soạn thảo, kết quả cộng đơn giản… • Thẻ trang tính: Cho bạn biết đang làm việc với trang tính nào và cho phép bạn di chuyển giữa các trang tính. 1.3 KHÁI NIỆM VỀ SỔ TÍNH VÀ TRANG TÍNH Sau khi khởi động chương trình Excel, chúng ta có một sổ tính (workbook). Trong sổ tính có nhiều trang tính (worksheet). Một sổ tính có thể chứa tối đa 255 trang tính. Mỗi trang tính gồm 256 cột được đánh chỉ số theo vần chữ cái A,B,C..Z, AA , AB, AC…và 65536 hàng được đánh số từ 1, 2, 3, …, 65536. Dưới đây là hình minh họa cách đánh chỉ số hàng, cột trong Excel: 4
- TOPICA THCN-ver 0.1 Theo mặc định mỗi lần tạo sổ tính mới, Excel tạo ra 3 trang tính và đặt tên là Sheet1, Sheet2, Sheet3, sau này bạn có thể chèn thêm các trang mới và chúng được đặt tên tăng dần là sheet4, sheet5,… Hình minh họa các trang tính Sheet1, Sheet2, Sheet3 • Ô – Cell Ô của trang tính là giao của một cột và một hàng. Ô trên trang tính có địa chỉ viết theo trật tự xác định gồm chữ cái tên cột đứng trước và số thứ tự hàng đứng sau. Ví dụ địa chỉ ô đầu tiên là A1 và địa chỉ của ô cuối cùng trên bảng tính là IV65536. Địa chỉ ô A1 1.4 MỞ MỘT HOẶC NHIỀU SỔ TÍNH Mở một sổ tính 1) Nhấp chuột vào biểu tượng OPEN hoặc mở thực FILE, chọn lệnh OPEN. Hộp thoại Open xuất hiện. 2) Chọn thư mục chứa sổ tính cần mở thông qua ô Look in. 3) Chọn sổ tính cần mở rồi nhấp Open, hoặc: Nhấp đúp chuột vào tên bảng tính cần mở. 5
- THCN-ver 0.1 TOPICA Mở nhiều sổ tính cùng lúc 4) Nhấp chuột vào biểu tượng OPEN hoặc mở thực FILE, chọn lệnh OPEN. Hộp thoại Open xuất hiện. 5) Chọn thư mục chứa các sổ tính cần mở thông qua ô Look in. 6) Nhấp chuột vào sổ tính đầu tiên, ấn và giữ phím Ctrl. 7) Nhấp chuột vào các sổ tính cần mở. 8) Nhấp nút Open. Chú ý: Để mở nhiều bảng tính liên tiếp nhau, thay vì ấn phím Ctrl sau khi chọn bảng tính đầu tiên, bạn ấn, giữ phím Shift rồi nhấp chuột vào bảng tính cuối cùng trong dãy các bảng tính cần mở rồi nhấp nút Open. 1.5 TẠO SỔ TÍNH MỚI Tạo sổ tính mới theo mẫu khuôn mặc định Bạn nhấp chuột vào biểu tượng NEW trên thanh công cụ chuẩn hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + N. Tạo sổ tính mới theo khuôn mẫu lựa chọn Khuôn mẫu sổ tính: Thông thường, khi làm việc với các sổ tính, bạn muốn sử dụng cùng một cách trình bày dữ liệu hay cấu trúc của bảng tính. Mỗi khi tạo một sổ tính mới, bạn có thể vẽ lại từ đầu hoặc sử dụng từ một khuôn mẫu sổ tính đã có sẵn. Các khuôn mẫu sổ tính được lưu với phần mở rộng là .xlt và khi chúng được sử dụng để tạo ra sổ tính mới, một bản sao của bảng gốc được tạo ra. Cấu trúc và định dạng của bảng gốc vẫn được giữ nguyên. Để tạo khuôn mẫu sổ tính, trước tiên bạn cần tạo mới một sổ tính chứa tất cả các thành phần định dạng, sau đó lưu lại dưới dạng tệp tin .xlt. Bạn thực hiện các bước sau để mở một số tính mới theo khuôn mẫu sẵn có: 1) Mở thực đơn FILE, chọn lệnh NEW. 6
- TOPICA THCN-ver 0.1 Ô New Templates xuất hiện bên phía phải cửa sổ Excel. 2) Trong phần Templates, chọn On my computer. Hộp thoại Templates xuất hiện. 3) Nhấp chuột vào khuôn mẫu rồi nhấp nút OK. 1.6 LƯU SỔ TÍNH VÀ THOÁT KHỎI Lưu sổ tính EXCEL Bạn thực hiện các bước sau đây để lưu sổ tính: 1) Nhấp chuột vào biểu tượng SAVE trên thanh công cụ chuẩn hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + S Hộp thoại Save as xuất hiện. 2) Nhấp vào ô Save in để chọn thư mục sẽ lưu sổ tính (mặc định là thư mục 7
- THCN-ver 0.1 TOPICA My Document). 3) Nhập tên sổ tính vào ô File name. 4) Nhấp nút Save hoặc ấn phím Enter để ghi sổ tính. Đóng sổ tính Để đóng sổ tính sau khi làm việc, bạn mở thực đơn FILE, chọn lệnh CLOSE hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + W. Chú ý: Nếu bạn chưa lưu sổ tính và chọn chức năng này, chương trình Excel sẽ hiển thị thông báo nhắc bạn lưu sổ tính. • Chọn Yes: Sẽ xuất hiện hộp thoại Save as để bạn đặt tên cho sổ tính (hoặc tự động lưu thêm nội dung vào sổ tính đã được đặt tên) sau đó Excel sẽ đóng sổ tính lại. • Chọn No: Excel sẽ không lưu các sửa đổi mà bạn vừa thực hiện, sau đó đóng sổ tính đang làm việc. • Chọn Cancel: Hủy bỏ hộp thoại này, tiếp tục quay về làm việc với sổ tính. 8
- TOPICA THCN-ver 0.1 TỔNG KẾT BÀI Trong bài học này bạn đã học các nội dung: • Khởi động Excel • Thám hiểm cửa sổ Excel • Khái niệm về sổ tính và trang tính • Mở một hoặc nhiều sổ tính đã có • Tạo sổ tính mới • Lưu sổ tính và thoát khỏi Excel CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Ô (cell) trong Excel là gì? 2. Một sổ tính hỗ trợ tối đa bao nhiêu trang tính? 3. Số trang tính mặc định trong một sổ tính là bao nhiêu? 4. Địa chỉ của ô giao điểm giữa hàng thứ hai và cột thứ hai là gì? 5. Mở chương trình Excel rồi tạo ba sổ tính mới và đặt tên cho các sổ tính này là BAITAP1.xls, BAITAP2.xls, BAITAP3.xls. Đóng chương trình Excel. 9
- 2 THCN-ver 0.1 TOPICA LÀM VIỆC VỚI Ô, HÀNG, CỘT, Bài TRANG TÍNH • Trang hiện hành và ô hiện hành • Các loại con trỏ • Nhập dữ liệu vào ô • Các thao tác chọn • Thêm, xoá hàng, cột • Thay đổi kích thước hàng, cột • Chèn, xoá ô, hàng, cột • Giấu và bỏ giấu hàng cột • Cố định và bỏ cố định hàng/cột tiêu đề Khi làm việc với Excel, bạn nhập dữ liệu (dạng số, dạng văn bản, dạng ngày tháng) vào ô. Nếu kích thước ô không hiển thị hết nội dung của dữ liệu, bạn phải tăng độ rộng/chiều cao ô. Nếu bạn cần tạo một bảng biểu mới, bạn thường thêm một trang tính mới; Bạn cũng có thể thêm một cột để chèn thông tin vào bảng hoặc xóa một dòng thông tin không cần thiết. Như vậy, trong quá trình làm việc với Excel bạn luôn phải thực hiện các thao tác đối với trang tính, hàng, cột và ô. Bài học này sẽ hướng dẫn bạn các thao tác cơ bản đó để bạn có thể tạo một bảng biểu phù hợp với nội dung cần thể hiện. Mục tiêu Kết thúc bài học này bạn có thể • Thành thạo các thao tác đối với bảng tính, hàng, cột và ô. • Nhập các loại dữ liệu vào ô • Tìm kiếm và thay thế dữ liệu • Sắp xếp dữ liệu theo tiêu chí bạn đề ra. 10
- TOPICA THCN-ver 0.1 Nội dung 2.1 Ô HIỆN HÀNH, TRANG HIỆN Trang hiện hành HÀNH Trên sổ tính đang làm việc, tại một thời điểm bạn chỉ có thể thao tác với các ô trên một trang tính, trang này được gọi là trang hiện hành. Sheet1 là trang tính hiện hành. Để chuyển tới trang tính khác, bạn chỉ việc thực hiện một thao tác rất đơn giản là nhấp chuột vào tên của trang tính đó. Ô hiện hành Trên trang hiện hành, tại một thời điểm bạn chỉ có thể làm việc với một ô, ô đó được gọi là ô hiện hành. Ô A1 là ô hiện hành. 2.2 CÁC LOẠI CON TRỎ Trên trang hiện hành bạn sẽ thấy các loại con trỏ sau: • Con trỏ ô: xác định ô nào là ô hiện hành trên trang. Một đường bao đậm sẽ xuất hiện xung quanh ô hiện hành. • Con trỏ soạn thảo: Có hình dạng thanh đứng màu đen, nhấp nháy, xác định vị trí nhập dữ liệu cho ô. 11
- THCN-ver 0.1 TOPICA 2.3 NHẬP DỮ LIỆU VÀO Ô Các phím thường dùng • Con trỏ chuột: thay đổi hình dạng tùy thuộc từng vị trí của nó trên bảng tính. • Phím Tab: di chuyển con trỏ ô sang phải một cột. • Phím Enter: di chuyển con trỏ ô xuống dòng dưới và kết thúc việc nhập/sửa dữ liệu. • Các phím mũi tên ←↑→↓: di chuyển con trỏ ô sang trái, lên trên, sang phải và xuống dưới một cột/hàng. • Ctrl + Home: di chuyển con trỏ ô về ngay ô A1. Nhập dữ liệu • Di chuyển con trỏ ô đến ô cần nhập dữ liệu. • Nhập vào dữ liệu từ bàn phím, sử dụng các phím Backspace và Delete để xóa kí tự. Sử dụng phím Home/End để di chuyển nhanh đến hàng cần nhập. • Nhấn phím ESC nếu muốn kết thúc nhập nhưng không lấy dữ liệu đã nhập. Nhấn Enter để đưa dữ liệu vừa nhập cho ô và kết thúc nhập. Chỉnh sửa dữ liệu Để chỉnh sửa dữ liệu trong ô sau khi nhập, bạn thực hiện như sau: • Di chuyển con trỏ ô đến ô cần sửa dữ liệu rồi ấn phím F2 hoặc • Nhấp đúp chuột trái vào ô cần sửa. • Chỉnh sửa dữ liệu • Nhấn Enter để kết thúc chỉnh sửa . Chú ý: Để xóa dữ liệu trong ô, bạn chọn ô cần xóa dữ liệu rồi ấn phím Delete trên bàn phím. Nhập dữ liệu kiểu số Dữ liệu kiểu số được tạo bởi các kí tự chữ số: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 và một số kí tự khác: + - ( ), / $ % . E e. Ví dụ: 789, -789, 7.89, 7.89E+08 12
- TOPICA THCN-ver 0.1 Nếu muốn nhập số âm, bạn đánh dấu "-" trước số đó hoặc nhập số vào giữa cặp ngoặc đơn (). Để nhập số có phần thập phân, bạn sử dụng dấu "." để ngăn cách phần nguyên với phần thập phân. Nhập dữ liệu kiểu ngày tháng Dữ liệu ngày tháng trong Excel được xem là kiểu số. Kiểu viết ngày tháng được hệ điều hành quy định trong mục Regional Settings trong cửa sổ Control Panel. Thông thường là nhập theo khuân mẫu dạng: tháng - ngày - năm. Ví dụ: Nếu bạn nhập vào ô nội dung 22-06-06 rồi nhấp Enter thì kết quả xuất hiện trong ô là 22- 06-06, đây không phải là trị kiểu số (do bạn gõ không đúng kiểu viết ngày tháng). Nếu bạn nhập vào ô nội dung 06-22-06 rồi nhấp Enter thì kết quả xuất hiện trong ô là 6/22/06, đây là giá trị kiểu số (do bạn gõ đúng kiểu viết ngày tháng). Excel tự động điều chỉnh số chữ số để hiển thị hết dữ liệu trong một ô. Nhưng nếu một ô đã cố định độ rộng làm cho dữ liệu số không thể hiển thị được hết thì bạn sẽ nhìn thấy dạng thông báo "#######". Chú ý: • Giá trị của dữ liệu số sau khi nhập là không thay đổi khi chúng ta thay đổi lại khuôn dạng hiển thị dữ liệu trên màn hình. • Khi nhập dữ liệu kiểu số, mặc định dữ liệu sẽ được căn lề phải ô dữ liệu. Nhập dữ liệu kiểu văn bản Dữ liệu kiểu văn bản được tạo bởi các kí tự chữ, số hoặc khoảng trống. Ví dụ: • 10A109: là dữ liệu kiểu văn bản vì có kí tự A. • 207 128: là dữ liệu kiểu văn bản vì có kí tự trắng (dấu cách). Khi số kí tự nhập vào lớn hơn độ rộng của của ô và ô bên phải còn trống thì Excel tiếp tục hiển thị phần kí tự còn lại của ô đó sang bên phải. Khi số kí tự nhập vượt quá độ dài của ô và ô bên phải đã có dữ liệu thì Excel che dấu các kí tự vượt quá ô. Điều này không làm ảnh hưởng đến giá trị đã nhập của ô. 13
- THCN-ver 0.1 TOPICA 2.4 CÁC THAO Chọn ô TÁC CHỌN Để nhập dãy số theo kiểu văn bản, ví dụ nhập vào dãy số chứng minh nhân dân của một người, chúng ta nhập kí tự đầu tiên là kí tự ép kiểu, gồm: kí tự nháy đơn ( ' ), kí tự nháy kép ("). Sau khi nhập, dữ liệu của ô không chứa kí tự ép kiểu. • Chọn một ô: Để chọn một ô, bạn nhấp chuột vào ô cần chọn hoặc di chuyển con trỏ ô đến ô đó. • Chọn vùng ô liên tục hình chữ nhật Bạn thực hiện theo các bước sau: 1) Nhấp chuột vào ô trên cùng bên trái của vùng cần chọn. 2) Ấn và giữ phím Shift rồi kích chuột vào ô dưới cùng bên phải. 3) Nhả phím Shift để kết thúc việc chọn. Chú ý: 1) Bạn có thể nhanh chóng thay đổi vùng chọn bằng cách nhấp chuột thay đổi ô dưới cùng bên phải mà bạn không cần phải làm lại từ đầu. 2) Nếu bạn quen dùng chuột bạn thực hiện thao tác này như sau: nhấp chuột vào ô đầu tiên trong vùng cần chọn, giữ phím chuột rồi kéo di theo đường tréo của vùng cần chọn, kết thúc bạn nhả phím chuột. 3) Địa chỉ của vùng chọn sẽ được hiển thị theo khuân dạng: Địa chỉ ô đầu:Địa chỉ ô cuối. Ví dụ vùng ô ở hình dưới đây là: B1:D4. Chọn vùng ô theo hình chữ nhật. • Chọn vùng ô rời rạc Bạn thực hiện theo các bước sau: 1) Chọn ô hoặc vùng ô liên tiếp theo hình chữ nhật. 2) Ấn và giữ phím Ctrl trong khi chọn một ô hoặc vùng ô liên tục tiếp theo. 3) Nhả phím Ctrl khi kết thúc. 14
- TOPICA THCN-ver 0.1 Chọn vùng ô rời rạc. Chọn cột • Chọn một cột: bạn nhấp chuột vào tên của cột cần chọn trên đường viền ngang. • Chọn dãy cột liên tục: 1) Nhấp vào tên cột đầu tiên trong dãy cột cần chọn. 2) Ấn và giữ phím Shift rồi nhấp vào tên cột cuối cùng của dãy. 3) Thả phím Shift khi kết thúc. • Chọn dãy cột rời rạc 1) Chọn cột hoặc dãy cột liền nhau. 2) Ấn và giữ phím Ctrl trong khi bạn nhấp chọn cột hoặc dãy cột tiếp theo. 3) Thả phím Ctrl khi kết thúc. Dãy cột chọn rời rạc A, C:D, F. Chọn hàng • Chọn một hàng: Nhấp chuột vào số thứ tự dòng có trên đường viền dọc. • Chọn dãy dòng liền kề nhau 1) Nhấp chuột vào số thứ tự dòng đầu tiên (trên cùng hoặc dưới cùng của dãy) trên đường viền dọc. 2) Giữ và ấn phím Shift và nhấp vào số thứ tự dòng sau cùng của dãy. 3) Thả phím Shift khi kết thúc. • Chọn dãy hàng rời rạc 1) Chọn một hàng hoặc dãy hàng liên tục. 15
- THCN-ver 0.1 TOPICA 2) Ấn và giữ phím Ctrl trong khi nhấp chọn hàng hoặc dãy hàng tiếp theo. 3) Kết thúc thả phím Ctrl. Chọn dãy hàng rời rạc 2,4:6, 9. 2.5 THÊM, XÓA Ô, Chọn toàn bộ bảng tính HÀNG, CỘT Bạn có thể thực hiện theo một trong hai cách sau: • Nhấp chuột vào nút giao nhau của đường viền ngang và đường viền dọc. • Bấm tổ hợp phím Ctrl + A. Thêm hàng Bạn thực hiện các bước sau để thêm hàng: 1) Chọn số hàng bạn cần thêm. 2) Mở thực đơn Insert, chọn Rows (hoặc nhấp chuột phải vào các hàng bạn vừa chọn rồi chọn lệnh Insert từ hộp lệnh thả xuống). Xóa hàng 16
- TOPICA THCN-ver 0.1 Bạn thực hiện các bước sau để xóa hàng: 1) Chọn các hàng cần xóa. 2) Mở thực đơn Edit, chọn Delete (hoặc nhấp chuột phải vào các hàng bạn vừa chọn rồi chọn lệnh Delete từ hộp lệnh thả xuống). Thêm cột Bạn thực hiện các bước sau để thêm cột: 1) Chọn số cột bạn cần thêm. 2) Mở thực đơn Insert, chọn Columns (hoặc nhấp chuột phải vào các cột bạn vừa chọn rồi chọn lệnh Insert từ hộp lệnh thả xuống). Xóa cột Bạn thực hiện các bước sau để xóa cột: 1) Chọn các cột cần xóa. 2) Mở thực đơn Edit, chọn Delete (hoặc nhấp chuột phải vào các cột bạn vừa chọn rồi chọn lệnh Delete từ hộp lệnh thả xuống). Thêm ô/vùng ô Bạn thực hiện các bước sau để thêm ô hoặc một vùng ô: 1) Chọn ô hoặc vùng ô cần thêm. 2) Mở thực đơn Insert và chọn Cells (hoặc nhấp chuột phải vào ô hoặc vùng ô vừa chọn và chọn lệnh Insert trong hộp lệnh thả xuống). Hộp thoại Insert xuất hiện. 3) Chọn mục phù hợp rồi nhấp OK. Giải thích các mục trong hộp thoại Insert: 17
- THCN-ver 0.1 TOPICA • Shift cells right: Chèn ô hoặc vùng ô trống và đẩy các ô bên phải vị trí chèn sang bên phải. • Shift cells down: Chèn ô hoặc vùng ô trống và đẩy các ô nằm dưới vị trí chèn xuống dưới. • Entire row: Chèn dòng trống và đẩy các dòng từ vị trí chèn xuống dưới. • Entire column: Chèn cột trống và đẩy các cột từ vị trí chèn sang phải. Xóa ô/vùng ô Bạn thực hiện các bước sau để xóa ô hoặc một vùng ô: 1) Chọn ô hoặc vùng ô cần xóa. 2) Mở thực đơn Insert và chọn Delete (hoặc nhấp chuột phải vào ô hoặc vùng ô vừa chọn và chọn lệnh Delete trong hộp lệnh thả xuống). Hộp thoại Delete xuất hiện. 3) Chọn mục phù hợp rồi nhấp OK. Giải thích các mục trong hộp thoại Delete: • Shift cells left: Xóa ô hoặc vùng ô và đẩy các ô bên phải vị trí xóa sang bên trái. • Shift cells up: Xóa ô hoặc vùng ô và đẩy các ô nằm dưới vị trí xóa lên trên. • Entire row: Xóa cả dòng và đẩy các dòng từ vị trí xóa lên trên. • Entire column: Xóa cả cột và đẩy các cột từ vị trí xóa sang trái. 2.6 THAY ĐỔI KÍCH THƯỚC Chiều rộng cột được đặc trưng bởi cạnh trái và cạnh phải. Chiều cao hàng được đặc trưng bởi mép trên và mép dưới. 18
- TOPICA THCN-ver 0.1 Co giãn kích thước cột Bạn thực hiện các bước sau để có giãn kích thước cột: 1) Di chuyển con trỏ vào cạnh phải tiêu đề cột sao cho con trỏ chuột biến thành mũi tên hai chiều. 2) Nhấn và giữ phím chuột rồi kéo di sang phải hoặc trái để tăng hoặc giảm kích thước của cột. Tăng hoặc giảm độ rộng nhiều cột cùng lúc 1) Chọn dãy các cột cần phải co, giãn kích thước. 2) Di con trỏ chuột vào cạnh phải của một cột trong vùng chọn sao cho con trỏ chuột biến thành mũi tên hai chiều. 3) Nhấn và di chuột sang phải hoặc trái để tăng hoặc giảm độ rộng các cột. Đặt độ rộng bằng nhau cho nhiều cột Bạn làm theo các bước sau để đặt độ rộng bằng nhau cho nhiều cột: 1) Chọn các cột cần đặt độ rộng bằng nhau. 2) Mở thực đơn Format, chọn Column, chọn Width Hộp thoại Column Width xuất hiện. 3) Nhập kích thước cột vào ô Column width và nhấp nút OK để kết thúc. Thay đổi chiều cao hàng Bạn thực hiện các bước sau để thay đổi chiều cao một hàng/nhiều hàng 1) Chọn hàng hoặc các hàng muốn thay đổi. 2) Di chuyển con trỏ chuột đến mép dưới của một hàng. 3) Nhấn và kéo di chuột lên trên hoặc xuống dưới để thay đổi chiều cao hàng. Đặt chiều cao bằng nhau cho nhiều hàng Bạn làm theo các bước sau để đặt chiều cao bằng nhau cho nhiều hàng: 1) Chọn các hàng cần đặt chiều cao bằng nhau. 2) Mở thực đơn Format, chọn Row, chọn Height Hộp thoại Row Height xuất hiện. 19
- THCN-ver 0.1 TOPICA 2.7 GIẤU VÀ BỎ GIẤU HÀNG/ CỘT 3) Nhập chiều cao cho hàng trong ô Row height, nhấp OK để kết thúc. Giấu hàng 1) Chọn hàng (hoặc dãy hàng) cần giấu. 2) Mở thực đơn Format, chọn Row rồi chọn Hide (hoặc nhấp chuột phải vào vùng hàng vừa chọn rồi chọn lệnh Hide từ hộp lệnh thả xuống). Hiện hàng bị giấu 1) Chọn vùng các hàng trong đó có chứa các hàng bị ẩn (ở ví dụ trên bạn phải chọn khoảng hàng từ 1:5 vì các hàng 2:4 đã bị ẩn). 2) Mở thực đơn Format, chọn Row rồi chọn Unhide (hoặc nhấp phải chuột vào vùng hàng vừa chọn rồi chọn lệnh Unhide từ hộp lệnh thả xuống). Giấu cột 1) Chọn cột (hoặc dãy cột) cần giấu. 2) Mở thực đơn Format, chọn Column rồi chọn Hide (hoặc nhấp phải chuột vào vùng cột vừa chọn rồi chọn lệnh Hide từ hộp lệnh thả xuống). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài Giảng Tin học cơ bản - ThS. Đào Anh Vũ
399 p | 345 | 90
-
Bài giảng Tin học cơ bản: Modul 1 - Võ Minh Đức
136 p | 286 | 48
-
Bài giảng Tin học cơ bản: Chuyên đề - Mạng máy tính (Chương 1: Mạng máy tính và khai thác thông tin trên mạng LAN)
39 p | 283 | 31
-
Bài giảng Tin học cơ bản: Modul 2 - Võ Minh Đức
43 p | 202 | 19
-
Bài giảng Tin học cơ bản: Modul 3 - Võ Minh Đức
23 p | 192 | 19
-
Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 1: Sử dụng máy tính
42 p | 75 | 11
-
Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 6: Intenet và World wide web
55 p | 57 | 11
-
Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 3: Chương trình soạn thảo văn bản
52 p | 71 | 10
-
Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn
35 p | 54 | 8
-
Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 2: Cơ sở về máy tính
30 p | 56 | 8
-
Bài giảng Tin học cơ bản: Chương 3 - Nguyễn Quỳnh Diệp
17 p | 31 | 6
-
Bài giảng Tin học cơ bản: Chương 2 - Nguyễn Quỳnh Diệp
51 p | 43 | 4
-
Bài giảng Tin học cơ bản 1: Chương 1.1 - ThS. Mai Ngọc Tuấn
61 p | 15 | 4
-
Bài giảng Tin học cơ bản 1: Chương 1.4 - ThS. Mai Ngọc Tuấn
12 p | 9 | 4
-
Bài giảng Tin học cơ bản 1: Chương 1.3 - ThS. Mai Ngọc Tuấn
4 p | 5 | 3
-
Bài giảng Tin học cơ bản 1: Chương 3 - ThS. Mai Ngọc Tuấn
70 p | 13 | 3
-
Bài giảng Tin học cơ bản 1: Chương 2.2 - ThS. Mai Ngọc Tuấn
5 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn