intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tin học ứng dụng dược - Trường ĐH Võ Trường Toản

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tin học ứng dụng dược được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo để nghiên cứu từ các nguồn cung cấp thông tin tin cậy; sử dụng được phần mềm để vẽ cấu trúc phân tử, công thức hóa học, chuỗi phản ứng hóa học; sử dụng được các phần mềm thống kê y học nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tin học ứng dụng dược - Trường ĐH Võ Trường Toản

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA DƢỢC  BÀI GIẢNG MÔN HỌC TIN HỌC ỨNG DỤNG DƢỢC Giảng viên biên soạn: Đơn vị: KHOA DƢỢC Hậu Giang – Năm 2014 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀI GIẢNG MÔN HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢƠNG TOẢN Tên môn học: Tin học ứng dụng Dược Trình độ: Đại học Số đơn vị học trình: 1 Giờ lý thuyết: 15 tiết Giờ thực hành: 30 tiết Thông tin Giảng viên:  Tên Giảng viên:  Đơn vị: Khoa Dược  Điện thoại:  E-mail: NỘI DUNG BÀI GIẢNG 1. Điều kiện tiên quyết: 2. Mục tiêu môn học: -Trình bày được phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo để nghiên cứu từ các nguồn cung cấp thông tin tin cậy - Sử dụng được phần mềm để vẽ cấu trúc phân tử, công thức hóa học, chuỗi phản ứng hóa học… - Sử dụng được các phần mềm thống kê y học nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu 3. Phƣơng pháp giảng dạy: GV giảng bài, SV ghi chép và thảo luận nhóm 4. Đánh giá môn học: - Điểm giữa kỳ:
  3. + Hình thức: trắc nghiệm + Điểm: 2 - Kết thúc học phần: + Hình thức: trắc nghiệm + Điểm: 8 5. Tài liệu tham khảo: 6. Đề cƣơng môn học: Tên bài học Số tiết Phần lý thuyết LT TH 1 Tìm kiếm và đánh giá thông tin Y Dƣợc 4 2 Phần mềm Chemoffice 4 3 Kiểm định giả thuyết 4 4 Phân tích phƣơng sai 3 Tổng 15 7. Nội dung bài giảng chi tiết MỤC LỤC Trang Bài 1 Tìm kiếm và đánh giá thông tin Y Dược 1 Bài 2 Phần mềm Chemoffice 6 Bài 3 Kiểm định giả thuyết 23 Bài 4 Phân tích phương sai một yếu tố 30
  4. 8. Nội dung bài giảng chi tiết Số Nội dung giảng dạy Nội dung học tập Số tiết buổi của sinh viên 1 Tìm kiếm và đánh giá Ghi chép, lắng nghe và thảo 4 thông tin Y Dược luận 2 Phần mềm Chemoffice Ghi chép, lắng nghe và thảo 4 luận 3 Kiểm định giả thuyết Ghi chép, lắng nghe và thảo 4 luận 4 Phân tích phương sai Ghi chép, lắng nghe và thảo 3 một yếu tố luận
  5. BÀI 1 TÌM KIẾM VÀ ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN Y DƢỢC Mục tiêu học tập 1. Trình bày được các nguồn thông tin Y Dược 2. Tìm kiếm được thông tin Y Dược đáng tin cậy trên internet 3. Đọc và đánh giá được các bài báo cáo khoa học Nội dung Tại sao không dùng google để tìm kiếm? Trong tất cả các công cụ tìm kiếm thông tin trực tuyến hiện có, Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay. Công cụ tìm kiếm Google căn bản được sử dụng trên toàn thế giới để tìm kiếm thông tin, và các chức năng Google đặc biệt như Google Scholar và Google Book Search cũng ngày càng nổi tiếng trong giới học thuật. Bởi tìm kiếm Google cho ra một số lượng kết quả khổng lồ, nhiều người tin rằng Google là cách tốt nhất để tìm ra mọi thứ. Nhưng không phải vậy, một số nguồn thông tin tốt nhất, chất lượng cao nhất không truy cập được bằng Google. Hơn nữa, Google không thẩm định chấtlư ợng. Khi bạn tìm thông tin y khoa bằng Google, một số trang web mà bạn tìm thấy sẽ đáng nghi ngờ hoặc có thể chứa những hiểu lầm nguy hiểm. Điều đó không có nghĩa là bạn nên chấm dứt sử dụng Google. Mà là nên hạn chế việc sử dụng Google vào những việc phù hợp và tìm kiếm thông tin chuyên ngành ở một nơi khác trên mạng. Khi bạn tìm kiếm các tài liệu có nghĩa là bạn đang tìm kiếm 3 loại ấn phẩm: các bài báo, sách và tư liệu xám. Bạn có thể phân biệt chúng bằng cách nhìn một chỉ số đặc biệt của ấn phẩm (thường nằm ở mặt sau của trang bìa). Một tạp chí có mã số ISSN (International Standard Serial Number) Một quyển sách có mã số ISBN (International Standard Book Number). Những ấn phẩm không có số ISSN lẫn số ISBN là tư liệu xám. Trong một số ngành nào đó, như sinh học phân tử, tư liệu xám không quan trọng lắm. Ở các ngành khác, như phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, nó cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, khi xếp hạng (tương đối chính xác) các tạp chí khoa học trên thế giới người ta thường dựa vào các chỉ số “đo” chất lượng khoa học của tạp chí, ví dụ chỉ số ảnh hưởng IF (Impact Factor) và chỉ số H (H-index). “Rất khó đánh giá chất lượng các công trình nghiên cứu
  6. khoa học, vì cộng đồng khoa học vẫn chưa nhất trí một chuẩn mực thống nhất cho tất cả các lĩnh vực nghiên cứu”. Tuy nhiên, hai chỉ số (có quan hệ với nhau) thường được sử dụng để ước định chất lượng của một công trình nghiên cứu khoa học là chỉ số ảnh hưởng và số lần trích dẫn (citation index). A. TÌM KIẾM THÔNG TIN 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Cơ sở dữ liệu thư mục (Database): chứa tài liệu tham khảo đến các bài báo. Ví dụ về cơ sở dữ liệu thư mục là Medline, thường được gọi là Medline/PubMed, do Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ duy trì tại Mỹ nhưng cung cấp miễn phí toàn thế giới. Medline là một trong các nguồn thông tin quan trọng nhất mà bạn có thể sử dụng để tìm tư liệu liên quan đến y học và sức khỏe. Thư mục (catalogues): chứa tài liệu tham khảo đến sách và tư liệu xám là chủ yếu. Thư mục ngày nay thường chủ yếu ở dạng thư mục truy cập công cộng trực tuyến (OPACs- online public-access catalogue), chứa các tài liệu tham khảo đến “tài sản‟ (tài liệu sở hữu) của một thư viện hoặc một nhóm thư viện. Nói cách khác, thư mục tập trung theo vùng địa lý. Tài liệu tham khảo trong OPAC miêu tả các sách và tư liệu xám thuộc sở hữu của thư viện, cũng như các tạp chí mà thư viện đặt mua, tài liệu tham khảo đến một bài báo thường không có. Danh bạ tài liệu tham khảo, thư mục và bài báo tổng quan tư liệu (ref. lists): chứa tài liệu tham khảo đến tất cả các loại ấn phẩm.
  7. Tài liệu xám là các tài liệu này không được xuất bản hoặc phổ biến rộng rãi ngoài cộng đồng cũng như không có mặt trên các kênh phát hành hay bán hàng truyền thống như nhà xuất bản, nhà phát hành Một số loại TLX hay được nhắc đến và sử dụng là:  Báo cáo kỹ thuật, các bài trình bày tại hội thảo, kỷ yếu  Các bộ tiêu chuẩn  Bằng phát minh, sáng chế  Bản tin nội bộ  Văn bản và tài liệu chính phủ  Tiểu luận, luận án luận văn  Bài giảng, bài thuyết trình  Bảng thống kê  Bản thảo của bài báo, sách …  Tờ rời, thư mục, danh mục …  Các ấn phẩm miễn phí khác 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo hay còn gọi là các trích dẫn là những miêu tả ngắn gọn về sách, bài báo và tư liệu khác, cung cấp thông tin về tác giả, xuất bản khi nào và ở đâu. Tài liệu tham khảo cung cấp đầy đủ các chi tiết cần thiết để tìm ra tư liệu. Phân loại: + Cấp 1: Bài báo đăng trong tạp chí, luận văn, kỷ yếu công trình… + Cấp 2: Các bài tóm tắt (abstract), tổng quan (review)… + Cấp 3: Tài liệu kinh điển, sách giáo khoa (Martindale, Dược thư quốc gia,…) Có nhiều nguyên tắc để viết tài liệu trích dẫn, trong hướng dẫn này thống nhất cách viết như sau: 2.1 Nguyên tắc tổng quát khi liệt kê tài liệu tham khảo Viết chung giữa tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh. Trong phần liệt kê tài liệu tham khảo thì xếp theo thứ tự A, B, C,… Như vậy, với tài liệu tiếng Việt thì căn cứ vào họ của tác giả đầu tiên - không phải tên. Nếu bài viết bằng tiếng Anh không dịch sang tiếng Việt: Tên viết theo trình tự HỌ của tác giả thứ nhất trước, theo sau là dấu phẩy rồi đến chữ lót và tên viết tắt, tiếp theo là dấu chấm. Những tác giả còn lại thì ghi tên và chữ lót trước (viết tắt có dầu chấm theo sau) và viết nguyên họ. Đối với tác giả là người Việt thì không viết tắt mà viết đầy đủ theo trình tự họ, chũ lót, tên.
  8. Giữa hai tác giả là dấu phẩy, nhưng trước tác giả cuối cùng dùng từ “và” trong tiếng Việt hay từ “and” trong tiếng Anh. 2.2 Nguyên tắc liệt kê tài liệu tham khảo theo loại tài liệu a. Đối với các tài liệu xuất bản trong các tạp chí ra định kỳ Nguyên tắc: Tác giả, năm. Tên bài viết. Tên đầy đủ của tạp chí, quyển / số: trang bài viết. Ví dụ: - Ho, Y.W. and S.S.Y. Nawawi, 1969. Effects of carbon …. Journal of Molecular Biology, 45:567- 575. - Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999. Ương tôm …nước xanh cải tiến. Tạp chí Thủy sản, số 32: 42 – 45. b. Đối với sách Nguyên tắc: Tác giả, năm. Tên sách. Lần xuất bản (chỉ ghi nếu là lần xuất bản thứ hai trở đi). Nhà xuất bản. Nơi xuất bản. Số trang quyển sách. Ví dụ: - Nguyễn Anh Tuấn và Trần Ngọc Hải, 1992. Kỹ thuật nuôi tôm sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 68 trang. - Boyd, C.E., 1995. Bottom soils … Chapman and Hall. New York. 348 pp. c. Đối với tài liệu hội thảo, hội nghị: Nguyên tắc: Tác giả, năm. Tên bài viết. In / Trong: Tên của người chủ biên hay người hiệu đính (chủ biên hay editor(s)). Tên quyển sách. Tên hội nghị, thời gian hội nghị, địa điểm hội nghị. Tên nhà xuất bản. Nơi xuất bản. Trang của bài viết. Lưu ý: Trường hợp không phải là nhà xuất bản mà là tên tạp chí thì ghi tên tạp chí mà không cần ghi nơi xuất bản. Ví dụ: - Benzie, J.A.H., E. Ballment and S. Brusher, 1993. Genetic structure of Penaeus monodon … and allozymes. In: G.A.E. Gall and H. Chen (Editors). Genetics in aquaculture. Proceedings of the Fouth International Symposium, 29 April to 3 May 1991. Wuhan, China. Aquaculture, 111: 89 – 93. - Nguyễn Chu Hồi, Trần Anh Tuấn và Nguyễn Hữu Thọ, 2005. Bước đầu đánh giá nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam. Trong: Đỗ Văn Khương và Nguyễn Chu Hồi (chủ biên). Bảo vệ môi trường
  9. và nguồn lợi thủy sản. Kỷ yếu hội nghị toàn quốc, ngày 14 – 15 tháng 1 năm 2005, Hải Phòng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. Trang 53 – 65. d. Đối với sách có nhiều bài viết với nhiều tác giả hoặc nhóm tác giả và có ngƣời chủ biên Nguyên tắc: Viết giống như bài viết trong hội nghị hay hội thảo Ví dụ: - Shigueno, K., 1992. Shrimp culture industry in Japan. In: Fast A.W. and L.J. Lester (Editors). Marine shrimp culture: Principles and Practices. Elsevier. Amsterdam. 278 pp. e. Trƣờng hợp sách mà tên cơ quan, quốc gia, … nhƣ là tác giả Nguyên tắc: Tên cơ quan viết tắt – chữ in hoa, năm. Tên bài viết / sách. Nhà xuất bản. Nơi xuất bản. Số trang. Ví dụ: - FAO, 1998. Report of the Food and Agriculture organization fisheries mission for Thailand. FAO, Washington D.C. 73 pp. f. Đối với sách chủ biên Nguyên tắc: Tác giả (Hiệu đính hay Editor(s)). Tên quyển sách. Tên nhà xuất bản. Nơi xuất bản. Số trang. Ví dụ: - Loddging, W. (Editor), 1967. Gas effluent analysis. M.Dekker, Inc. New York. 200 pp. g. Trƣờng hợp trích dẫn từ website Nguyên tắc: Tên tác giả, năm. Tên bài viết. Tên website, ngày truy cập (Truy cập ngày… hay Accessed on …) Ví dụ: - Min, K., 1998. Waste pollution in China. http://www..., truy cập ngày 17/3/2008. h. Luận văn, luận án (thesis) Nguyên tắc: Tên tác giả luận văn / luận án, năm. Tên luận văn / luận án. Bậc tốt nghiệp (cao học hay tiến sỹ). Tên trường. Địa danh của trường. Ví dụ: - Tain, F.H.,1999. Impacts of aquaculture extension on small-scale …in Thailand. Master thesis. The University of Michigan. Ann Arbor, Mitchigan.
  10. - Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004. Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi cá lóc bong (Channa micropeltes). Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản. Trường Đại học Cẩn Thơ. Cần Thơ. i. Lƣu ý khác - Trường hợp trích dẫn mà không có bài (trích dẫn qua người thứ hai): trong bài viết cần ghi rõ tác giả và năm xuất bản nhưng phải ghi kèm theo được trích dẫn bởi tác giả nào trong ngoặc đơn. Ở phần tài liệu tham khảo chỉ cần ghi tài liệu của tác giả trích dẫn. Tuy nhiên, cần giới hạn trường hợp này vì như thế bài viết sẽ không hay. Ví dụ: Trích dẫn: … tôm càng xanh được nuôi phổ biến ở ĐBSCL (Nguyễn Việt Thắng, 1988 được trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải, 1999). Trong danh mục tài liệu tham khảo chỉ cần ghi tài liệu của Trần Ngọc Hải, 1999. 2.3 Tìm tài liệu tham khảo Cách 1: tìm thủ công là đi đến thư viện, lướt qua các tạp chí và sách in. Đây không phải là cách nhanh gọn và hiệu quả để tìm kiếm thông tin. Cách 2: tìm từ danh sách các tài liệu tham khảo mà tác giả đã trích dẫn, nó chứa các thông tin về bài báo, sách, chương sách và ấn phẩm khác. Cách 3: tìm kiếm trong các nguồn thông tin kỹ thuật số, là cách tìm tài liệu chủ yếu hiện nay. Các nguồn thông tin kỹ thuật số bao gồm cả các cơ sở dữ liệu thư mục (database) và thư mục thư viện (catalogues), mà thường được sử dụng trực tuyến. 2.4 Xây dựng chuỗi tìm kiếm Chuỗi Boolean  Hầu hết các cơ sở dữ liệu đều cho phép sử dụng các toán tử AND, OR, hoặc NOT (VÀ, HOẶC, hoặc KHÔNG). Đây là các toán tử cho phép bạn mở rộng hoặc giới hạn chế tìm kiếm.  Các toán tử Boolean có thể bẫy bạn! Hãy sử dụng cụm từ đôi khi tìm kiếm, như là EITHER/OR, BOTH/AND, BUT/NOT. Ví dụ 1: "Tôi muốn tìm tất cả tài liệu tham khảo đến các bài báo HOẶC là về suy dinh dưỡng HOẶC là về vi chất dinh dưỡng". Cụm từ tìm kiếm đúng là "suy dinh dƣỡng OR vi chất dinh dƣỡng" Ví dụ 2: "Tôi muốn tìm tất cả tài liệu tham khảo đến các bài báo CẢ về tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng VÀ về vi chất dinh dưỡng". Cụm từ tìm kiếm đúng là "suy dinh dƣỡng AND vi chất dinh dƣỡng"
  11. Ví dụ 3: "Tôi muốn tìm tất cả tài liệu tham khảo đến các bài báo về tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng NHƯNG KHÔNG về vi chất dinh dưỡng". Cụm từ tìm kiếm đúng là "suy dinh dƣỡng NOT vi chất dinh dƣỡng" Chính tả Ở vài hệ thống, như Medline/PubMed có chứa các thông tin cài đặt sẵn về chính tả tiếng Anh và tiếng Mỹ, bạn có thể tìm theo một dạng và tìm được tài liệu tham khảo theo cả hai dạng. Các hệ thống khác không khôn ngoan‟ như vậy nên bạn phải tìm riêng từng paediatrics và pediatrics, gynaecology và gynecology, anaemia và anemia,... Dạng mở, dạng đóng và các dấu câu Luôn luôn nhìn các từ tìm kiếm và tự hỏi xem có còn dạng nào khác không. Ví dụ pre- eclampsia có thể viết là preeclampsia không có dấu nối và Vietnam có thể viết là Viet Nam. Sự kết hợp của HIV và AIDS thường gặp là HIV/AIDS, nhưng cũng có thể là HIV-AIDS. Sự khác nhau về hình thức và dấu câu có thể ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm bạn. Cụm từ Bạn cũng có thể cần đến dấu câu nếu định tìm một cụm từ. Ví dụ, nếu bạn tìm child survival (không có dấu câu) trong Medline, hệ thống sẽ tìm như là bạn gõ child AND survival. Bạn sẽ nhận được tài liệu tham khảo có chứa cả hai từ ở nhan đề, tóm tắt, từ khoá hoặc tiêu đề MeSH. Một số không phải về child survival. Nếu bạn muốn tìm chỉ về chủ đề này, hãy nhập cụm từ trong dấu ngoặc kép: "child survival". Dấu câu trong cụm từ tìm kiếm phức tạp Nếu cụm từ tìm kiếm phức tạp, bạn có thể cần thêm dấu câu quanh cụm từ. Trong Medline, cần dấu ngoặc đơn (). Chúng không giống như dấu ngoặc vuông []. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm hoặc là malnutrition hoặc là micronutrients và tìm hoặc ở Việt Nam hoặc ở Châu Á, chuỗi tìm kiếm nên là: (malnutrition OR micronutrients) AND (Vietnam OR Asia) Dùng ký tự đại diện: “*” Ví dụ: child* đại diện cho child, children, child‟s, children‟s, 2.5 Tìm tài liệu tham khảo tới các bài báo Các cơ sở dữ liệu thƣ mục theo chủ đề  http://www.ncbi.nlm.nih.gov (Medline/PubMed)  http://www.guidelines.gov/index.asp
  12.  http://www.eric.ed.gov (ERIC)  http://www.who.int/hinari (HINARI, truy cập vào CINAHL)  http://www.onlinelibrary.wiley.com/cochranelibrary Cơ sở dữ liệu của các nhà xuất bản  http://www.interscience.wiley.com (Wiley Interscience, bao gồm cả Blackwell)  http://www.springerlink.com (SpringerLink)  http://sciencedirect.com (Elsevier ScienceDirect)  http://www.biomedcentral.com (BioMed Central) Google Scholar: http://scholar.google.com  Google có một công cụ tìm kiếm kiếm học thuật gọi là Google Scholar, giúp bạn tìm trên rất nhiều cơ sở dữ liệu miễn phí, bao gồm cả Medline và cơ sở dữ liệu các nhà xuất bản. Phương pháp này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian.  Nhưng Google Scholar không phải là cách tốt nhất cho các tài liệu tham khảo đến bài báo y học, bởi nó không có nhiều tùy chọn như Medline/PubMed, ví dụ như không thể giới hạn tìm kiếm vào một nhóm tuổi nhất định, hoặc vào các bài báo tổng quan, hoặc vào thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Do đó, tốt nhất là dùng Medline/PubMed để tìm tài liệu tham khảo đến các bài báo về bất kỳ lĩnh vực nào của y khoa và dùng Google Scholar khi bạn không truy cập được cơ sở dữ liệu chuyên biệt về các chủ đề quan tâm khác. Medline/PubMed: http://www.ncbi.nlm.nih.gov  Medline/PubMed là cơ sở dữ liệu đơn lẻ miễn phí có giá trị nhất để tìm tài liệu tham khảo đến các tạp chí y khoa. Medline là cơ sở dữ liệu thư mục chủ đề và chứa tài liệu tham khảo đến các bài báo nghiên cứu đã xuất bản trong các tạp chí chọn lọc.  Cách dễ dàng nhất để sử dụng Medline là thông qua giao diện PubMed tại địa chỉ trên. PubMed không phải là cơ sở dữ liệu, mà là một hệ thống để tìm kiếm trong Medline và cũng để truy cập các bài báo toàn văn nếu có. Cả PubMed lẫn Medline đều không chứa các bài báo toàn văn. Các bài báo đó đều ở trong trang web của các tạp chí và nhà xuất bản và hệ thống LinkOut kết nối Medline/PubMed với các trang web này.
  13. Sử dụng MeSH  Thư viên Y khoa Quốc gia cung cấp một bộ từ vựng tìm kiếm gọi là MeSH (Medical Subject Headings) giúp tìm tất cả các bài báo trong Medline về một chủ đề cụ thể dù chủ đề đó được gọi tên khác nhau trong các bài báo khác nhau. Nếu bạn gặp trục trặc trong việc tìm tư liệu tham khảo trong Medline, nên thử kiểm tra các từ tìm kiếm trong MeSH. 2.6 Truy cập toàn văn các bài báo Khi bạn đã tìm được một tài liệu tham khảo đến bài báo có vẻ liên quan đến công việc của bạn, bước tiếp theo là truy cập toàn văn bài báo đó để đọc. Bản điện tử miễn phí:
  14. Cho mọi ngƣời (open)  Directory of Open Access Journals DOAJ: http://www.doaj.org  HighWire Press: http://highwire.stanford.edu/  Essential Health Links  Geneva Foundation for Medical Education and Research  BioMed Central  Public Library of Science  PubMed Central  Open DOAR  Medline/PubMed  Free Medical Journals: http://www.freemedicaljournals.com/
  15. Cho các nƣớc thu nhập thấp:  http://group.bmj.com/products/journals/
  16.  http://www.pnas.org/ Thông qua chƣơng trình tài trợ nhƣ HINARI, INASP, INFO,…  http://www.who.int/hinari/en/
  17.  http://extranet.who.int/hinari/en/journals.php  http://www.inasp.info/
  18. Thông qua đặt mua của chính phủ, cơ quan,…  http://www.vista.gov.vn/  http://www.db.vista.gov.vn/ (tra cứu) 2.7 Tìm sách và tài liệu xám Thư mục trực tuyến : OPAC – Online Public-Access Catalogues OPAC trong nƣớc:  http://www.yds.edu.vn Đại học Y Dược TP.HCM.  http://moodle.yds.edu.vn/tcyh/
  19.  http://www.hmu.edu.vn/library Thư viện Trường ĐH Y Hà Nội  http://www.hsph.edu.vn/library Thư viện Trường ĐH Y Tế Công cộng Hà Nội  http://210.86.238.132:8081/libolint/search/libfram.asp OPAC nƣớc ngoài  http://www.copac.ac.uk COPAC - Thư mục khoa học liên hiệp Vương quốc Anh 1.8 Truy cập sách và tài liệu xám toàn văn  Essential Health Links: http://healthnet.org/essential-links/fulltext-e-books
  20. FreeBooks4Doctors: http://www.freebooks4doctors.com/  World Health Ogranization: http://www.who.int 3. MÃ SỐ ISSN CHO TẠP CHÍ VÀ MÃ SỐ ISBN CHO SÁCH ISSN (International Standard Serial Number) là mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (XBPNK), một mã được công nhận trên phạm vi toàn thế giới nhằm xác định nhan đề của các XBPNK. Khi đã có chỉ số ISSN, thì tạp chí sẽ được quốc tế thừa nhận chính thức và giới thiệu trên quy mô toàn cầu, hay nói nôm na là đã có "thẻ căn cước" để đi lại trong "làng" thông tin toàn cầu. Nhưng ISSN không liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu, bản quyền hoặc bảo vệ nhan đề của XBPNK với các nhà xuất bản khác. Khác với sự xét chọn và phân loại theo chất lượng tạp chí khoa học của Viện Thông tin Khoa học (Institute for Scientific Information, ISI, Hoa Kỳ) hoặc Scopus của Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan), chỉ số ISSN của một tạp chí không liên quan đến chất lượng khoa học của các bài báo được đăng ở trong đó. 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1