Bài giảng Tốc độ và cơ chế phản ứng hóa học
lượt xem 18
download
Động hóa học nghiên cứu về tốc độ của một quá trình hóa học với các yếu tố ảnh hưởng như bản chất chất phản ứng, nhiệt độ, xúc tác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tốc độ và cơ chế phản ứng hóa học
- Chương 9 TỐC ĐỘ VÀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG HÓA HỌC Chương 09 1
- 9.1. Khái niệm về động hóa học NO(k) +1/2O2(k) = NO2(k), G0298=-35,26 kJ/mol H2(k) + ½ O2(k) = H2O(k), G0298=-228,59 kJ/mol Phản ứng sau có G0298 âm hơn phản ứng đầu, nhưng phản ứng đầu lại có khả năng xảy ra ngay ở nhiệt độ thường, còn phản ứng sau chỉ xảy ra khi có xúc tác hoặc nhiệt độ cao. Động hóa học nghiên cứu về tốc độ của một quá trình hóa học với các yếu tố ảnh hưởng như bản chất chất phản ứng, nhiệt độ, xúc tác, … Chương 09 2
- 9.2. Tốc độ phản ứng hóa học 9.2.1. Khái niệm cơ bản về phản ứng hóa học Phản ứng đơn giản và phản ứng phức tạp: Phản ứng đơn giản là phản ứng xảy ra qua một giai đọan. NO + O3 = NO2 + O2 Phản ứng phức tạp là phản ứng gồm nhiều giai đọan. N2O5 = N2O3 + O2 N2O5 + N2O3 = 4NO2 2N2O5 = 4NO2 + O2 Chương 09 3
- Tác dụng cơ bản, cơ chế phản ứng hóa học và phân tử số: Mỗi giai đọan diễn ra trong quá trình phản ứng hóa học gọi là một tác dụng cơ bản. Tập hợp các tác dụng cơ bản xảy ra trong một phản ứng hóa học gọi là cơ chế phản ứng. Đối với các phản ứng phức tạp, tốc độ phản ứng được xác định dựa trên tốc độ của giai đọan xảy ra chậm nhất gọi là tác dụng cơ bản quyết định tốc độ. Số phân tử, nguyên tử, ion tham gia vào một tác dụng cơ bản của phản ứng hóa học gọi là phân tử số phản ứng đơn phân tử, lưỡng phân tử, … Chương 09 4
- 9.2.2. Tốc độ phản ứng và biểu thức tốc độ p/ứng Tốc độ phản ứng hóa học là số tác dụng cơ bản của nó diễn ra trong một đơn vị thời gian và một đơn vị thể tích (đối với phản ứng đồng thể) hoặc trong một đơn vị thời gian và trên một đơn vị bề mặt phân chia các pha (đối với phản ứng dị thể). Để đặc trưng cho tốc độ phản ứng, người ta thường dùng những đại lượng tỷ lệ với số tác dụng cơ bản như tốc độ thay đổi nồng độ, màu sắc, … Chương 09 5
- Tốc độ phản ứng thay đổi theo nồng độ: aA + bB = cC + dD 1 C A 1 C D v a d 1 dC A 1 dC D v a d d d Chương 09 6
- Biểu thức tốc độ phản ứng và bậc phản ứng: v = k CAm CBn v: tốc độ phản ứng tức thời. k: hằng số tốc độ phản ứng, chỉ phụ thuộc nhiệt độ và bản chất chất phản ứng. C: nồng độ các chất phản ứng. m, n: bậc phản ứng theo A, B. m+n: bậc phản ứng tổng cộng phản ứng bậc 1, bậc 2, … Chương 09 7
- 9.2.3. Các lý thuyết cơ sở của động hóa học 9.2.3.1. Thuyết va chạm họat động Điều kiện tiên quyết để phản ứng xảy ra là các tiểu phân các chất phản ứng phải va chạm hiệu quả với nhau. Va chạm hiệu quả đạt được khi: • Các tiểu phân va chạm có năng lượng lớn hơn hay bằng năng lượng họat hóa E* (yếu tố năng lượng). • Các tiểu phân va chạm có sự định hướng không gian thuận lợi khi va chạm (yếu tố hình học). Chương 09 8
- Sự phụ thuộc của hằng số tốc độ phản ứng vào các yếu tố năng lượng và hình học: E* RT k Ae với: E*: năng lượng họat hóa; A: thừa số trước lũy thừa, đặc trưng cho sự ảnh hưởng của định hướng không gian thuận lợi khi va chạm giữa các tiểu phân chất phản ứng. Sự phụ thuộc của hằng số tốc độ phản ứng theo nhiệt độ: k E* 1 1 2 ln ( ) k1 R T2 T1 Chương 09 9
- 9.2.3.2. Thuyết phức chất họat động hay trạng thái chuyển tiếp Trong quá trình tương tác, các phản ứng sẽ diễn ra qua giai đọan tạo thành hợp chất trung gian họat động không bền, gọi là phức chất họat động, mà sau đó sẽ phân hủy tạo thành sản phẩm năng lượng họat hóa là năng lượng cần thiết để chuyển các chất phản ứng sang trạng thái phức chất họat động. Chương 09 10
- 9.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 9.3.1. Nồng độ chất phản ứng Định luật tác dụng khối lượng: Trong hệ đồng thể, ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỷ lệ với tích số nồng độ các chất phản ứng với số mũ bằng hệ số hợp thức của chúng trong ptpư. • Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian phản ứng. • Định luật chỉ đúng đối với phản ứng đồng thể đơn giản. • Đối với phản ứng dị thể, ngòai yếu tố nồng độ, tốc độ phản ứng còn chịu ảnh hưởng của quá trình chuyển chất và bề mặt tiếp xúc pha nơi xảy ra phản ứng. Chương 09 11
- 9.3.2. Nhiệt độ Quy tắc Van t’Hoff: khi tăng nhiệt độ lên 100 thì tốc độ phản ứng tăng lên khỏang 2-4 lần. k t 10 24 kt Phương trình Arrhenius: * E* E RT ln k ln A k Ae RT Chương 09 12
- Ở 1000C, một phản ứng kết thúc sau 3 h. Hệ số nhiệt độ của phản ứng là 3. Khi tăng nhiệt độ phản ứng lên 1200C thì thời gian phản ứng là bao nhiêu? Chương 09 13
- Phản ứng thuận nghịch A2(k) + B2(k) 2AB(k) có hệ số nhiệt độ của phản ứng thuận và nghịch lần lượt là 2 và 3. Hỏi khi tăng nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển theo chiều nào và từ đó suy ra dấu của H0 của phản ứng thuận. Chương 09 14
- 9.3.3. Chất xúc tác • Chất xúc tác là những chất làm tăng tốc độ phản ứng do tham gia vào tương tác hóa học với các chất phản ứng ở giai đọan trung gian, nhưng sau phản ứng nó được phục hồi và giữ nguyên về lượng, thành phần và tính chất hóa học. • Những chất khi đưa vào hệ phản ứng thì tốc độ phản ứng chậm lại gọi là chất ức chế. Chương 09 15
- Tính chất của chất xúc tác: • Lượng chất xúc tác sử dụng nhỏ hơn lượng chất phản ứng rất nhiều. • Chất xúc tác không thay đổi về lượng, thành phần và tính chất hóa học sau phản ứng. Tuy nhiên, trong thực tế, sau một thời gian sử dụng, xúc tác sẽ được thay mới do bị biến tính. • Chất xúc tác có tính chọn lọc: chọn lọc đối với nguyên liệu – sản phẩm – trạng thái trung gian. • Chất xúc tác không làm thay đổi các tính chất nhiệt động của hệ phản ứng. Chương 09 16
- Cơ chế tác dụng của chất xúc tác: làm giảm năng lượng họat hóa của phản ứng bằng cách thay đổi cơ chế phản ứng. • Quá trình xúc tác đồng thể chất xúc tác kết hợp với chất phản ứng tạo phức chất họat động trung gian mới. • Phản ứng dây chuyền chất xúc tác cung cấp gốc tự do. • Quá trình xúc tác dị thể bề mặt chất xúc tác hấp phụ chất phản ứng phản ứng xảy ra trên bề mặt chất xúc tác, tại những trung tâm họat động. Chương 09 17
- Chất xúc tác có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng của phản ứng tỏa nhiệt? a. Làm cho phản ứng nhanh đạt tới cân bằng. b. Làm tăng năng lượng của các tiểu phân. c. Làm cho phản ứng nhanh xảy ra hoàn tòan. d. Làm cho hiệu suất của phản ứng theo chiều thuận tăng lên. Chương 09 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Vật lý đại cương: Chương 1 - PGS.TS. Đỗ Ngọc Uấn
18 p | 244 | 61
-
Bài giảng các quá trình cơ học - Chương 12: Máy ly tâm
20 p | 248 | 59
-
Bài giảng Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
19 p | 332 | 51
-
Bài giảng Vật lý đại cương (PGS Đỗ Ngọc Uẩn) - Chương 1 Động học chất điểm
18 p | 281 | 47
-
Thiết bị đo chỉ số chảy - Melt Flow Indexer
3 p | 526 | 42
-
Bài giảng Cơ học lý thuyết: Tuần 9 - Nguyễn Duy Khương
14 p | 157 | 18
-
Bài giảng Vật lý đại cương A1: Chương 1 - TS. Nguyễn Thị Ngọc Nữ
13 p | 77 | 8
-
Bài giảng: Thần kinh thực vật
11 p | 85 | 5
-
Bài giảng Vật lý 1 - Chương 1.5: Cơ học chất lỏng
12 p | 122 | 5
-
Bài giảng Vật lý 2: Vật lý hạt cơ bản
7 p | 47 | 5
-
Bài giảng Vật lý 1: Chương 1 - Lê Quang Nguyên
5 p | 42 | 4
-
Bài giảng Hóa đại cương: Chương 4 - Học viện Nông nghiệp việt Nam
18 p | 95 | 4
-
Bài giảng Động học chất điểm - Bài: Chuyển động thẳng đều 2
13 p | 78 | 4
-
Bài giảng Vật lý 2: Chương 8b - Lê Quang Nguyên
7 p | 40 | 3
-
Bài giảng Vật lý đại cương 2 - Chương 8b: Hạt cơ bản
20 p | 50 | 3
-
Bài giảng Vật lý đại cương 1 - Chương 1: Động học chất điểm (PGS. TS Đỗ Ngọc Uấn)
18 p | 37 | 3
-
Bài giảng Động học chất điểm - Bài: Chuyển động thẳng đều 3
19 p | 76 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn