intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Trầm cảm và lo âu tình trạng bệnh lý phối hợp trong thực hành lâm sàng - PGS.TS. Trần Hữu Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Trầm cảm và lo âu tình trạng bệnh lý phối hợp trong thực hành lâm sàng" trình bày các nội dung chính sau đây: tiếp cận thuật ngữ bệnh học trầm cảm và lo âu; tình trạng bệnh lý phối hợp trầm cảm - lo âu trong thực hành lâm sàng; mối liên quan cảm xúc với hệ thần kinh thực vật, nội tiết trong thực hành lâm sàng; mối liên quan Tâm thần - Cơ thể, quan điểm động học lâm sàng; điều trị rối loạn trầm cảm - lo âu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Trầm cảm và lo âu tình trạng bệnh lý phối hợp trong thực hành lâm sàng - PGS.TS. Trần Hữu Bình

  1. TRẦM CẢM VÀ LO ÂU TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG PGS.TS.TRẦN HỮU BÌNH BỘ MÔN TÂM THẦN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VIỆN SỨC KHOẺ TÂM THẦN BỆNH VIỆN BẠCH MAI
  2. ĐẶT VẤN ĐỀ • Kỷ nguyên hiện đại của nền văn minh hiện nay phát sinh nhiều tình huống phức tạp – kỷ nguyên của trầm cảm và lo âu. Bởi lẻ, liên quan đến sự biến đổi nhanh chóng trong mọi mặt của đời sống xã hội: đối mặt với cuộc sống mưu sinh khắc nghiệt, những qui luật khắt khe của cơ chế thị trường, sự đổi thay các nấc thang giá trị về đạo lý cương thường,... gây ra những xung đột, lo âu - trầm cảm cho nhiều cá nhân, gia đình và xã hội ở những mức độ khác nhau.
  3. NỘI DUNG TRÌNH BÀY + Tiếp cận thuật ngữ bệnh học trầm cảm và lo âu + Tình trạng bệnh lý phối hợp trầm cảm - lo âu trong thực hành lâm sàng + MốI liên quan cảm xúc với hệ thần kinh thực vật, nội tiết trong thực hành lâm sàng + Mối liên quan Tâm thần – Cơ thể, quan điểm động học lâm sàng + Điều trị rối loạn trầm cảm - lo âu
  4. I. TIẾP CẬN THUẬT NGỮ BỆNH HỌC TRẦM CẢM - LO ÂU • Các khái niệm + Bệnh tâm căn - bệnh căn nguyên tâm lý, là những tập tính không thích hợp (thói quen bệnh lý) xuất hiện theo cơ chế tập nhiễm trong hoàn cảnh gây lo âu. Đáp ứng lo âu là chủ yếu trong tâm căn. + Lo bình thường, là hiện tượng tâm lý phổ biến, trước một câu hỏi chưa có sự giải đáp về cuộc sống, cái sống chết và thiên tai. + Lo bệnh lý (lo âu), là lo quá mức, dai dẳng không thực, không tương xứng với sự đe doạ được cảm thấy.
  5. I. TIẾP CẬN THUẬT NGỮ BỆNH HỌC TRẦM CẢM - LO ÂU 1. Các khái niệm + Lo âu, là cảm giác lo sợ lan toả hết sức khó chịu, mang tính chất mơ hồ, kèm theo một hay nhiều triệu chứng cơ thể, ở trong trạng thái không yên lòng về việc gì đến mức thường xuyên và sâu sắc. + Sợ, là trạng thái tâm lý xuất hiện trước một đối tượng cụ thể, có mối quan hệ rõ ràng giữa đối tượng và bản thân. + Hoảng sợ, là trạng thái mất tự chủ đột ngột do sợ hãi trước đe doạ bất ngờ. - Lo âu là biểu hiện hay gặp của nhiều rối loạn tâm thần và cơ thể khác. Trầm cảm và lo âu thường đi kèm với nhau.
  6. I. TIẾP CẬN THUẬT NGỮ BỆNH HỌC TRẦM CẢM - LO ÂU 2. Lịch sử và phân loại trầm cảm - lo âu “Lo âu và trầm cảm” hay “Trầm cảm và lo âu”- phản ảnh hai thực thể lâm sàng khó tách rời. + Giữa TK 19, thuật ngữ bệnh học nhằm chỉ hoặc “trầm cảm” hoặc “lo âu”, nghĩa là một bệnh nhân chỉ có một chẩn đoán, không thể xuất hiện cả hai trạng thái lo âu và trầm cảm trong cùng một thời điểm; và kéo dài mãi đến những năm 70. + Những năm 90 trở lại đây, bắt đầu tiếp cận thuật ngữ “tình trạng bệnh lý phối hợp”, dựa trên những khái niệm “đồng xuất hiện” các triệu chứng trầm cảm và lo âu trong thực hành lâm sàng; và được coi là hệ quả lâm sàng của tình trạng bệnh lý phối hợp trong lĩnh vực tâm thần, cơ thể.
  7. I. TIẾP CẬN THUẬT NGỮ BỆNH HỌC TRẦM CẢM - LO ÂU Phân loại các rối loạn cảm xúc - lo âu • Các rối loạn cảm xúc (RLCX): - Rối loạn trầm cảm (RLTC) (F32) - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC) – trầm cảm (F31.3) - Trầm cảm tái diễn (F33) - Rối loạn khí sắc chu kỳ (F34)
  8. I. TIẾP CẬN THUẬT NGỮ BỆNH HỌC TRẦM CẢM - LO ÂU Phân loại các rối loạn cảm xúc - lo âu • Các rối loạn lo âu: - Rối loạn ám ảnh sợ (F40) - Các rối loạn lo âu (RLLÂ) khác: + Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F41.2) + Rối loạn hoảng sợ (F41.0) + Rối loạn lo âu lan toả (F41.1) - Rối loạn Stress sau sang chấn (F43.1)
  9. II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU 1. Tính thường gặp - Sự phối hợp các triệu chứng trầm cảm và lo âu trên cùng một bệnh nhân. - Tình trạng bệnh lý phối hợp là thường gặp trong thực hành lâm sàng: + Tần suất cao ở cả hai giới (60%), nam/ nữ: 1/2 + Rối loạn lo âu là tiền triệu của trầm cảm
  10. II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU - Sự phối hợp giữa rối loạn trầm cảm và lo âu biểu hiện: 1.1. Tình trạng bệnh lý phối hợp trầm cảm và rối loạn stress sau sang chấn (49%). Nét đặc trưng của rối loạn (RL) Stress sau sang chấn: + Lo sợ, “mãnh hồi ức” sang chấn + Những cơn ác mộng với cảm giác “tê cóng” + Thái độ tránh né các hoạt động, hoàn cảnh gợi sang chấn. Trong diễn tiến của RL stres sau sang chấn thường có trầm cảm phối hợp, gặp 49%.
  11. II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU 1.2. Sự phối hợp trầm cảm và RL hoảng sợ (50-65%). Nét đặc trưng chính là những cơn lo âu tái diễn: + Hồi hộp đánh trống ngực, đau ngực, cảm giác bị chóng mặt, xây xẩm + Vã mồ hôi, run, co thắt cơ + Cảm giác bị nghẹt thở, buồn nôn; cảm giác tê bì, lạnh run, nóng bừng. + Tri giác sai thực tại hoặc giải thể nhân cách. Tỉ lệ bệnh lý phối hợp thường gặp 50-65%.
  12. II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU 1.3. Sự phối hợp trầm cảm và lo âu ám ảnh sợ (33%). Nét đặc trưng của lo âu ám ảnh sợ: + Bệnh nhân tránh né các hoàn cảnh và đối tượng nào đó gây ra lo âu ám ảnh sợ. + Đánh trống ngực, cảm giác ngất xỉu, sợ chết, sợ mất tự chủ. Tỉ lệ bệnh lý phối hợp thường gặp 33%.
  13. II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU 1.4. Sự phối hợp trầm cảm và RL lo âu lan toả (80%). Nét chính là lo âu lan toả, dai dẳng không khu trú vào bất kỳ hoàn cảnh đặc biệt nào. + Sợ hãi lo lắng về bất hạnh tương lai, dễ cáu gắt, khó tập trung tư tưởng. + Căng thẳng vận động: bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau căng đầu, run rẫy, khó thư giãn. + Hoạt động quá mức thần kinh tự trị: đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh, thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt, khô mồm. Tỉ lệ bệnh lý phối hợp thường gặp 80%.
  14. II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU 1.5. Trong thực hành đa khoa, - Rối loạn trầm cảm phối hợp với lo âu gặp 13 - 30%, thường mang tính chất dưới ngưỡng. Trầm cảm - lo âu biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể không thể giải thích được. Chủ yếu là các triệu chứng thuộc về tim mạch, tiêu hoá dạ dày- ruột, tiết niệu, thần kinh, cơ – xương khớp… - Theo M.V Moffaert, 1994: 45 - 70% triệu chứng trầm cảm trên bệnh nhân lo âu; 66 - 80% triệu chứng lo âu trên bệnh nhân trầm cảm. Trong 5 năm có tới 24% đổi chẩn đoán RLLÂ thành RLTC. Tỉ lệ phối hợp RLTC và RLLÂ lên đến 50%, có khi còn cao hơn.
  15. II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU - Trầm cảm và lo âu thường xẩy ra đồng thời, bởi vì đa số những người đã lo âu thì cũng biểu hiện mức ngưỡng hay dưới ngưỡng trầm cảm. - Có gần 50% cá thể trong cộng đồng thoả mãn tiêu chuẩn mức ngưỡng hay dưới ngưỡng trầm cảm - lo âu (Angst, Statorius, Witchen) Như vậy, không còn nghi ngờ gì về tình trạng bệnh lý phối hợp trầm cảm và lo âu - một bệnh lý có thật, thường gặp trong thực hành lâm sàng các bác sĩ, đặc biệt trong nội tiêu hoá, tim mạch.
  16. II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU 2. Sự ảnh hưởng của trầm cảm và lo âu - Giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân - Tăng tỉ lệ tự sát - Tăng gánh nặng kinh tế cho cá nhân và xã hội - Tăng mức độ bệnh - Kéo dài thời gian bị bệnh Tổn thất do trầm cảm Tổn thất do lo âu - Giảm năng suất làm việc (27,7%) - Bỏ công việc (10%) - Tăng tự sát (17,1%) - Tự sát (3%) - Bỏ công việc (26,8%) - Chi phí thuốc điều trị (2%) - Chi phí cho điều trị (25,6%) - Chi phí cho điều trị (31%) - Chi phí thuốc điều trị (2,8%) - Điều trị ko phải bệnh tâm thần (54%)
  17. II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU 3. Các trường hợp lâm sàng RL trầm cảm - lo âu - Rối loạn trầm cảm + các triệu chứng lo âu - Rối loạn lo âu + các triệu chứng trầm cảm - Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm Rối loạn hỗn hợp lo âu - trầm cảm, là sự có mặt một hỗn hợp các triệu chứng trầm cảm và lo âu mà không đủ ngưỡng chẩn đoán cho bất cứ một rối loạn riêng rẽ nào. Ngoài ra, còn gặp các thể dưới hội chứng (hội chứng dưới ngưỡng): không thoả mãn tiêu chuẩn chẩn đoán ngưỡng trầm cảm hoặc lo âu.
  18. II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU 4. Các triệu chứng thường gặp Tr. chứng trầm cảm Triệu chứng chồng lấn Triệu chứng lo âu - Khí sắc trầm - RL giấc ngủ - Run rẫy - Giảm thích thú - Kích động tâm thần - Căng cơ - Chậm chạp tâm vận động - Mạch nhanh, thở gấp thần vận động - Mệt mỏi - Đánh trống ngực - RL sự ngon miệng - Lo lắng/cảm giác tội lỗi - Ra mồ hôi - Mất hi vọng - Ý tưởngtự sát - Đầu óc trống rỗng - Khó chịu vùng thượng vị - Buồn nôn
  19. II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU 4.1. Phân biệt lo âu và trầm cảm trong biểu hiện tâm thần Dựa vào các yếu tố của bộ ba nhận thức: cách nhìn bi quan về tương lai, về bản thân, về những mối quan hệ của mình với người khác. • Cách nhìn bi quan về tương lai + Bệnh nhân (BN) trầm cảm, có ý nghĩ tiêu cực bao quát mọi điều, không có lối thoát. Nhìn tương lai như một đại dương những điều thất vọng. + BN lo âu, những đánh giá có chọn lựa, nhìn tương lai với sự e ngại, nhưng họ vẫn nhìn thấy được tương lai.
  20. II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU • Cách nhìn bi quan về bản thân + BN trầm cảm, tự thấy mình có tội về mọi điều không thể chuộc lại được; tin chắc những điều mình làm đều xấu. + BN lo âu, những sai lầm là gây ra hỏng vỡ, nhưng sửa chữa được; họ lưỡng lự, nghi ngờ, không dám chắc vào những kết luận của mình. • Cách nhìn bi quan về những mối quan hệ với người khác + BN lo âu, hay hành động trước khi phải thực hiện những hành vi lễ nghi, hành động trốn tránh, đặt mối quan hệ với người khác, có thể có độ chính xác. Còn BN trầm cảm thì lại bỏ cuộc, sống trong hối hận và nuối tiếc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0