intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Trang bị điện 1: Bài 2 - ThS. Ninh Trọng Tuấn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Trang bị điện 1: Bài 2 Các phần tử điều khiển trong hệ thống trang bị điện được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Các phần tử bảo vệ; Các phần tử điều khiển; Rơle điện từ; Các thiết bị đóng cắt không tiếp điểm; Các phần tử điện từ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Trang bị điện 1: Bài 2 - ThS. Ninh Trọng Tuấn

  1. NỘI DUNG MÔN HỌC 13 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN 2.1/ Các phần tử bảo vệ 2.1.1. Cầu chảy ( cầu chì) Cấu tạo chung của một chiếc cầu chảy là một dây chì mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch điện. Vị trí lắp đặt cầu chì là ở sau nguồn điện tổng và trước các bộ phận của mạch điện, mạng điện cần được bảo vệ như các thiết bị điện. Hình 2.1: Cầu chì Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  2. NỘI DUNG MÔN HỌC 14 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN 2.1/ Các phần tử bảo vệ 1.1. Cầu chảy ( cầu chì) Dây cầu chì được tạo thành từ rất nhiều kim loại nóng chảy, đặc điểm lớn nhất của nó là dễ nóng chảy hơn bất kỳ một kim loại nào. Như vậy, khi đường điện được lắp dây cầu chì nếu không may dây đường điện bị hỏng, nguồn điện quá lớn, dây cầu chì sẽ nóng chảy trước tiên rồi cắt nguồn điện. Các thiết bị điện, đường dây điện sẽ tránh bị chập mạch, hỏng hóc và cũng đảm bảo an toàn, tránh các tai nạn về điện cho con người Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  3. NỘI DUNG MÔN HỌC 15 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN 2.1/ Các phần tử bảo vệ 2.2. Rơ le nhiệt Rơle nhiệt là một loại thiết bị điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường dùng kèm với khởi động từ, công tắc tơ. Dùng ở điện áp xoay chiều đến 500 V, tần số 50Hz, loại mới Iđm đến 150A điện áp một chiều tới 440V. Rơle nhiệt không tác động tức thời theo trị dòng điện vì có quán tính nhiệt lớn phải cần thời gian để phát nóng. Thời gian làm việc từ khoảng vài giây [s] đến vài phút, nên không dùng để bảo vệ ngắn mạch được. Muốn bảo vệ ngắn mạch thường dùng kèm cầu chảy. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  4. NỘI DUNG MÔN HỌC 16 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN 2.1/ Các phần tử bảo vệ 2.1.2. Rơ le nhiệt Hình 2.2: Rơle nhiệt Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  5. NỘI DUNG MÔN HỌC 17 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.1. Công tắc Là một thiết bị điện dùng để đóng ngắt mạch điện được sử dụng nhiều trong dân dụng đặc biệt trong chiếu sáng. Trong lắp đặt công tắc thường được lắp vào dây pha trong mạch điện. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  6. NỘI DUNG MÔN HỌC 18 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.1. Công tắc Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  7. NỘI DUNG MÔN HỌC 19 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.1. Nút ấn Nút ấn còn gọi là nút điều khiển, là loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện từ khác nhau, các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các mạch điện điều khiển, tín hiệu, liên động , bảo vệ… Ở mạch điện một chiều điện áp đến 440V và mạch điện xoay chiều điện áp đến 500V tần số 50, 60Hz. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  8. NỘI DUNG MÔN HỌC 20 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.2. Nút ấn Nút ấn đơn Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  9. NỘI DUNG MÔN HỌC 21 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.2. Nút ấn Nút ấn đôi Nút ấn khẩn cấp Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  10. NỘI DUNG MÔN HỌC 22 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TRANG BỊ ĐIỆN 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.3. Cầu dao Cầu dao là khí cụ điện đống ngắt bằng tay, không thường xuyên các mạch điện có nguồn điện áp cung cấp đến 440V điện một chiều và 660V điện xoay chiều. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  11. NỘI DUNG MÔN HỌC 23 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TBĐ 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.3. Cầu dao Đa số các loại cầu dao được đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ. Với các mạch điện có công suất trung bình và lớn, chúng chỉ được dùng để đóng ngắt không tải. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  12. NỘI DUNG MÔN HỌC 24 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TBĐ 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.3. Cầu dao Đấu cầu dao đảo chiều cho ổn áp Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  13. NỘI DUNG MÔN HỌC 25 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TBĐ 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.4. Bộ khống chế - Dùng trong các mạch điện điều khiển là chủ đạo, có vai trò đóng ngắt mạch điện điều khiển nhằm điều khiển cho mạch động lực làm việc. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  14. NỘI DUNG MÔN HỌC 26 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TBĐ 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.4. Bộ khống chế Bộ khống chế khởi động động cơ không đồng bộ rorto dây quấn qua các cấp điện trở phụ Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  15. NỘI DUNG MÔN HỌC 27 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TBĐ 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.4. Bộ khống chế Trong sơ đồ hai rơle thời gian 1Tg và 2Tg với hai tiếp điểm thường mở đóng chậm để duy trì thời gian loại điện trở phụ ở mạch rôto. Để khởi động ta ấn nút khởi động KĐ cấp điện cho cuộn hút K các tiếp điểm K1, K2, K3 đóng cấp điện cho động cơ, động cơ khởi động với hai cấp điện trở phụ, tiếp điểm K4 để tự duy trì, tiếp điểm K5 để cấp điện cho các rơle thời gian. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  16. NỘI DUNG MÔN HỌC 28 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TBĐ 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.4. Bộ khống chế Sau thời gian chỉnh định tiếp điểm thường mở đóng chậm 2Tg đóng lại cấp điện cho 2K loại nốt điện trở R1 khỏi mạch khởi động, động cơ làm việc trên đặc tính cơ tự nhiên. Tiếp điểm 2K4 để tự duy trì, 2K5 cắt điện các rơle thời gian. Khi muốn dừng ấn nút dừng D, động cơ được cắt khỏi lưới và dừng tự do. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  17. NỘI DUNG MÔN HỌC 29 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TBĐ 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.5. Công tắc tơ Công tăc tơ (Contactor) là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, tạo liên lạc trong mạch điện bằng nút ấn. Như vậy khi sử dụng contactor ta có thể điều khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp đến 500V và dòng điện là 600A (vị trí điều khiển, trạng thái hoạt động của contactor rất xa vị trí các tiếp điểm đóng ngắt mạch điện). Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  18. NỘI DUNG MÔN HỌC 30 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TBĐ 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.5. Công tắc tơ Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  19. NỘI DUNG MÔN HỌC 31 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TBĐ 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.5. Công tắc tơ Contactor kết hợp role nhiệt (bộ khởi động từ) Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
  20. NỘI DUNG MÔN HỌC 32 Bài 2: CÁC PHẦN TỬ ĐIỀU KHIỂN TRONG HỆ THỐNG TBĐ 2.2/ Các phần tử điều khiển 2.2.6. Aptomat Aptomat là tiếng Liên Xô ,CB (Circuit breaker) là tiếng Anh CB - Circuit Breaker có tên gọi là cầu dao tự động hay gọi chung là áp tô mát. CB dùng để cấp nguồn.CB có thể bảo vệ quá tải, ngắn mạch,được sử dụng rất nhiều trong ngành điện công nghiệp Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2