Bài giảng Trang bị điện 1: Bài 3 - ThS. Ninh Trọng Tuấn
lượt xem 4
download
Khái niệm về tự động khống chế; Các yêu cầu của tự động khống chế; Phương pháp thể hiện sơ đồ điện tự động khống chế; Các nguyên tắc điều khiển; Các mạch mở máy trực tiếp động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Trang bị điện 1: Bài 3 - ThS. Ninh Trọng Tuấn
- NỘI DUNG MÔN HỌC 66 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.1/ Khái niệm về tự động khống chế (TĐKC) Hệ thống tự động khống chế truyền động điện(TĐKC –TĐĐ) là một tập hợp các thiết bị điện hình thành các mạch điện , điều khiển sự làm việc của động cơ trong các hệ thống dây truyền công nghệ để đạt được yêu cầu đặt ra. Hệ tự động khống chế truyền động điện gồm hai phần chính Phần động lực: Mạch được lắp vào động cơ có công suất lớn Phần điều khiển: dùng để điều khiển đóng ngắt điện cho mạch động lực. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 67 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.1/ Khái niệm về tự động khống chế (TĐKC) Hệ thống tự động khống chế truyền động điện(TĐKC –TĐĐ) là một tập hợp các thiết bị điện hình thành các mạch điện , điều khiển sự làm việc của động cơ trong các hệ thống dây truyền công nghệ để đạt được yêu cầu đặt ra. Hệ tự động khống chế truyền động điện gồm hai phần chính - Phần động lực: Mạch được lắp vào động cơ có công suất lớn - Phần điều khiển: dùng để điều khiển đóng ngắt điện cho mạch động lực. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 68 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.2/ Các yêu cầu của tự động khống chế (TĐKC) Phù hợp nhất với yêu cầu công nghệ đặt ra: xuất phát từ yêu cầu công nghệ nên mới thiết kế ra hệ thống. Chỉ tiêu này thể hiện trên các mặt của quá trình sản xuất: năng suất, chất lượng, hiệu quả. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 69 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.2/ Các yêu cầu của tự động khống chế (TĐKC) Điều khiển đơn giản, tin cậy: Tính đơn giản được thể hiện: - Số lượng thiết bị là ít nhất. - Số lượng dây nối là ít nhất. - Chủng loại thiết bị đồng nhất. - Tính tin cậy thể hiện: sử dụng thiết bị ít hỏng hóc. - Tuổi thọ, tần số đóng cắt phù hợp. - Thiết bị bảo vệ đầy đủ, tác động phân minh. - Mạch không được xảy ra sự cố khi nhân viên vận hành thao tác sai. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 70 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.2/ Các yêu cầu của tự động khống chế (TĐKC) Điều khiển linh hoạt: - Chuyển đổi chế độ làm việc từ tự động sang bằng tay một một cách thuận tiện và nhanh chóng. - Chuyển từ quá trình sản xuất nay sang quá trình sản xuất khác một cách thuận tiện và nhanh chóng. - Từ một chỗ có thể điều khiển được nhiều đối tượng và từ nhiều chỗ có thể điểu khiển được một đối tượng. - Đơn giản cho việc kiểm tra, phát hiện sự cố: - Những khí cụ thường xuyên phải bảo dưỡng, kiểm tra được bố trí ở những vị trí thuận lợi. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 71 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.2/ Các yêu cầu của tự động khống chế (TĐKC) Điều khiển linh hoạt (tt): - Bố trí các thiết bị theo các cụm chức năng mà chúng phục vụ. - Các đầu nối dây được đánh số thứ tự ở hai đầu đường dây. - Dùng các dây dẫn có màu khác nhau trong mạch điều khiển. Tác động phân minh lúc bình thường cũng như có sự cố: mạch phải đảm bảo khi bình thường phải hoạt động đúng yêu cầu. Khi có sự cố phải có tín hiệu báo sự cố và phải dừng máy ngay. Kích thước và giá thành nhỏ nhất An toàn cho người và thiết bị trong quá trình lắp đặt, vận hành, kiểm tra, sữa chữa Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 72 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.3/ Phương pháp thể hiện sơ đồ điện TĐKC - Sơ đồ cấu trúc: là sơ đồ biểu diễn sơ đồ điện dưới dạng các khối chức năng và mối quan hệ giữa chúng bằng các mũi tên chỉ hướng liên quan. Chỉ dùng trong thiết kế sơ bộ. - Sơ đồ khai triển: là sơ đồ thể hiện hệ thống khi đã có thiết kế cụ thể, trên đó các phần tử của khí cụ được biểu diễn dưới dang khai triển tuỳ theo nhiệm vụ của nó. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 73 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.3/ Phương pháp thể hiện sơ đồ điện TĐKC 3.3.1. Phương pháp thể hiện mạch động lực Việc thể hiện mạch động lực được thực hiện thông qua hai dạng sơ đồ, sơ đồ đồ đơn tuyến và sơ đồ đa tuyến như trên hình vẽ. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 74 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.3/ Phương pháp thể hiện sơ đồ điện TĐKC 3.3.2. Phương pháp thể hiện mạch điều khiển Sơ đồ mạch điều khiển cũng được thể hiện bằng các ký hiệu của các thiết bị điện, trong sơ đồ thể hiện các yêu cầu điều khiển của dây truyền công nghệ, trong hình vẽ dưới đây thể hiện một mạch điện điều khiển cụ thể và cơ bản. F STOP START K1 Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 75 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.3/ Phương pháp thể hiện sơ đồ điện TĐKC 3.3.3. Bảng ký hiệu các phần tử trong sơ đồ TĐKC Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 76 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.3/ Phương pháp thể hiện sơ đồ điện TĐKC 3.3.3. Bảng ký hiệu các phần tử trong sơ đồ TĐKC Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 77 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.3/ Phương pháp thể hiện sơ đồ điện TĐKC 3.3.3. Bảng ký hiệu các phần tử trong sơ đồ TĐKC Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 78 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.4/ Các nguyên tắc điều khiển 3.4.1. Nguyên tắc điều khiển theo thời gian Được sử dụng trong trường hợp: mở máy, hãm máy như khi khởi động đổi nối Y/, khởi động động cơ quấn dây qua điện trở (phải có thời gian cách nhau vài giây giữa hai lần cắt điện trở). Khống chế các truyền động điện trongmột dây chuyền, trong một máy, băng tải cần nguyên liệu chạy trước, băng tải cuối chạy sau. Ở máy phay giường truyền động chính quay dao phải chạy trước, sau đó mới mở máy truyền động ăn dao... Thiết bị dùng để khống chế ở đây là rơle thời gian. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 79 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.4/ Các nguyên tắc điều khiển 3.4.2. Nguyên tắc điều khiển theo tốc độ Thiết bị chủ yếu được sử dụng trong dạng tự động khống chế này là rơle tốc độ. Khống chế theo tốc độ dùng phổ biến trong trường hợp hãm ngược động cơ điện ở máy khoan khi nâng hạ xà, phải phối hợp chặt chẽ mỗi khi xà được kẹp chặt thì tốc độ động cơ chậm lại, tiếp điểm của rơle tốc độ mở ra để cắt điện vào động cơ. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 80 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.4/ Các nguyên tắc điều khiển 3.4.2. Nguyên tắc điều khiển theo tốc độ Ở máy tiện, phay truyền động chính cần hãm nhanh để nâng cao năng suất, dùng rơle tốc độ kiểu cảm ứng lắp cùng trục với máy để đóng mở tiếp điểm mạch điều khiển đảo chiều hai dây vào động cơ gây ra từ trường hãm ngược cho máy đứng lại ngay Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 81 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.4/ Các nguyên tắc điều khiển 3.4.2. Nguyên tắc điều khiển theo dòng điện Phương pháp này thường sử dụng ở các sơ đồ tự động mở máy động cơ điện, thiết bị làm nhiệm vụ khống chế là rơle dòng điện. Nguyên tắc dòng điện khá chính xác, nên được sử dụng ở nhiều lĩnh vực . Trong máy cắt gọt kim loại khi cần phải khống chế tự động trị số lực sinh ra trên bộ phận nào đó như các thiết bị gá lắp, các đồ gá để giữ chặt vật gia công, các cơ cấu kẹp xà ở máy bào giường. Ở cần trục, cần khống chế mức nâng tối đa vật nặng với tốc độ nào đó... Đây là cách khống chế theo phụ tải bằng rơle dòng điện. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 82 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.4/ Các nguyên tắc điều khiển 3.4.2. Nguyên tắc điều khiển theo vị trí Đây là một dạng tự động hóa được sử dụng nhiều tuy mức độ chính xác không cao lắm nhưng đơn giản nên được ứng dụng phổ biến ở máy công cụ như máy phay, máy bào, máy mài, máy tiện... các máy tôn cán thép, các cần cẩu, pa lăng điện, để qui định mức độ giới hạn làm việc theo qui trình công nghệ nhằm đảm bảo an toàn.Thiết bị chính trong mạch điện tự động hóa theo hành trình là các công tắc hành trình, công tắc cuối Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 83 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.5/ Các mạch mở máy trực tiếp động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc 3.5.1. Mạch điều khiển động cơ quay 1 chiều a/Sơ đồ nguyên lý F STOP START K1 Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 84 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.5/ Các mạch mở máy trực tiếp động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc 3.5.1. Mạch điều khiển động cơ quay 1 chiều b/Nguyên lý hoạt động mạch: Muốn cho đo động cơ hoạt động trước tiên ta đóng CB sau đó ấn vào nút start . Khi nút start được ấn cuộn hút công tắc tơ K1 có điện làm đóng các cặp tiếp điểm K11,K12 .K11 Đóng cung cấp điện cho động cơ hoạt động -K12 Đóng duy trì nguồn điện cho cuộn hút của công tắc tơ K1 khi ta không ấn nút start nữa. Muốn dừng động cơ ta ấn vào nút stop làm mạch điều khiển bị hở cuộn hút công tắc tơ K1 mất điện sẽ mở các cặp tiếp điểm K11&K12. K11 Mở ngừng cung cấp điện vảo động cơ làm động cơ dừng lại. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC 85 Bài 3: TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN 3.5/ Các mạch mở máy trực tiếp động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc 3.5.1. Mạch điều khiển động cơ quay 1 chiều b/Nguyên lý hoạt động mạch: Trong quá trình làm việc nếu có sự cố quá tải thì tiếp điểm thường đóng mở chậm 95-96 mở ra làm làm mạch điều khiển bị hở cuộn hút công tắc tơ K1 mất điện sẽ mở các cặp tiếp điểm K11&K12. K11 Mở ngừng cung cấp điện vảo động cơ làm động cơ dừng lại bảo vệ động cơ khỏi sự cố quá tải. Ths Ninh Trọng Tuấn Môn Trang bị điện 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Trang bị điện ô tô - Chương 1: Tổng quan hệ thống điện ô tô
18 p | 1088 | 386
-
Quy phạm trang bị điện
121 p | 526 | 213
-
Bài giảng Trang bị điện - TS. Đặng Thái Việt
125 p | 326 | 142
-
Giáo trình trang bị điện-Chương 1
5 p | 280 | 66
-
Bài giảng Truyền động điện: Chương 1 - Nguyễn Anh Duy
39 p | 192 | 37
-
Bài giảng Trang bị điện - Điện tử: Bài 1 - Lê Minh Hà
10 p | 118 | 18
-
Giáo trình Trang bị điện ô tô 1 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
88 p | 39 | 15
-
Bài giảng Cung cấp điện: Chương 1 - Lê Viết Tiến
36 p | 46 | 9
-
Bài giảng Trang bị điện - ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương
121 p | 31 | 6
-
Đề cương bài giảng Trang bị điện - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
111 p | 22 | 6
-
Bài giảng Trang bị điện 1: Bài 1 - ThS. Ninh Trọng Tuấn
12 p | 17 | 5
-
Bài giảng Thực hành Trang bị điện - ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương
56 p | 15 | 4
-
Bài giảng Trang bị điện 1: Bài 2 - ThS. Ninh Trọng Tuấn
53 p | 17 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết mạch 1: Chương 0 - Trần Hoài Linh
16 p | 13 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết mạch 1: Chương 2 - Trần Hoài Linh
20 p | 6 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết mạch 1: Chương 3 - Trần Hoài Linh
16 p | 6 | 3
-
Bài giảng Trang bị điện: Chương 1 - TS. Đỗ Văn Cần
39 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn