Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
lượt xem 4
download
(NB) Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả trang bị những hiểu biết rất cơ bản về một số loài cây ăn quả phổ biến hiện nay (cây bưởi, cây xoài, cây nhãn, cây cam); những biện pháp kỹ thuật, kỹ năng nghề quan trọng để người học có thể tự nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cây trồng cũng như những sản phẩm của cây trồng nhằm cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LÀO CAI KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP BÀI GIẢNG TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY ĂN QUẢ SỐ GIỜ: 30 NGHỀ KHUYẾN NÔNG LÂM (Lưu hành nội bộ) Tác giả: Đỗ Bích Nga Lào Cai, tháng 12 năm 2014 1
- LỜI NÓI ĐẦU Mô đun “Trồng một số loài cây ăn quả” là một trong số những mô đun bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề Khuyến nông lâm. Mô đun này trang bị cho học sinh những hiểu biết rất cơ bản về một số loài cây ăn quả phổ biến hiện nay (cây bưởi, cây xoài, cây nhãn, cây cam); những biện pháp kỹ thuật, kỹ năng nghề quan trọng để người học có thể tự nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cây trồng cũng như những sản phẩm của cây trồng nhằm cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Mô đun còn trang bị thêm cho học sinh chuyên ngành Khuyến nông lâm có những kiến thức bổ ích về những vấn đề liên quan đến thời vụ, đất đai, khí hậu, giống cây trồng…, giúp các em ra trường có thể tham gia công tác ở các lĩnh vực Khuyến nông lâm, Bảo vệ thực vật, trồng trọt, chỉ đạo, quản lý sản xuất ở gia đình và địa phương. Bố cục của giáo trình gồm có 4 bài, bao gồm những kiến thức về lý thuyết và thực hành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều giáo trình, sách tham khảo của các trường đại học và của các tác giả có chuyên môn sâu về những lĩnh vực có liên quan. Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi có những thiếu sót, chúng tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến tham gia, đóng góp của các chuyên gia và đông đảo bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả 2
- HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH Trồng một số loài cây ăn quả là mô đun bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề Khuyến nông lâm, nhằm trang bị cho người học những kiến thức cần thiết về giá trị kinh tế; yêu cầu ngoại cảnh; kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản một số cây ăn quả đang được trồng phổ biến hiện nay như: cây bưởi, cây xoài, cây nhãn , cây cam… và những kỹ năng nghề cần thiết để cây trồng cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cho người sản xuất, vùng sản xuất. Trong quá trình học, mô đun có liên quan với các môn: Đất và phân bón, Nhân giống cây trồng. Mô đun này được bố trí học sau các môn học bắt buộc, giúp cho người học vận dụng kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức sản xuất, sử dụng đất đai có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu thị trường. Giáo trình có 4 bài: - Bài 1: Kỹ thuật trồng cây bưởi. - Bài 2: Kỹ thuật trồng cây xoài. - Bài 3: Kỹ thuật trồng cây nhãn. - Bài 4: Kỹ thuật trồng cây cam. Tổng thời gian giảng dạy: 30 giờ, trong đó: Giảng dạy 12 giờ lý thuyết, 16 giờ thực hành, 2 giờ kiểm tra. Mỗi một bài học đều có bài thực hành. Phương pháp giảng dạy: Sử dụng phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Giảng giải kết hợp làm mẫu và có ví dụ minh họa bằng hình ảnh thực tế, mô hình và rèn luyện kỹ năng thực hành tại vườn ươm, trang trại, vườn hộ gia đình... để củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh. 3
- MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 2 Hướng dẫn nghiên cứu giáo trình 3 Bài 1: Trồng cây bưởi 7 1.1.Giới thiệu chung về cây bưởi. 7 1.1.1. Giá trị kinh tế. 7 1.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 7 1.1.3. Giống Bưởi có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta 8 1.2. Kỹ thuật nhân giống bưởi 8 1.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc 9 1.3.1. Kỹ thuật trồng 9 1.3.1.1. Thời vụ 9 1.3.1.2. Chọn đất và làm đất 9 1.3.1.3. Mật độ, khoảng cách 1.3.1.4. Đào hố, bón lót phân 9 1.3.1.5. Cách trồng 9 1.3.2. Chăm sóc 10 1.3.2.1. Quản lý vườn cây 10 1.3.2.2. Tạo hình, cắt tỉa 10 1.3.2.3. Bón phân 10 1.3.2.4. Phòng trừ sâu bệnh 11 1.3.3. Thu hoạch và bảo quản 12 Bài 2: Trồng cây xoài 15 2.1. Giới thiệu chung về cây xoài 15 2.1.1. Giá trị kinh tế 15 2.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 15 2.1. 3. Một số giống xoài có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta 2.2. Kỹ thuật nhân giống 16 2.2.1. Nhân giống bằng gieo hạt 16 2. 2.2. Nhân giống bằng ghép 16 2. 3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 17 2.3.1. Kỹ thuật trồng 2.3.1.1. Thời vụ 17 2.3.1.2. Chọn đất và làm đất 17 2.3.1.3. Mật độ, khoảng cách 17 2.3.1.4. Đào hố, bón lót phân 17 2.3.1.5. Cách trồng 4
- 2.3.2. Chăm sóc 18 2.3.2.1. Quản lý vườn cây 18 2.3.2.2. Tạo hình, cắt tỉa 18 2.3.2.3. Bón phân 18 2.3.2.4. Phòng trừ sâu bệnh 2.3.3. Sự ra hoa và đậu quả của xoài 19 2.4. Thu hoạch và bảo quản 20 21 Bài 3: Trồng cây nhãn 3.1. Giới thiệu chung về cây nhãn 24 3.1.1. Giá trị kinh tế. 24 3.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 24 3.1.3. Giống nhãn có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta 25 3.2. Kỹ thuật nhân giống 25 3.2.1. Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt 25 3.2.2. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành 25 3.2.3. Nhân giống bằng phương pháp ghép 3.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 26 3.3.1. Kỹ thuật trồng 26 3.3.1.1. Thời vụ 26 3.3.1.2. Chọn đất và làm đất 26 3.3.1.3. Mật độ, khoảng cách 26 3.3.1.4. Đào hố, bón lót phân 26 3.3.1.5. Cách trồng 26 3.3.2. Chăm sóc 26 3.3.2.1. Quản lý vườn cây 3.3.2.2. Tạo hình, cắt tỉa 27 3.3.2.3. Bón phân 27 3.3.2.4. Phòng trừ sâu bệnh 28 3.4. Thu hoạch và bảo quản 28 29 Bài 4: Trồng cây cam 32 4.1. Giới thiệu chung về cây Cam 32 4.1.1. Giá trị kinh tế. 4.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 32 4.1.3. Giống Cam có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta 32 4.2. Kỹ thuật nhân giống 32 4.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 33 4.3.1. Kỹ thuật trồng 33 4.3.1.1. Thời vụ 33 4.3.1.2. Chọn đất và làm đất 5
- 4.3.1.3. Mật độ, khoảng cách 33 4.3.1.4. Đào hố, bón lót phân 33 4.3.1.5. Cách trồng 33 4.3.2. Chăm sóc 33 4.3.2.1. Quản lý vườn cây 4.3.2.2. Tạo hình, cắt tỉa 33 4.3.2.3. Bón phân 34 4.3.2.4. Phòng trừ sâu bệnh 34 4.4. Thu hoạch và bảo quản 34 35 Tài liệu tham khảo 37 6
- BÀI 1: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BƯỞI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Trình bày được giá trị kinh tế, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc cây bưởi, thu hoạch và bảo quản quả bưởi; - Thực hiện được trình tự các bước nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ thuật, đạt được định mức theo quy định; - Đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm vật tư. II. NỘI DUNG BÀI HỌC 1.1. Giới thiệu chung về cây bưởi 1.1.1. Giá trị kinh tế Cây bưởi có tên khoa học Citrus grandis (L.) Osbeck, thuộc họ cam (Rutaceae). Bưởi còn được gọi là bòng. Người ta trồng bưởi để lấy quả ăn, làm bóng mát, lấy hoa để ướp hương thơm các món ăn, bánh trái hoặc dùng để chưng cất nước hoa bưởi làm hương liệu mỹ phẩm... Các bộ phận của cây bưởi được dùng làm thuốc là: Dịch ép nước bưởi, vỏ quả, lá, hoa, hạt, vỏ hạt. Bưởi rất có ích cho những người bị mỡ trong máu tăng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì. Đặc biệt, trong cùi trắng của quả bưởi có chứa pectin, tinh dầu, hesperidin, maringin, là những chất có tác dụng làm giảm Cholesterol-huyết, bảo vệ sự bền vững của mao mạch, phòng chống cao huyết áp và tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Lá bưởi tươi thường được dùng để nấu với các loại lá thơm Hình 1: Giống bưởi Pomelo khác (hương nhu, bạc hà, kinh giới, tía tô, sả, ngải cứu...) để xông chữa cảm cúm, nhức đầu. 1.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 2. Một số yêu cầu ngoại cảnh * Yêu cầu về nhiệt độ Nhiệt độ bình quân năm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây bưởi là 12-39 C. Nhiệt độ thấp nhất gây chết là -8 đến -11 0C, bưởi có thể chống chịu được khi 0 nhiệt độ lên đến 480C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng của bưởi là 23-29 0C. Những vùng có nhiệt độ bình quân năm trên 20 0C và tổng tích ôn từ 2.500-3.5000C đều có thể trồng được bưởi. * Yêu cầu về nước và chế độ ẩm Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho trồng bưởi là 1.250-1.850 mm. Bưởi yêu cầu lượng mưa phân bố đều trong năm hơn lượng mưa lớn nhưng tập trung vào một 7
- số ít tháng. Bưởi cần nhiều nước ở thời kỳ bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và quả phát triển. Bưởi không chịu được úng, ẩm độ đất thích hợp là 70 -80%. * Yêu cầu về đất đai Vùng trồng bưởi phải đất phải có tầng canh tác dày ít nhất 0,6-1m; thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp, thông thoáng và thoát nước tốt. Đất phải giầu mùn, hàm lượng các chất dinh dưỡng phải đạt mức trung bình trở lên (hàm lượng mùn từ 2- 3%; N tổng số: 0,1-0,15%; P2O5 dễ tiêu từ 5-7mg/100g; K2O dễ tiêu từ 7-10mg/100g; Ca, Mg: 3-4mg/100g). pH KCl đất thích hợp nhất cho cây trồng bưởi là từ 5,5-6,0 song cũng có thể trồng được bưởi khi pH KCl từ 4,0-8,5 nhưng phải có biện pháp cải tạo đất. * Yêu cầu về ánh sáng Cường độ ánh sáng thích hợp cho trồng bưởi là 10.000-15.000 Lux (tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều). Cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý có được ánh sáng tán xạ, tránh được giám quả. * Yêu cầu về các yếu tố khác Vùng trồng bưởi thích hợp cần tránh những vùng có độ dốc lớn (trên 15 0), đất nhiễm phèn, mặn, những vùng có sương muối, gió bão… gây hại. 1.1.3. Các giống bưởi có giá trị kinh tế được trồng phổ biến ở nước ta Bưởi Đoan Hùng: Quả tròn hay tròn trứng. Trọng lượng quả 700-800g, vỏ quả mỏng, tép to nhiều nước, vị ngọt. Bưởi nhập nội: Bưởi chùm hoặc bưởi Pomelo. Cây phân cành thấp, nhiều cành, quả chùm hoặc đơn, to hơn cam, nhỏ hơn bưởi. Quả nhiều nước hơi chua vỏ khó bóc, ăn ngon. Bưởi chua: gồm tất các giống bưởi hiện đang trồng phổ biến ở địa phương như: Bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ, Mê Linh - Vĩnh Phúc, Hương Sơn - Phúc Trạch - Hà Tĩnh, Long Tuyền - Cần Thơ, Biên Hoà (Sài Gòn), Bưởi Đại học Nông nghiệp Hà Nội... Bưởi chùm: Đặc điểm là quả nhỏ: 500 – 800g/quả, ra thành chùm 2 - 3 quả/chùm. Đây là giống trao đổi chủ yếu trên thị trường quốc tế. Bưởi chùm phân biệt với bưởi chua là hạt của nó đa phôi còn bưởi chua là hạt đơn Hình: Giống bưởi da xanh phôi. Bưởi Diễn: Là giống có nguồn gốc từ bưởi Đoan Hùng, được đưa về trồng đầu tiên tại xã Phú Diễn - huyện Từ Liêm - TP Hà Nội. Giống có quả tròn, vỏ quả nhẵn, khi chín màu vàng cam; khối lượng trung bình từ 0,8 - 1kg; tỷ lệ phần ăn được từ 55-60%; số hạt trung bình khoảng 50-70 hạt; múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt quả màu vàng xanh, ăn giòn, ngọt, độ brix 12-14 %. Giống bưởi này đang được trồng phổ biến ở Lào Cai. 1.2. Kỹ thuật nhân giống bưởi 8
- Cũng giống cây cam, quýt, giống bưởi cũng chủ yếu được chọn tạo bằng phương pháp nhân giống vô tính (chiết cành, ghép mắt), chọn từ cây mẹ đã có 3 vụ quả ổn định, năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không bị các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh gân xanh lá vàng, Tristera... - Cành chiết: Tốt nhất có độ tuổi từ 16-18 tháng tuổi, đường kính cành 1,5-2,0 cm, cành ở giữa cây và phía ngoài tán, cành không bị sâu bệnh. Không lấy những cành dưới gốc, cành vượt và trên ngọn để làm giống. - Cây ghép: Mắt ghép phải lấy đúng giống cần chọn, chồi ghép sinh trưởng khoẻ, chiều cao chồi (tính từ điểm ghép trở lên) 30-40cm. 1.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc 1.3.1. Kỹ thuật trồng 1.3.1.1. Thời vụ Có 2 thời vụ trồng chính đối với cây bưởi là: - Vụ xuân: Trồng từ tháng 2-4, là thời vụ trồng cây bưởi tốt nhất ở miền Bắc. - Vụ thu đông: Trồng từ tháng 8-10 (là thời vụ chính và phù hợp ở Lào Cai) 1.3.1.2. Chọn đất và làm đất - Cây bưởi thích hợp với các loại đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đảm bảo các yêu cầu về thoát nước tốt, có tầng canh tác dày trên 1m, hàm lượng dinh Hình 3: Cây mẹ sạch bệnh dưỡng trong đất khá, có đủ nguồn nước để tưới vào mùa khô hạn. - Vườn phải có quy hoạch thành lô, thửa. Diện tích mỗi thửa khoảng 1.000m 2. Xung quanh lô, thửa trồng các loại cây chắn gió, che gió như keo, muồng đen, không nên trồng các cây có múi khác. Thiết kế hệ thống mương, rãnh tưới và thoát nước. - Trước khi trồng khoảng 2 tháng tiến hành làm đất, cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, gốc rễ cây, xử lý đất bằng vôi bột (500 kg/ha), Benlate (20 kg/ha), Basudin, Vibasu 10H (15- 20 kg/ha). 1.3.1.3. Mật độ, khoảng cách: Tuỳ chất đất, địa hình và điều kiện thâm canh để xác định mật độ trồng bưởi cho thích hợp: - Khoảng cách 5 x 5 m, mật độ 400 cây/ha. - Khoảng cách 6 x 5 m, mật độ 335 cây/ha. - Khoảng cách 6 x 6 m , mật độ 280 cây/ha. 1.3.1.4. Đào hố, bón lót phân * Kích thước hố: Vùng đất bằng: 0,6m x 0,6m x 0,6m. Vùng đất đồi: 0,8m x 0,8m x 0,8m. * Đào hố, bón lót phân: Khi đào hố chú ý lấy lớp đất mặt đổ sang một bên, lớp đất phía dưới đổ sang bên khác để khi trồng phủ lớp đất mặt có nhiều chất hữu cơ lên trên. Bón phân lót trước khi trồng khoảng 1 tháng. 9
- 1.3.1.5. Cách trồng - Cây giống là cành chiết: Đào 1 lỗ 30x30 cm giữa tâm hố, xé bao ngoài bầu cây rồi đặt nhẹ vào giữa tâm hố, gạt đất nén chặt, tránh làm vỡ bầu. Dùng cọc và dây mềm cố định cây lại. Trồng xong tưới nước đủ ẩm, tủ rơm rác xung quanh (tủ cách gốc 10 cm). - Cây giống là cây ghép: Để tư thế của cây sao cho cành ghép quay về hướng dưới gió chính từng mùa để tránh gió làm tách gãy cành ghép. 1.3.2. Chăm sóc 1.3.2.1. Quản lý vườn cây - Khi còn nhỏ tán chưa giao nhau có thể tận dụng trồng xen các cây họ đậu - Kết hợp làm cỏ, tủ gốc để giữ ẩm - Thường xuyên làm cỏ, xới xáo giữa hai hàng bưởi hàng năm ( tháng 10-11). - Tưới nước khi nắng hạn hoặc vào thời kỳ cần nhiều nước. Tưới nước tốt nhất là tưới nhỏ giọt, tưới phun, tưới rãnh. Làm sao độ ẩm đất luôn ổn định thì cây sinh trưởng ra hoa không bị rối loạn. 1.3.2.2. Tạo hình, cắt tỉa - Tạo hình nhằm cho cây có một bộ khung tán kiên cố. Việc tạo hình tiến hành từ thời kỳ vườn ươm và trong vài năm đầu trong lô kinh doanh. Khi chồi ghép cao 40-50cm thì bấm ngọn, thúc cho cây phân cành sớm. Chọn 2-3 chồi cành phân đều các phía, số khác bỏ. Những cành chính này cách nhau 10-15cm, tạo với thân chính 1 góc khoảng 45o. Tuỳ điều kiện khí hậu từng vùng mà tạo thành tán hình dạng thích hợp - Cắt tỉa: Tỉa bỏ cành khô yếu, sâu bệnh, cành vượt, cành la, hoặc cành mọc lộn xộn quanh tán… Tạo hình cắt tỉa cần được tiến hành song song. Nhưng khi vườn ươm bưởi đã đi vào giai đoạn kinh doanh thì cắt tỉa là chính. Chú ý: Không cắt tỉa cành bên trong tán, ảnh hưởng đến năng suất quả năm sau. 1.3.2.3. Bón phân a. Bón phân * Bón lót - Lượng phân bón/hố: Phân chuồng 40-50 kg, vôi bột 1kg, Lân Supe 1kg, đạm Urê 0,1-0,15kg, Kaliclorua 0,15-0,2kg. - Cách bón: Trộn vôi bột với lớp đất phía dưới đổ 1/3 hố, lượng phân còn lại trộn đều với đất mặt đổ vào và lấp hố trước khi trồng 20-25 ngày. * Bón phân thúc trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh Bảng 1: Lượng phân bón hàng năm cho 1 cây Tuổi cây Phân Lân Supe Vôi bột Đạm Urê Kali Vật liệu (năm) chuồng (kg) (kg) (kg) (kg) tủ gốc (kg) (kg) 1-3 20 - 40 0,8 - 1,0 1,0 0,4 - 0,6 0,2 - 0,3 20 - 30 4-5 40 - 55 1,2 0,5 0,7 - 0,8 0,4 - 0,5 30 - 40 10
- 6-7 55 - 60 1,3 - 1,5 1 0,9 - 1 0,6 - 0,7 40 - 50 8 - 10 70 1,6 - 1,8 1,2 1,1 - 1,2 0,8 - 1,0 60 Trên 10 Trên 70 1,9 - 2,2 1,5 1,3 - 1,5 1,1 - 1,2 70 - Thời kỳ bón + Bón lót: Sau khi thu hoạch quả (vụ thu từ tháng 9-10) bón 100% phân chuồng + Supe Lân + vôi + 10% đạm Urê + 20% Kaliclorua. + Bón thúc - Bón thúc lần 1: Vào tháng 1 tháng 2: 30% đạm Urê + 30% Kaliclorua. - Bón thúc lần 2: Vào tháng 4: 25% đạm Urê + 25% Kaliclorua. - Bón thúc lần 3: Vào tháng 6: Toàn bộ lượng phân còn lại. - Cách bón + Bón lót: Đào rãnh quanh tán gốc (rộng, sâu 25-30cm), trộn và rải đều phân quanh rãnh, lấp đất kín. + Phân vô cơ: Có thể vãi quanh tán, dùng cào lấp phân, nếu khô hạn sau khi bón phân thì tưới nước hoặc hoà phân vào nước để tưới. Lưu ý: Ngoài ra, có thể sử dụng các loại phân bón qua lá như: 3 lá xanh, Agriconic, đạm Humic để phun cho cây, đặc biệt lúc cây có quả. Nếu dùng phân NPK thì bón theo tỷ lệ 8:4:4. 1.3.2.4. Phòng trừ sâu bệnh a. Sâu hại: Bao gồm sâu ăn lá, sâu đục thân cành. - Sâu ăn lá: Gồm sâu vẽ bùa, sâu nhớt, sâu xanh ... phát sinh, gây hại quanh năm và chủ yếu trên lộc non. Để phòng trừ kịp thời, khi lộc non mới nhú phun thuốc Padan 95 SP, Patox 95SP, Regent, Fastac... (phun theo hướng dẫn trên nhãn), phun vào sáng sớm trừ sâu non hoặc chiều tối để trừ bướm sâu vẽ bùa. - Sâu đục thân, cành: Sử dụng biện pháp phòng là chủ yếu. Thường xuyên vệ sinh vườn cây sạch sẽ, quét vôi hoặc phun Boócđô 1% lên thân và cành chính mỗi năm 2 lần (giữa năm và cuối năm). Khi sâu đã đục vào cành, vào thân dùng thuốc trừ sâu hoặc dầu nhớt thải, bơm vào lỗ đục của sâu. b. Côn trùng gây hại - Nhện đỏ và nhện trắng: Dùng các loại thuốc trừ nhện đặc hiệu như Ortus 5SC, Danitol 10EC... phun 2 lần, lần 1 vào đợt lộc xuân và lần 2 khi quả đã lớn (tháng 5-6) (phun theo hướng dẫn trên nhãn). - Bọ xít xanh vai nhọn: Gây hại nặng trên quả non, dùng Dipterex pha 0,1% để phun. - Rệp sáp: Rệp nằm dưới mặt lá già, cuống quả tạo thành ổ với lớp sáp như bông trắng và muội đen. Rệp chích hút nhựa làm cành, lá, quả không sinh trưởng được. Biện pháp phòng trừ hiệu quả là phát hiện sớm (thấy lớp sáp trắng hoặc kiến) để thu gom diệt các ổ trứng trước khi nở. Khi rệp xuất hiện nhiều, sử dụng thuốc Padan 95SP, Sutin... (phun theo hướng dẫn trên nhãn mác). 11
- c. Bệnh hại - Bệnh loét sẹo: Bệnh thể hiện các vết đốm trên lá, cành 1-2 tuổi, trên thân cây con và trên vỏ quả. Biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất là phun phòng bằng thuốc Boócđô 1%, thuốc trừ nấm bệnh như: Aliette 0,4-0,8% hoặc Ridomin MZ 72WP. Phun phòng bệnh khi thấy thời tiết âm u, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, có mưa phùn (phun theo hướng dẫn trên nhãn mác). - Bệnh chảy gôm và bệnh thối gốc chảy mủ: Bệnh xuất hiện trên thân, cành cây tạo ra các vết nứt trên vỏ, làm lớp vỏ cong và chết khô. + Phòng bệnh bằng cách quét thuốc Boócđô 5% lên thân và cành chính mỗi năm 2 lần. Đặc biệt cần vệ sinh và thoát nước tốt cho vườn cây. - Bệnh gân xanh lá vàng (Greening): Là bệnh vô cùng nguy hiểm đối với cây có múi. Triệu chứng bệnh biểu hiện rõ ở chùm lá ngọn các cành 1 tuổi (phiến lá nhỏ, mép cong lên hình thìa, gân lá xanh, thịt lá giữa các gân phụ biến vàng, các lá bệnh mọc chụm lại và các đốt cành ngắn). Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu trừ bệnh trong điều kiện sản xuất. Để phòng chống hiệu quả bệnh này trước hết chọn giống tốt không bị nhiễm bệnh, quá trình chăm sóc đảm bảo cây sinh trưởng tốt và phòng trừ rầy chổng cánh cho mỗi đợt lộc non bằng thuốc Padan 95SP, Patox 95SP... Khi đã có cây bị bệnh thì phá bỏ và đốt để tránh lây lan. 1.3.3. Thu hoạch và bảo quản Bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 6-7 tháng tùy giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay, không nên thu hoạch sau cơn mưa hoặc sương mù nhiều. Dùng dao cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ hoặc sọt tre để nơi thoáng mát, phân loại. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày giá trị kinh tế và yêu cầu ngoại cảnh của cây bưởi. 2. Hãy nêu các phương pháp nhân giống bưởi hiện nay. 3. Trình bày các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi. ................................................ 12
- III. THỰC HÀNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BƯỞI 1. Địa điểm thực hiện: Tại vườn đồi, trang trại, mô hình kinh tế hộ… 2. Thời gian thực hiện: 4 giờ. 3. Điều kiện thực hiện - Sau khi đã học xong bài Kỹ thuật trồng cây bưởi. - Đã chuẩn bị địa điểm thực hành, dụng cụ lao động (dao, kéo cắt tỉa cành, cuốc, bình bơm, xô, chậu…), quần áo bảo hộ lao động (khẩu trang, gang tay, ủng, áo mưa), vật tư như: Cây giống, hạt giống, phân bón các loại, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) các loại. 4. Trình tự thực hiện TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BƯỞI Dụng cụ, Phương pháp TT Nội dung Yêu cầu kỹ thuật vật tư thao tác Bước 1: Xác - Vụ Xuân: trồng từ tháng 2-4. 1 định thời vụ - Vụ Thu đông: trồng từ tháng 8-10 - Chọn loại đất phù sa, thoát nước tốt, Cuốc, Quan sát lựa có tầng canh tác dày trên 1m. xẻng chọn đất trồng và có thể dùng - Quy hoạch thành lô, thửa. Diện tích cày, bừa, cuốc, mỗi thửa khoảng 1.000m2. Bước 2: 2 xẻng làm đất - Trước khi trồng khoảng 2 tháng tiến Chọn đất và làm đất hành làm đất. Cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, gốc rễ cây, xử lý đất bằng vôi bột (500 kg/ha), Benlate (20 kg/ha), Basudin, Vibasu 10H (15-20 kg/ha). 3 Tuỳ chất đất, địa hình và điều kiện Bước 3: Xác Thước Đo, đánh dấu thâm canh để xác định mật độ trồng định mật độ, dây để xác định bưởi cho thích hợp: khoảng cách mật độ, - Khoảng cách 5 x 5 m, mật độ 400 khoảng cách cây/ha. - Khoảng cách 6 x 5 m, mật độ 335 cây/ha. 13
- - Khoảng cách 6 x 6 m , mật độ 280 cây/ha. - Kích thước hố: Vùng đất bằng: 0,6m - Cuốc, Dùng cuốc, x 0,6m x 0,6m. Vùng đất đồi: 0,8m x xẻng, xô, xẻng đào hố, 0,8m x 0,8m. chậu. sau đó bón lót - BHLĐ. phân và lấp - Đào hố, bón lót phân: Khi đào hố chú - Các loại kín đất ý lấy lớp đất mặt đổ sang một bên, lớp phân bón đất phía dưới đổ sang bên khác. Bước 4: 4 lót - Lượng phân bón/hố: Phân chuồng 40 Đào hố, bón lót phân - 50 kg, vôi bột 1kg, Lân supe 1kg, đạm Urê 0,1-0,15kg, Kali 0,15-0,2kg. Cách bón: Trộn vôi bột với lớp đất phía dưới đổ 1/3 hố, lượng phân còn lại trộn đều với đất mặt đổ vào và lấp hố trước khi trồng 20-25 ngày. - Cây giống là cành chiết: Đào 1 lỗ 30 Cuốc, Dùng cuốc x 30 cm giữa tâm hố, xé bao ngoài bầu xẻng, cọc, moi hố giữa cây rồi đặt nhẹ vào giữa tâm hố, gạt đất rơm rác, tâm hố, đặt nén chặt, tránh làm vỡ bầu. Dùng cọc cây giống. cây và lấp đất. và dây mềm cố định cây lại. Trồng Bước 5: 5 Cách trồng xong tưới nước đủ ẩm, tủ rơm rác xung quanh (tủ cách gốc 10 cm). - Cây giống là cây ghép: Để tư thế của cây sao cho cành ghép quay về hướng dưới gió chính từng mùa để tránh gió làm tách gãy cành ghép. - Tưới nước giữ ẩm. Ô doa, Tưới nước, tủ nước gốc, cắt tỉa, - Tủ gốc, làm cỏ, trồng dặm. Bước 6: sạch, dao, bón phân, - Tạo hình, cắt tỉa. 6 Chăm sóc kéo, bình phun thuốc. bơm, - Bón thúc. BHLĐ, - Phòng trừ sâu bệnh phân bón 5. Tổ chức thực hiện: Chia nhóm thực hành tại hiện trường. Sau khi thực hành trồng bưởi, học sinh phải thực hiện chăm sóc hàng ngày theo qui trình kỹ thuật. 14
- BÀI 2: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY XOÀI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Trình bày được giá trị kinh tế, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc cây xoài, thu hoạch và bảo quản quả xoài; - Thực hiện được trình tự các bước nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch xoài đúng kỹ thuật, đạt được định mức theo quy định; - Đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm vật tư. III. NỘI DUNG BÀI HỌC 2.1. Giới thiệu chung về cây xoài 2.1.1. Giá trị kinh tế - Xoài là loại quả quý của vùng nhiệt đới, quả xoài giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng vitamin A vượt xa các loại quả khác. - Quả xoài ngoài ăn tươi còn sử dụng làm nguyên liệu để chế biến: Đồ hộp, nước giải khát, lên men rượu, làm giấm. - Lá xoài xanh quanh năm, tạo bóng mát, tạo cảnh quan, đồng thời còn có thể dùng làm nước uống thanh nhiệt, làm thuốc nhuộm với màu vàng rất đẹp và bền màu. - Hoa xoài dùng làm thuốc và là nguồn mật tốt để nuôi ong. Hạt xoài trong nhân có nhiều tanin, có thể dùng làm thuốc trừ giun sán, ỉa chảy, xuất huyết nội. - Cây xoài sinh trưởng nhanh, chóng ra quả, yêu cầu canh tác không cao lắm, năng suất lại cao nên nó là cây ăn quả có tiền phát triển đồ cao tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. - Trồng xoài đem lại hiệu quả kinh tế cao ở một số vùng như: Nha Trang ( Khánh Hòa), Mỹ Tho ( Tiền Giang), Yên Châu, Mai Châu (Sơn La) ... - Trên thế giới xoài là mặt hàng có giá trị rất được ưa chuộng ở nhiều nước. 2.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh - Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp đối với sinh trưởng của xoài là 18-35 oC, xoài có thể chịu được nhiệt độ 40-45oC miễn là được cung cấp đủ nước. Sức chống chịu rét của xoài tuỳ thuộc vào giống, hình thức nhân giống và tuổi của cây. - Nước: Xoài là cây ưa ẩm, sức chịu hạn khá, ở những nơi có lượng mưa 700- 2000 mm thì cây xoài sinh trưởng tốt. Để cây xoài thường xuyên ra quả cần có mùa khô không ít hơn 3 tháng. - Ánh sáng: Ánh sáng đầy đủ sẽ có lợi cho lộc sinh trưởng, phân hóa mầm hoa và kết quả. Thời tiết ấm sẽ tốt cho cây xoài sinh trưởng và phát triển. Trên cây, ở nơi nào có chiếu sáng tốt thì tỷ lệ đậu quả cao, mã quả đẹp, chất lượng tốt. Nếu ánh sáng quá gay gắt, đất khô hạn thì quả sẽ bị rám. - Đất đai: Xoài không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau miễn là có tầng đất sâu và mực nước ngầm thấp để rễ có thể ăn sâu vào trong lòng đất. Đất thích hợp đối với xoài là đất phù xa, thịt hoặc thịt nhẹ có độ pH = 5,5-7,0, đất đá vôi có tính kiềm quá lớn không thích hợp với trồng xoài. Trên đất nhiều sỏi đá, đất cát xoài vẫn sinh trưởng và cho quả tốt nếu chăm bón đầy đủ. 15
- 2.1.3. Một số giống xoài có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta - Xoài cát Hòa Lộc: Trồng nhiều ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) và huyện Cái Mơn (Bến Tre). Quả có khối lượng lớn: 350- 500 gam, quả chín màu vàng chanh, thịt quả có màu vàng tươi, ăn ngọt và thơm, năng suất cao và được nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long rất ưa trồng. - Xoài Bưởi: Đây là giống cũng được trồng nhiều ở Tiền Giang. Quả có vỏ dày, nặng trung bình 250- 350 gam nên chịu được vận chuyển. Phẩm chất quả kém hơn xoài cát, thịt quả nhão, ngọt vừa phải, Hình 3: Giống xoài cát Hòa Lộc có mùi nhựa thông. - Xoài Tượng: Đây là giống xoài có quả rất to: có quả nặng 700-800 gam, cây ra hoa sớm nên tháng 3 đã cho thu hoạch, quả chín màu vàng nhạt ửng xanh, vỏ quả trơn bóng, thịt quả màu vàng nhạt, ít sơ, vị chua, thường sử dụng ăn xanh như salát. Hiện nay Viện nghiên cứu rau quả Gia Lâm (Hà Nội) có tuyển chọn từ một số giống xoài nhập nội được một số giống xoài có triển vọng: GL1, GL2, GL3, GL4, GL5, GL6...đang được phát triển rộng rãi ở nhiều nơi thuộc miền bắc Việt Nam, trong đó có 3 giống hiện nay được sản xuất trồng nhiều ở Lào Cai là GL1, GL2, GL6. 2.2. Kỹ thuật nhân giống Hình 4: Giống xoài Tượng 2.2.1. Nhân giống bằng gieo hạt Quả chín cần lấy hạt gieo ngay nếu để lâu hạt sẽ mất sức nảy mầm (nếu để 30 ngày thì chỉ còn 80% hạt nảy mầm, tối đa 100 ngày thì hạt xoài mất sức nảy mầm hoàn toàn). 2.2.2. Nhân giống bằng ghép Gốc ghép là muỗm, xoài hôi, xoài rừng, mắc chai, thông thường chọn giống xoài đa phôi làm gốc ghép. Phương pháp ghép: ghép áp, ghép mắt, ghép cành theo lối chẻ bên. Cành để lấy mắt ghép là những cành bánh tẻ non, khoẻ, màu sắc đã chuyển sang xám.Trước khi cắt cành ghép để lấy mắt có thể xử lý như sau: + Cắt ngọn loại bỏ phần non vỏ màu xanh hoặc mới chuyển hồng. + Dùng kéo cắt lá để lại cuống lá. Khoảng 2 tuần sau khi mắt sưng to thì cắt cả cành xuống bóc mắt đem ghép. 16
- Hình 5a: Ghép cải tạo tán cho cây xoài Hình 5b: Ghép cải tạo tán trên cây xoài 2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 2.3.1. Kỹ thuật trồng 2.3.1.1. Thời vụ - Vụ xuân: Trồng từ tháng 2 - tháng 4 - Vụ thu: Trồng từ tháng 8 - tháng 10 2.3.1.2. Chọn đất và làm đất Chọn đất theo yêu cầu sinh thái về đất đai của xoài, trên đất dốc cần căn cứ vào độ dốc để thiết kế hệ thống chống xói mòn và thiết kế lô thửa cho phù hợp. Làm đất: Phát dọn sạch cỏ dại, có điều kiện thì nên cày, bừa hoặc đào hố trồng. 2.3.1.3. Mật độ, khoảng cách Trước đây thường trồng xoài với khoảng cách cây là 10-14m, nhưng hiện nay thường trồng xoài ghép nhanh ra quả nên khoảng cách là 5-6m, mật độ 278-330 cây/ha. 2.3.1.4. Đào hố, bón lót phân Đào hố 70x70x70cm, để lớp đất mặt riêng, đất ở đáy hố riêng. Nếu hố đào trước từ 3-6 tháng là tốt nhất, có thể đưa phân xanh, cỏ, rác xuống đáy hố và lấp đất. Bón lót cho mỗi hố 30-50kg phân hữu cơ + 0,2- 0,5 kg Supelân + 0,5-1 kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố cao hơn mặt đất 20-30 cm trước khi trồng 15-30 ngày. Hình 6: Trồng xoài theo băng Đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây. 17
- 2.3.1.5. Cách trồng Trồng xoài nên đánh bầu hay dùng cây ghép đã ra ngôi trong vườn ươm để trồng. Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, moi một hốc ở giữa hố, đặt cây vào giữa hố để cây đứng theo thế tự nhiên, lấp đất kín bầu, cắm 2 cọc nhỏ nghiêng khoảng 450 để cố định cây. Dùng rơm rạ hoặc cỏ khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới 10-15 lít nước/hốc để duy trì độ ẩm cho cây. 2.3.2. Chăm sóc 2.3.2.1. Quản lý vườn cây - Khi còn nhỏ tán chưa giao nhau có thể tận dụng trồng xen các cây họ đậu - Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, tủ gốc giữ ẩm. - Tưới nước khi nắng hạn hoặc vào thời kỳ cần nhiều nước ta phải tưới nước tốt nhất là tưới nhỏ giọt, tưới phun, tưới rãnh, làm sao độ ẩm đất luôn ổn định thì cây sinh trưởng ra hoa không bị rối loạn. 2.3.2.2. Tạo hình, cắt tỉa Tạo hình nhằm cho cây có một bộ khung tán kiên cố, tận dụng không gian, tỉa loại những cành nhánh vô ích, khiến cây tập trung dinh dưỡng cho quả, cây sẽ sớm cho quả và sản lượng cao. Phương pháp cắt tỉa hiện nay có một số phương thức sau: Cắt ngắn, tỉa cành, xoa mầm... Việc cắt tỉa phải được tiến hành thường xuyên ngay từ khi cây còn ở trong vườn ươm, đến khi cây ở kiến thiết cơ bản và ở giai đoạn kinh doanh nhằm tạo cho cây có tán đẹp, sinh trưởng cân đối, ít sâu bệnh và cho năng suất, phẩm chất tốt. Hình 7 : Ghép cải tạo tán cho cây xoài 2.3.2.3. Bón phân: Bón phân là cơ sở vật chất để xoài sinh trưởng nhanh, chóng ra quả và có năng suất cao. Bón phân cho xoài có thể áp dụng vào từng giai đoạn như sau: a. Giai đoạn kiến thiết cơ bản (sau trồng 1-2 tháng khi cây bén rễ hồi xanh) - Vai trò: Thúc đẩy sinh trưởng sinh dưỡng làm cho bộ rễ, thân, cành phát triển nhanh. - Lượng phân bón cho mỗi cây ở giai đoạn này là: Phân hữu cơ 15-20 kg, Supe lân 250-500g, Kaliclorua 180-300g, đạm Urê 180-300g - Có thể bón hỗn hợp phân NPK: Năm thứ nhất 0,5 kg, năm thứ 2:1.0 kg, năm thứ 3:1,5 kg. b. Giai đoạn kinh doanh - Vai trò: Thúc đẩy sự ra hoa, quả, khống chế lộc hè mọc quá mạnh, thúc lộc thu mọc khoẻ. Làm cơ sở để năm sau cho sản lượng cao. 18
- - Hàng năm căn cứ vào tuổi cây, tình hình sinh trưởng và khả năng cho năng suất của cây mà bón lượng phân cho mỗi hốc như sau: Phân hữu cơ 30-50 kg, Supe Lân 1,5-2 kg, đạm Urê 1-2 kg, Kaliclorua 3 kg. - Cách bón + Bón nuôi lộc xuân, nuôi hoa vào tháng 2-3: Đạm Urê 50%, Kaliclorua 50% + Bón nuôi quả và thúc lộc hè vào tháng 5-6: Đạm Urê 50%, Kaliclorua 50% + Bón phục hồi sau thu hoạch quả vào tháng 10: 100% phân hữu cơ, phân Supe lân Phân hữu cơ và phân lân đào rãnh theo tán cây bón vào gốc, phân đạm và kali nếu đất khô thì hoà phân vào nước và tưới. Để giúp cho cây có thể ra hoa đều, tăng tỷ lệ giữ quả có thể dùng chất kích thích ra hoa, tăng đậu quả. 2.3.2.4. Phòng trừ sâu bệnh a. Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum gloeosporicides. Đây là bệnh gây hại phổ biến ở các giống xoài trồng ở miền Bắc Việt Nam nhất là trong mùa mưa có độ ẩm cao, nhiệt độ cao, nấm gây hại trên lá, hoa, quả. Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlatte 0,1%, Copper-B 0,25%. Phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau, 7 ngày phun 1 lần, sau đó 1 tháng phun 1 lần. Hình 8: Vết bệnh Thán thư trên quả xoài b. Bệnh phân trắng: Do nấm Odium Mangiferae gây hại trong điều kiện nóng ẩm hoặc có sương đêm: Bệnh phát triển mạnh trên hoa, lá non, cuống hoa, cành, quả, làm cho quả nhỏ, méo và rụng. Dùng lưu huỳnh vôi pha tỷ lệ 1:1:100; Cooper-B, Benomyl định kỳ 7-10 ngày/1ần với nồng độ 0,2% . c. Bệnh muội đen: Do nấm Capnodiam Mangifere. Nấm bệnh bám thành mảng đen trên lá do bài tiết của rầy xanh, rệp sáp, dệp dính trích hút và tạo thành lớp nấm đen làm giảm quang hợp của lá. Bệnh phát sinh mạnh trong mùa nắng. Dùng Bassa, Trebon. Có thể phun các Hình 9: Bệnh phấn trắng hại xoài loại thuộc trừ nấm có gốc đồng hoặc bột lưu huỳnh nồng độ 0,2%. d. Bệnh thối quả - khô hạt : Do nấm Diplodia Natalensis gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm trong mùa mưa. Bệnh hại quả trong thời kỳ vận chuyển và bảo quản, bệnh làm thối thịt quả. Phòng bệnh tốt nhất là khi hái quả tránh bầm rập, xây sát. Phun Bellatte nồng độ 0,0l%; Cooper 0, 1% với lượng 10 lít cho 1 cây trước thu hoạch 2 tuần. Sau khi thu quả nhúng vào nước ấm 550c chứa 0,06-0,1 % Bellatte. 19
- f. Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm xoài kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau. Phòng trừ: Phun nước xà phòng 5g/1ít vào lúc cây ra hoa cách 2-4 ngày/1ần. Dùng Bassa, Azodzin, Trebon 0,15-0,2% phun 2-3 lần, cách 5-7 ngày/1ần. m. Ruồi đục quả: Ruồi cái đục vào quả lúc vỏ quả đã già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối và rụng. Dùng Azođrin 0,1%, Bassa 0,25%. Hình 10: Sâu non ruồi đục quả hại xoài Hình 11: Ruồi đục quả hại xoài n. Rệp sáp: Chích hút nhựa ở lộc non, cuống quả, gây rụng quả non. Dùng Bi58 0,2%, Spracide 0,1%. k. Sâu đục thân: Sâu đẻ trứng ở những vết thương trên cành, cây, sâu non đục và trưởng thành trong các cành cây, thân chích gây rễ bị gãy cây. Phòng trừ: Tránh tạo, gây ra những vết thương trên cây, dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những chất có tính xông hơi mạnh như Methyl Parathion, Thiordan, bịt lỗ bằng đất sét diệt sâu non. Hình 12: Rệp sáp hại xoài 2.3.3. Sự ra hoa và đậu quả của xoài - Xử lý cho cây xoài ra hoa sớm: Đối với cây xoài già thì có thể tưới thuốc vào thời điểm cây ra được 1-2 cơi đọt, đối với cây tơ thì tưới vào lúc cây ra được 2-3 cơi đọt. Tưới khi cây vừa ra đọt cuối, khoảng 10cm hoặc ra lá lụa. Có thể dùng một số loại thuốc ức chế tăng trưởng để tưới như Paclobutrazol 10%, liều lượng 10cc pha với 5-10 lít nước tưới cho 1m đường kính tán và tưới sát gốc cây xoài, sau đó giữ ẩm 20 ngày, 2 tháng sau dùng KNO3 hoặc Dola 02X. - Bảo vệ hoa và trái xoài non: Việc bảo vệ hoa và trái xoài non là rất quan trọng. Để cho cây xoài ra hoa tập trung phải xử lý bằng Kali Nitơrát (KNO 3) nồng độ 1,25-1,5% (1lít nước và 12-15g KNO3) phun ướt hết các lá xoài. Sau khi phun 3-7 ngày xoài sẽ ra 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Trồng một số loài cây dược liệu dưới tán rừng - MĐ04: Trồng và khai thác một số loài cây dưới tán rừng
60 p | 849 | 273
-
Bài giảng Giải pháp quản lý dịch hại trên cây Lạc - ThS. Phan Anh Thế
52 p | 269 | 65
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống: Chương 1 - ThS.Võ Ngọc Thám
80 p | 367 | 60
-
Bài giảng Kỹ thuật nuôi giáp xác - Ths.Tôn Thất Chất
186 p | 179 | 47
-
Giáo trình Trồng một số loài cây nguyên liệu thủ công mỹ nghệ dưới tán rừng - MĐ03: Trồng và khai thác một số loài cây dưới tán rừng
33 p | 183 | 47
-
Kỹ thuật trồng một số loại cây ăn quả
11 p | 291 | 32
-
Bài giảng Tạo giống cây trồng chuyên khoa 2 - PGS.TS Trần Văn Minh
43 p | 116 | 23
-
Bài giảng Dược lý học thú y: Chương 10 - ThS. Đào Công Duẩn, ThS Nguyễn Thành Trung
134 p | 113 | 18
-
Bài giảng Thức ăn chăn nuôi: Chương 2 (2017)
67 p | 98 | 17
-
Bài giảng Dược lý học thú y: Chương 9 - ThS. Đào Công Duẩn, ThS Nguyễn Thành Trung
19 p | 115 | 16
-
Bài giảng Trồng nấm (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
69 p | 36 | 8
-
Bài giảng Sản xuất rau an toàn (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
73 p | 61 | 7
-
Bài giảng Trồng một số loài hoa (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
115 p | 36 | 6
-
Bài giảng Trồng một số loài cây lâm nghiệp (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
65 p | 35 | 4
-
Hàm lượng fucoidan và alginate của một số loài rong nâu ở quần đảo Nam Du, Kiên Giang
6 p | 9 | 3
-
Bài giảng Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi: Chương 6 - TS. Nguyễn Đình Tường
63 p | 4 | 3
-
Kết quả nghiên cứu kỹ thuật phòng trừ tổng hợp một số loài cỏ dại khó trừ trên cây lạc ở Hà Nội và Bắc Giang
6 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn