Bài giảng Sản xuất rau an toàn (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
lượt xem 7
download
(NB) Bài giảng Sản xuất rau an toàn trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về sản xuất rau an toàn như: Vai trò, tầm quan trọng của rau; các biện pháp trồng rau an toàn, kỹ thuật trồng một số loài rau an toàn. Giáo trình có đề cập đến những biện pháp kỹ thuật, kỹ năng nghề quan trọng để người học có thể tự sản xuất, nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản một số loài rau chính đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Sản xuất rau an toàn (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LÀO CAI KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP BÀI GIẢNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN SỐ GIỜ: 30 NGHỀ KHUYẾN NÔNG LÂM (Lưu hành nội bộ) Tác giả: Đỗ Bích Nga Lào Cai, tháng năm 2015 1
- LỜI NÓI ĐẦU Mô đun “Sản xuất rau an toàn” là mô đun bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề Khuyến Nông lâm. Môn học này trang bị cho học sinh, sinh viên những hiểu biết cơ bản về sản xuất rau an toàn như: Vai trò, tầm quan trọng của rau; các biện pháp trồng rau an toàn, kỹ thuật trồng một số loài rau an toàn. Giáo trình có đề cập đến những biện pháp kỹ thuật, kỹ năng nghề quan trọng để người học có thể tự sản xuất, nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản một số loài rau chính đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Mô đun còn trang bị thêm cho học sinh chuyên ngành Khuyến Nông lâm có những kiến thức bổ ích về những vấn đề liên quan đến quản lý, tổ chức sản xuất rau nói riêng và cây trồng nói chung, giúp các em ra trường có thể tham gia công tác ở các lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, chỉ đạo, quản lý sản xuất ở gia đình và địa phương. Bố cục của giáo trình gồm có 03 bài, bao gồm những kiến thức về lý thuyết và thực hành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều giáo trình, sách tham khảo của các trường đại học và của các tác giả có chuyên môn sâu về những lĩnh vực có liên quan. Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi có những thiếu sót, chúng tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến tham gia, đóng góp của các chuyên gia và đông đảo bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả 2
- HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH Sản xuất rau an toàn là mô đun bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề Khuyến Nông lâm, nhằm trang bị cho người học những kiến thức cần thiết về: Vai trò, tầm quan trọng của rau; những nội dung có liên quan đến trồng rau an toàn; đặc điểm hình thái, yêu cầu ngoại cảnh, những giống rau có năng suất cao, chất lượng tốt và các biện pháp kỹ thuật cần thiết để có sản phẩm rau an toàn, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái. Mô đun có liên quan với các môn: Quản lý kinh tế hộ trang trại, Bảo vệ môi trường, Đất và phân bón, Nhân giống cây trồng... Giúp cho người học vận dụng kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức sản xuất, sử dụng đất đai, trồng trọt kết hợp với chăn nuôi tạo ra sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và xã hội. Giáo trình có 03 bài, giảng dạy trong 30 giờ, trong đó có 13 giờ lý thuyết, 15 giờ thực hành, 2 giờ kiểm tra. Bố trí thực hành bài 2, bài 3. Người học được đánh giá theo 2 nội dung chính: Đánh giá kiến thức và kỹ năng. Phương pháp giảng dạy: Sử dụng phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Giảng giải kết hợp làm mẫu và có ví dụ minh họa bằng hình ảnh thực tế, mô hình và rèn luyện kỹ năng thực hành tại vườn ươm, trang trại, vườn hộ gia đình... Trong quá trình giảng dạy cần bố trí tham quan học tập, thực hành để củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh tại các cơ sở sản xuất. MỤC LỤC Trang 3
- Lời nói đầu 2 Hướng dẫn nghiên cứu giáo trình 3 Bài 1. Vai trò và tầm quan trọng của rau 4 1.1. Vai trò, tầm quan trọng của cây rau đối với đời sống và nền 10 kinh tế xã hội 1.1.1. Giá trị dinh dưỡng 1.1.2. Ý nghĩa kinh tế 1.1.3. Giá trị y học 11 1.1.4. Ý nghĩa xã hội 1.2. Đặc điểm chung của ngành sản xuất rau 1.2.1. Phải trải qua thời kỳ vườn ươm 1.2.2. Yêu cầu về thời vụ 12 1.2.3. Nhiều sâu bệnh hại 1.2.4. Chế độ trồng xen, gieo lẫn, trồng gối 1.2.5. Yêu cầu kỹ thuật, nhân lực, kinh phí đầu tư trong sản xuất 13 1.2.6. Rau là ngành sản xuất hàng hoá 1.3. Những thuận lợi, khó khăn của nghề trồng rau ở nước ta 1.3.1. Thuận lợi 1.3.2. Khó khăn 14 1.4. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sản xuất rau 16 1.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ 1.4.1.1. Thời kỳ hạt nẩy mầm 1.4.1.2. Thời kỳ cây con 1.4.1.3.Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng 1.4.1.4. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực 1.4.2. Ảnh hưởng của ánh sáng 17 1.4.3. Ảnh hưởng của nước 1.4.4. Ảnh hưởng của dinh dưỡng và độ phì đất 18 1.4.4.1. Đạm (Ni tơ) 1.4.4.2. Phot pho (P) 1.4.4.3. Kali (K) 19 1.4.4.4. Canxi (Ca) 20 1.4.4.5. Các yếu tố vi lượng Bài 2. Trồng rau an toàn 21 2.1. Hiện trạng sản xuất rau an toàn ở nước ta 4
- 2.1.1. Vài nét về sản xuất rau an toàn ở nước ta 22 2.1.2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng 23 2.1.2.1. Do hoá chất bảo vệ thực vật 2.1.2.2. Hàm lượng Ni trát (NO3) quá cao 2.1.2.3. Tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau 24 2.1.2.4. Vi sinh vật gây hại trong rau xanh 2.2. Sản xuất rau an toàn 2.2.1. Khái niệm rau an toàn 2.2.2. Một số quy định về tiêu chuẩn rau an toàn 27 2.2.3.Tổ chức sản xuất rau an toàn 28 2.2.4. Các nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn 2.2.4.1. Chọn đất 2.2.4.2. Nước tưới 2.2.4.3. Giống 29 2.2.4.4. Phân bón 2.2.4.5. Bảo vệ thực vật 30 2.2.4.6. Thu hoạch, bao gói 32 2.3. Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 2.3.1. Giải pháp về kỹ thuật 33 2.3.2. Giải pháp về kinh tế 34 2.3.3. Giải pháp về xã hội 2.3.4. Tổ chức quản lý 35 2.4 . Phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) 2.4.1. Khái niệm 2.4.2. Nguyên tắc phòng trừ dịch hại tổng hợp 2.4.3. Các biện pháp phòng trừ dịch hại 2.4.3.1. Biện pháp sinh học 2.4.3.2. Các biện pháp kỹ thuật 36 2.4.3.3. Biện pháp hoá học 37 Thực hành: Làm vườn ươm rau 40 Bài 3 . Kỹ thuật trồng một số loài rau an toàn 3.1 Cây cải bắp 3.1.1 Giá trị dinh dưỡng 3.1.2. Đặc điểm hình thái 3.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh 41 5
- 3.1.4. Giới thiệu một số giống cải bắp 3.1.4.1. Giống Hà nội 3.1.4.2. Giống Sa pa 3.1.4.3. Giống N.S. Cross 3.1.5. Các biện pháp kỹ thuật trồng cải bắp 3.1.5.1. Thời vụ 42 3.1.5.2. Làm đất, bón lót, gieo hạt tạo cây con - Làm đất - Bón phân - Chăm sóc cây gieo 43 3.1.5.3. Trồng và chăm sóc cải bắp - Trồng cải bắp - Chăm sóc 44 - Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ thực vật 45 3.1.6 .Thu hoạch và bảo quản sản phẩm 3.1.6.1. Thu hoạch 3.1.6.2. Bảo quản tiêu thụ 3.2. Cây su hào 3.2.1 Giá trị dinh dưỡng, đặc tính sinh học 3.2.1.1. Giá trị dinh dưỡng 3.2.1.2. Đặc điểm hình thái 46 3.2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh 3.2.2. Giới thiệu một số giống su hào chính 3.2.2.1. Giống Sapa 3.2.2.2. Giống su hào dọc tăm 3.2.2.3. Giống Tiểu Anh Tử 3.2.3. Các biện pháp kỹ thuật trồng 3.2.3.1. Thời vụ 47 3.2.3.2. Chọn đất làm vườn ươm tạo cây giống - Làm đất, bón phân - Gieo hạt - Chăm sóc cây gieo 48 3.2.3. Làm đất, bón lót, trồng - Làm đất - Bón phân 49 6
- - Chăm sóc tưới nước - Phòng trừ sâu, bệnh hại 3.2.4. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản 3.2.4.1. Thu hoạch 3.2.4.2. Chế biến 3.2.4.3. Bảo quản và tiêu thụ 50 3.3. Đậu Cô ve leo 3.3.1. Đặc điểm sinh thái và yêu cầu ngoại cảnh 3.3.1.1. Đặc điểm sinh thái 3.3.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh - Nhiệt độ - Ánh sáng - Nước 51 - Đất và dinh dưỡng 3.3.2. Một số giống đậu cô ve 3.3.2.1. Đậu Cô bơ 3.3.2.2. Đậu cô ve 3.3.2.3. Đậu cô ve leo TL1 52 3.3.2.4. Đậu trạch 3.3.3. Kỹ thuật trồng cây 3.3.3.1. Luân canh tăng vụ 3.3.3.2. Chọn thời vụ và giống trồng - Thời vụ - Giống trồng 3.3.3.3. Làm đất, bón phân gieo hạt - Kỹ thuật làm đất - Lượng phân bón - Khoảng cách, mật độ, độ sâu gieo hạt 3.3.3.4. Kỹ thuật chăm sóc cây trồng 53 - Chăm sóc khi gieo - Thời kỳ hạt nẩy mầm - Làm giàn 3.3.3.5. Phòng trừ một số sâu, bệnh hại chính - Sâu hại - Bệnh hại 54 7
- 3.3.3.6. Thu hoạch, bảo quản - Thu hoạch - Bảo quản - Tiêu thụ sản phẩm 54 3.4. Cây cà chua 3.4.1. Giá trị kinh tế và đặc tính sinh học 3.4.1.1. Giá trị dinh dưỡng 3.4.1.2. Giá trị kinh tế 3.4.1.3. Đặc điểm hình thái 55 3.4.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh 3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật trồng cà chua 3.4.2.1. Thời vụ và giống trồng - Thời vụ trồng - Chọn giống 56 - Kỹ thuật gieo, trồng cà chua 57 3.4.2.2. Kỹ thuật chăm sóc cà chua - Tưới nước - Phương pháp và thời kỳ bón phân 58 - Làm dàn, tỉa cành tạo hình 3.4.2.3. Phòng trừ sâu, bệnh hại 59 3.4.3. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản cà chua 3.4.3.1. Thu hoạch 3.4.3.2. Bảo quản 60 3.5. Cây dưa chuột 3.5.1. Giá trị dinh dưỡng, đặc tính sinh học 3.5.1.1. Giá trị dinh dưỡng 3.5.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh 3.5.2. Các biện pháp kỹ thuật trồng 3.5.2.1. Giống và thời vụ 61 3.5.2.2. Chọn đất và trồng - Làm đất, bón phân 62 - Chăm sóc tưới nước 63 - Phòng trừ một số sâu, bệnh hại chính - Nguyên tắc sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh hại 3.5.3. Thu hoạch, bảo quản 8
- 3.5.3.1. Thu hoạch 3.5.3.2. Bảo quản 3.5.3.3. Tiêu thụ sản phẩm 65 3.6. Cây rau xà lách 3.6.1. Giá trị dinh dưỡng 66 3.6.2. Đặc điểm hình thái 3.6.3. Yêu cầu ngoại cảnh 67 3.6.4. Giới thiệu một số giống xà lách 3.6.5. Các biện pháp kỹ thuật trồng xà lách 3.6.5.1. Thời vụ 3.6.5.2. Làm đất, bón lót, gieo hạt tạo cây con 68 3.6.5.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 70 3.6 .6.Thu hoạch và bảo quản sản phẩm 3.6.6.1.Thu hoạch 3.6.6.2. Bảo quản tiêu thụ 72 Thực hành: Trồng một số loại rau an toàn 74 Tài liệu tham khảo BÀI 1: VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY RAU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 9
- - Trình bày được vai trò, tầm quan trọng của cây rau đối với đời sống, nền kinh tế xã hội. - Vận dụng kiến thức để lựa chọn thời vụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để trồng rau an toàn có hiệu quả. - Lựa chọn được loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, sử dụng đúng cách cho từng thời kỳ cây trồng. - Tổ chức sản xuất tốt, đảm bảo năng suất, hiệu quả và đảm bảo vệ sinh an toàn. II. NỘI DUNG BÀI HỌC 1.1. Tầm quan trọng của cây rau đối với đời sống và nền kinh tế xã hội 1.1.1. Giá trị dinh dưỡng - Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. - Rau chiếm vị trí quan trọng trong dinh dưỡng của cơ thể, nó cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, chất thơm..... - Rau có đầy đủ các loại chất khoáng (Các nguyên tố đa lượng: Ca, P, Fe… và nguyên tố vi lượng: Zn, Cu, Mn..) nhưng nhiều hơn cả là Ca và Fe. Lá càng mỏng, Hình 1: Ruộng rau cải càng có màu xanh thẫm thì những chất này càng nhiều. Vỏ non và hạt của các loại đậu có chứa nhiều VTM B và chất khoáng Ca. Trong bữa ăn hàng ngày rau còn bổ xung thêm năng lượng đáng kể dưới dạng hợp chất hữu cơ như: Gluxit, Lipit, Prôtít. Rau kích thích tiết dịch vị làm cho ta cảm thấy ngon miệng hơn, tăng hệ số tiêu hoá và nhuận tràng. (Khi ăn các loại rau vào trong cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều gốc muối có tác dụng trung hoà axít trong dạ dầy tiết ra khi tiêu hoá thức ăn). Rau là thành phần không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta, mức tiêu dùng rau tối thiểu cho 1 người là 90 kg/năm. 1.1.2. Ý nghĩa kinh tế - Rau vừa là cây thực phẩm vừa là cây lương thực có thể thay thế 1 phần lương thực trong bữa ăn hàng ngày của con người như: khoai tây, khoai sọ, đậu đỗ… - Rau là sản phẩm hàng hoá, là mặt hàng có giá trị xuất khẩu quan trọng và có giá trị cao. Rau ở nước ta xuất khẩu dưới nhiều dạng: Tươi, đóng hộp, bột... 10
- - Rau là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. - Rau là nguồn thu nhập lớn của nhân dân ta, đặc biệt ở những vùng xung quanh các thành phố và khu công nghiệp tập trung. - Rau và các sản phẩm phụ của rau còn là nguồn thức ăn quan trọng đẩy mạnh và phát triển ngành chăn nuôi. Một số nơi rau an toàn có giá cao hơn giá rau thông thường từ 10-20% nên đem lại thu nhập cao cho người dân và cao hơn nhiều lần sản xuất lúa, ngô và một số cây ngắn ngày khác (một số vùng sản xuất rau an toàn tập trung, tổng thu trung bình từ 400-500 triệu đồng/ha/năm, cao đạt 700-800 triệu đồng/ha/năm ...). Phần lớn giá bán các sản phẩm rau an toàn và rau thông thường chưa có sự khác biệt nhiều và thường không ổn định, giá thường cao vào đầu và cuối vụ sản xuất (cao gấp 1,5-2 lần) so với giá bán giữa vụ. 1.1.3. Giá trị y học Rau cung cấp nhiều Vitamin (VTM). Mỗi loại Vitamin giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể: + VTM A làm tăng thị lực của mắt, chống mù lòa, tăng tốc độ sinh trưởng của cơ thể, VTM A có nhiều trong ớt, cà rốt, cà chua, cần tây. + VTM B1 có tác dụng chống bệnh phù, chống suy nhược cơ thể, tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn và thần kinh. VTM B 1 có nhiều trong các loại đậu, cải bắp, súp lơ, rau muống… + VTM C: Có vai trò tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Thiếu VTM C thường gây bệnh thiếu máu. VTM C có nhiều trong các loại rau như: Su hào, cải bắp, dưa, ớt… 1.1.4. Ý nghĩa xã hội - Đời sống nhân dân ngày một được cải thiện thì yêu cầu đối với rau ngày càng cao, phong phú về chủng loại và chất lượng tốt. - Người tiêu dùng đang quan tâm rất nhiều đến sự an toàn của thực phẩm bởi sự dư lượng chất hoá học và kim loại nặng, nên đòi hỏi phải cung cấp những cây rau "Sạch". - Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và an toàn môi sinh. 1.2. Đặc điểm chung của ngành sản xuất rau 1.2.1. Thời kỳ vườn ươm Đặc điểm nổi bật của nghề trồng rau là hầu hết hạt giống rau đều phải được gieo ươm trước khi đưa ra ruộng sản xuất đại trà. Ngoài kỹ thuật gieo ươm truyền thống là gieo ngoài đất trồng, hiện nay có nhiều cách gieo ươm hạt đạt hiệu quả cao như: Gieo hạt trong bầu, gieo hạt vào khay, gieo hạt trong nhà lưới. 11
- Ở thời kỳ vườn ươm, rau giống cần được chăm sóc hết sức cẩn thận, tỷ mỷ hồi phục cây giống tốt để cây giống đạt tiêu chuẩn cao. 1.2.2. Yêu cầu thời vụ nghiêm ngặt, chặt chẽ Rau là loại cây trồng rất mẫn cảm với sự thay đổi của điều kiện khí hậu thời tiết như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, yêu cầu thời vụ rất nghiêm ngặt. Thời vụ không thích hợp làm giảm năng suất và chất lượng. Về nguyên tắc cần bố trí, sắp xếp thời vụ sao cho hình thành bộ phận sử dụng gặp được nhiều thuận lợi nhất. Song, do nhu cầu của người tiêu dùng đối với rau xanh là quanh năm. Chính vì thế, nhà vườn phải gieo trồng vào những lúc thời tiết, khí hậu bất thuận. Sản xuất rau trái vụ thường gặp nhiều rủi ro. Năng suất và chất lượng rau kém hơn sản xuất chính vụ, nhưng hiệu quả kinh tế lại cao nên đã kích thích tích cực của người trồng. 1.2.3. Nhiều sâu bệnh hại Rau là loại cây trồng có chất dinh dưỡng phong phú, hàm lượng nước trong thân lá cao, thân lá non mềm nên là môi trường rất thích hợp cho nhiều loài sâu bệnh sinh trưởng, phát triển trên cây rau. Sâu bệnh hại là một trong nhiều nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng và giá trị hàng hóa của rau. Một loại rau có thể bị nhiều loại sâu bệnh hại, chúng phá hại trong suốt chu kỳ sống của nó. Vì vậy nhà vườn cần phải nghiêm túc thực hiện công tác quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Chọn, dùng giống kháng bệnh, luân canh, luân phiên cây trồng, bón phân hợp lý, cân đối, thời vụ thích hợp... Khi phải sử dụng thuốc, tốt nhất nên dùng thuốc vi sinh hoặc thuốc thảo mộc trong sản xuất rau. 1.2.4. Cây rau thích hợp với chế độ trồng xen, gieo lẫn, trồng gối Hầu hết các chủng loại rau có hình thái nhỏ bé, gọn, phân cành ít, có độ cao khác nhau. Thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhau, sự phân bố hệ rễ của từng loại rau cũng không giống nhau. Vì vậy, trên cùng một đơn vị diện tích có thể bố trí nhiều loại cây trồng khác nhau cùng tồn tại, cùng sinh trưởng và phát triển. Đây là những biện pháp làm tăng năng suất trên đơn vị diện tích có hiệu quả kinh tế cao. Khi trồng xen, gieo lẫn, trồng gối đối với cây rau cần chú ý một số vấn đề sau đây: - Thời gian sinh trưởng của các loại rau. - Hình thái, độ cao và tập tính phân cành. - Sự phân bố của hệ rễ trong đất. - Yêu cầu các loại rau đối với ánh sáng khác nhau. - Yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng chủ yếu. 1.2.5. Yêu cầu kỹ thuật, nhân lực, kinh phí đầu tư trong sản xuất rau 12
- Rau là loại có thời gian sinh trưởng ngắn, muốn đạt năng suất cao, chất lượng tốt, cần phải thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến và hiện đại, áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất, cụ thể: - Đất đai phải cày bừa kỹ, tơi, xốp, tầng canh tác dày. Trong quá trình sản xuất phải thực hiện nhiều khâu kỹ thuật liên hoàn. - Các biện pháp chăm sóc phải thực hiện nhiều lần như: vun xới, diệt trừ cỏ dại, tưới nước, tưới thúc. - Kỹ thuật chăm sóc đặc biệt: làm giàn, bấm ngọn, tỉa cành, tỉa hoa, quả, nụ, thụ phấn bổ khuyết... - Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cao: máy phun mưa, nhà lưới, nhà hộp ni lon, che phủ mặt đất bằng nilon. - Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất rau như: trồng không đất và thủy canh. - Thu hái nhiều lần. Nhiều chủng loại rau phải thu hái nhiều lần khi chín thương phẩm. Vì vậy cần nhiều công lao động, thí dụ như: các cây họ cà, họ bầu bí, họ đậu... 1.2.6. Rau là ngành sản xuất hàng hóa Đặc điểm của hầu hết các loại rau là có hàm lượng nước trong thân lá cao, non, giòn, dễ bị dập gãy. Vì vậy từ các khâu: trồng tỉa, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, phân phối đến tận tay người tiêu dùng cần phải thực hiện theo dây chuyền sản xuất hàng hóa. Trong quá trình chăm sóc, thu hái phải hết sức cẩn thận, tỷ mỷ và nhẹ nhàng. Các cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực nông nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với nhau để duy trì năng suất và kiểm tra chất lượng sản phẩm sau thu hái. 1.3. Những thuận lợi và khó khăn của nghề trồng rau ở nước ta 1.3.1. Thuận lợi Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có vị trí địa lý độc đáo, một phần gắn liền với lục địa, một phần giáp với Biển Đông, có địa hình chạy dài suốt 15 vĩ độ, có khí hậu đa dạng và có bốn mùa phân biệt rõ rệt ở miền Bắc, miền nam có mùa mưa và mùa khô nên các giống cây nhiệt đới và ôn đới đều có thể sinh trưởng, phát triển cho năng suất cao. Hình 2: Sản xuất cải bắp rau an toàn Nghề trồng rau đã có từ lâu đời, nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm, người Việt Nam lại cần cù lao động, nguồn nhân lực dồi dào, do đó đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nghề trồng rau. 13
- Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách mới, được tiếp tục hoàn thiện trong thực tiễn, tạo hành lang pháp lý ngày càng thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến rau phát triển. Ngày nay nước ta hợp tác phát triển với nhiều nước trên thế giới. Nhiều giống rau quả mới cho năng suất, chất lượng cao đã được nhập khẩu và sản xuất trên diện rộng. Nhiều dây chuyền công nghệ chế biến được cải tiến, nhập khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất tiêu dùng của thị trường. Kinh tế đối ngoại phát triển, có nhiều cơ hội, thị trường rau và các sản phẩm chế biến từ rau ngày càng được mở rộng. Nhu cầu về rau ngày càng lớn đối với tiêu thụ nội địa, chế biến và xuất khẩu. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều, đáp ứng được yêu cầu về nghiên cứu, chọn tạo, lai tạo nhiều giống rau tốt cho sản xuất, đặc biệt là các loại rau cao cấp, rau trái vụ... 1.3.2. Khó khăn Cấu trúc địa hình phức tạp, ngoài hai đồng bằng chính là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, còn đại bộ phận diện tích là đất đồi núi. Tuy nghề trồng rau đã có nhiều bước tiến đáng kể, nhưng chưa đồng bộ, chỉ mới tập trung ở một số khu vực chuyên canh rau và các vùng ven đô thị. Nhiều vùng nông thôn chưa có rau hàng hóa, mà chỉ sản xuất mang tính tự cung, tự cấp. Nước ta có khí hậu nóng ẩm nên sâu bệnh phát sinh gây hại nặng, nhiều hộ gia đình và tổ chức chạy theo lợi nhuận nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, chất kích thích sinh trưởng...tràn lan, khó kiểm soát đã ảnh hưởng đến chất Hình 3: Sâu đục quả cà chua lượng sản phẩm rau, ảnh hưởng đến vệ sinh, an toàn thực phẩm và sức khỏe con người... 1.3.3. Một số hạn chế trong sản xuất rau hiện nay - Công tác qui hoạch vùng sản xuất rau hàng hoá chưa rõ trong phạm vi toàn quốc và từng vùng sinh thái, các địa phương lúng túng trong hoạch định lâu dài chiến lược phát triển các loại cây trồng nói chung và cây rau nói riêng, trong đó có chiến lược về diện tích sản xuất. - Thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và nước ngoài do sản xuất của chúng ta không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm. 14
- - Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất nan giải trong sản xuất rau: Các mối nguy hại làm rau quả bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Có 3 dạng mối nguy liên quan đến sản phẩm tươi là nhóm mối nguy sinh học, hóa học và vật lý. + Nhóm mối nguy sinh học: Bao gồm các đối tượng vi sinh vật gây bệnh cho con người như vi khuẩn, virus và kí sinh trùng (giun sán). Điển hình là các loại vi khuẩn như: Salmonella gây bệnh thương hàn, vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh tiêu chảy cấp,. virus Hepatitis A gây bệnh viêm gan... Các loài này tồn tại trong đất, nước, phân chuồng, đường ruột người và động vật. Chúng có thể tiếp xúc làm nhiễm bẩn sản phẩm rau, gây bệnh và lây lan ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người và vật nuôi. Các loại rau ăn củ và ăn lá có nguy cơ cao đối với ô nhiễm này. + Nhóm mối nguy hóa học: Là sự có mặt của các hóa chất, kim loại nặng trong rau màu vượt quá ngưỡng cho phép theo quy định của cơ quan có thẩm quyền Nhà nước. Sử dụng các sản phẩm này người ăn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc hoặc gây bệnh cấp và mãn tính cho người và vật nuôi. Các hóa chất cần kể đến đó là các hóa chất trong công nghiệp (xăng, sơn, dầu, nhớt...), trong nông nghiệp (thuốc BVTV và các chất kích thích sinh trưởng...); các kim loại nặng gây bệnh như chì, thủy ngân, asen, cadimi... tồn tại trong đất trồng, nước tưới (chúng phá vỡ hệ thống miễn dịch, viêm khớp và nội tạng...). Ngoài ra, hàm lượng Nitơrat (NO3) là một trong những nguy cơ ô nhiễm hóa học nguy hiểm nhất với sức khỏe con người mà từ trước đến nay ít ai biết đến. Nitơrat nếu tích tụ trong cơ thể vượt quá mức chịu đựng của con người sẽ phát tác các bệnh ung thư. Cho nên, các nhà khoa học ví nó là đối tượng “giết người không dao”. Nhưng tác hại của nó không được người sử dụng nhận ra sớm vì khi ăn rau quả có chứa hàm lượng nitơrat cao thì ta không thấy có triệu chứng gì về ngộ độc do nó là yếu tố gây nguy cơ ngộ độc mãn tính (về lâu dài mới biểu hiện bệnh ra ngoài). Khác hẳn với thuốc BVTV, một nguy cơ ô nhiễm gây ngộ độc cấp tính cho người sử dụng (biểu hiện ngộ độc ngay sau khi ăn phải). Chính vì điều này mà người sử dụng rau quả chỉ sợ thuốc BVTV và coi nó là cái cần phải tránh còn nông dân cần phải cách ly khi sử dụng cho rau. Nguy hại như vậy nhưng người sản xuất lại thường xuyên để rau quả tích lũy một lượng lớn nitơrat, vì NO3 là thành phần cấu tạo nên đạm urê, một loại dinh dưỡng không thể thiếu cho rau trồng hiện nay. Vì không biết được mức độc hại của NO3 nên nông dân nghiễm nhiên lạm dụng đạm urê trong sản xuất rau bán, thậm chí là cả rau ăn trong gia đình mình. 15
- Do vậy, muốn giảm thiểu mối nguy hại về nitơrat cho người sử dụng khi bón urê cho rau quả cần phải có thời gian cách ly để NO3 đào thải ra khỏi sản phẩm rau quả (nhất là các loại rau ăn lá). Thực tế cho thấy, do chưa biết được mối nguy hại này nên người tiêu dùng vẫn cứ thích rau non, rau xanh được bón nhiều đạm urê khiến cho người sản xuất phải chiều lòng “thượng đế” mà tích cực bón urê thậm chí là lạm dụng khiến cho rau có màu xanh không còn là màu xanh vốn có của giống đó nữa, nước rau luộc cũng xanh lè theo... Các loại rau ăn lá, ăn củ có nguy cơ ô nhiễm cao về mối nguy hóa học. + Nhóm mối nguy vật lý: Bao gồm các vật rắn như mẩu thủy tinh, sắt, gỗ, nhựa, cát, bụi, đá, trang sức... bị lẫn vào sản phẩm trong quá trình thu hoạch và bảo quản nông sản. Vì vậy người trồng cần phải quan tâm giảm thiểu mối nguy hại này trong lúc thu hoạch và sơ chế sản phẩm mới có các sản phẩm rau củ quả an toàn như mong muốn. Hiện nay, qui trình sản xuất rau an toàn đã và đang được ban hành song việc tổ chức sản xuất và kiểm tra giám sát thực hiện qui trình còn kém, kết hợp với trình độ dân trí và tính tự giác thấp của người sản xuất đã cho ra các sản phẩm không an toàn, giảm sức cạnh tranh của nông sản. - Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp đã được hình thành ở nhiều vùng sản xuất hàng hoá song nhìn chung còn ít, việc chấp hành theo hợp đồng ký kết của cả người sản xuất và doanh nghiệp chưa nghiêm dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không thu mua sản phẩm theo hợp đồng hoặc người dân không bán sản phẩm cho doanh nghiệp khi có sự biến động giá cả ngoài thị trường. 1.4. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sản xuất rau 1.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của rau thì nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất. Mỗi loại rau đều có yêu cầu nhất định đối với nhiệt độ. Khi vượt quá phạm vi nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao thì cây ngừng sinh trưởng và có thể chết. Các loại rau mùa lạnh yêu cầu nhiệt độ từ 0-5 0C như: Măng tây, hành tây, cải củ, súp lơ... Các loại rau mùa ấm yêu cầu nhiệt độ 15-300C như: Các loại đậu, các cây họ bầu bí, cà chua, ớt...đại bộ phân chịu được nhiệt độ dưới 15 0C trong một thời gian đáng kể. Các loại rau yêu cầu nhiệt độ khác nhau, nhưng trong cùng một loại các thời kỳ sinh trưởng khác nhau cũng yêu cầu nhiệt độ khác nhau. + Thời kỳ nảy mầm của hạt: Nhiệt độ là yếu tố quyết định nhất, hầu hết các giống nẩy mầm ở nhiệt độ 24-300C. Các loại rau ưa nhiệt độ cao thì nảy mầm 16
- nhanh ở nhiệt độ 25-300C. Loại rau chịu rét có thể bắt đầu nảy mầm ở nhiệt độ 10- 150C. + Thời kỳ cây con: Khi mọc trên mặt đất, tất cả các loại rau đều đòi hỏi nhiệt độ thấp hơn khi nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này từ 18-20 0C. Điều hòa nhiệt độ bằng các biện pháp tưới nước, làm giàn che thích hợp. + Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: Thời gian đầu là thời kỳ sinh trưởng của thân lá, nhiệt độ cao một chút có lợi cho cây rau quang hợp và sinh trưởng thân lá. Đối với các loại rau 2 năm như: Cải bắp, su hào, cải củ... thì nhiệt độ thích hợp là 17- 200C. Các loại cà, bầu bí nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng dinh dưỡng là 20- 300C. + Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Những loại cây 2 năm chịu nhiệt độ thấp, đến thời kỳ ra hoa cần ánh sáng đầy đủ, nhiệt độ cao khoảng 20 0C. Thời kỳ hạt chín cần nhiệt độ cao hơn. Loại cà, bầu bí khi ra hoa cần nhiệt độ từ 20-300C. Để cây rau sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và phẩm chất tốt, người sản xuất phải sắp xếp thời vụ gieo trồng hợp lý, tìm các biện pháp chống rét ( rèn luyện cây con, tăng cường bón kali, giảm bớt bón đạm...), chống nóng ( tưới nước đầy đủ, che râm, làm giàn...) và phòng trừ sâu bệnh. 1.4.2. Ảnh hưởng của ánh sáng Ánh sáng là một phần quan trọng của phản ứng quang hợp. Thời gian chiếu sáng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của một số loại rau, nó là yêu cầu cơ bản của quang chu kỳ. Trên cơ sở độ dài chiếu sáng, các cây trồng được chia thành cây ngắn ngày và cây dài ngày. - Cây dài ngày: Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời gian chiếu sáng trong ngày từ 12-14 giờ/ngày ( cải bao, cải củ, rau diếp...). - Cây ngắn ngày: Cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong điều kiện thời gian chiếu sáng trong ngày từ 10-12 giờ/ngày ( hành, đậu...). - Cây trung tính: Cây ra hoa, kết quả trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn ( đậu ván). Ngoài ra cường độ ánh sáng cũng rất quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của các loại rau, nói chung cường độ ánh sáng khoảng 2.000- 4.000 lux/ngày là thỏa mãn cho tất cả các loại rau. Dựa vào phân loại này mà có chế độ trồng xen, trồng gối sao cho thích hợp. 1.4.3. Ảnh hưởng của nước Nước có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cây rau, lượng nước trong rau rất cao, chiếm từ 75-95%. Nước có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, phẩm chất, khả năng chống chịu sâu bệnh, sản xuất hạt giống, bảo quản hạt giống. Trong quá trình sinh trưởng cây rau luôn đòi hỏi ẩm độ đất từ 65-80%, ẩm độ không khí từ 45-95% 17
- tùy từng loại rau. Các loại rau khác nhau thì yêu cầu lượng nước khác nhau. Dựa vào yêu cầu của rau đối với nước ta có thể phân nhóm như sau: - Loại rau tiêu hao nước nhiều, khả năng hút nước yếu: Loại rau này có nguốn gốc ở nơi ẩm ướt, diện tích lá lớn, mặt lá không có lông, bốc hơi nước nhiều, bộ rễ phân bố ở tầng nông, đòi hỏi ẩm độ đất và ẩm độ không khí tương đối cao như: cải bắp, cải bao, các loại cải ăn lá, dưa chuột... - Loại rau tiêu hao nước ít, khả năng hút nước mạnh: Loại rau này có bộ lá lớn, mặt lá có lông, bộ rễ khỏe, phân nhánh nhiều, ăn sâu, có khả năng hút nước ở lớp đất sâu, chịu được hạn như: Bí ngô, dưa Hình 4: Rau cải ngọt hấu, dưa thơm... - Loại rau tiêu hao nước ít, khả năng hút nước yếu: Loại rau này thường có bộ lá nhỏ, mặt lá có sáp, bộ rễ phát triển kém, phân bố ở tầng đất mặt như: hành, tỏi... - Loại rau tiêu hao nước trung bình, khả năng hút nước trung bình: Loại rau này thân lá thường có lông, lá nhỏ, bộ rễ phát triển hơn nhóm 1 nhưng kém hơn nhóm 2, khả năng chịu hạn trung bình như: các loại rau cải củ, rau ăn quả như cà chua, ớt, đậu..... - Loại rau tiêu hao nước nhanh nhưng khả năng hút nước yếu: Là các loại rau sống ở dưới nước, thân lá mềm yếu, bộ rễ phát triển kém, lông hút thoái hóa do đó sức hút nước kém. các loại rau này gồm: Ngó sen, củ ấu, củ niễng Hình 5: Làm đất trồng rau 1.4.4. Ảnh hưởng của dinh dưỡng và độ phì đất 1.4.4.1. Độ phì đất Rau yêu cầu đất tốt và chế độ dinh dưỡng cao. Những yêu cầu dinh dưỡng đất cho sự sinh trưởng của rau gây ra bởi phản ứng của đất. Rau yêu cầu chế độ dinh dưỡng rất cao như N, P, K và các nguyên tố vi lượng, nhưng khi pH < 6,5 lượng P, Mg, Ca lại không thích hợp cho cây rau sử dụng, khi pH > 7 thì Fe, Mn, Bo, Zn trở nên thích hợp. Dựa vào tính chịu đất chua, có thể phân rau thành thành các nhóm sau: 18
- - Nhóm hơi chịu kiềm (pH = 6-6,7): Cải bao, su lơ, xà lách, đậu, đậu bắp, hành, tỏi, cần tây, dưa thơm... - Nhóm chịu trung bình (pH = 5,5-6,8): cà rốt, cà, dưa chuột, ớt, cải củ, cà chua, bí su hào... - Nhóm chịu chua (pH = 5,0-6,8): Khoai tây, dưa hấu... 1.4.4.2. Chất dinh dưỡng Rau yêu cầu đất tốt và chế độ dinh dưỡng cao. Những yêu cầu dinh dưỡng đất cho sự sinh trưởng của rau gây ra bởi phản ứng của đất. Rau yêu cầu chế độ dinh dưỡng rất cao như N, P, K và các nguyên tố vi lượng. Tùy từng loại rau khác nhau, có thời gian sinh trưởng và các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây mà cây đòi hỏi số lượng và thành phần các loại chất dinh dưỡng Hình 6: Phân hữu cơ vi sinh khác nhau. Việc sử dụng cân đối lượng phân hữu cơ và phân vô cơ cho từng loại cây trồng, kết hợp với phương pháp bón phân hợp lý sẽ góp phần làm tăng năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường sinh thái một cách cân bằng và bền vững. + Chất hữu cơ: Chất hữu cơ có vai trò rất lớn trong việc cải tạo thành phần vật lý và khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng của đất, tăng khả năng cố định dinh dưỡng và kích thích vi sinh vật có ích hoạt động trong đất. Chất hữu cơ trong đất dao động từ 1-3%. Phân chuồng là loại phân hữu cơ tốt nhất. + Chất vô cơ: - Đạm (Nitơ): Đạm là yếu tố có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây. Thiếu đạm gây vàng lá, cây sinh trưởng kém, rễ mềm, quả bé. Thừa đạm lá phát triển mạnh, cây bị mọc vống, mềm dễ bị đổ và sâu bệnh. - Lân (P2O5): Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, lân có tác dụng trong sự tạo thành và vận chuyển chất hữu cơ, trong điều kiện pH = 6,5 thì lân trở thành yếu tố hạn chế, lá nhỏ, dài ra, gân lá và thân hơi đỏ, đặc biệt ở bề mặt dưới lá. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, mảnh, nhiều sơ, chín muộn. - Ka li (K2O): Kali có tác dụng trong việc vận chuyển và tích lũy chất đường bột trong cây, tăng khả năng chống chịu. Thiếu kali lá xoăn lại, quả không đều, tốc độ sinh trưởng chậm lại. - Can xi (Ca): Can xi có tác dụng điều hòa sự trao đổi vật chất trong cây, có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bộ rễ. Thiếu can xi thường đi kèm với đất 19
- chua, triệu chứng đặc trưng là lá non cuộn ngược lại và mép lá trở nên gợn sóng và không bình thường, thân trở nên yếu và sinh trưởng kém. - Các yếu tố vi lượng: Cu, Fe, Mg, Mn, Mo, S, Zn... Nếu thiếu các yếu tố vi lượng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả của cây trồng. …………………………………. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày vai trò, tầm quan trọng của cây rau đối với đời sống và nền kinh tế xã hội. Câu 2 : Em hãy phân tích những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sản xuất rau và đề xuất các biện pháp kỹ thuật phù hợp để đảm bảo năng suất, chất lượng rau an toàn. BÀI 2: TRỒNG RAU AN TOÀN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sản xuất rau an toàn và các nguyên tắc GAP - Bài giảng cho học viên cao học Chuyên ngành Trồng trọt
30 p | 288 | 81
-
Bài giảng chuyên đề: Quy trình sản xuất cây rau mầm
4 p | 172 | 29
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất rau an toàn - ĐH Lâm Nghiệp
105 p | 95 | 11
-
Đánh giá các tiêu chí của công nghệ cao trong sản xuất lúa và rau màu ở huyện Thoại Sơn và Châu Phú - An Giang
10 p | 92 | 7
-
Bài giảng Công nghệ sau thu hoạch chuỗi sản xuất rau quả: Chương 1 - GS. TS Nguyễn Minh Thuỷ
63 p | 29 | 7
-
Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp - kinh nghiệm thành công từ một số hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam
11 p | 47 | 4
-
An Giang: Ba nhóm mô hình sản xuất hiệu quả trong mùa nước nổi - Nguyễn Hậu Giang
2 p | 67 | 3
-
Nghiên cứu hiện trạng tính chất đất của mô hình trồng rau truyền thống và mô hình trồng rau an toàn tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
10 p | 24 | 3
-
Bài giảng Cây rau: Chương 4
5 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn