intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Trùng bào tử ký sinh đường ruột Cryptosporidium spp.

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

163
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài giảng mô tả các đặc điểm nhận dạng của cryptosporidium spp; trình bày chu trình phát triển của cryptosporidium spp. và các đặc điểm dịch tễ của bệnh do tác nhân này; mô tả các thể lâm sàng của bệnh; nêu phương pháp chẩn đoán, nguyên tắc điều trị và biện pháp dự phòng bệnh; giải thích bệnh do cryptosporidium spp. là một bệnh động vật ký sinh và là bệnh cơ hội dựa trên chu trình phát triển và các thể lâm sàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Trùng bào tử ký sinh đường ruột Cryptosporidium spp.

  1. TRÙNG BÀO TỬ KÝ SINH ĐƯỜNG RUỘT Cryptosporidium spp. PGS.TS.BS. TRẦN THỊ HỒNG
  2. MỤC TIÊU 1. Mô tả các đặc điểm nhận dạng của Cryptosporidium spp. 2. Trình bày chu trình phát triển của Cryptosporidium spp. và các đặc điểm dịch tễ của bệnh do tác nhân này 3. Mô tả các thể lâm sàng của bệnh 4. Nêu phương pháp chẩn đoán, nguyên tắc điều trị và biện pháp dự phòng bệnh. 5. Giải thích bệnh do Cryptosporidium spp. là một bệnh động vật ký sinh và là bệnh cơ hội dựa trên chu trình phát triển và các thể lâm sàng •
  3. HÌNH THỂ • Cryptosporidium muris • trứng nang hình cầu/ hình bầu dục 5,6x7,4µm • Cryptosporidium parvum • 4,5 x 5µm • nhuộm phân bằng Ziehl- Neelsen cải biến(acid- fast) • trứng nang có màu đỏ hay Thoa trùng hồng, có 4 thoa trùng hình dùi trống dắt ngang.
  4. KST KS nội tế bào, ngoại bào tương CHU TRÌNH KS tế bào biểu mô ruột non của ĐV có XS PHÁT TRIỂN TRỨNG NANG THỂ HOẠT ĐỘNG 1 TRỨNG NANG 2 CTPT VÔ TÍNH Ở RUỘT NON
  5. DỊCH TỄ Nhiễm mầm bệnh Không liên hệ số trứng nang Độ nặng của bệnh nuốt vào Trứng nang tồn tại lâu ở Tạo thuận lợi cho việc lan môi trường bên ngoài Kháng với các chất khử truyền mầm bệnh qua đường trùng trong nước, Kt nhỏ nước Trứng nang nhiễm ngay Truyền trực tiếp từ người qua khi vừa ra khỏi KC người Tàng chủ: người, bò, ngựa, cừu, dê, thỏ, tiếp xúc với động vật có liên chuột, gà con, một số hệ đến việc lan truyền bệnh. loài cá, thằn lằn Đáp ứng MD của KC giới hạn thời gian và mức độ nhiễm mầm bệnh Trẻ em / Cá thể SGMD:+++
  6. LÂM SÀNG Tg tiềm ẩn: 1 tuần(1-30 ngày) Sự khác biệt về chủng Cá thể bình thường: Phơi nhiễm không rõ ràng. Sau khi đi du lịch về(nguồn :dịch bùng phát); Tai nạn phòng thí nghiệm, nam# nữ Phân bố theo tuổi Trẻ < 5 tuổi: phân-miệng Nước đang phát triển Miễn dịch trẻ lớn/người lớn Phần Lan người lớn/đi du lịch nước ngoài về Nước phát triển Bùng phát thành dịch/mọi lứa tuổi
  7. LÂM SÀNG • Cá thể bình thường ở các nước phát triển • Hầu hết các trường hợp cá thể bình thường ở các nước phát triển có liên quan đến dịch bùng phát qua đường nước, nhiễm ở khách du lịch, tiếp xúc động vật, trẻ em ở nhà trẻ. Đa số bệnh nhân trong dịch bùng phát và khách du lịch là người lớn. Biểu hiện thường gặp là tiêu chảy, tiêu chảy tóe nước, đôi khi lẫn chất nhày. Tiêu chảy kéo dài 5 – 10 ngày. Triệu chứng đi kèm thường gặp là đau bụng, nôn, ói và sốt. Một số trường hợp kèm triệu chứng hô hấp.
  8. LÂM SÀNG . Tiêu chảy ở trẻ em các nước đang phát triển Thường gặp ở các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh. Cryptosporidium gây tiêu chảy ở trẻ em chiếm tỷ lệ 5 – 10%, biểu hiện một hội chứng tiêu chảy cấp tính tương tự như bệnh đường ruột thường gặp khác, như tiêu chảy tóe nước, vọp bẻ, và đau bụng. Triệu chứng ít gặp hơn như sốt, khó thở, phân hôi. Hầu hết tự khỏi nhanh, nhưng khoảng 45 % tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày. Do đó, Cryptosporidium là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài thường gặp ở các nước đang phát triển, chiếm 1/3 trường hợp.
  9. LÂM SÀNG • Cryptosporidium và suy dinh dưỡng • Nhiễm Cryptosporidium ở trẻ nhỏ đặc biệt trẻ dưới một tuổi làm cho trẻ không tăng trọng, ngay cả khi trẻ nhiễm không triệu chứng (vd., không tiêu chảy). Các nghiên cứu cho thấy nhiễm Cryptosporidium gây ra suy dinh dưỡng cấp và hậu quả lâu dài có khả năng làm sự phát triển của trẻ xấu đi.
  10. LÂM SÀNG • Cryptosporidium và nhiễm HIV • Biểu hiện lâm sàng của Cryptosporidium và bệnh nhân nhiễm HIV rất đa dạng. Ở bệnh nhân có CD4 >150, đa số bệnh tự khỏi, tương tự như cá thể bình thường. Tuy nhiên, những trường hợp này có khả năng tái phát, nếu tình trạng miễn dịch suy giảm. • Một số bệnh nhân diễn tiến thành một tiêu chảy kéo dài, phân hôi, sụt cân do kém hấp thu, một số trường hợp tiêu chảy tóe nước, giống như dịch tả, hình ảnh lâm sàng thường dễ nhầm lẫn do nhiễm đồng thời những mầm bệnh cơ hội khác như microsporidium, Mycobacterium lan tỏa hay viêm ruột kết do cytomegalovirus.
  11. LÂM SÀNG • Nhiễm Cryptosporidium ở bệnh nhân AIDS có kết hợp nhiễm ngoài đường ruột, liên quan đến nhiễm ở đường mật và đường hô hấp. Biểu hiện ở đường hô hấp thường không có triệu chứng, nếu có hai phổi bị tẩm nhuận với triệu chứng khó thở. Biểu hiện ở đường mật gặp ở cá thể suy giảm miễn dịch nặng, CD4 thấp. Bệnh nhân có thể có một viêm đường mật không sỏi, xơ cứng đường mật hay viêm tụy. Thường gặp nhiễm phối hợp với cytomegalovirus hay microsporidium.
  12. CHẨN ĐOÁN Lâm sàng Xét nghiệm TRỰC GIÁN TIẾP TIẾP TRỨNG MIỄN DỊCH HQ:KT ĐƠN NANG DÒNG /TRỨNG NANG ĐẶC HIỆU: KHÁNG NGUYÊN Mô sinh thiết(ruột) Phân MDHPGM: KT ELISA SẮC KY ĐỊNH DẠNG: KHÁNG THỂ Dịch mật Dịch tá tràng
  13. ĐIỀU TRỊ/DỰ PHÒNG Đặc hiệu: • Điều trị đặc hiệu, hiệu quả giới hạn: Nitazoxanide được FDA đồng ý cho áp dụng ở trẻ em cá thể bình thường • Ở Việt Nam: sử dụng Trimetoprime – Sulfamethoxazole, Bactrim ®, liều 10 – 15 mg/kg/ngày, 7 – 10 ngày. Nâng đỡ: • Bù nước điện giải qua đường uống hay truyền dịch • Dinh dưỡng bổ sung • Thuốc giảm nhu động ruột Dự phòng: • Cải thiện vệ sinh • Ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện • Cung cấp đủ nước sạch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2