intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tương quan liều tác dụng ứng dụng trong điều trị - Nguyễn Hoàng Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tương quan liều tác dụng ứng dụng trong điều trị, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp các bạn sinh viên có thể phân tích được điểm khác biệt và ý nghĩa của 2 kiểu lượng giá liều - tác dụng: bậc thang và quantal; Trình bày được các ứng dụng của mối quan hệ liều - tác dụng trong phát triển thuốc, giám sát điều trị và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tương quan liều tác dụng ứng dụng trong điều trị - Nguyễn Hoàng Anh

  1. TƯƠNG QUAN LIỀU-TÁC DỤNG ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ Cường độ và thời gian tác dụng của thuốc phụ thuộc vào liều dùng và nồng độ của thuốc tại đích tác dụng Nguyễn Hoàng Anh - Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi ADR - Bộ môn Dược lực, Trường Đại học Dược Hà nội - Đơn vị Dược lâm sàng - Thông tin thuốc, Khoa Dược, bệnh viện Bạch mai
  2. MỤC TIÊU HỌC TẬP ❑ Phân tích được điểm khác biệt và ý nghĩa của 2 kiểu lượng giá liều - tác dụng: bậc thang và quantal ❑ Trình bày được các ứng dụng của mối quan hệ liều - tác dụng trong phát triển thuốc, giám sát điều trị và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
  3. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC • Cấp độ - Phân tử (VD: ức chế enzym) - Tế bào (nuôi cấy tế bào in vitro, tế bào máu) - Cơ quan hoặc tổ chức (in vitro và in vivo) - Cơ thể (thử nghiệm lâm sàng) - Quần thể bệnh nhân (nghiên cứu dịch tễ dược học/kinh tế dược) • Tiêu chí đo lường tác dụng của thuốc có thể khác nhau giữa các cấp độ • Tác dụng chung = tổng các tác dụng và đáp ứng sinh lý với tác dụng của thuốc
  4. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC Tiêu chí đánh giá ở các cấp độ khác nhau với các thuốc điều trị ung thư mới ức chế farnesyl protein transferase Cấp độ Tiêu chí đánh giá (endpoint) Phân tử Ức chế farnesyl protein transferase, đóng vai trò farnesyl hóa protein đích như HDJ2 Tế bào Ức chế tăng sinh in vitro của tế bào, khởi phát apoptosis Tổ chức Làm giảm kích thước khối u Cơ thể Kéo dài thời gian sống, giảm triệu chứng, tăng cường chất lượng cuộc sống
  5. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá (outcome) ▪ Các tiêu chí lâm sàng/cận lâm sàng sử dụng để đo lường hiệu quả của can thiệp ▪ Tiêu chí đánh giá sơ cấp (primary outcome) và thứ cấp (secondary outcomes): sơ cấp - tiêu chí chính quyết định hiệu lực thống kê, cỡ mẫu của nghiên cứu
  6. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá sơ cấp và thứ cấp Ví dụ 1 Ví dụ 2 Diệt trừ H. pylori Ức chế kết tập tiểu cầu trong dự trong khó tiêu phòng tim mạch Tiêu chí đánh giá Mất các triệu chứng Tử vong + nhồi máu + tai biến sơ cấp (chính) khó tiêu mạch não Tiêu chí đánh giá Điểm độ nặng khó Tử vong chung thứ cấp (phụ) tiêu (Glasgow) Tử vong do BMV Điểm chất lượng Tử vong tim mạch cuộc sống NMCT tử vong và không tử vong Tỷ lệ tiệt trừ HP TBMN tử vong và không tử vong Tỷ lệ phải tái sử dụng thuốc ức chế bài tiết acid
  7. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá sơ cấp và thứ cấp ▪ Tiêu chí đánh giá lâm sàng hay trung gian ▪ Lâm sàng: tử vong hoặc bệnh mắc kèm (biến cố lâm sàng) ▪ Trung gian (surrogate outcome): thông số thứ cấp liên quan gián tiếp đến các tiêu chí đánh giá lâm sàng
  8. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá lâm sàng và trung gian Bệnh Tiêu chí trung gian Tiêu chí lâm sàng Loãng xương BMD Gãy xương Tăng huyết áp Huyết áp động mạch NMCT, TBMN Hen phế quản Lưu lượng đỉnh thở ra Tần suất cơn bùng phát Viêm gan B (vaccin) Hiệu giá kháng thể Tỷ lệ mắc bệnh HIV Số lượng CD4 Tỷ lệ tử vong Đái tháo đường Đường huyết, HbA1c TBMN + NMCT + bệnh lý võng mạc, bệnh lý thận Viêm đa khớp dạng Tốc độ máu lắng Tỷ lệ biến dạng, tàn tật thấp do khớp NMCT Mức độ tái thông mạch Tử vong, biến cố mạch vành vành khác
  9. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Sự khác biệt giữa tiêu chí đánh giá lâm sàng và trung gian
  10. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Diphenyl dimethyl dicarboxylat
  11. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Diphenyl dimethyl dicarboxylat
  12. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN LIỀU – TÁC DỤNG Bậc thang • Thang liên tục ( liều→ tác dụng) (Graded) • Đo lường bằng một đơn vị sinh học • Tương quan giữa liều và cường độ tác dụng Quantal • Tác dụng không hoặc tất cả • Nghiên cứu trên quần thể • Tương quan giữa liều và tần suất xuất hiện tác dụng
  13. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN LIỀU – TÁC DỤNG Tương quan liều – tác dụng kiểu bậc thang: Erythropoietin và thiếu máu Eschbach JW et al. NEJM 1987; 316: 73-78
  14. TƯƠNG TÁC THUỐC-RECEPTOR: LƯỢNG GIÁ Liều – tác dụng Log liều – tác dụng
  15. TƯƠNG QUAN LIỀU–TÁC DỤNG KIỂU BẬC THANG Tác dụng hạ đường huyết/HbA1c của metformin Garber AJ et al. Am J Med 1997; 102: 491-497
  16. TƯƠNG QUAN LIỀU-TÁC DỤNG KIỂU BẬC THANG THÔNG SỐ ĐO LƯỜNG TIỀM LỰC (POTENCY): - Đo lường sự nhạy cảm của cơ quan/tổ chức đích với thuốc - Liên quan đến ái lực thuốc-receptor - EC50 HIỆU LỰC (EFFICACY): - Liên quan đến đặc tính của thuốc cho phép liên kết thuốc-receptor tạo ra tác dụng dược lý - Hoạt tính nội tại - Emax
  17. TƯƠNG QUAN LIỀU–TÁC DỤNG KIỂU BẬC THANG Ý NGHĨA • Xác định liều/nồng độ điều trị • Xác định đích tác dụng (receptor) • Phân loại dựa trên tương tác với receptor (chủ vận, đối vận) • So sánh tiềm lực và hiệu lực tương đối của các thuốc có cùng tác dụng dược lý • Thăm dò cơ chế tương tác giữa các thuốc
  18. TƯƠNG QUAN LIỀU–TÁC DỤNG KIỂU QUANTAL Phân bố tích lũy: phần trăm số bệnh nhân đáp ứng tại mỗi mức liều trong thiết kế thử nghiệm lâm sàng pha 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
25=>1