intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 5 - TS. Lê Ngọc Thông

Chia sẻ: Việt Cường Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

63
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 5: Xã hội học nông thôn" với các nội dung khái niệm, đặc trưng nông thôn; đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn; lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học nông thôn; xã hội học nông thôn ở Việt Nam; chủ thể xã hội nông thôn; làng xã nông thôn Việt Nam; các vấn đề của nông thôn Việt Nam hiện nay; ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học nông thôn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 5 - TS. Lê Ngọc Thông

  1. XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG Giảng viên: TS. Lê Ngọc Thông 1 v1.0014101216
  2. BÀI 5 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Giảng viên: TS. Lê Ngọc Thông 2 v1.0014101216
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC Trình bày được các kiến thức về đối tượng nghiên cứu; lịch sử hình thành và phát triển; đặc điểm cơ bản của xã hội nông thôn; các lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học nông thôn. Hình thành được tình cảm yêu mến, gắn bó và ước nguyện xây dựng nông thôn Việt Nam. 3 v1.0014101216
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Người học cần được trang bị trước một số các kiến thức cơ bản từ các môn học: • Triết học; • Tâm lý học; • Sử học. 4 v1.0014101216
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Xem bài giảng đầy đủ và tóm tắt những nội dung chính của từng bài. • Tích cực thảo luận trên diễn đàn và đặt câu hỏi ngay nếu có thắc mắc. • Làm các bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. 5 v1.0014101216
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 5.1 Khái niệm, đặc trưng nông thôn 5.2 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn 5.3 Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học nông thôn 5.4 Xã hội học nông thôn ở Việt Nam 5.5 Chủ thể xã hội nông thôn 5.6 Làng xã nông thôn Việt Nam 5.7 Các vấn đề của nông thôn Việt Nam hiện nay 5.8 Ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học nông thôn 6 v1.0014101216
  7. 5.1. CÁC KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG NÔNG THÔN 5.1.1. Các khái niệm cơ bản 5.1.2. Đặc trưng của nông thôn 7 v1.0014101216
  8. 5.1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN • Nông dân  Là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp.  Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai.  Tùy từng quốc gia từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) • Nông nghiệp  Ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.  Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản.  Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) 8 v1.0014101216
  9. 5.1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tiếp theo) • Nông thôn là một kiểu cộng đồng lãnh thổ - xã hội nhất định có tính cách lịch sử hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội. • Nông thôn có đặc điểm là dân số không đông, mật độ dân số tương đối thấp, quy mô nhỏ, lao động nông nghiệp đóng vai trò đáng kể, phân hoá nghề nghiệp ít. • Sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị Nông thôn Thành thị  Xã hội nông nghiệp;  Xã hội phi nông nghiệp;  Xã hội nông dân;  Xã hội thị dân;  Cộng đồng xóm làng;  Cộng đồng đường phố;  Lệ làng;  Phép nước;  Lối sống nông thôn;  Lối sống đô thị;  Văn hoá dân gian truyền miệng.  Văn hoá bác học, truyền thông đại chúng. 9 v1.0014101216
  10. 5.1.2. ĐẶC TRƯNG CỦA NÔNG THÔN • Lịch sử hình thành và phát triển của nông thôn  Văn minh săn bắn, hái lượm → chăn nuôi, trồng trọt, công xã thị tộc → nông thôn;  Công xã nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho nghề trồng trọt và chăn nuôi phát triển;  Công xã nông thôn → xã hội đô thị → nền văn minh công nghiệp.  Xã hội đô thị hình thành, phát triển → kìm hãm nông thôn. • Đặc trưng của nông thôn thế giới: Sinh thái, kinh tế, chính trị, văn hoá. • Đặc điểm của nông thôn Việt Nam  85% dân cư sống ở vùng nông thôn;  Xã hội nông thôn Đông Nam Á (tính chất Đông Á - miền Bắc và miền Trung, tính chất Nam Á - miền Nam). 10 v1.0014101216
  11. 5.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN • Khái niệm về XHH nông thôn  Xã hội học nông thôn là một chuyên ngành của xã hội học.  Phạm vi nghiên cứu xác định theo lát cắt lãnh thổ. • Đối tượng của XHH nông thôn  Khách thể nghiên cứu của xã hội học nông thôn là toàn bộ xã hội nông thôn.  Cụ thể, xã hội học nông thôn lấy các hiện tượng xã hội, các vấn đề xã hội, quan hệ xã hội, chủ thể xã hội các quá trình xã hội nông thôn làm đối tượng nghiên cứu. • Nhiệm vụ của XHH nông thôn: Nghiên cứu các lĩnh vực trên địa bàn nông thôn. • Các lĩnh vực nghiên cứu  Các yếu tố nội tại của xã hội nông thôn;  Mối liên hệ giữa xã hội nông thôn và các mô hình xã hội khác. 11 v1.0014101216
  12. 5.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN (tiếp theo) Chức năng nhận thức Chức năng của Chức năng dự báo XHH nông thôn Chức năng thực tiễn • Vai trò của XHH nông thôn: Là những luận cứ, những cơ sở quan trọng cho hoạt động quản lý xã hội nông thôn, là cơ sở của những chính sách, đường lối cho sự phát triển nông thôn bền vững trong tương quan với phát triển đô thị và phát triển đất nước nói chung. • Mối quan hệ giữa XHH nông thôn và các khoa học khác XHH đô thị XHH văn hóa XHH pháp luật XHH nông thôn XHH gia đình XHH kinh tế 12 v1.0014101216
  13. 5.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN • Lịch sử hình thành Xã hội học nông thôn điển hình tại các nơi như: Hoa Kỳ, châu Âu. Trung quốc và tại các nước khác. • Khái quát tiến trình  XHH nông thôn được phát triển mạnh ở Hoa kỳ trong những năm 20, 30 của Thế kỷ XX. Đại biểu là nhà xã hội học Pitirim Sorokin (1889 – 1968) nghiên cứu tương đối tổng quát về xã hội nông thôn.  Từ sau đại chiến II, XHH nông thôn được phát triển mạnh ở châu Âu.  Các khuynh hướng, các trường phái XHH khác nhau cũng đưa ra cách tiếp cận và cách giải thích khác nhau về đời sống xã hội nông thôn (cơ cấu, sự chuyển hóa của các cơ cấu đó, về mối quan hệ giữa nông thôn và đô thị). 13 v1.0014101216
  14. 5.4. XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM • Sự ra đời XHH nông thôn Việt Nam  Xuất phát điểm: Từ các học giả Pháp và Việt Nam thập kỷ đầu của Thế kỷ XX, tiêu biểu như công trình: "Người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ" của Pierre Gourou - 1936.  Hai công trình tiêu biểu  Khảo cứu nông thôn Nam Bộ trong bối cảnh chung Đông Nam Á;  Khảo sát tại xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 1979. • Sự phát triển về tổ chức: Năm 1977 thành lập Ban XHH (Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam) đến ngày 7, 8/12/2006 đổi thành Hội XHH Việt Nam. • Những vấn đề cần nghiên cứu  Vấn đề đất đai, môi trường, việc làm;  Vấn đề dân số và di động xã hội;  Trình độ văn hoá - y tế;  Vấn đề phân tầng xã hội và nghèo đói;  Dân chủ cơ sở và đội ngũ cán bộ cơ sở;  Tệ nạn xã hội;  Người nông dân và vấn đề hội nhập quốc tế. 14 v1.0014101216
  15. 5.5. CHỦ THỂ XÃ HỘI NÔNG THÔN • Bao gồm những con người nông thôn, những nhóm, những cộng đồng xã hội nông thôn với tư cách là những chủ thể hoạt động → một phần tạo nên khách thể nghiên cứu của xã hội học nông thôn. • Người nông dân: Có ưu điểm và nhược điểm. • Người nông dân Việt Nam:  Cộng đồng người đông đảo, 80% dân số, nghề nông và sống trong những làng xã;  Đặc điểm tâm lý tiểu nông;  Tâm lý, ý thức thay đổi, cái mới và cái cũ đang còn đan xen nhau. • Hộ gia đình nông thôn  Hình thức nhóm xã hội mà gia đình là nền tảng;  Tổ chức kinh tế có tính chất hành chính và địa lý.  Dòng họ, gia tộc nông thôn ở Việt Nam. 15 v1.0014101216
  16. 5.5. CHỦ THỂ XÃ HỘI NÔNG THÔN (tiếp theo) Cơ cấu xã hội – nhóm dân số nông thôn • Nhóm người cao tuổi:  Hiện nay, người già là bộ phận cần phải quan tâm của xã hội.  Đây là một nhóm xã hội đặc thù, là tài nguyên về vốn sống, đạo đức và văn hóa truyền thống của xã hội → cần có sự chăm sóc và tái sử dụng họ trong hoạt động của cộng đồng, nơi họ đang sống và sinh hoạt. • Nhóm thanh niên: Tầng lớp rất quan trọng của xã hội nông thôn, là chủ nhân cơ bản sáng tạo nên xã hội, là lực lượng lao động nòng cốt ở nông thôn → tạo điều kiện công ăn, việc làm cho họ. • Nhóm phụ nữ:  Chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội;  Chịu nhiều khó khăn, vất vả: Tham gia lao động sản xuất nông nghiệp làm thêm những công việc gia đình… nếu còn gánh vác thêm những trọng trách trong xã hội thì vai trò của phụ nữ càng trở nên quá tải. 16 v1.0014101216
  17. 5.5. CHỦ THỂ XÃ HỘI NÔNG THÔN (tiếp theo) Di dân nông nghiệp • Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, dòng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp – khu chế xuất ngày càng gia tăng, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm sức ép về cầu lao động ở các khu vực này nhưng cũng đang đặt ra nhiều thách thức. • Lao động di cư thường làm việc trong khu vực phi chính thức, thường là các xưởng sản xuất nhỏ và các hộ gia đình; đáp ứng một phần nhu cầu lao động và đóng góp cho sự phát triển của các đô thị và khu công nghiệp nhưng phần lớn lại bị “bỏ quên”, không nhận được sự hỗ trợ pháp lý của chính quyền ở nơi đến, khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; dễ bị tổn thương do quá độ thị trường và các biến đổi xã hội, hầu như không được các chương trình bảo trợ xã hội động chạm tới và thường gặp các rủi ro. Những khó khăn và rủi ro của lao động di cư • Bị lạm dụng, lừa gạt; • Khó khăn về nhà ở; • Nguy cơ dễ bị tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội • Rủi ro trong suy giảm sức khoẻ; • Khó khăn trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục...); • An sinh việc làm thấp. 17 v1.0014101216
  18. 5.5. CHỦ THỂ XÃ HỘI NÔNG THÔN (tiếp theo) Biến động dân cư nông thôn và quá trình đô thị hóa • Quá trình đô thị hóa có thể diễn ra thông qua sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc sự phát triển tự nhiên của dân cư hiện có. • Tuy nhiên, trong thực tế quá trình đô thị hóa tại các quốc gia đang phát triển chủ yếu là thông qua quá trình chuyển dịch dân cư vì quá trình phát triển dân cư tự nhiên thường không mạnh, do mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thấp hơn nông thôn. • Quá trình di cư từ nông thôn vào thành thị là tiền đề, đồng thời cũng là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa. • Di cư lao động này đã tạo ra sự thịnh vượng cho các đô thị, song bản thân nó cũng đẻ ra vô số hệ lụy mà đô thị phải gánh chịu đó là nạn thất nghiệp, ách tắc giao thông, thiếu nhà ở, vệ sinh môi trường kém, thiếu trường học, thiếu dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe… 18 v1.0014101216
  19. 5.5. CHỦ THỂ XÃ HỘI NÔNG THÔN (tiếp theo) Giải pháp cho vấn đề di dân • Giảm dòng di cư tự do, đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa và phát triển mạnh các khu kinh tế vệ tinh. • Tăng cường cung cấp thông tin về việc làm và thị trường lao động tại cấp cơ sở cho lao động di cư. • Chính quyền đô thị nên có biện pháp hữu hiệu và phù hợp hơn trong việc đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người nhập cư. • Cải tiến chính sách hộ khẩu. • Tăng cường tạo việc làm bền vững thông qua đào tạo nghề, bồi dưỡng, tuyên truyền kiến thức về kỹ năng sống cho người lao động. • Tăng cường chức năng theo dõi, trợ giúp/hỗ trợ, quản lý lao động di cư. Thể chế xã hội của khu vực nông thôn • Mối quan hệ và tác động qua lại giữa pháp luật và các thể chế xã hội khác (phong tục, tập quán, đạo đức, tôn giáo…) trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nông thôn và cơ chế tác động của các loại thể chế trong lĩnh vực này. • Vị trí, vai trò của các chủ thể trong phát huy vai trò tích cực từng loại thể chế xã hội trong phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội ở nông thôn (Nhà nước, Đảng và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp khác, xã hội dân sự, dư luận xã hội, phản biện xã hội); • Một số quan điểm, định hướng hoàn thiện thể chế xã hội khu vực nông thôn. 19 v1.0014101216
  20. 5.6. LÀNG XÃ NÔNG THÔN VIỆT NAM Làng nông thôn Việt Nam hiện nay • Làng Việt Nam là một phức hợp của nhiều tổ chức xã hội mà trước hết là dòng họ. Các mối liên kết trong làng có nghề nghiệp, tín ngưỡng tôn giáo, địa vực láng giềng, xóm, giáp, đơn vị hành chính làng xã và họ hàng dòng máu, nhưng mối liên kết họ hàng vẫn là bền vững nhất. Có thể coi cộng đồng làng trước tiên là tập hợp của những dòng họ. • Quá trình hình thành và phát triển của một làng ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, từ khởi đầu cho đến ngày nay là sự chuyển đổi và phát triển từ liên kết hộ gia đình → liên kết họ hàng và các dòng họ với nhau. Đó cũng là mối liên kết tự nhiên theo hôn nhân và theo sản xuất. • Quan hệ tông tộc đan xen vào các quan hệ giai cấp sẽ làm thay đổi biểu hiện của các quan hệ giai cấp, các quan hệ pháp luật. • Làng bao gồm các phường hội (mối dây ràng buộc con người ngoài tổ chức): Phường thủ công hay buôn bán, các hội, tổ chức theo giới tính, theo chức nghiệp và theo lứa tuổi… • Cấu trúc kinh tế của làng: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp là tương đối phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ. 20 v1.0014101216
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2