Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 6 - TS. Lê Ngọc Thông
lượt xem 6
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình" nắm được khái niệm, kết cấu và chức năng gia đình; một số lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu xã hội học gia đình; nội dung xã hội học gia đình tại Việt Nam hiện nay; hôn nhân – ly hôn trong gia đình hiện đại; ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học gia đình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 6 - TS. Lê Ngọc Thông
- XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG Giảng viên: TS. Lê Ngọc Thông 1 v1.0014104216
- BÀI 6 XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH Giảng viên: TS. Lê Ngọc Thông 2 v1.0014104216
- MỤC TIÊU BÀI HỌC Trình bày được các kiến thức về gia đình; sự biến đổi các chức năng của gia đình trong xã hội hiện đại. Hình thành tình cảm yêu mến, gắn bó và ước nguyện xây dựng gia đình hạnh phúc. 3 v1.0014104216
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Người học cần được trang bị trước một số các kiến thức cơ bản từ các môn học: • Triết học; • Tâm lý học; • Sử học. 4 v1.0014104216
- HƯỚNG DẪN HỌC • Xem bài giảng đầy đủ và tóm tắt những nội dung chính của từng bài. • Tích cực thảo luận trên diễn đàn và đặt câu hỏi ngay nếu có thắc mắc. • Làm các bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. 5 v1.0014104216
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 6.1 Khái niệm, kết cấu và chức năng gia đình 6.2 Một số lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu xã hội học gia đình 6.3 Nội dung xã hội học gia đình tại Việt Nam hiện nay 6.4 Hôn nhân – ly hôn trong gia đình hiện đại 6.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học gia đình 6 v1.0014104216
- 6.1. KHÁI NIỆM, KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH Khái niệm về gia đình • Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) • Cách khác: Gia đình là một nhóm xã hội có đặc trưng là cùng cư trú, cùng hợp tác tái sản xuất, nó bao gồm người lớn của cả hai giới, có ít nhất hai người trong số họ có quan hệ tình dục được mọi người chấp nhận, họ có một hoặc nhiều con cái do họ sinh ra hoặc nhận nuôi (Murdock). 7 v1.0014104216
- 6.1. KHÁI NIỆM, KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH Các giai đoạn phát triển gia đình Trong nền văn minh Trong nền văn minh Trong nền văn minh nông nghiệp công nghiệp hậu công nghiệp • Gia đình là đơn vị tổ • Gia đình gồm những • Giảm nhẹ công việc gia chức sản xuất tự chủ, là người làm thuê, người đình, lao động sản xuất. giường cột của xã hội. chủ xã hội, các nhà quản • Gia đình chịu ảnh • Hôn nhân nam nữ do lý, kinh doanh, các viên hưởng đồng thời của 3 cha mẹ áp đặt. chức làm công ăn nền văn minh và nền lương... văn hóa phương đông, • Vai trò người con trai rất được coi trọng. • Hôn nhân gia đình trở văn hóa khu vực Đông thành sự tự do lựa chọn. Nam Á cùng với nhiều • Gia đình sống nhiều thế tôn giáo vốn đã tồn tại hệ với chế độ đa thê, • Lợi ích cá nhân, hạnh phúc cá nhân ngày càng lâu đời như Đạo phật, việc ly dị gặp nhiều khó được chú trọng. Thiên chúa giáo, đạo khăn. Hồi... • Quy mô thường lớn hầu • Cơ cấu gia đình hai thế hết là những gia đình 3, hệ là phổ biến, quy mô 4 thế hệ. nhỏ. 8 v1.0014104216
- 6.1. KHÁI NIỆM, KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH (tiếp theo) • Các giai đoạn phát triển gia đình Việt Nam: Căn cứ vào đặc điểm xã hội, ảnh hưởng đến đặc điểm gia đình trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Gia đình truyền thống (trước thời kỳ Pháp sang xâm lược); Gia đình thời Pháp thuộc; Gia đình Việt Nam trong Cách mạng dân tộc dân chủ chống Pháp và chống Mỹ; Gia đình Việt Nam thời kỳ tiến hành cải tạo XHCN; Gia đình Việt Nam hiện nay, trong thời kỳ đổi mới. • Đặc trưng của gia đình Là một nhóm xã hội phải có từ 2 người trở lên. Trong gia đình phải có giới tính (nam, nữ). Quan hệ huyết thống, tái sản xuất con người. 6 đặc trưng cơ bản Các thành viên gắn bó về đặc điểm tâm sinh lý. Gia đình phải có ngân sách chung. Gia đình phải sống chung một nhà. 9 v1.0014104216
- 6.1. KHÁI NIỆM, KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH (tiếp theo) Chức năng sinh sản Chức năng kinh tế Chức năng của Chức năng xã hội hóa trẻ em gia đình Chức năng chăm sóc người già Chức năng tình cảm của các thành viên Kết cấu Gia đình hạt nhân Phân loại Gia đình mở rộng gia đình Gia đình pha trộn Gia đình kiếm khuyết 10 v1.0014104216
- 6.1. KHÁI NIỆM, KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH (tiếp theo) • Khái niệm: Xã hội học gia đình là một nhánh của XHH chuyên biệt; là bộ môn khoa học nghiên cứu sự sinh ra, phát triển và sự hoạt động của gia đình như là một trong những hạt nhân đầu tiên của xã hội trong các điều kiện văn hóa, kinh tế - xã hội cụ thể, cũng như nghiên cứu về cơ cấu của chức năng gia đình trong xã hội; là một bộ môn xã hội học nghiên cứu về gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội và một nhóm nhỏ. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) • Lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học gia đình Nghiên cứu sự sinh ra, quá trình phát triển liên tục của gia đình trong các chế độ xã hội đã qua; Nghiên cứu về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội; Nghiên cứu các mối quan hệ trong gia đình; Nghiên cứu về các chức năng của gia đình. 11 v1.0014104216
- 6.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH 6.2.1. Quan 6.2.2. Quan điểm chức năng điểm xung đột 6.2.3. Quan 6.2.4. Quan điểm tương tác điểm nữ quyền 12 v1.0014104216
- 6.2.1. QUAN ĐIỂM CHỨC NĂNG Các nhà chức năng luận cho rằng gia đình có các chức năng cơ bản sau: • Sinh sản: Gia đình góp phần vào sự sinh tồn của con người. • Bảo vệ: Gia đình có trách nhiệm tối cao trong việc bảo vệ và nuôi dạy con cái. • Xã hội hoá: Cha mẹ và người thân theo dõi hành vi của con trẻ và truyền đạt những chuẩn tắc, giá trị cũng như ngôn ngữ của một nền văn hoá. • Điều tiết hành vi tình dục: Gia đình quy định về hành vi tình dục rất rõ ràng. • Tình cảm và sự gắn bó: Gia đình buộc phải phục vụ các nhu cầu tình cảm của thành viên. • Cung cấp địa vị xã hội: Cá nhân kế thừa chỗ đứng trong xã hội vi gia thế của cha mẹ và anh chị em. Hơn nữa tài lực và vật lực của gia đình cũng ảnh hưởng đến khả năng và cơ hội theo đuổi những cơ hội nào đó của trẻ như học cao hơn, chuyên sâu hơn… 13 v1.0014104216
- 6.2.2. QUAN ĐIỂM XUNG ĐỘT • Gia đình không phải là một nguồn giữ trật tự và an toàn cho xã hội mà là một tấm gương về sự bất bình đẳng trong của cải và quyền lực bên trong xã hội . Trong lịch sử, người chồng thực thi quyền lực và quyền áp đảo đối với gia đình. Trong hiện tại, so với nam giới, phụ nữ phần nhiều dễ bỏ những công việc đang làm khi chồng tìm được những cơ hội việc làm tốt hơn, nhiều ông chồng vẫn củng cố quyền lực và kiểm soát vợ, con bằng hành động bạo lực. • Gia đình là một đơn vị kinh tế góp phần vào sự bất bình đẳng xã hội. Gia đình là nền tảng chuyển giao quyền lực, của cải và đặc quyền giữa các thế hệ. Giai cấp xã hội, vị thế xã hội của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều tới con cái. Địa vị xã hội về kinh tế của gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến chăm sóc sức khoẻ, tinh thần, cơ hội học tập, thậm chí cả cơ hội sống của đứa trẻ khi lớn lên. Gia đình giúp đỡ cho sự duy trì bất bình đẳng. 14 v1.0014104216
- 6.2.3. QUAN ĐIỂM TƯƠNG TÁC • Trong gia đình các thành viên tương tác với nhau Cha mẹ quan hệ nhiều với con cái (giúp làm bài tập ở nhà, hạn chế xem ti vi…) thì những đứa trẻ tử tế với người khác hơn, trách nhiệm hơn và ít có những vấn nạn về hành vi hơn; Quan hệ mẹ chồng – nàng dâu; Bố dượng và mẹ kế với trẻ em. • Tương tác trong gia đình có tác động tới tương tác xã hội. 15 v1.0014104216
- 6.2.4. QUAN ĐIỂM NỮ QUYỀN • Phụ nữ luôn xoay quanh cuộc sống của gia đình - một thiết chế xã hội. • Nghiên cứu về gia đình, bao gồm cả giới tính, chủng tộc, tầng lớp xã hội… • Phụ nữ tham gia không nhỏ vào chức năng xã hội hoá trẻ em, cùng gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc xã hội hoá trẻ em, do đó sự phân biệt đối xử giới tính của xã hội chừng mực nào đó bắt nguồn từ gia đình… 16 v1.0014104216
- 6.3. NỘI DUNG XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM NGÀY NAY • Quy mô, cấu trúc gia đình dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. (Chủ tịch Hồ Chí Minh) Công nghiệp hóa, Gia đình hiện đại hóa Thay đổi về cơ cấu, quy mô và quan hệ xã hội trong và ngoài gia đình Quy mô giảm; Gia đình khuyết tăng; Gia đình xuyên quốc gia tăng. 17 v1.0014104216
- 6.3. NỘI DUNG XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM NGÀY NAY (tiếp theo) • Vị thế của cá nhân Vị thế của cá nhân tuy vẫn bị quy định bởi gia đình nhưng trong xã hội công nghiệp – đô thị, cơ may thay đổi địa vị đó lớn hơn rất nhiều so với nông thôn dẫn đến thường xuyên có sự thay đổi về vị thế xã hội, từ đó làm thay đổi các quan hệ xã hội và gia đình. Thay đổi vai trò của các thành viên trong gia đình. • Sự thay đổi chức năng gia đình: Giảm dần chức năng xã hội hoá; Chuyển từ đơn vị sản xuất thành đơn vị tiêu dùng là chủ yếu; Giảm dần chức năng bảo vệ; Nhu cầu quan hệ tình cảm được tăng cường; Ly hôn trong các gia đình hiện đại. 18 v1.0014104216
- 6.3. NỘI DUNG XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM NGÀY NAY (tiếp theo) • Quy mô gia đình tại Việt Nam có xu hướng giảm Trong lịch sử Giao Cửu Nhật Thời kỳ Đầu Thế kỷ XV chỉ chân nam Quy mô khẩu/hộ 8.07 4.64 4.60 4.15 (500.264:120/412) Miền Bắc - Trong hiện tại (tổng điều tra dân số) Năm 1974 1978 1989 1993 Quy mô khẩu/hộ 5.20 5.00 4.87 4.30 19 v1.0014104216
- 6.3. NỘI DUNG XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM NGÀY NAY (tiếp theo) • Nguyên nhân quy mô giảm Quá trình tách hộ diễn ra liên tục; Phong trào vận động kế hoạch hóa gia đình; Do mức sống của các hộ gia đình được nâng cao; Xu hướng kết hôn muộn; Sự độc lập về kinh tế của các cặp mới kết hôn, tách hộ; Nguyên nhân khác: Ly hôn, hưởng thụ,… • Gia đình khuyết, gia đình xuyên quốc gia Sự thay đổi trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa. Biến đổi trong cơ cấu gia đình, trong đó có “gia đình khuyết” và “gia đình xuyên quốc gia” gia tăng. “Gia đình khuyết” và “gia đình xuyên quốc gia”, gia đình “gián đoạn về không gian”. Hiện nay ước tính có khoảng 40.000 sinh viên Việt Nam đang du học ở các nước trên thế giới (Hoàng Tụy, 2005), cùng với khoảng 288.000 nam và 112.000 nữ đang làm việc tại 40 quốc gia. 20 v1.0014104216
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Xã hội học đại cương
65 p | 2530 | 544
-
Bài giảng Xã hội học đại cương - Tập thể tác giả biên soạn
157 p | 2246 | 534
-
Bài giảng Xã hội học đại cương - Võ Thuấn
237 p | 765 | 220
-
Bài giảng Xã hội học đại cương - Trần Thị Phụng Hà
187 p | 420 | 94
-
Bài giảng Xã hội học đại cương - TS. Phạm Đức Trọng
28 p | 428 | 50
-
Bài giảng Xã hội học đại cương - Nguyễn Thị Cúc
134 p | 211 | 35
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Chương 1 - Trường ĐH Thương Mại
19 p | 129 | 13
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 7 - TS. Lê Ngọc Thông
32 p | 76 | 13
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Chương 5 - Trường ĐH Thương Mại
10 p | 155 | 12
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Chương 6 - Trường ĐH Thương Mại
14 p | 106 | 12
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 1 - TS. Lê Ngọc Thông
28 p | 131 | 10
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 8 - TS. Lê Ngọc Thông
35 p | 56 | 9
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Chương 3 - Trường ĐH Thương Mại
17 p | 92 | 9
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 4 - TS. Lê Ngọc Thông
21 p | 57 | 8
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 5 - TS. Lê Ngọc Thông
27 p | 65 | 8
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 2 - TS. Lê Ngọc Thông
30 p | 52 | 7
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 3 - TS. Lê Ngọc Thông
33 p | 58 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn