Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Bài 4 - ThS. Nguyễn Đăng Tuấn
lượt xem 9
download
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Bài 4 Xây dựng văn bản hành chính, với mục tiêu giúp các bạn có thể chỉ ra được những điểm chung về xây dựng văn bản hành chính; mô tả được thẩm quyền, thủ tục ban hành văn bản hành chính; trình bày được vai trò của văn bản hành chính;
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Bài 4 - ThS. Nguyễn Đăng Tuấn
- XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT Giảng viên: ThS. Nguyễn Đăng Tuấn v1.0016101215 1
- BÀI 4 XÂY DỰNG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH Giảng viên: ThS. Nguyễn Đăng Tuấn v1.0016101215 2
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Chỉ ra được những điểm chung về xây dựng văn bản hành chính; • Mô tả được thẩm quyền, thủ tục ban hành văn bản hành chính; • Trình bày được vai trò của văn bản hành chính; • Trình bày được thể thức, nội dung của văn bản hành chính từ đó thực hành soạn thảo được một số văn bản hành chính điển hình. v1.0016101215 3
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Người học cần được trang bị trước một số kiến thức cơ bản về: • Triết học; • Xã hội học; • Tâm lí học; • Sử học; • Luật học. v1.0016101215 4
- HƯỚNG DẪN HỌC • Xem lại bài giảng đầy đủ và tóm tắt những nội dung chính của từng bài; • Nắm chắc nội dung về trình bày thể thức văn bản, tích cực phân tích ưu, nhược điểm về thể thức, ngôn ngữ trong các văn bản đã ban hành và đặt câu hỏi ngay nếu có thắc mắc; • Làm các bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. v1.0016101215 5
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 4.1 Những điểm chung về xây dựng văn bản hành chính 4.2 Soạn thảo một số văn bản hành chính điển hình v1.0016101215 6
- 4.1. NHỮNG ĐIỂM CHUNG VỀ XÂY DỰNG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 4.1.1. Khái niệm và 4.1.2. Thẩm quyền đặc điểm của văn bản ban hành văn bản hành chính hành chính 4.1.3. Thủ tục 4.1.4. Vai trò của văn bản ban hành văn bản hành chính hành chính 4.1.5. Thể thức của văn bản hành chính v1.0016101215 7
- 4.1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH • Khái niệm văn bản hành chính: Văn bản hành chính là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc… của cơ quan Nhà nước. Văn bản hành chính bao gồm nhiều hình thức văn bản khác nhau, điển hình là: thông báo, báo cáo, công văn, công điện, tờ trình, biên bản, giấy đi đường, giấy nghỉ phép, giấy giới thiệu, phiếu gửi… • Đặc điểm của văn bản hành chính: Có nguồn gốc hình thành từ thực tiễn, xuất phát từ nhu cầu thực tế của hoạt động quản lý Nhà nước mà không phải từ quy định của pháp luật; Có nội dung là truyền đạt thông tin quản lý, ghi nhận các sự kiện thực tế để phục vụ và đáp ứng yêu cầu của quản lý Nhà nước; Được sử dụng để hỗ trợ cho việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật mà không có cơ chế bảo đảm thực hiện các nội dung được nêu trong văn bản này. Đa dạng, phong phú về hình thức; Số lượng chủ thể ban hành văn bản hành chính rất nhiều, bao gồm tất cả các chủ thể được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện và thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đều có quyền ban hành văn bản hành chính. 8 v1.0016101215
- 4.1.2. THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH Trong quá trình điều hành đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong cùng hệ thống, chủ thể quản lý hành chính nhà nước có quyền ra một số văn bản hành chính như: công điện, công văn, thông báo, tờ trình, báo cáo, biên bản… v1.0016101215 9
- 4.1.3. THỦ TỤC BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH Thủ tục ban hành văn bản hành chính Soạn thảo văn bản Thông qua văn bản Ban hành văn bản hành chính hành chính hành chính v1.0016101215 10
- 4.1.4. VAI TRÒ CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH Mỗi loại văn bản hành chính có vai trò riêng biệt so với những văn bản khác trong cùng hệ thống: • Công điện: Là loại văn bản dùng để truyền đạt những thông tin quan trọng trong trường hợp khẩn cấp; • Công văn: Được sử dụng để hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới và đôn đốc nhắc nhở cấp dưới thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngoài ra công văn còn được dùng để thực hiện các hoạt động thông tin, giao dịch, liên hệ công tác nhằm phục vụ cho các hoạt động thường ngày của tổ chức; • Thông báo: Được dùng để truyền đạt tin tức, một sự kiện, một mệnh lệnh quản lý đơn giản hay thông tin nhanh những văn bản quan trọng của các cơ quan nhà nước tới các đối tượng có liên quan biết; • Tờ trình: Dùng để đề xuất với cấp trên, thuyết phục cấp trên chấp nhận một phương án công tác, một giải pháp hay một chủ trương mới; • Báo cáo: Dùng để phản ánh tình hình thực tế, trình bày kết quả thực hiện công việc trong hoạt động của cơ quan giúp cho việc đánh giá tình hình quản lý, lãnh đạo từ đó đề xuất những chủ trương mới; • Biên bản: Dùng để ghi chép tại chỗ sự việc đang diễn ra hoặc vừa mới xảy ra làm cơ sở để tiến hành hay kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước mới. v1.0016101215 11
- 4.1.5. THỂ THỨC CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH Nhìn chung, thể thức của văn bản hành chính phải thực hiện theo mẫu quy định thống nhất do Bộ Nội vụ đã ban hành. Tuy nhiên, do sự đặc thù hoạt động của một số ngành nên trong thể thức của một vài loại văn bản, các ngành đã quy định những nét riêng biệt (trên cơ sở quy định chung của nhà nước). Vì vậy khi soạn thảo những văn bản này, cần căn cứ vào hướng dẫn của cấp có thẩm quyền để tạo ra sự thống nhất về hình thức chung. v1.0016101215 12
- 4.2. SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH ĐIỂN HÌNH 4.2.1. Công điện 4.2.2. Công văn 4.2.3. Thông báo 4.2.4. Tờ trình 4.2.5. Biên bản v1.0016101215 13
- 4.2.1. CÔNG ĐIỆN TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ViỆT NAM TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ____________________ _____________________________________ Số:…../ CĐ - CQST Địa danh, ngày ….tháng…..năm……. CÔNG ĐIỆN CỦA ……… Về việc ……………………………. _________________ Kính gửi::………………………….. NỘI DUNG VĂN BẢN Nơi nhận: CHỨC VỤ - Như nơi kính gửi -……. Kí tên - Lưu: Văn phòng Nguyễn Văn A v1.0016101215 14
- 4.2.2. CÔNG VĂN TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ViỆT NAM TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ____________________ _____________________________________ Số:…../ CQBH-CQST Địa danh, ngày ….tháng…..năm……. V/v…………… Kính gửi:………………………….. NỘI DUNG VĂN BẢN Nơi nhận: CHỨC VỤ - Như nơi kính gửi -……. Kí tên - Lưu: Văn phòng Nguyễn Văn A v1.0016101215 15
- 4.2.3. THÔNG BÁO TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ViỆT NAM TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ____________________ _____________________________________ Số:…../ TB - CQST Địa danh, ngày ….tháng…..năm……. THÔNG BÁO Về việc ……………………………. _________________ NỘI DUNG VĂN BẢN Nơi nhận: CHỨC VỤ -……. ……… Kí tên - Lưu: Văn phòng Nguyễn Văn A v1.0016101215 16
- 4.2.4. TỜ TRÌNH TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ViỆT NAM TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ____________________ _____________________________________ Số:…../ TTr - CQST Địa danh, ngày ….tháng…..năm……. TỜ TRÌNH Về việc ……………………………. _________________ Kính gửi: ………….. NỘI DUNG VĂN BẢN Nơi nhận: CHỨC VỤ -……. ……… - Lưu: Văn phòng Kí tên Nguyễn Văn A v1.0016101215 17
- 4.2.5. BIÊN BẢN CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________ _____________________________________ Số:…../ BB-CQST BIÊN BẢN Về việc …………………………. _____________ Hội nghị khai mạc vào hồi …..ngày…tháng năm….. tại ….. - Thành phần hội nghị (ghi rõ hội nghị đại biểu hay toàn thể, tổng số, số có mặt, số vắng mặt, đại biểu mời); - Bầu chủ tịch và thư ký hội nghị cần phải ghi rõ hình thức bầu và người trúng vào chủ tịch và thư ký đoàn; (ghi rõ họ và tên). - Lý do hội nghị cần phải ghi rõ người tuyên bố lý do và lý do hội nghị; - Nội dung hội nghị: Bắt đầu từ khi chủ tịch đoàn và thư ký hội nghị làm việc cho đến hết là phần nội dung của hội nghị; v1.0016101215 18
- 4.2.5. BIÊN BẢN (tiếp theo) I. Chủ tịch (chủ trì ) đọc báo cáo…… - Nếu là biên bản chi tiết thì thư ký được dự kiến trước và được xem trước và viết trước tóm tắt báo cáo. - Nếu là biên bản không chi tiết thì chỉ việc ghi: (có báo cáo kèm theo) II. Phần thảo luận (Ý kiến phát biểu) - Ghi tóm tắt các ý kiến đã phát biểu III.Kết luận hội nghị - Chủ trì hội nghị tót tắt các ý kiến đã phát biểu. Nếu là ý kiến quan trọng thì phải lấy biểu quyết từng ý kiến - Thư ký đọc biên bản và cho thông qua biên bản-Biểu quyết - Biên bản kết thúc hồi…giờ…ngày …tháng…năm - Biên bản được ghi thành bao nhiêu bản và có giá trị như nhau THƯ KÝ HỘI NGHỊ CHỦ TỊCH HỘI NGHỊ Ký tên Ký tên Nguyễn văn A Nguyễn Văn B Nơi nhận: -…… - Lưu: ….. v1.0016101215 19
- 4.2.5. BIÊN BẢN (tiếp theo) CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________ _____________________________________ Số:…../ BB-CQST BIÊN BẢN Về việc …………………………. __________ Không gian, thời gian lập biên bản vào hồi …..ngày…tháng năm….. tại ….. - Thành phần tham gia lập biên bản (ghi rõ ràng, đầy đủ. Chức vụ, đại diện cơ quan, tổ chức nào, nhân chứng, đương sự (ghi rõ họ và tên, địa chỉ, nguyên quán, trú quán, SCMND, ngày cấp, nơi cấp) - Diễn biến sự việc: Ghi tất cả các số liệu, chi tiết liên quan tới vụ việc. Đặc điểm nơi xảy ra vụ việc, lời khai của đương sự, lời nói của nhân chứng có mặt, tình trạng các vật thể cần ghi trong biên bản ĐƯƠNG SỰ NHỮNG NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN ( Nhân chứng ) ( Chức vụ ) Ký tên Ký tên Ký tên Họ và tên Họ và tên Họ và tên Nơi nhận: -……. - Lưu: v1.0016101215 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Chương 2 - TS.Thái Thị Tuyết Dung
25 p | 254 | 54
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Chương 4 - TS.Thái Thị Tuyết Dung
23 p | 247 | 54
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Chương 1 - TS.Thái Thị Tuyết Dung
8 p | 275 | 51
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Chương 3 - TS.Thái Thị Tuyết Dung
17 p | 231 | 50
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Chương 5 - TS.Thái Thị Tuyết Dung
7 p | 195 | 47
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật
7 p | 254 | 23
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật - ĐH Thương Mại
0 p | 164 | 18
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật - Chương 4: Soạn thảo một số văn bản pháp luật cụ thể
7 p | 52 | 17
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật - Chương 3: Kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản pháp luật
13 p | 45 | 16
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Bài 1 – ThS. Huỳnh Nữ Khuê Các
52 p | 82 | 15
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật - Chương 1: Những vấn đề chung về xây dựng văn bản pháp luật
11 p | 56 | 13
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật - Chương 2: Hình thức, ngôn ngữ, nội dung trong xây dựng và soạn thảo văn bản pháp luật
20 p | 51 | 13
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Bài 2 - ThS. Nguyễn Đăng Tuấn
38 p | 37 | 12
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Bài 2 – ThS. Huỳnh Nữ Khuê Các
36 p | 49 | 9
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Bài 1 - ThS. Nguyễn Đăng Tuấn
49 p | 34 | 8
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Bài 3 - ThS. Nguyễn Đăng Tuấn
30 p | 40 | 6
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Bài 5 - ThS. Nguyễn Đăng Tuấn
18 p | 34 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn