intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập Di truyền phân li độc lập 2

Chia sẻ: Ha The Vinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

389
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tập "Di truyền phân li độc lập 2" cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập về các nội dung: Định luật 3 Men Đen, hoán vị gen, di truyền người, các qui luật di truyền của Men Đen, liên kết gen,... Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập và ôn thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập Di truyền phân li độc lập 2

  1. ĐỊNH LUẬT III MEN ĐEN Bài 13.  Ở gà, gen A quy định chân thấp, gen a quy định chân cao. Gen BB : lông đen, gen Bb : lông đốm,  gen bb : lông trắng. Biết gen nằm trên 1 NST.  Cho gà thuần chủng thấp, trắng lai với cao, đen được F1. Cho F1 lai với nhau. Xác định kết quả thu  được của phép lai. Bài 14.  Khi cho lai hai giống cà chua thuần chủng : Quả đỏ – bầu với quả vàng – tròn được F1 toàn đỏ –  tròn. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau F2 thu được 901 đỏ – tròn : 299 đỏ – bầu : 301 vàng tròn    : 103 vàng bầu. a. Xác định  kiểu gen của P và viết sơ đồ lai từ  P đến F2. b. Cho hai cây quả đỏ – tròn và đỏ – bầu ở F2 tiếp tục  giao phấn với nhau thì F3 thu  được tỷ lệ 3 đỏ – tròn : 3 đỏ – bầu : 1 vàng tròn : 1 vàng  ­ bầu. Xác định kiểu gen của hai cây cà chua đó. Viết sơ đồ lai từ F2 đến F3. Bài 15. Cho bò lông đen không sừng lai với bò lông vàng có sừng F1 thu được toàn lông đen có  sừng. Cho F1 lai với bò chưa biết rõ kiểu gen, F2 thu được 75% đen, có sừng : 25% đen, có sừng. 1. Xác định kiểu gen của các bò trên và viết sơ đồ lai từ P đến F2. 2. Giả sử ngay F1 thu được kết quả 32 đen, có sừng : 12 vàng, có sừng : 11 vàng, không sừng. Xác định kiểu gen bố, mẹ biết mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên  các NST khác  nhau. Bài 16.  Cho các thỏ có cùng kiểu gen giao phối với nhau thu được ở F1 :   57 thỏ đen – lông trơn : 20 thỏ đen – lông xù : 18 thỏ trắng­ lông trơn : 6 thỏ trắng – lông xù.  Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập. 1. Xác định tính trạng trội, lặn và viết sơ đồ lai. 2. Cho thỏ F1 màu trắng – lông trơn lai với thỏ đen – lông xù. Xác định kết quả lai. 3. Cho một thỏ P ở phép lai 1 lai với một thỏ khác thu được F1 đồnh loạt thỏ có kiểu hình  giống nhau. Biện luận và viết sơ đồ lai. Bài 17.  Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với thân thấp, quả đỏ, F1 toàn thân cao, quả đỏ. Cho F1 lai với  nhau F2 thu được 721 cao, đỏ :239 cao, vàng : 241 thấp, đỏ : 80 thấp, vàng. 1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. 2. Xác định kiểu gen và kiểu hình bố, mẹ để ngay F1 đã phân tính về cả hai tính trạng trên là  a. 3 : 3 : 1 : 1 b. 3 : 1 c. 1: 1: 1: 1 Bài 33. Cho hai thỏ thuần chủng giao phối với nhau, thỏ đực có tính trạng lông đen – trơn; thỏ cái  có tính trạng lông trắng – xù  được F1. Cho các thỏ F1 giao phối với nhau được F2 gồm 28 đen – xù :  9 đen – trơn : 10 trắng – xù và 3 trắng – trơn a. Giải thích quy luật di truyền và viết sơ đồ lai biết rằng mỗi tính trạng nói trên do một cặp  gen quy định. b. Cho F1 giao phối với các thỏ khác được kết quả và kiểu hình : ­ F2 phân li : 3 : 3 : 1 : 1 ­ F2 phân li : 1 : 1 : 1 : 1 ­ F2 đồng loạt có kiểu hình giống nhau.             Biện luận và viết sơ đồ lai từng trường hợp trên.   1. Cho tròn, ngọt lai với bầu dục, chua, F1 thu được 121 tròn, ngọt : 123 bầu dục, chua.  Xác định kiểu hình bố, mẹ ở mỗi phép lai.
  2. Bài 21.  Ở lúa gen A : thân cao ; a : thân thấp, B : hạt dài  ;  b : hạt tròn  Biết các gen cùng nằm trên 1 NST và liên kết hoàn toàn. Tìm kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ để F1  có sự phân tính: 1. 320 cao, dài :108 thấp, dài 2. 99 cao, tròn : 200 cao, dài : 102 thấp, dài. Bài 22.  Khi lai 2 thứ cây thuần chủng đen ­ tròn, trắng – dài lai với nhau được F1. Tiếp tục cho F1 giao  phấn với nhau, F2 thu được :                          1 đen – tròn : 2 đen – bầu dục : 1 trắng – dài. 1. Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2. 2. Để có tỷ lệ phân li :            1 đen – bầu dục : 1 đen – dài : 1 trắng – bầu dục : 1 trắng – dài       Ở thế hệ P có kiểu gen, kiểu hình như thế nào ? Bài 23. 1. Giao phấn hai cây thuần chủng được F1, F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 2 kiểu hình :                       752 tròn, ngọt : 249 dài, chua. 2. Giao phấn giữa hai cây trhuần chủng được F1, F1 tiếp tục thụ phấn thu được F2 gồm 3 loại  kiểu hình là :                      253 tròn, chua : 504 tròn, ngọt : 248 dài, ngọt. Xác định kiểu gen,kiểu hình của P, lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên. Bài 24.  Ở một loài động vật hai tính trạng lông dài, mỡ trắng là trội hoàn toàn so với lông ngắn, mỡ vàng.  Mỗi tính trạng do 1 gen quy định, các gen liên kết hoàn toàn trên cùng 1 NST thường.  Cho một cá thể đực có kiểu hình ngắn, vàng giao phối lần lượt với 5 cá thể khác nhưng đều có  kiểu hình là dài trắng thu được các kết quả sau : 1. Với cá thể thứ nhất thu được đồng loạt ở con lai dài, trắng. 2. Với cá thể thứ hai thu được 2 kiểu hình có tỷ lệ ngang nhau : dài, trắng và dài, vàng. 3. Với cá thể thứ ba thu được 3 kiểu hình có tỷ lệ ngang nhau : dài, trắng và ngắn, trắng. 4. Với cá thể thứ tư thu được 2 kiểu hình có tỷ lệ ngang nhau : dài, trắng và ngắn, vàng. 5. Với cá thể thứ năm thu được 2 kiểu hình có tỷ lệ ngang nhau : dài, vàng và ngắn, trắng.  Xác định kiểu gen của mỗi cá thể mang lai và lập sơ đồ lai.  Bài 25.  Khi lai hai cây hoa thuần chủng của một loài, thế hệ F1 thu đuệoc đều có kiểu hình hoa cánh kép,  màu đỏ. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F2, phân tích kết quả ở F2 cho thấy 2  trường hợp phân li theo tỷ lệ sau :   Trường hợp 1 : 3 kép, đỏ : 1 đơn, trắng.   Trường hợp 2 : 9 kép, đỏ : 3 kép, trắng : 3 đơn, đỏ : 1 đơn, trắng. 1. Hãy xác định quy luật di truyền chi phối mỗi tính trạng theo từng trường hợp trên. 2. Viết sơ đồ lai từng trường hợp. HOÁN VỊ GEN * HOÁN VỊ GEN TRONG PHÉP LAI PHÂN TÍCH. Bài 26.  Cho bướm tằm đực có kém màu trắng, hình bầu dục giao phối với bướm tằm cái vàng, dài. F1 sinh  ra đồng loạt bướm trắng – dài. Cho bướm tằm đực F1 lai phân tích.
  3.  Xác định kết quả lai biết tần số hoán vị f = 25%. Bài 27. Ở một loài thực vật một số đặc điểm của quả được quy định bởi các gen :    A : ngọt ; a : chua ; B : thơm ; b : không thơm.  Cho biết các gen liên k4ết không hoàn toàn trên NST thường và có tần số hoán vị gen :f = 20%  Viết sơ đồ lai từ P đến F2  khi cho lai cây ngọt – không thơm thuần chủng với chua – thơm thuần  chủng. Bài 28.    Ở tằm : gen A : kén trắng  B : kén dài,   a : kén vàng,  b : kén bầu dục.  Các gen cùng liên kết trên  NST. Cho tằm kén trắng – dài thuần chủng lai với tằm kén vàng ­bầu  dục được F1. Tiếp tục cho F1 tạp giao với nhau. viết sơ đồ lai từ P đến F2 nếu f= 40%. Bài 29.  Trong một thí nghiệm cho ngô thân cao ­ hạt vàng lai với thân thấp ­ hạt trắng. Người ta thu được  F1 với số lượng từng loại như sau :   81 thấp – vàng : 79 cao – trắng  : 21 thấp – trắng : 19 cao – vàng  a. Phân tích kiểu gen của 2 cây bố, mẹ. Xác định tần số hoán vị gen (f) và viết sơ đồ lai  minh họa. b. Hoán vị gen xãy ra khi nào và cs ý nghĩa gì ? c. Đây là phương pháp lai gì ? ý nghĩa của nó. Bài 30.      Ở một loài thực vật : A : tròn ,  B : thơm,   a : bầu dục ;  b : không thơm.  Các gen cừng nằm trên 1 NST. 1. Cho các cây quả tròn – thơm lai với bầu dục – không thơm F1 thu được :                  4 tròn – không thơm                  4 bầu dục – thơm                   1 : tròn – thơm                   1 : bầu dục – không thơm 2. Ở một thí nghiệm khác, người ta thu được :                  4 : tròn – thơm                      4: bầu dục – không thơm                      1 tròn – không thơm                      1 bầu dục – thơm  Viết sơ đồ lai cho mỗi thí nghiệm trên. Bài 31.  Ở một loài thực vật, quả tròn trội so với quả dài, chín sớm trội so với chín muộn. Gen nằm trên  NST thường.  Phép lai 1 : Tròn – sớm lai với dài – muộn. F1 thu được :                      60 tròn – muộn                      60 dài – sớm                      15 tròn – sớm                       15 dài – muộn     Phép lai 2 : Tròn – sớm lai với dài – muộn   . F1 gồm :                     80 tròn – sớm                     80 dài – muộn                        20 tròn – muộn                     20 dài – sớm. 1. Giải thích và lập sơ đồ lai cho phép lai 1 và 2. 2. Cây tròn – sớm P trong phép lai 1 lai với cây tròn – sớm P trong phép lai 2 thì kết quả thu  được như thế nào ? Bài 32.  Cho một cá thể F1 lai với 3 cá thể khác : ­ Với cá thể 1 được thế hệ lai trong đó có 6,25% cây thấp – hạt dài
  4. ­ Với cá thể 2 được thế hệ lai trong đó có 12,5% thấp – dài ­ Với cá thể 3 được thế hệ lai trong đó có 25% thấp ­ dài  Cho biết mỗi gen trên 1 NST quy định 1 tính trạng. Tương phản với thấp – dài là cao – tròn.  Biện luận và viết sơ đồ lai c ho 3 trường hợp trên. Bài 33.  Cho hai thỏ thuần chủng giao phối với nhau, thỏ đực có tính trạng lông đen – trơn; thỏ cái có tính  trạng lông trắng – xù  được F1. Cho các thỏ F1 giao phối với nhau được F2 gồm 28 đen – xù : 9 đen  – trơn : 10 trắng – xù và 3 trắng – trơn c. Giải thích quy luật di truyền và viết sơ đồ lai biết rằng mỗi tính trạng nói trên do một cặp  gen quy định. d. Cho F1 giao phối với các thỏ khác được kết quả và kiểu hình : ­ F2 phân li : 3 : 3 : 1 : 1 ­ F2 phân li : 1 : 1 : 1 : 1 ­ F2 đồng loạt có kiểu hình giống nhau.             Biện luận và viết sơ đồ lai từng trường hợp trên. Bài 34.  Ở cà chua, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Gen B : quả tròn  trội hoàn toàn so với gen b : quả bầu dục. Cho cà chua cao – tròn lai với thấp – bầu dục thu được  F1 :      162 cao – tròn : 158 thấp – bầu dục : 42 cao – bầu dục : 38 thầp – tròn.  Biện luận và viết sơ đồ lai. Bài 35.  Cho biết ở cà chua tính trạng cao trội so với thấp, tròn trội so với bầu dục.  Khi cho giao phấn giữa cà chua cao – tròn với thấp – bầu dục đượ F1 có 2 kết quả khác nhau :   Phép lai 1 : 294 cao – tròn : 294 thấp – bầu dục                       59 cao – bầu dục : 56 thấp – tròn.   Phép lai 2 : 126 cao – bầu dục : 126 thấp – tròn                       24 : cao – tròn : 24 thấp – bầu dục.  Biện luận và viết sơ đồ lai cho từng phép lai. Bài 36.  Khi lai hai thứ cây thuần chủng hạt trơn, hoa trắng với hạt nhăn, hoa đỏ thu được F1 toàn trơn,  hồng (tính trạng đỏ trội so với trắng). Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 có kiểu hình  phân li :              840 trơn, hồng :  480 trơn, trắng              320 nhăn, đỏ :     180 trơn, đỏ              160 nhăn, hồng : 20 nhăn, trắng 1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. 2. Cho F1 lai phân tích. Kết qủa thu được như thế nào ?   Biết rằng không xãy ra hiện tượng đột biến trong các phép lai trên. Bài 37.  Cho hai cây thuần chủng lai với nhau được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân li theo tỷ lệ :    810 cao, tròn : 315 cao, dài : 315 thấp, tròn : 60 thấp, dài.  Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên NST thường, mọi diễn biến của NST tronh  tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn là như nhau.  Biện luân và viết sơ đồ lai từ  P đến F2. Bài 38.  Khi cho giao phấn giữa hai cây thu được F1 có tỷ lệ phân li như sau :                 70% cao, tròn :  20% thấp, bầu dục :                 5% cao, bầu dục : 5% thấp, tròn.
  5. 1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ  P đến F2. 2. Cho cây cao, tròn và thấp, bầu dục ở F1 giao phấn với nhau. xác định sự phân li ở F2. Bài 39.  Khi cho P mang tính trạng tương phản lai với nhau được F1 đồng loạt giống nhau. cho F1 tự thụ  phấn thu được F2 có một trong các trường hợp sau : ­ 262 cao, dài : 86 cao, ngắn : 88 thấp, dài : 29 thấp, ngắn. ­ 220 cao, dài : 74 thấp, ngắn. ­ 281 cao, dài : 19 cao, ngắn : 19 thấp, dài : 81 thấp, ngắn.  Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng. Diễn biến của các cây lai F1 trong giảm phân giống  nhau và không xuất hiện hoán vị gen với tần số 50%.  Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Bài 40.  Khi lai giữa hai cây P đều dị hợp 2 cặp gen và có kiểu hình hạt đỏ, tròn với nhau được F1 có tỷ lệ  phân li :    54% đỏ, tròn : 21% đỏ, dài : 21% trắng, tròn : 4% trắng, dài.  Hãy xác định kiểu gen và tỷ lệ mỗi loại giao tử  ở P biết mỗi tính trạng trên đều do một gen quy  định và nằm trên NST thường. Bài 41.  Cho F1 có kiểu gen giống nhau lai với  : 1. Cây 1 được thế hệ lai gồm:  50 quả bầu dục, hoa hồng : 50 quả dài, hoa trắng.     2.   Cây 2 được thế hệ lai gồm:           25 tròn, đỏ : 50 bầu dục, hoa hồng : 25 dài, trắng. 2. Cây 3 được thế hệ lai gồm 100 cây có 6 cây tròn, trắng và 6 cây dài, đỏ. Còn lại là các cây  cho các kiểu gen khác nhau.  Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tròn trội so với dài, đỏ trội so với trắng. Cấu trúc NST  của cây 3 không thay đổi.  Biện luận và viết sơ đò lai các trường hợp. Tính số lượng mỗi loại kiểu hình cây sinh ra trong  phép lai giữa F1 với cây 3. DI TRUYỀN NGƯỜI Bài 42.  Ở người bệnh mù màu do gen lặn m quy định, gen trội M cho kiểu hình bình thường. Tìm kết quả  kiểu hình ở đời con trong các gia đình : a. Mẹ bình thường, bố biểu hiện bệnh. b. Mẹ mang gen gây bệnh nhưng không biểu hiện, bố bình thường. c. Mẹ mang gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh, bố gây bệnh. Bài 43.  Ở ruồi giấm, gen W quy định mắt đỏ, w quy định mắt trắng. Cùng liên kết trên NST giới tính X. 1. Bố, mẹ có kiểu gen, kiểu hình thế nào để F1 có nữa số ruồi cái mắt đỏ và nữa số ruồi cái  mắt trắng. 2. Nếu muốn ở F2 kiểu hình mắt đỏ đều có ở ruồi đực, cái thì kiểu gen, kiểu hình của P thế  nào ? Bài 44.  Trong một gia đình, mẹ có kiểu hình bình thường, cha bị mù màu. Họ có 3 đứa con : 1 trai và 2 gái.  Các người con lớn lên lập gia đình :  ­Người con trai bình thường cưới vợ bình thường sinh được một cháu trai mù màu.
  6.  ­Người con gái 1 bình thường lấy chồng bình thường sinh được một cháu trai mù màu và một cháu  gái bình thường.  ­Người con gái thứ 2 bị mù màu lấy chồng bình thường sinh được một cháu gái bình thường.  Biện luận và xác định kiểu gen của nhữnh người trong gia đình biết M ­ nhìn màu binhg thường,  m – mù màu. Bài 45.  Ở người 2 gen lặn h gây bệnh máu khó đông và m gây bệnh mù màu, hai gen trội H vàM tạo kiểu  hình bình thường. Tất cả các gen trên liên kết bình thường trên NST giới tính. 1. Bố chỉ bị bệnh máu khó đông, mẹ chỉ bị bệnh mù màu. 2. Mẹ mang cả hai gen gây bệnh nhưng không biểu hiện, bố chỉ bị mù màu.  Xác định kiểu hình các con trong mồi trường hợp. Bài 46.  Ở người, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X quy định. 1. Hai vợ chồng có kiểu hình bình thường sinh đứa con đầu bình thường, đứa thứ hai bị mù  màu. Hãy giải thích vì sao có hiện tượng đó và cho biết kiểu gen của bố, mẹ. Đứa con đầu  và đứa con thứ hai là trai hay gái ? 2. Một người đàn bà bị mù màu. Khi lấy chồng muốn đứa con trai không bị bệnh ấy. Điều này  có được không ? Vì sao ? 3. Một người đàn bà khác không có bệnh mù màu thì sinh con trai có bị bệnh ấy không? Giải  thích.            Bài 7.  Khi cho P mang các tính trạng tương phản lai với nhau, được F1 đồng loạt giống nhau. F1 tự thụ  phấn, giả sử thu được ở F2 một trong các trường hợp sau : ­ Trường hợp 1 : 262 cây thân cao, lá dài; 86 cây thân cao, lá ngắn; 88 cây thân thấp, lá dài và 29  cây thân thấp, lá ngắn. ­ Trường hợp 2 : 220 cây thân cao, lá dài và 74 cây thân thấp, lá ngắn. ­ Trường hợp 3 : 281 cây thân cao, lá dài; 19 cây thân cao, lá ngắn. Cho biết mỗi tính trạng do mỗi gen quy định, diễn biến của cây lai F1 trong giảm phân giống nhau  và không xuất hiện hoán vị gen với tần số 50%. Biện luận và lập sơ đồ lai từ  P đến F2                                     Bài 8.  Cho cây quả tròn giao phấn với cây quả dài F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 lai với một  cây khác thu được tỷ lệ kiểu hình ở F2 là một cây quả tròn : 2 cây quả bầu dục : 1 cây quả dài.  Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, quả dài do gen lặn quy định.  Giải thích kiểu tác động gen trong quá trình hình thành tính trạng trên và lập sơ đồ lai. Bài 9.  Ở một loài chim, màu lông do 2 gen không alen nằm trên 2 NST khác nhau tương tác quy định.  Kiểu gen có hai gen trội A và B cho màu lông đen. Thiếu một trong hai gen A và B cho màu lông  nâu. Màu lông xám do các gen lặn quy định.  Cho chim trống thuần chủng lông đen giao phối với chim mái lông xám thu được F1. Tiếp tục cho   tạp giao.  Lập sơ đồ lai của P và F1. Bài 10.  Ở người, hai gen lặn : d gây bệnh teo cơ và m gây bệnh mù màu. Hai gen trội D và M quy định cơ  bình thường và nhìn màu bình thường. Các gen nói trên liên kết trên NST giói tính X. 1. Hãy viết các kiểu gen có thể có liên quan đến hai tính trạng trên ở người. 2. Xác định kiểu gen, kiểu hình của các con trong các trường hợp sau : a. Bố chỉ teo cơ, mẹ chỉ mù màu.
  7. b. Mẹ mang 2 gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh, bố chỉ bị mù màu. 3. Xác định kiểu gen của bố mẹ và lập sơ đồ lai trong hai trường hợp sau : a. Bố mẹ đều có kiểu hình bình thường, sinh được đứa con trai bị cả hai bệnh. b. Mẹ bình thường sinh được đứa con gái bị cả 2 bệnh. Bài 11.  Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng với nhau, thu được F1 đồng loạt là các cây hoa đỏ, lá dài.  F1 tự  thụ phấn ; ở F2 có kết quả sau :                  56,25% cây hoa đỏ, lá dài                  18,75% cây hoa hồng, lá dài                  18,75% cây hoa hồng, lá ngắn                  6,25% cây hoa trắng, lá ngắn 1. Xác định quy luật di truyền chi phối mỗi tính trạng và của các tính trạng nói trên. 2. Biện luận và lập sơ đồ lai.            Biết rằng kích thước của lá do một cặp gen quy định. Bài 12.  Cho hai cơ thể P thuần chủng mang các cặp gen đối lập lại với nhau, thu được F1 đồng loạt giống  nhau. Cho F1 lai với cá thể khác, được F2 phân ly theo tỷ lệ sau :                      39% có lông trắng, quăn                      48,5% có lông trắng, thẳng                      11% có lông xám, quăn                      1,5% có lông xám, thẳng  Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường và lông quăn trội hoàn toàn so với lông  thẳng.  Biện luận và lập sơ đồ lai từ  P đến F2. Bài 13.  Cho hai cây thuần chủng lai với nhau được F1 đều có quả tròn, màu đỏ. Giao phấn các cây F1 thu  được F2 có tỷ lệ kiểu hình như sau :                      56,25% số cây quả tròn, màu đỏ                      37,5% số cây quả bầu dục, màu vàng                      6,25% số cây quả dài, màu vàng  Biện luận và lập sơ đồ lai. Bài 14.  Cho cây có quả bầu dục, chua, hoa đỏ giao phấn với cây có quả tròn, ngọt, hoa trắng thu được F1  đều là các cây có quả tròn, ngọt, hoa đỏ.  Cho F1 giao phấn với nhau, thu được kết quả ở F2 như sau :                       27 cây quả tròn, ngọt, hoa đỏ                       21 cây quả tròn,  ngọt, hoa trắng                       9 cây quả bầu dục, chua, hoa đỏ                       7 cây quả bầu dục, chua, hoa trắng 1. Xác định quy luật di truyền chi phối từng tính trạng và các tính trạng trên. 2. Lập sơ đồ lai từ  P đến F2. 3. Xác định kết quả khi cho F1 lai phân tích.           Biết hình dạng quả và vị của quả do hiện tượng một cặp gen quy định một cặp tính trạng.  Các gen nằm trên NST  thường và cấu trúc NST của các cây mang lai đèu không đổi trong giảm  phân. Bài 15.  Ở một loài chim, hai tính trạng chiều cao của chân và độ dài của lông đuôi được chi phối bởi hiện  tượng một gen quy định một tính trạng.
  8.  Cho chim thuần chủng chân cao, lông đuôi dài giao phối với chim thuần chủng chân thấp, lông  đuôi ngắn thu được F1 đồng loạt chân cao, lông duôi dài. 1. Cho chim mái F1 giao phối với chim trống chân thấp, lông đuôi ngắn thu được F2 như sau :                     25% chim trống chân cao, lông đuôi dài                     25% chim trống chân thấp, lông đuôi dài                     25% chim mái chân cao, lông đuôi ngắn                     25% chim mái chân thấp, lông đuôi ngắn. 2. Cho chim trống F1 giao phối với chim mái có kiểu gen chưa biết, được F2 có tỷ lệ kiểu hình  như sau :                     37,5% chân cao, lông đuôi dài                     37,5% chân cao, lông đuôi ngắn                     12,5% chân thấp, lông đuôi dài                     12,5% chân thấp, lông đuôi ngắn        Biện luận và lập sơ đồ lai. BÀI TẬP DI TRUYỀN VÒNG II I­  CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN CỦA MEN ĐEN.  Bài 1.( 234 bài tập di truyền) Cho biết tính trạng hình dạng hạt do một cặp gen qui định. Dưới đây là kết quả của 3 phép lai  khác nhau. a. Phép lai 1:   Bố ? x Mẹ                 F1: 280 hạt tròn : 92 hạt dài. b. Phép lai 2:   Bố hạt tròn x Mẹ             F1: 175 hạt tròn :172 hạt dài. c. Phép lai 3:   Bố ? x Mẹ hạt dài           F1: 280 hạt tròn : 92 hạt dài. 1. Nêu nhận xét về đặc  điểm di truyền  của cặp tính trạng  về hình dạng hạt đã nêu. 2. Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên. Giải  1. Đặc điểm di truyền của tính trạng.  Xét tỉ lệ kiểu hình của con lai ở thế hệ F1 trong phép lai 1.   Tròn / dài= 3/1 tuân theo định luật  phân tính của Men Đen, với tròn trội hoàn toàn so với dài. 2. Kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và sơ đồ lai.  Qui ước:  A= tròn, a= dài.   a. Phép lai 1: F1 có tỉ lệ 3 :1 bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp Aa với kiểu hình là tròn.        Sơ đồ lai:              P:         Aa(tròn)  x  Aa(tròn) GP:       A, a   A, a F1:        1AA : 2Aa : 1aa  Kiểu hình: 3 tròn: 1 dài.  b.Phép lai2: Bố tròn có kiểu gen A­, F1 có tỉ lệ 1 tròn : 1 dài, đây là tỉ lệ của phép lai phân tích. Vậy  bố tròn có kiểu gen: Aa, mẹ đồng hợp lặn có kiểu  gen aa(dài).           Sơ đồ lai:              P:         Aa(tròn)  x   aa(dài) GP:       A, a     a F1:              1AA   :   1aa  Kiểu hình:  1 tròn : 1 dài.  c. Phép lai 3: Mẹ dài có kiểu gen đồng hợp tử lặn aa nên chỉ cho một loại giao tử  a, mà con đồng  loạt tròn           bố chỉ cho một loại giao tử A         bố có kiểu gen AA (tròn)         Sơ đồ lai:              P:         AA(tròn)  x   aa(tròn) GP:       A      a F1:                      Aa    Kiểu hình:     100% tròn  
  9. Bài 2. ­ Phép lai 1 : P : quả đỏ, lá dài x quả vàng, lá dài. F1 : 92 quả đỏ, lá dài : 31 quả đỏ, lá ngắn :        91 quả vàng, lá dài : 30 quả vàng, lá ngắn. ­ Phép lai 2 : P : quả đỏ, lá dài x quả đỏ, lá ngắn. F1 120 quả đỏ, lá dài : 119 quả đỏ, lá ngắn :      40 quả vàng, lá dài : 41 quả vàng, lá ngắn. ­ Phép lai 3 : P : quả đỏ, lá ngắn x quả vàng, lá dài. F1 : 60 : quả đỏ, lá dài : 61 quả đỏ, lá ngắn :        59 quả vàng, lá dài : 60 quả vàng, lá ngắn.  Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định, các gen nằm trên các NST khác nhau.  Biện luận và lập sơ đồ cho mỗi phép lai trên. Bài 3.  Giao phấn giữa hai dòng thuần chủng thu được F1. Tạp giao F1 thu dược F2 có 2448 cây, trong đó  có 153 cây có quả dài, hoa trắng.  Cho biết hai tính trạng tương phản là quả tròn, hoa đỏ, không có hiện tượng di truyền trung gian  và không xuất hiện hoán vị gen với tần số 50%.  Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Xác định số lượng cây ở mỗi kiểu hình còn lại của F2. Bài 4.  Ở ruồi giấm, tương phản với 2 tính trạng thân đen, lông ngắn là thân xám, lông dài.  Giao phối 2 ruồi P mang các tính trạng tương phản với nhau, F1 đồng loạt có thân xám, lông ngắn.  Cho 4 ruồi đực F1 giao phấn riêng rẽ với 4 con ruồi giấm cái khác nhau, thu được các kết quả sau : ­ Với ruồi giấm cái thứ  nhất thu được 12,5% số ruồi F2 thân đen, lông dài. ­ Với ruồi giấm cái thứ  hai thu được 50% số ruồi F2 thân xám, lông ngắn và 50% còn lại là thân  xám, lông dài. ­ Với ruồi giấm cái thứ  ba thu được F2 có 50% thân xám, lông ngắn và 50% thân đen, lông  ngắn. ­ Với ruồi giấm cái thứ  tư thu được F2 có 25% số ruồi thân đen, lông dài.  Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các NST thường khác nhau.  Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi kết quả trên. Bài 5.  Ở một loài thực vật, chiều coa cây và màu của lá được chi phối bởi hiện tượng 1 gen nằm trên 1  NST quy định 1 tính trạng.  Gen A quy định cây thân cao, gen a quy định cây thân thấp. Gen B quy định lá có màu xanh, gen đột  biến b mất khả năng điều khiển tổng hợp diệp lục tố, quy định lá có màu vàng. Nhũng cây lá có  màu vàng đều bị chết ngay sau khi nẩy mầm. Biết rằng hai cây P được chọn trong mỗi phép lai  dưới đây mang kiểu gen khác nhau. 1. Phép lai 1 : P : Cây thân cao x cây thân cao F1 : có 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp 2. Phép lai 2 :  P : Cây thân cao x cây thân thấp F1 : có 50% cây thân cao và 50% cây thân thấp  Biện luận xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai minh họa cho mỗi phép lai trên. Bài 6.  F1 tự thụ phấn dược F2 có tỷ lệ kiểu hình :
  10.   ­     18,75% quả tròn, hạt nâu ­ 37,5% quả bầu dục, hạt nâu ­ 187,75% quả dài, hạt nâu ­ 6,25% quả tròn, hạt trắng ­ 12,5% quả bầu dục, hạt trắng ­ 6,25% quả dài, hạt trắng  Cho F1 giao phấn với một cây khác thu được tỷ lệ : ­ 12,5% quả tròn, hạt nâu ­ 25% quả bầu dục, hạt nâu ­ 12,5% quả dài, hạt nâu ­ 12,5% quả tròn, hạt trắng ­ 25% quả bầu dục, hạt trắng ­ 12,5% quả dài, hạt trắng  Biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định, các gen nằm trên  các NST khác nhau, quả tròn là tính trạng  trội.  Biện luận và lập sơ đồ cho mỗi phép lai của F1 nói trên. Bài 7.   Giao phấn giữa cây có hạt tròn, hoa đỏ với cây có hạt dài, hoa trắng thu được F1 đồng loạt có hạt  dẹp, hoa hồng.  Tiếp tục cho F1 giao phấn với cây có kiểu gen chưa biết thu dược F2 có kết quả sau : ­ 65 cây có hạt tròn, hoa đỏ ­ 130 cây có hạt tròn, hoa hồng ­ 130 cây có hạt dẹt, hoa đỏ ­ 260 cây có hạt dẹt, hoa hồng ­ 65 cây có hạt tròn, hoa trắng ­ 130 hạt dẹt, hoa trắng ­ 65 cây có hạt dài, hoa đỏ ­ 130 cây có hạt dài, hoa hồng ­ 65 cây có hạt dài, hoa trắng 1. Xác định kiểu gen của cây giao phấn với F1 và lập sơ đồ lai từ P đến F2 2. Cho F1 lai phân tích thì kết quả ở F2 như thế nào?  Biết các gen phân li độc lập, mỗi gen quy định 1 tính trạng; hạt dài và hoa trắng là các tính lặn. Bài 8.  Cho F1 chứa 3 cặp gen dị hợp mang 3 tính trạng thân cao, lá dài, hoa hồng giao phấn với một c  khác thu được kiểu hình ở F2 như sau : ­ 28,125% thân cao, lá dài,   hoa hồng. ­ 28,125% thân cao, lá dài,   hoa trắng. ­ 9,375%  thân cao,   lá ngắn,  hoa hồng. ­ 9,375%  thân cao,   lá ngắn,  hoa trắng. ­ 9,375%  thân thấp,  lá dài,    hoa hồng. ­ 9,375%  thân thấp,  lá dài    hoa trắng. ­ 3,125%  thân thấp,  lá ngắn, hoa hồng. ­ 3,125%  thân thấp, lá ngắn, hoa trắng.  Biết mỗi gen nằm trên một NST quy định một tính trạng; hoa đỏ là tính trạng trội so với hoa  trắng. 1. Xác định đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng nêu trên. 2. Lập sơ đồ lai của F1. LIÊN KẾT GEN
  11. Bài 1.( 311­ 234 bài tập di truyền ) Ở một loài thực vật, gen qui định dạng quả và gen quy định vị quả liên kết trên cùng 1 NST, mỗi  gen quy định một tính trạng. Cho 4 cây đều mang 2 tính trạng trội là quả tròn, ngọt lần lượt giao phấn với cây có quả dài, chua  thu được các kết quả ở F1 như sau :  ­ Kết quả 1 : F1 có 50% quả tròn, ngọt và 50% quả tròn, chua. ­ Kết quả 2 : F1 có 50% quả tròn, ngọt và 50% quả dài, ngọt. ­ Kết quả 3 : F1 có 50% quả tròn, ngọt và 50% quả dài, chua. ­ Kết quả 4 : F1 có 50% quả tròn, chua và 50% quả dài, ngọt. Xác định kiểu gen của cây P mang 2 tính trạng trội và lập sơ đồ tạo ra mỗi kết quả nói trên. Bài 2.  Lai giữa hai thứ lúa thuần chủng ; thu được F1 đồng loạt có hạt tròn, chín sớm. Cho F1 giao phấn  với nhau, F2 thu được tỷ lệ :                        75% số cây có hạt tròn, chín sớm.                        25% số cây có hạt dài, chín muộn. 1. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2. 2. Khi cho F1 nói trên lai phân tích, thu được :                    37,5% số cây có hạt tròn, chín sớm.                    37,5% số cây có hạt dài, chín muộn.                    12,5% số cây có hạt tròn, chín muộn.                    12,5% số cây có hạt dài, chín sớm.  Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng. Bài 3.  Cho lai giữa cá thể mắt to, màu đỏ với csa thể mắt nhỏ, màu trắng thu được F1 đồng loạt có mắt  to, màu vàng.  Tiếp tục cho F1 tạp giao, F2 thu được kết quả sau :                    25 cá thể mắt to, màu đỏ.                    52 cá thể mắt to, màu vàng.                    26 cá thể mắt nhỏ, màu trắng.  Cho biết gen nằm trên NST thường, mỗi gen quy định một tính trạng, mắt đỏ trội so với mắt  trắng. 1. Xác định quy luật di truyền chi phối từng tính trạng và cả 2 tính trạng trên. 2. Lập sơ đồ lai từ P đến F2. Bài 4.  Giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F1 đồng loạt giống nhau. cho F1 tạp giao, F2 giả    thiết xuất hiện một trong các tỷ lệ kiểu hình sau : ­ Tỷ lệ 1 :   75% cây thân cao, lá dài : 25% thân thấp, lá ngắn. ­ Tỷ lệ 2 :   54% thân cao, lá dài :        21% thân cao, lá ngắn.                        21% thân thấp, lá dài :       4% thân thấp, lá ngắn. ­ Tỷ lệ 3 :   56,25% thân cao, lá dài :   18,75% thân cao, lá ngắn.                        18,75% thân thấp, lá dài :   6,25% thân thấp, lá ngắn.  Biết mỗi gen quy định một tính trạng, không xuất hiện hoán vị gen với tần số 50% và diễn biến  NST trong giảm phân của các cây F1 trong mỗi trường hợp nêu trên giống nhau.  Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi kết quả trên. Bài 5.  Cho F1 được tạo ra từ 2 phép lai P giữa các cơ thể thuần chủng khác nhau giao phối với nhau, con  lai có tỷ lệ kiểu hình xấp xỉ :                        25% số cá thể có cánh dài, mắt dẹt.                        50% số cá thể có cánh dài, mắt lồi
  12.                        25% số cá thể có cánh ngắn, mắt lồi.  Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các NST thường. Cấu trúc NST đều không  đổi trong giảm phân.  Biện luận và lập sơ đồ lai có thể có từ P đến F2. Bài 6.  Ở cà chua, gen D : quả đỏ ; gen d : quả vàng ; gen S : chín sớm ; gen s : chín muộn.  Cho F1 có kiểu gen giống nhau giao phấn với nhau thấy xuất hiện 2 trường hợp sau : ­ Trường hợp 1 : F2 có tỷ lệ : 67,5% quả đỏ, chín sớm : 17,5% quả vàng, chín muộn. 7,5% quả đỏ, chín muộn : 7,5% quả vàng, chín sớm. ­ Trường hợp 2 : F2 có tỷ lệ : 62,25% quả đỏ, chín sớm : 12,25% quả vàng, chín muộn. 12,75% quả đỏ, chín muộn : 12,75% quả vàng, chín sớm.  Cho biết tần số hoán vị gen ở các cơ thể F1 có hoán vil gen luôn bằng nhau. 1. Giải thích vì sao có sự khác nhau và kết quả của 2 trường hợp trên. 2. Lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp. Bài 7.  Lai giữa hai dòng thuần chủng thu được F1 đồng loạt có mắt vàng, lông dài. Tiếp tục cho các cá  thể F1 tạp giao với nhau, F2 thu được :                    18 cá thể mắt đỏ, lông dài                    84 cá thể mắt vàng, lông dài                    48 cá thể mắt trắng, lông dài                    32 cá thể mắt đỏ, lông ngắn                    16 cá thể mắt vàng, lông ngắn                    2 cá thể mắt trắng, lông ngắn  Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, mỗi gen quy định một tính trạng ; mắt đỏ  là tính trạnh trội và hoạt động của NST ở các cơ thể F1 trong giảm phân đều giống nhau. 1. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2. 2. Khi cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả lai sẽ như thế nào ? Bài 8.  Cho biết gen T quy định của quả tròn trội hoàn toàn so với gen t quy định quả dài ; gen N quy định  của quả ngọt trội hoàn toàn so với gen n quy định quả chua.  Giao phấn giữa các cây P đều dị hợp 2 cặp gen, F1 thu được 1200cây, trong đó có 12 cây quả dài,  chua.  Giải thích những trường hợp có thể xãy ra trong giảm phân của các cây P và lập sơ đồ lai minh  họa cho mỗi trường hợp trên. Bài 9.  Ở một loài thực vật, quả tròn và quả ngọt là hai tính trạng trội hoàn toàn so với quả dài và quả  chua. ­ Cho F1 có quả tròn, ngọt lai phân tích, F2 có : 40% quả tròn, chua : 40% quả dài, ngọt. 10% quả tròn, ngọt : 10% quả dài, chua. ­ Cho F1 nói trên tự thụ phấn, F2 có : 25% quả tròn,. Chua : 50% quả tròn, ngọt : 25% quả dài, ngọt.  Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho mỗi phép lai của F1 nói trên. Cho rằng nếu F1 xãy ra hoán vị  gen thì tần số không thay đổi. Bài 10.  Giao phối giữa 2 cơ thể thuần chủng và 3 cặp tính trạng tương phản thu được F1 đồng loạt có  chân cao, lông dài, quăn.
  13.  Cho các cơ thể F1 giao phối với các cơ thể khác thu được F2 có các cá thể như sau :                    44 cá thể chân cao, lông dài, quăn.                    43 cá thể chân cao, lông ngắn, thẳng.                    15 cá thể chân thấp, lông dài, quăn.                    14 cá thể chân thấp, lông ngắn, thẳng.  Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định, các gen nằm trên  các NST thường. 1. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng chiều cao chân và quy luật di truyền chi phối  2 tính trạng độ dài và hình dạng của lông. 2. Lập sơ đồ lai từ P đến F2. Bài 11.  Khi cho F1 tự  thụ phấn thuđược F2 có tỷ lệ kiểu hình như sau :                    56,25% hạt tròn, màu đen, lá dài.                    18,15% % hạt tròn, màu đen, lá ngắn.                    18,75% hạt bầu dục, màu nâu, lá dài.                    6.25% hạt bầu dục, màu nâu, lá ngắn.  Khi cho F1 nói trên lai phân tích thu được :                    20%  hạt tròn, màu đen, lá dài.                    20%  hạt tròn, màu đen, lá ngắn.                    20%  hạt bầu dục, màu nâu, lá dài.                    20%  hạt bầu dục, màu nâu, lá ngắn.                    5% hạt tròn, màu nâu, lá dài.                    5% hạt tròn, màu nâu, lá ngắn.                    5% hạt bầu dục, màu đen, lá dài.                    5% hạt bầu dục, màu đen, lá ngắn.  Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và không xuất hiện tần số hoán vị gen là 50%.  Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của F1 trong trường hợp trên. Bài 12. F1 có kiểu gen giống nhau và có các cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST thường.  F1 giao phối với nhau , F2 có tỷ lệ kiểu hình :                    72,5% chân cao, lông dài, quăn.                    22,5% chân thấp, lông ngắn, thẳng,                    2,5% chân cao, lông ngắn, thẳng.                    2,5% chân thấp, lông dài, quăn.  Biết cá thể đực luôn có cấu trúc NST không thay đổi trong giảm phân.  Biện luận và lập sơ đồ lai. Bài 13.(122) BỘ ĐỀ ĐẠI HỌC­ HOÁN VỊ GEN HAI BÊN  Cho một cây F1 giao phấn với 3 cây khác : ­ Với cây thứ nhất được thế hệ lai gồm 15 cây quả tròn, ngọt; 15 cây quả bầu dục, chua; 5 cây  quả tròn, chua; 5 cây quả bầu dục, ngọt. ­ Với cây thứ hai được thế hệ lai gồm 21 cây quả tròn, ngọt; 15 cây quả tròn, chua; 3 cây quả  bầu dục, ngọt; 9 cây quả bầu dục, chua. ­ Với cây thứ ba được thế hệ lai gồm 21 cây quả tròn, ngọt; 15 cây quả bầu dục, ngọt; 3 cây  quả tròn, chua; 9 cây quả bầu dục, chua.  Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi tính trạng. Bài 14.  Khi lai thứ lúa thuần chủng cây cao, hạt tròn với thứ lúa thuần chủng cây thấp, hạt dài, người ta  thu được F1 đồng loạt là các cây cao, hạt dài. Cho các cây F1 tự thụ phấn ở F2 thu được 3000 cây,  trong đó có 120 cây thấp, hạt tròn.
  14.  Ở phép lai thứ hai, người ta cho cây F1 nói trên lai với những xây F1 thân cao, hạt dài (tạo ra từ tổ  hợp lai giữa hai thứ lúa thuần chủng khác) va ở thế hệ lai cũng nhận được 3000 cây.  Giả thiết rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và mọi diễn biến của NST  trong quá  trình giảm phân ở tất cả các cây F1 trong cả hai phép lai đều giống nhau (dù cây F1 được dùng làm  dạng bố hay dạng mẹ). 1. Viết sơ đồ lai và xác định số cây của mỗi kiểu hình ở F2 trong phép lai thứ nhất. 2. Viết sơ đồ lai và xác định số cây của mỗi kiểu hình trong phép lai thứ hai. Bài 15.  Cho F1 có kiểu gen giống nhau lai với : ­ Cây thứ nhất được thế hệ lai gồm 50 cây cho quả bầu dục, hoa hồng và 50 cây cho quả dài,  hoa trắng. ­ Cây thứ  hai được thế hệ lai gồm 25 cây cho quả tròn, hoa đỏ; 50 cây cho quả bầu dục, hoa  hồng và25 cây cho quả dài, hoa trắng. ­ Cây thứ  ba được thế hệ lai gồm 100 cây, trong đó có 6 cây cho quả dài, hoa trắng; 6 cây cho  quả dài, hoa đỏ, còn lại là các cây cho các kiểu hình khác nhau.  Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, quả tròn trội so với quả dài; hoa đỏ trội so với hoa  trắng; cấu trúc NST của cây thứ ba không thay đổi.  Biện luận và viết sơ đồ lai các trường hợp nêu trên.  Tính số lượng mỗi loại kiểu hình cây sinh ra trong phép lai giữa F1 và cây thứ ba. Bài 16.  Cho biết F1­1 chứa hai cặp gen dị hợp quy định hai tính trạng quả tròn, màu xanh; hai tính trạng lặn  tương phản là quả dài, màu trắng.  F1­1 lai với F1­2 được thế hệ lai gồm 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình mang hai tính trạng lặn chiếm  tỷ lệ 0,49%.  Nếu mọi diễn biến của NST trong giảm phân của F1­1 và F1­2  giống nhau thì sơ đồ lai như thế  nào? Bài 17.  Khi lai hai thứ cây hoa thuần chủng là hoa kép, màu trắng với hoa đơn, màu đỏ được F1 toàn là các  cây hoa kép, màu hồng. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có kiểu hình phân li theo tỷ lệ  sau :                    42% cây cho hoa kép, màu hồng :                    24% cây cho hoa kép, màu trắng :                    16% cây cho hoa đơn, màu đỏ :                    9% cây cho hoa kép, màu đỏ :                    8% cây cho hoa đơn, màu hồng :                    1% cây cho hoa đơn, màu trắng.  Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến của NST trong các tế bào sinh hạt  phấn và tế bào sinh noãn đều giống nhau; màu đỏ trội so với màu trắng. 1. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2. 2. Cho F1 lai phân tích, kết quả thu được của phép lai sẽ như thế nào? Bài 18.  Khi lai hai thứ lúa đều thuần chủng thân cao, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, hạt gạo đục ở F1  thu được toàn cây thân cao, hạt gạo đục. Cho các cây F1 tự thụ phấn được F2 gồm 18000 cây với 4  loại kiểu hình khác nhau, trong đó có 4320 cây thân cao, hạt gạo trong.  Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến của NST trong các tế bào sinh hạt  phấn và tế bào sinh noãn đều giống nhau. 1. Tỷ lệ % các cá thể thuộc mỗi loại kiểu hình bằng bao nhiêu? 2. Tìm số cá thể có kiểu gen đồng hợp và dị hợp về một và hai tính trạng, số cá thể mang một  và hai tính trạng lặn ở F2.
  15. Bài19.   Phép lai 1 : Cho một bướm tằm đực sinh ra từ  kén màu vàng, hình bầu dục giao phối với một  bướm tằm cái sinh ra từ  kén màu trắng, hình dài đã thu được 50% kén màu vàng, hình bầu dục.  Phép lai 2 : : Cho một bướm tằm cái sinh ra từ  kén màu vàng, hình bầu dục giao phối với một  bướm tằm đực sinh ra từ  kén màu trắng, hình dài được  :    335 kén màu vàng, hình dài sinh ra 167 bướm cái và 168 bướm đực.    333 kén màu trắng, hình bầu dục sinh ra 166 bướm cái và 167 bướm đực.    67 kén màu vàng, hình bầu dục sinh ra 33 bướm cái và 34 bướm đực.    65 kén màu trắng, hình dài sinh ra 32 bướm cái và 33 bướm đực.  Những con bướm đục dùng trong hai thí nghiệm thuộc các nòi khác nhau của cùng một loài. 1. Kiểu gen về hai tính trạng kể trên của bướm tằm cái trong phép lai 1 và của bướm tằm đực  trong phép lai 2 là giống nhau hay khác nhau? Cho biết vì sao có sự khác nhau về kết quả  giữa hai phép lai? 2. Nếu cho bướm tằm cái ở phép lai 1 giao phối với bướm tằm đục ở phép lai 2 thì sẽ cho kết  quả như thế nào? 3. Các gen quy định màu sắc và hình dạng kén nằm trên NST thường hay NST giới tính? Giải  thích.  Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và hiện tượng hoán vị gen chỉ xãy ra ở bướm tằm đực. Bài 20.  Khi lai từ  lúa thân cao, hạt gạo tròn với lúa thân thấp, hạt gạo dài được F1 toàn là các cây thân  cao, hạt gạo tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn được F2 gồm 85000 cây với 4 loại kiểu hìn khác  nhau, trong đó có 6256 cây thân thấp, hạt gạo tròn.  Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến của NST trong giảm phân của tế bào  sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn đều giống nhau.  Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. Bài 21.  P thuần chủng khác nhau bởi từng cặp tính trạng tương phản lai với nhau được F1 đồng loạt thân  cao, hạt tròn, màu trắng. Cho các cây F1 lai với cá thể khác được thế hệ lai phân li theo tỷ lệ :                    3 cây thân cao, hạt tròn, màu trắng :                    3 cây thân cao, hạt dài, màu tím :                    1 cây thân cao, hạt tròn, màu tím :                    1 cây thân cao, hạt dài, màu trắng :                    3 cây thân thấp, hạt tròn, màu trắng :                    3 cây thân thấp, hạt dài, màu tím :                    1 cây thân thấp, hạt tròn, màu tím :                    1 cây thân thấp, hạt dài, màu trắng.  Biết mỗi gen quy định một tính trạng, không xuất hiện tần số hoán vị gen 50%. 1. Biện luận và viết sơ đồ lai của P và của F1. 2. Nếu cho F1 tự thụ phấn thì quy luật di truyền nào đã điều khiển sự di truyền tính trạng thân  cây? Quy luật di truyền nào làm xuất hiện các cây có hạt tròn, màu tím và hạt dài, màu  trắng? SÁCH MỚI. Bài 22.(114)  Ở ruồi giấm : gen V quy định cánh dài(gen trội); v quy định cánh ngắn(gen lặn)                         gen B quy định mình xám(gen trội); b quy định mình đen(gen lặn)  Cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản nói tren, F1  thu được đồng loạt có kiểu hình mình xám, cánh dài. Cho F1 tạp giao, ở F2 thu được 1000 cá thể,  trong đo có 701 cá thể mình xám, cánh dài.  Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ  P dến F2.
  16.  (Biết rằng ở ruồi giấm hiện tượng hoán vị gen chỉ xẩy ra ở ruồi giấm cái). TOÁN ĐỘT BIẾN VÒNG II Bài 1.(27) Một cặp gen dị hợp dài 5100 A0 nằm trên cặp  NST thường, gen trội A có 1200 Ađênin, gen lặn a  có 1350 Ađênin. 1. Tính số lượng từng loại Nuclêôtít trong các giao tử bình thường được tạo ra từ kiểu gen   đó. 2. Khi giảm phân có hiện tượng đột biến dị bội ở cặp NST trên trong lần phân bào I thì số  lượng từng loại Nuclêôtít trong các giao tử bất thường là bao nhiêu? 3. Khi giảm phân có hiện tượng đột biến dị bội ở cặp NST trên trong lần phân bào II thì số  lượng từng loại Nuclêôtít trong các giao tử bất thường là bao nhiêu? Bài2.(45) Một cặp gen dị hợp(Bb) nằm trên NST cặp thường. Mỗi gen đều dài 4080 A0. gen B có 3120 liên  kết hyđrô. Gen b có số Nuclêôtít loại Ađênin chiếm 15% tổng số Nuclêôtít của gen. Do xử lí dột  biến, hợp tử trên trở thành tứ bội có kiểu gen BBbb. 1. Tính số lượng từng loại Nuclêôtít của kiểu gen tứ bội nói trên. 2. Viết sơ đồ lai, xác định tỉ lệ các kiểu gen, các kiểu hình ở thế hệ con khi cho cơ thể có  kiểu gen tứ bội nói trên tự thụ phấn. Cho biết gen B qui định thân cao(trội), gen b qui định  thân thấp(lặn), cơ thể tứ bội cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh.  Bài 3.(57)  Tế bào của F1 chứa một cặp gen dị hợp, mỗi cặp gen đều dài 3060 A0. Gen trội sao mã đã cần  MTNB cung cấp từng loại ribônuclêôtit A : U : G : X lần lượt theo tỷ lệ 1 : 2 : 3 : 4. Gen lặn tương  phản có 20% ađênin. a. Số lượng từng loại Nuclêôtít của mỗi gen bằng bao nhiêu. b. Tính số lượng từng loại Nuclêôtít của mỗi loại giao tử sinh ra từ F1 trong trường hợp giảm  phân có hiện tượng đột biến số lượng NST. c. Cho F1 tự thụ phấn thấy ở F2 có một hợp tử chứa 900 ađênin và 1800 guanin, ngoài hợp tử đó  ra, phép lai còn có hợp tử nào khác với số lượng từng loại Nuclêôtít trong mỗi loại tế bào  bằng bao nhiêu? Bài 4.(66)  Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả màu vàng. a. Cho cây tứ bội quả đỏ thuần chủng lai với cây tứ bội quả vàng, F1 thu được toàn quả đỏ.  Viết sơ đồ lai minh họa. b. Lấy cây F1 nói trên lai với cây tứ bội quả vàng,. Thế hệ lai thu được kết quả như thế nào?  Viết sơ đồ lai minh họa. c. Nếu phương pháp tạo ra cây cà chua tứ bội quả đỏ thuần chủng từ cà chua dạng lưỡng bội. Bài 5.(77)  Phân tử ADN nằm trong NST có chiều dài 1,02 mm và có 30% ađênin. NST nói trên bị đột biến lặp  đoạn dẫn đến phân tử ADN chứa trong nó tăng thêm 6240 liên kết hiđrô. Đoạn ADN được lặp lai  có số ađenin bằng 2/3 số guanin. a. Nếu phân tử ADN sau đột biến tự nhân đôi lien tiếp 3 lần thì số lượng từng loại  Nuclêôtit  MTCC là bao nhiêu? b. Đoạn ADN được lặp lại chứa 2 gen dài bằng nhau. một trong 2 gen đó sao mã tổng hợp  được một phân tử mARN chứa 20% uraxin và 15% xitôzin. Tính số lượng từng loại  ribônuclêôtit của phân tử mARN; cho biết rằng gen tạo ra nó có tỷ lệ T/X = 1/1. Cho biết 1mm = 10­7A0. Bài 6.(89)
  17.  Một cặp gen alen có chiều dài bằng nhau và tổng khối lượng là 18.105 đvc, gen thứ nhất có 4050  liên kết hiđrô , gen thứ hai có 1200 aênin. a. Cặp gen có đồng hợp tử hay dị hợp tử? Tại sao? b. Khi tế bào chứa cặp gen đó tiến hành phân bào giảm nhiểm đang ở kỳ giữa của lần phân bào  thứ nhất thì số lượng từng loại Nuclêôtit của cặp gen đó bằng bao nhiêu? c. Tính số lượng từng loại Nuclêôtit trong các tế bào con sau khi kết thúc lần phân bào thứ nhất  của giảm phân. d. Phân tử prôtêin hoàn chỉnh được tổng hợp từ mỗi gen trên có bao nhiêu a.a? Bài 7.(96)  Gen B có 120 vòng xoắn và 2640 liên kết hiđrô. Mạch 1 của gen có số Nuclêôtit loại ađênin là 260  và loại guanin là 140. Gen B sao mã đã lấy từ MTNB 1400 uraxin. a. Khi gen B nhân đôi 3 lần liên tiếp MTNB cần cung cấp bao nhiêu Nuclêôtit tự do mỗi loại? b. Khi gen B sao mã đã lấy từ MTNB số ribônuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu? c. Cần bao nhiêu lượt tARN vào ribôxôm để hoàn tất toàn bộ quá trình dịch mã trên mARN.  Biết rằng mỗi mARN có 5 ribôxôm trượt qua không trở lại và mỗi phân tử prôtêin chỉ có một  chuỗi pôlipeptit. d. Gen B đột biến thành gen b. Gen b điều khiển tổng hợp 1 phân tử prôtêin có số a.a ít hơn  phân tử prôtêin được tổnh hợp từ gen B là 1 a.a và có 2 a.a lạ. ­Cho biết những biến đổi xảy ra trong gen B?   ­Gen b ít hơn gen B là 7 liên kết hiđrô, tự nhân đôi 5 lần liên tiếp thì nhu cầu về từng loại  Nuclêôtit đòi hỏi MTNBCC giảm đi bao nhiêu so với gen B? Bài 8.(123)  Một gen dài 3060A0. Có hiệu số giữa A với loại Nuclêôtit không bổ sung với nó bằng 270  Nuclêôtit. Do đột biến, gen bị mất đi đoạn chứa 55A, 17X. Gen sau đột biến có mạch 1 chứa 230A  và 170X. Gen này nhân đôi 3 lần tạo các gen con, mỗi gen con sao mã 2 lần đã sử dụng của MTNB  2720 ribônuclêôtit loại G. Trên mỗi bản sao có 5 ribôxôm cách đều nhau trượt qua một lần với vận  tốc bằng nhau là 51A0/s. Khoảng cách thời gian giữa 2 ribôxôm kế tiếp là 0,8s. a. Tính số lượng từng loại Nuclêôtit của gen đột biến. b. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit MTCC cho quá trình sao mã của gen đột biến. c. Tính số a.a MTCC cho quá trình giải mã nói trên và số a.a chứa trong tất cả các chuỗi  pôlipeptit được tổng hợp. d. Tính khoảng cách A0 từ ribôxôm 1 đến ribôxôm cuối và khoảng cách thời gian từ ribôxôm 1  đến ribôxôm cuối. Bài9.(175)  Một gen cấu trúc có chiều dài là 0,51 m, trong đó số Nuclêôtit loại X chiếm 30% số Nuclêôtit của  gen. a. Gen có khối lượng là bao nhiêu đvc. b. Tính số Nuclêôtit từng loại gen. c. Khi gen tự nhân đôi liên tiếp 2 lần, MTNBCC số Nuclêôtit tự do từng loại là bao nhiêu? d. Giả sử có đột biến thay thế 1 cặp AT = 1 cặp GX xảy ra ở gen nói trên ( không xét đột biến  ở mã mở đầu và mã kết thúc ), thì sẽ gây hậu quả thế nào đến chuỗi pôlipeptit tương ứng  được tổng hợp? Bài 10.(203)  Một gen có chiều dài là 5100A0, trong đó tỷ lệ (A : X = 3 : 2)  a. Tính số Nuclêôtit mỗi loại của gen. b. Phân tử mARN  được sao mã từ gen trên có 6 ribôxôm tham gia giải mã 1 lần thì MTNB phải  cung cấp bao nhiêu a.a tự do? c. Số liên kết hiđrô của gen sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến sau : ­ Mất một cặp Nuclêôtit
  18. ­ Thay thế một cặp Nuclêôtit này bằng một cặp Nuclêôtit khác ­ Đảo vị trí của 2 cặp nuclêôtít. Bài 11. Một gen có chiều dài là 5100A0 và có  A= 600 Nuclêôtit. Do đột biến mất đoạn TOÁN DI TRUYỀN VÒNG III Bài 1. Gen HbS gây bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, elen tương phản Hbs qui định kiểu hình bình  thường, kiểu gen dị hợp HbSHbs gây bệnh thiếu máu hồng cầu  lưỡi liềm nhẹ, kiểu gen  HbSHbS  gây chết trước tuổi trưởng thành. 1. Một cặp vợ chồng sinh được con bị bệnh  thiếu máu hồng cầu  lưỡi liềm nhẹ, kiểu gen  của bố mẹ có thể như thế nào? 2. Một cặp vợ chồng sinh được một  đứa con có kiểu hình bình thường, kiểu hình  của bố mẹ  có thể như thế nào? 3. Một cặp vợ chồng sinh được con biểu hiện bệnh thiếu máu hồng cầu  lưỡi liềm và bị chết  trước khi tuổi trưởng thành, kiểu gen của bố mẹ có thể như thế nào? 4. Bà nội và bà ngoại đều biểu hiện bệnh thiếu máu hồng cầu  lưỡi liềm nhẹ, ông ngoại và  ông nội có kiểu hình bình thường, bố mẹ sinh  được hai người con: đứa con thứ nhất chết  vì bệnh  hồng cầu  lưỡi liềm, đứa con thứ hai biểu hiện bệnh thiếu máu hồng cầu  lưỡi  liềm nhẹ. ­ Mỗi đứa con thừa hưởng kiểu gen của bố mẹ như thế nào? ­ Nếu bố mẹ tiếp tục sinh con nữa thì khả năng có thể xuất hiện đứa trẻ có kiểu hình bình  thường được không? Giải thích.  Bài 2. Hbs qui định hồng cầu bình thường. Do đột biến gen, làm xuất hiện alen trội hoàn toàn HbS gây  bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm làm cho cơ thể bị chết trước khi tuổi trưởng thành . Kiểu gen  dị hợp HbSHbs gây bệnh thiếu máu hồng cầu  lưỡi liềm nhẹ. Hai đứa bé đồng sinh: một có kiểu  hình bình thường , một biểu hiện bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. 1. Hãy viết sơ đồ lai sinh ra hai đứa trẻ đồng sinh khác trứng đó. 2. Nếu đó là hai đứa trẻ đồng sinh cùng trứng thì có thể giải thích như thế nào? Viết sơ đò lai. 3. một cặp vợ chồng sinh được một đứa con trai nhận nhân tố di truyền của bố mẹ  và biểu  hiện thành bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, bị chết trước khi tới tuổi trưởng thành.  Cặp vợ chồng đó muốn sinh con nữa, khả năng có thể hình thành đứa con khoẻ mạnh bình  thường là bao nhiêu phần trăm? Viết sơ đồ lai giải thích. Bài 3. Ở ruồi  dấm, gen b qui định màu lông xám của cơ thể, alen b chi phối màu lông đen. Khi cho giao  phối giữa ruồi dấm cái xám với ruồi dấm đực đen, được F1 phân li theo tỉ lệ 50% số con có màu  xám: 50% số con có màu đen. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau được F2. 1 .Có  bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau  giữa các  cá thể F1 với nhau? 2.Tỉ lệ % từng loại kiểu hình của mỗi kiểu giao phối đó bằng bao nhiêu? 3. Tính chung các tổ hợp lai từ các kiểu giao phối khác nhau nói trên thì tỉ lệ % từng kiểu gen ở F2  bằng bao nhiêu? Bài 4.  Ở ruồi dấm, gen B qui định màu xám của cơ thể, alen b chi phối màu đen. Khi cho giao phối ruồi  dấm cái xám với ruồi dấm đực đen, được F1 phân li theo tỉ lệ 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2