TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ<br />
-----***-----<br />
<br />
BÀI TẬP LỚN<br />
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN<br />
VIỆT NAM<br />
<br />
ĐỀ BÀI: Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà<br />
bản sắc dân tộc. Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của giới trẻ trong việc bảo<br />
tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc<br />
tế hiện nay.<br />
Tên Nhóm : NHÓM 4<br />
Lớp tín chỉ: Đường lối cách mạng của ĐCS VN_21<br />
<br />
Hà Nội, tháng 10 năm 2015<br />
<br />
BÀI TẬP LỚN MÔN ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM<br />
I.<br />
<br />
Quan điểm của đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.<br />
1.1. Khái niệm, định nghĩa “văn hóa”, “tiên tiến” và “bản sắc dân tộc”<br />
Khái niệm “văn hóa”, “tiến tiến” và “bản sắc dân tộc” đã được Nghị quyết trung<br />
<br />
ương 5 khóa VIII chỉ rõ:<br />
Khái niệm văn hóa thường được tiếp cận ở hai cấp độ lý luận và thực tiễn. Ở cấp<br />
độ lý luận, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người (cá nhân<br />
và cộng đồng) sáng tạo ra để phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bản chất của văn<br />
hóa là sự sáng tạo, vươn tới cái Chân - Thiện - Mỹ, vươn tới các giá trị nhân văn đem lại<br />
hạnh phúc cho con người. Văn hóa là “thiên nhiên” thứ hai do con người tạo ra để phục<br />
vụ con người. Ở cấp độ thực tiễn, văn hóa thể hiện trong toàn bộ hoạt động sống của con<br />
người, từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động tinh thần, phản ánh kiểu lựa chọn<br />
sáng tạo của cá nhân và cộng đồng.<br />
Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và<br />
chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất<br />
cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú tự do, toàn diện của con người<br />
trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến<br />
không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình tức biểu hiện, trong các phương tiện<br />
chuyển tải nội dung<br />
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng<br />
các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghàn năm đấu tranh dựng<br />
nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn<br />
kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái,<br />
khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế<br />
trong ứng xử, tính giải dị trong lối sống... Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong các<br />
hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với<br />
<br />
mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa<br />
các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong<br />
phong tục, tập quán, lề thói cũ.<br />
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được<br />
thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6-1991) -> nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân<br />
tộc là 6 đặc trưng cơ bản cần phấn đấu và thực hiện.<br />
Tháng 7-2004, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ra<br />
Kết luận Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) -> nhiệm vụ lớn lao<br />
nhất của đảng cần vun đắp và giải quyết.<br />
1.2. Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.<br />
1.2.1. Phương hướng xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa<br />
1.2.1.1. Phương hướng và phát triển nền văn hóa Việt Nam<br />
- phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc<br />
- ý thức độc lập tự chủ tự cường, xây dựng chủ nghĩa xã hội<br />
- xây dựng phát triển văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc<br />
- tiếp thu văn hóa nhân loại<br />
- phát triển khoa học, kĩ thuật và trình độ dân trí.<br />
1.2.1.2. tầm quan trọng<br />
Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một yêu<br />
cầu cần thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập<br />
quốc tế.<br />
1.2.2. Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc<br />
1.2.2.1. độc lập dân tộc<br />
<br />
- lý tưởng độc lập dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình giũ gìn phát triển bảo vệ tổ<br />
quốc.<br />
- Độc lập dân tộc là điều kiện đầu tiên bảo đảm cho sự phát triển của đất nước.<br />
1.2.2.2 chủ nghĩa xã hội<br />
Tính dân chủ của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là dân chủ xã hội<br />
chủ nghĩa, gắn liền với chế độ chính trị - xã hội tiến bộ “của dân, do dân và vì dân”.<br />
Chỉ có CNXH mới bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. CNXH của Việt Nam<br />
với những đặc trưng mà trên đó đặt cơ sở vững chắc cho một nền độc lập dân tộc chân<br />
chính, vững chắc.<br />
1.2.2.3 bản sắc dân tộc việt nam<br />
Là cốt lõi bao gồm phẩm chất, tính chất, sức sống bên trong của dân tộc -> tính<br />
thống nhất, nhất quán, trong quá trình phát triển dân tộc. Thể hiện ở cách tư duy, cách<br />
sống, cách dựng nước, sang tạo, trong văn hóa khoa học công nghệ. Bản săc dân tộc phát<br />
triển thông qua thể chế kinh tế, thể chế xã hội, thể chế chính trị và tông qua hội nhập kinh<br />
tế thế giới, sự giao lưu văn hóa giữa các nước và sự tiếp thu văn minh nhân loại.<br />
1.3. Những quan điểm chỉ đạo cơ bản và nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt<br />
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.<br />
1.3.1. các quan điểm chỉ đạo<br />
Thứ nhât, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực<br />
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.<br />
Thứ hai, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản<br />
sắc dân tộc.<br />
<br />
Thứ ba, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng<br />
đồng các dân tộc Việt Nam.<br />
Thứ tư, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp<br />
cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.<br />
1.3.2. những nhiệm vụ chủ yếu<br />
- Xây dựng yếu tố con ngưới<br />
- Xây dựng môi trường, xã hội văn hóa<br />
- Phát triển sự nghiệp văn học và nghệ thuật<br />
- Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa<br />
- Phát triển sự nghiệp đào tạo giáo dục và khoa học công nghệ<br />
- Phát triển đi đôi với quản lí tốt thông tin đại chúng<br />
- Bảo tồn và phát huy phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số<br />
- Cần có chính sách văn hóa đối với tôn giáo<br />
- Đảng và nhà nước ta chủ chương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn<br />
hóa nhân loại mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu chọn lọc những cái hay, trong văn hóa<br />
các dân tộc bát kịp sự phat triển của thời đại chủ động tham gia hội nhập giao lưu văn hóa<br />
với các quốc gia khác.<br />
- Đi kèm với đó là loại bỏ những cái lạc hậu lỗi thời trong phong tục tập quán.<br />
1.3.3. các giải pháp:<br />
<br />