TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ<br />
-----***----<br />
<br />
BÀI TẬP LỚN<br />
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN<br />
VIỆT NAM<br />
<br />
NHÓM 2<br />
<br />
ĐỀ BÀI: Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng thể chế kinh tế thị trường định<br />
hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của sinh viên<br />
kinh tế đối với quá trình xây dựng thể chế này.<br />
<br />
Hà Nội, tháng 10 năm 2015<br />
<br />
Nhóm 2 – DLCSCSVN_21<br />
<br />
Gv: Lê Hồng Thuận<br />
<br />
BÀI LÀM<br />
<br />
I. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa<br />
1. Khái niệm:<br />
Thể chế kinh tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế xã hội, song song với các bộ<br />
phận khác như thể chế chính trị, thể chế giáo dục…<br />
Thể chế kinh tế nói chung là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ<br />
thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Nó bao gồm các yếu tố<br />
chủ yếu là các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về xử lý<br />
vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa<br />
và văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế.<br />
Thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các<br />
thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị<br />
trường.<br />
<br />
2. Đặc điểm:<br />
Thể chế kinh tế thị trường bao gồm:<br />
Các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường – các bên tham gia thị trường<br />
với tư cách là các chủ thể của thị trường.<br />
Cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mà các bên<br />
tham gia thị trường mong muốn.<br />
Các thị trường – nơi hàng hóa được giao dịch, trao đổi trên cơ sở các yêu cầu, quy<br />
định của luật lệ (các thị trường quan trọng như hàng hóa và dịch vụ, vốn, lao động,<br />
công nghệ, bất động sản…)<br />
<br />
<br />
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật<br />
của kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối của các yếu tố đảm bảo tính định hướng xã hội<br />
chủ nghĩa. Do đó, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là thể<br />
chế kinh tế thị trường, trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác<br />
tạo lập và sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, vì mục tiêu<br />
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nói cách khác, thể chế kinh tế thị<br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là công cụ hướng dẫn cho các chủ thể trong nền kinh tế<br />
vận động theo đuổi mục tiêu kinh tế - xã hội tối đa, chứ không đơn thuần là mục tiêu lợi<br />
nhuận tối đa.<br />
=> Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa<br />
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh<br />
đạo của Đảng Cộng sản.<br />
<br />
<br />
<br />
Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là vấn đề mới<br />
và phức tạp, là một quá trình, gồm nhiều giai đoạn. Trong hơn 20 năm đổi mới, thể chế kinh<br />
1<br />
<br />
Nhóm 2 – DLCSCSVN_21<br />
<br />
Gv: Lê Hồng Thuận<br />
<br />
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được hình thành trên những nét cơ<br />
bản và đang từng bước được hoàn thiện.<br />
<br />
II. Mục tiêu – Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa<br />
1. Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội<br />
Mục tiêu lâu dài:<br />
<br />
Làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị<br />
trường, thúc đẩy kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh,<br />
hiệu quả, bền vững, hội nhập quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu<br />
này yêu cầu phải hoàn thiện vào năm 2020.<br />
Mục tiêu trước mắt:<br />
Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho nền kinh tế thị<br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi, phát huy vai trò chủ đạo<br />
kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, và các loại<br />
hình doanh nghiệp. Hình thành một số tập đoàn kinh tế, các công ty đa sở, áp dụng<br />
mô hình quản trị hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế.<br />
Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự<br />
nghiệp công.<br />
Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại hình thị trường cơ bản thống nhất trong cả<br />
nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.<br />
Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa- xã<br />
hội, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.<br />
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí của nhà nước và phát huy vai trò của mặt trân<br />
Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội và nhân dân trong quản lí, phát triển kinh tếxã hội.<br />
<br />
2. Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa<br />
<br />
<br />
Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị<br />
trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đảm bảo định hướng Xã hội<br />
Chủ nghĩa của nền kinh tế.<br />
Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị<br />
trường và các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, xã hội; giữa Nhà nước,<br />
thị trường và xã hội. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội,<br />
phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường.<br />
Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm<br />
tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng<br />
thời giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.<br />
<br />
2<br />
<br />
Nhóm 2 – DLCSCSVN_21<br />
<br />
Gv: Lê Hồng Thuận<br />
<br />
<br />
<br />
Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời<br />
phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm.<br />
<br />
Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát<br />
huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường<br />
định hướng Xã hội Chủ nghĩa.<br />
Việc nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách<br />
quan. Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội còn mang nặng tính tự<br />
cung tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ dần kinh tế tự nhiên chuyển dần sang nền<br />
kinh tế hàng hoá, thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất. Khi kinh tế hàng hoá phát triển tới một mức nào đó<br />
cao hơn nó sẽ chuyển sang nền kinh tế thị trường. Như vậy sự phát triển kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy<br />
quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, do đó tạo điều kiện cho sự ra đời của sản xuất lớn mang tính xã<br />
hội hoá cao, đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán<br />
bộ quản lý có trình độ cao, lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Mặt khác<br />
phát triển nền kinh tế thị trường sẽ giúp chúng ta giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực<br />
trong và ngoài nước để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xây dựng cơ sở<br />
vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện từng bước đời sống<br />
của nhân dân. Việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ thúc đẩy các<br />
doanh nghiệp tích cực cải tiến trang thiết bị để có thể cạnh tranh với các doanh ngiệp nước ngoài. Qua<br />
đó nhằm cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm, và năng suất lao động. Và với một nền<br />
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chúng ta mới đi đến mục tiêu không còn áp bức<br />
bóc lột, xã hội dân chủ công bằng văn minh, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhằm<br />
xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cùng sánh vai với các cường quốc năm châu<br />
và thực hiện ước muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn thể nhân dân ta.<br />
<br />
3. Những điểm mới trong Đại hội XII của Đảng về hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế<br />
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa<br />
<br />
<br />
Đại hội XII đề ra phương hướng tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành<br />
phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp như sau:<br />
Thể chế hóa quyền tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt<br />
và hưởng lợi từ sử dụng tài sản) của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đã được quy định<br />
trong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách<br />
nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công để quyền tài sản được<br />
giao dịch thông suốt. Bảo đảm quyền quản lý, thu lợi của Nhà nước đối với tài sản<br />
công và quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng tài sản công của mọi chủ thể<br />
trong nền kinh tế. Nâng cao năng lực của các thiết chế và hoàn thiện cơ chế giải<br />
quyết tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế trong bảo vệ quyền tài sản.<br />
Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị<br />
trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Khuyến khích đẩy mạnh quá trình<br />
khởi nghiệp kinh doanh. Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt<br />
Nam cả về số lượng và chất lượng, thật sự trở thành lực lượng lòng cốt, đi đầu trong<br />
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh các lĩnh<br />
vực mà pháp luật không cấm; xây dựng, thực thi đồng bộ, hiệu quả cơ chế hậu kiểm,<br />
tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch đối với độc<br />
quyền nhà nước và độc quyền doanh nghiệp, kiểm soát độc quyền kinh doanh. Hoàn<br />
3<br />
<br />
Nhóm 2 – DLCSCSVN_21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Gv: Lê Hồng Thuận<br />
<br />
thiện thể chế bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu và quyền tài sản. Hoàn thiện pháp luật<br />
phá sản doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.<br />
Thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu<br />
quả hoạt động theo cơ chế thị trường, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.<br />
Đẩy mạnh cổ phần hóa, bán vốn mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ<br />
cổ phần chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; hoàn<br />
thiện thể chế định giá đất đai, tài sản hữu hình và tài sản vô hình (tài sản trí tuệ,<br />
thương hiệu,...) trong cổ phần hóa theo nguyên tắc thị trường. Tách bạch nhiệm vụ<br />
sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị công ích.<br />
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế<br />
hợp tác xã; đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phương<br />
thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước có cơ chế, chính<br />
sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật,<br />
công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác xã<br />
trên cơ sở phát triển và phát huy vai trò của kinh tế hội.<br />
Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất<br />
kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần.<br />
Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực<br />
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến<br />
khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực<br />
kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ<br />
trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khỏi nghiệp. Khuyến khích<br />
hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn<br />
kinh tế nhà nước.<br />
Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chú trọng chuyển giao<br />
công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa<br />
chọn và có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư nước ngoài có trình độ quản<br />
lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết<br />
với doanh nghiệp trong nước. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư<br />
nước ngoài với doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ và<br />
công nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, gắn với các chuỗi giá trị khu vực và toàn<br />
cầu. Khuyến khích thành lập các trung tâm nghiên cứu - triển khai của doanh nghiệp<br />
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.<br />
Trong quản lý và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cần<br />
phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước, đồng thời kiểm tra, giám sát, kiểm soát,<br />
thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực.<br />
<br />
Đại hội XII đề ra phương hướng phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị<br />
trường như sau:<br />
<br />
Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; bảo đảm tính đúng, tính đủ và công khai,<br />
minh bạch các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu; đồng<br />
thời có chính sách hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách và người nghèo. Không<br />
lồng ghép các chính sách xã hội trong giá. Hoàn thiện pháp luật về phí, lệ phí; rà soát,<br />
chuyển đổi chính sách phí, lệ phí; rà soát, chuyển đổi chính sách phí, lệ phí đối với<br />
một số dịch vụ công sang áp dụng chế độ gia dịch vụ. Mở rộng cơ chế đấu thầu, đấu<br />
giá, thẩm định giá. Xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm xã hội<br />
4<br />
<br />