Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phong cách lãnh đạo của doanh nhân – Bill Gates
lượt xem 18
download
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phong cách lãnh đạo của doanh nhân – Bill Gates giới thiệu đến các bạn những nội dung về Khái niệm văn hóa doanh nhân; Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân; Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân; Phong cách lãnh đạo của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phong cách lãnh đạo của doanh nhân – Bill Gates
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ BÀI TẬP LỚN VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP ĐỀ TÀI: Phong cách lãnh đạo của doanh nhân – Bill Gates Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quang Chương Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 05 Tên MSSV Mã Lớp Trần Minh Hiếu 20170075 125504 Vũ Thị Trang 20186285 125504 Nguyễn Thị Thu 20182263 125504 Phương Ngô Đăng Vỵ 20174381 125504 Hà Nội, tháng 4/2021
- Mục lục: • Lời mở đầu…………………………………………………………….1. • I, Cơ sở lý thuyết………………………………………………………2. 1, Khái niệm văn hóa doanh nhân…………………………………...2. 2, Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân…………………...2. 3, Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân……………………...2. 4, Phong cách lãnh đạo của doanh nghiệp…………………………...3. • II, Nội dung tìm hiểu……………………………………………………5. 1, Giới thiệu đề tài……………………………………………………5. 2, Tiểu sử Bill Gates………………………………………………….5. 3, Phong cách lãnh đạo của Bill Gates……………………………….6. 4, Đánh giá về phong cách lãnh đạo của Bill Gates………………….9. • III, Tổng kết……………………………………………………………..10. • Danh mục tài liệu tham khảo……………………………........................12. • Kiến nghị………………………………………………………………...13. • Kết luận………………………………………………………………….14.
- Lời mở đầu Lời đầu tiên cho chúng em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng em có một môi trường học tập thoải mái về cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng. Chúng em cũng xin cảm ơn Viện Kinh tế Quản lý đã giúp chúng em được tiếp cận với những kiến thức về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh qua môn học ” Văn hóa Kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp “ và dưới sự dìu dắt và hướng dẫn tận tâm của thầy Nguyễn Quang Chương đã trang bị cho chúng em những kiến thức căn bản trong lĩnh vực kinh tế kinh doanh có thể ứng dụng trong thực tiễn, giúp chúng em được mở mang hơn. Và trong bài tập lớn lần này chúng em xin được trình bày những kiến thức đã được học của mình qua sự giảng giải nhiệt tình tâm huyết của thầy trên lớp và sự hiểu biết của bản thân về ‘‘ Phong cách lãnh đạo của doanh nhân’’. Đó là tỷ phú Bill Gates, một con người của thời đại với những cống hiến vĩ đại. Và vì giới hạn về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm thưc tế còn nhiều hạn chế và thiếu xót, nên nhóm chúng em rất mong được sự đóng góp của thầy để chúng em sẽ rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! -1-
- I. Cơ sở lý thuyết 1. Khái niệm văn hóa doanh nhân Văn hóa doanh nhân là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp; Là văn hóa của người làm nghề kinh doanh, người lãnh đạo doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nhân, văn hóa của “thuyền trưởng” con thuyền doanh nhân; Là chuẩn mực của hệ thống giá trị hội đủ bốn yếu tố Tâm, Tài, Trí, Đức. 2. Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân 2.1. Nhân tố văn hóa Nhân tố văn hóa Là cái nôi nuôi dưỡng văn hóa doanh nhân;là điều kiện để văn hoá doanh nhân tồn tại và phát triển đồng thời là động lực thúc đẩy doanh nhân hoạt động kinh doanh. Nó có vai trò như một hệ điều tiết quan trọng đối với lối sống và hành vi của mỗi doanh nhân, tạo ra đặc trưng riêng biệt cho mỗi doanh nhân (do kết hợp văn hóa dân tộc, văn hóa tổ chức, tính cách cá nhân). 2.2. Nhân tố kinh tế Văn hoá của doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà doanh nhân hoạt động kinh doanh. Hoạt động của các hình thái đầu tư cũng là một trong những yếu tố kinh tế quyết định đến văn hóa của đội ngũ doanh nhân. Một nền kinh tế mở, thông thoáng từ bên trong và hội nhập với bên ngoài là động lực cho doanh nhân hoạt động. 2.3. Nhân tố chính trị pháp luật Các thể chế chính trị - pháp luật cho phép lực lượng doanh nhân phát triển hay không, được khuyến khích hay hạn chế phát triển. Môi trường kinh doanh lành mạnh được bảo vệ bởi một hệ thống pháp lý rõ ràng, công bằng. 3. Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân 3.1. Năng lực của doanh nhân Về trình độ chuyên môn Trình độ chuyên môn của doanh nhân bao gồm bằng cấp chuyên môn, kiến thức xã hội, kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ. Là tổng hoà những hiểu biết, nhận thức, kỹ năng và khả năng giải quyết vấn đề của doanh nhân; Là yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong điều hành công việc, thích ứng và luôn tìm giải pháp hợp lý với những vướng mắc có thể xảy ra. Năng lực lãnh đạo Năng lực lãnh đạo là khả năng định hướng và điều khiển người khác hành động để thực hiện những mục đích, ý muốn của mình -2-
- Trình độ quản lý Trình độ quản lý của doanh nhân không chỉ đưa ra đường lối, mục tiêu mà còn biết cách chỉ dẫn những người làm theo cách của mình. Doanh nhân là người đưa ra quyết định nên tập trung nguồn lực của công ty ở đâu, đầu tư vào lĩnh vực nào thì đem lại lợi nhuận tối đa. Doanh nhân là người chèo lái con thuyền doanh nghiệp của mình bằng cách tác động tới nhân viên và thay đổi suy nghĩ của họ. Trình độ quản lý kinh doanh giúp doanh nhân thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp mình. 3.2. Tố chất của doanh nhân Tố chất của doanh nhân là có tầm nhìn chiến lược; khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo; có tính độc lập, quyết đoán, tự tin; năng lực quan hệ xã hội; có nhu cầu cao về sự thành đạt; say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh. 3.3. Đạo đức doanh nhân Đạo đức doanh nhân Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động; sự nỗ lực vì sự nghiệp chung tạo ra kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội. 4. Phong cách lãnh đạo của doanh nhân 4.1. Khái niệm phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo giỏi là một nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo hợp lý để vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhân viên, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể trong hoạt động đội nhóm hay sản xuất kinh doanh. 4.2. Các phong cách lãnh đạo 4.2.1. Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/độc đoán Với phong cách lãnh đạo này, nhà quản lý là người nắm mọi quyền lực và ra quyết định. Họ thường giao việc và chỉ ra luôn cho các nhân viên của mình cách thực hiện những công việc đó mà không cần lắng nghe những góp ý từ nhân viên. Có nhiều ý kiến cho rằng phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/độc đoán làm hạn chế hiệu quả làm việc và tạo ra bầu không khí căng thẳng cho đội nhóm. Tuy nhiên, phong cách này không đồng nghĩa với việc thường xuyên quát tháo, sai bảo nhân viên, và nếu áp dụng đúng trường hợp, phong cách này lại phát huy hiệu quả của nó. Phong cách mệnh lệnh có thể áp dụng tốt trong những trường hợp sau: Giai đoạn đầu thành lập đội nhóm: Ở giai đoạn này, các thành viên trong đội nhóm còn chưa hiểu rõ về nhau, chưa rõ nhiệm vụ và phương hướng nên nhà lãnh đạo cần sử dụng phong cách độc đoán để tạo sự thống nhất về mục tiêu, cách thức làm việc và các quyết định của đội nhóm. -3-
- Đối với các nhân viên mới, còn non nớt kinh nghiệm làm việc: Các nhân viên này thường cảm thấy bỡ ngỡ với môi trường làm việc mới, chưa hiểu rõ về cách thức làm việc trong công ty. Do vậy, với tình huống này, nhà quản lý phải đóng vai trò là người giao việc và hướng dẫn cho nhân viên một cách cụ thể, chi tiết, giúp nhân viên hòa nhập tốt hơn với môi trường làm việc và các nhân viên khác. Những tình huống phải ra quyết định trong thời gian ngắn: Trong những tình huống này, với áp lực phải ra quyết định và thời gian hạn hẹp, phong cách lãnh đạo độc đoán là cần thiết để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như trong một trận đánh, các tướng lĩnh thường phải ra quyết định trong gang tấc về việc tiếp tục tấn công hay rút lui của quân mình. 4.2.2, Phong cách lãnh đạo dân chủ Nhà quản lý theo phong cách dân chủ là biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới và cho phép họ tham gia vào việc thảo luận để đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, người quyết định chính vẫn là người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách mang lại hiệu quả làm việc cao nhất. Phong cách này sẽ phát huy hiệu quả trong các trường hợp sau: Người quản lý là người đã hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin từ cấp dưới để xử lý vấn đề đó. Đội nhóm phải tương đối ổn định về nề nếp và nhân sự, các thành viên trong đội nhóm phải là những người đã nắm rõ công việc, nhiệm vụ và cách thức tiến hành công việc. 4.2.3 , Phong cách lãnh đạo tự do Nhà quản lý theo phong cách tự do thường chỉ giao nhiệm vụ hoặc vạch ra kế hoạch chung chứ ít tham gia trực tiếp chỉ đạo công việc. Họ giao khoán và cho phép nhân viên được đưa ra các quyết định cũng như chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước cấp trên. Phong cách lãnh đạo này cho phép nhân viên cấp dưới có quyền tự chủ rất cao để hoàn thành công việc và nhà quản lý có nhiều thời gian để nâng cao năng suất làm việc của mình. Tuy nhiên, cách quản lý này phải được sử dụng một cách phù hợp, nếu không có thể gây ra sự mất ổn định của đội nhóm. Các nhà quản lý có thể áp dụng phương pháp này trong những điều kiện sau: Các nhân viên có năng lực làm việc độc lập và chuyên môn tốt, có thể đảm bảo hiệu quả công việc. Các nhà lãnh đạo có những công cụ tốt để kiểm soát tiến độ công việc của nhân viên. Trong thực tế, mỗi nhà lãnh đạo thường có những cách riêng khi quản lý các nhân viên của mình. Tuy nhiên, mỗi phong cách lãnh đạo nói trên đều có những ưu và nhược điểm, do vậy cần phải biết phối hợp để lãnh đạo hợp lý trong từng giai -4-
- đoạn, từng trường hợp. Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo nào, các nhà quản lý cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố cùng một lúc, chẳng hạn như thời gian cho phép, kiểu nhiệm vụ, mức độ áp lực công việc, trình độ nhân viên, mối quan hệ trong đội nhóm, ai là người nắm được thông tin… Tuy nhiên, các lãnh đạo giỏi là những người phối hợp và sử dụng linh hoạt cả 3 phong cách lãnh đạo nói trên một cách hợp lý trong những trường hợp. II. Nội dung tìm hiểu 1. Giới thiệu đề tài Công nghệ thông tin và mạng internet đã trở thành bộ mặt của cuộc sống hiện đại. Giờ đây, chúng ta làm việc trên những chiếc laptop nhỏ gọn, liên hệ với nhau qua những chiếc điện thoại thông minh tân tiến, kết nối với nhau qua hạ tầng mạng phủ sóng khắp thế giới, vân vân… Ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành công nghiệp sáng giá nhất vào thời điểm hiện tại, và không khó để tên của những đầu tàu dẫn dắt công nghệ tới ngày hôm nay. Một trong số những cái tên được nhắc tới nhiều nhất chính là Bill Gates. Bill Gates – người giàu nhất thế giới cho tới năm 2017 và là chủ tịch tập đoàn Microsoft cho tới năm 2014. Ông được xem như tượng đài lý tưởng không chỉ của các nhà lãnh đạo mà còn là của tất cả mọi người. Bill Gates là vị thuyền trưởng tài tình, người cầm lái vững chắc đưa Microsoft vượt qua khó khăn, đi qua những chặng đường dài nhiều chông gai.Từ lâu, chúng em đã ngưỡng mộ Bill Gates không chỉ vì ông ấy là tượng đài của ngành phần mềm thế giới mà còn là vì tài năng và phong cách lãnh đạo độc đáo của ông. Nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: ‘‘Phong cách lãnh đạo của doanh nhân Bill Gates’’. Bài luận văn dưới đây sẽ đi sâu vào phân tích các khía cạnh khác nhau trong phong cách lãnh đạo của Gates, đưa ra dẫn chứng cho thấy phong cách của Gates chính là chìa khóa dẫn tới thành công của Microsoft cũng như chỉ ra những chỉ trích mà Gates gặp phải khi lãnh đạo tập đoàn công nghệ tỷ đô này. 2. Tiểu sử của Bill Gates Bill Gates sinh vào ngày 28 tháng 10 năm 1955 tại Seattle, Washington, Mỹ. Cha của ông là William H. Gates Sr., một luật sư có uy tín, và mẹ của ông là Mary Maxwell Gates, một thành viên của ban quản trị tại công ty First Interstate BancSystem và mạng lưới từ thiện United Way of America. Ông là con thứ trong một gia đình có 3 người con. Mặc dù khi nhỏ, Bill Gates được hướng theo nghiệp luật của cha, ông lại tìm thấy trong mình niềm đam mê với ngành công nghệ thông tin. Ông viết chương trình phần mềm đầu tiên vào năm 13 tuổi, khi đang học tại trường tư Lakeside. -5-
- Khi đó, hội phụ huynh tại trường học góp tiền mua một chiếc máy giao tiếp Teletype Model 33 ASR và thuê thời gian dùng máy tính tại công ty General Electric cho học sinh. Gates rất hứng thú với việc lập trình hệ thống của General Electric bằng ngôn ngữ BASIC, và được miễn học môn Toán để có thời gian theo đuổi đam mê của mình. Sau khi sử dụng hết quỹ hội phụ huynh, Gates và các học sinh khác chuyển sang lập trình trên các hệ thông khác bằng quỹ riêng của mình. Gates cùng với 3 người bạn học Paul Allen, Ric Weiland và Kent Evans từng bị cấm sử dụng trong một mùa hè vì khai thác lỗ hổng trong hệ điều hành để có thể sử dụng máy tính quá thời gian cho phép. Nhóm 4 học sinh này sau đó lập ra Nhóm Lập trình viên trường Lakeside để kiếm lợi nhuận từ việc tìm lỗi trong hệ thống của CCC để đổi lấy thời gian dùng máy miễn phí. Trong thời gian này, Gates học việc ở văn phòng của CCC và tiếp dụng với nhiều công nghệ được sử dụng ở trong hệ thống. Nhóm tiếp tục hoạt động với CCC cho tới khi công ty phá sản vào năm 1970. Gates nhập học tại trường đại học Harvard vào mùa thu năm 1973. Ngành học của ông là luật, song ông cũng theo học các lớp toán cao cấp và khoa học máy tính. Ông cùng với Paul Allen bắt đầu làm việc tại công ty Honeywell vào mùa hè năm 1974. Vào năm 1975, chứng kiến sự ra đời của chiếc máy tính MITS Altair 8800 sử dụng con chip Intel 8080, Gates và Allen nhận ra cơ hội đã điểm để khởi nghiệp theo ngành công nghệ thông tin. Ông quyết định bỏ học vào năm 1975, giải thích lựa chọn của mình rằng “Nếu làm ăn không ổn thì tôi lúc nào cũng có thể trở về trường được. Về mặt giấy tờ thì tôi chỉ đang xin bảo lưu thôi.” 3. Phong cách lãnh đạo của Bill Gates. Bill gates là một nhà lãnh đạo điển hình của sự pha trộn nhiều phong cách: độc đoán, dân chủ và tự do,...Những phong cách này được Bill Gates sử dụng một cách linh hoạt và tài tình thông qua cách quản lý nhân viên tại công ty của ông. 3.1. Phong cách độc đoán Bill Gates bị ám ảnh với việc quản lý vi mô. Ví dụ, trong các cuộc họp với các quản lý cấp cao của Microsoft, ông được mô tả là rất hiếu chiến và có những lời lẽ nhiếc móc thậm tệ với các nhà quản lý về lỗ hổng nhận thức của họ trong chiến lược kinh doanh… Đôi khi, ông cắt ngang người thuyết trình bởi những câu nói khó nghe như: “Đó là điều ngu ngốc nhất mà tôi đã từng nghe!” Bill Gates nhận thấy rằng ông phải làm theo cách đó để có thể điều khiển hướng đi của Microsoft và các sản phẩm chất lượng cao của mình. Với phong cách quản lý như vậy, không thể tránh khỏi việc nhân viên cho rằng ông hống hách và độc đoán. Tất nhiên, Gates có cả tá ưu điểm khác giúp ông bù đắp lại hạn chế này của mình. -6-
- 3.2. Phong cách dân chủ Không chỉ là một nhà quản lý giỏi, Bill Gates còn là người biết khuyến khích đầu óc sáng tạo của nhân viên bằng cách lắng nghe và trân trọng những ý kiến đóng góp của họ cho công ty. Đây là một bí quyết đáng giá của Bill Gates mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên tham khảo. Bill Gates là người đề cao tầm quan trọng của việc dành thời gian học hỏi từ nhân viên cấp dưới. Ông sẵn sàng lắng nghe ý tưởng của họ, luôn đầu tư suy nghĩ, cân nhắc các hướng phát triển có lợi cho Microsoft. Bất kỳ nhân viên nào có ý tưởng mới cũng có thể trình bày và được chính Bill Gates còn dành thời gian để trả lời các kiến nghị. Một ý tưởng hay sẽ có thể được ông nhận xét bằng cách gửi email cho hàng trăm nhân sự Microsoft trên toàn cầu và đề nghị họ cùng tham gia góp ý. Điều này giúp cho tất cả mọi nhân viên tại Microsoft đều hăng say đóng góp ý kiến và cống hiến vì công ty. 3.3. Phong cách tự do Bill Gates luôn tạo cho nhân viên cảm giác nơi làm việc là nhà của họ. Đội ngũ nhân viên của Microsoft đều là những người luôn sát cánh bên ông ngay từ những ngày đầu và luôn trung thành với ông, cũng như Microsoft. Chính cách đối xử tuyệt vời của ông với những nhân viên đã giúp công ty tạo ra nhiều lợi nhuận kếch xù. Microsoft duy trì một tinh thần đồng đội cao, ở đó mỗi người cùng hướng về một mục tiêu chung. Lương không phải là điều hấp dẫn nhất tại Microsoft. Bill Gates từng nói: “Tôi không trả lương cao cho nhân viên, nhưng ai nấy đều thấy khoan khoái vì có cảm giác rằng mình là người đang thay đổi thế giới”. Tại Microsoft tất cả các nhân viên làm việc chính thức có văn phòng riêng của mình. Họ có thể bày biện văn phòng của mình để ứng với nhu cầu đặc biệt của họ. Bên cạnh đó, công ty thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt chung với mục đích duy nhất là xây dựng nên tinh thần của toàn công ty, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa những người quản lý cấp dưới và cấp trên. Điều này đã làm tinh thần người nhân viên luôn phấn chấn, giúp họ đạt được năng suất cao. 3.4. Những điểm nổi bật khác trong phong cách lãnh đạo của Bill Gates Thứ nhất, Bill Gates luôn coi con người là yếu tố quyết định. Bill Gates gửi thông điệp tới các nhà quản lý nhân sự của Microsoft rằng: “Thay vì chờ đợi, hãy chủ động săn lùng các tài năng tốt nhất và cung cấp cho họ một -7-
- công việc hấp dẫn”. Với triết lý này, Microsoft đã làm nên điều tuyệt vời là chiêu mộ được các tài năng tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới về làm việc cho họ. Chính sách tuyển dụng người tài bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Phải chọn những người khôn ngoan nhất cho công việc của họ, chứ không phải chọn người biết nhiều. Quan trọng là họ phải nhận biết được những sai lầm kịp thời và tìm cách sửa chữa để công hiệu đạt hiệu quả hơn. Việc này vừa tiết kiệm thời gian cho nhân viên và cả chi phí cho công ty. Sau khi được chọn từ hàng ngàn hồ sơ, ứng viên sẽ trải qua đợt phỏng vấn, một nhóm có 4-5 người của bộ phận nhân sự tham gia, mỗi người phỏng vấn một giờ và từng người phỏng vấn lần lượt. Họ không đánh giá ứng viên trả lời đúng hay sai, mà họ quan tâm đến khả năng tư duy, cách ứng xử nhanh nhạy và thông minh của ứng viên. Cứ mỗi 6 tháng, nhân viên Microsoft sẽ phải trải qua các cuộc đánh giá hiệu quả làm việc. Kết quả này sẽ ảnh hưởng đến việc thăng tiến nghề nghiệp, mức lương,… Vì thế, các nhân viên phải không ngừng cống hiến hết sức lực và tài năng của mình, thì mới có thể tiếp tục ở lại công ty Thứ hai, Bill Gates là người có tầm nhìn xa trông rộng. Ngay từ khi công ty phần mềm mới bắt đầu thì ông đã luôn mong muốn và đặt ra mục tiêu biến công ty nhỏ bé của mình thành một gã khổng lồ nổi tiếng thế giới. Điều cốt lõi của sự thành công của Microsoft chính là nhãn quan và tầm nhìn chiến lược của Bill Gates về vai trò quyết định của công nghệ tin học và truyền thông, của máy tính và mạng Internet trong toàn bộ đời sống kinh tế xã hội tương lai của loài người. Nhờ sự am hiểu sâu sắc về công nghệ học cùng phương pháp tổng hợp dữ liệu độc đáo của mình, ông đã thể hiện một khả năng đặc biệt trong việc xác định khuynh hướng trong tương lai và chỉ đạo chiến lược cho Microsoft. Thứ ba, Bill Gate là người lãnh đạo sát sao. Bill Gates cùng với Paul Allen đã sáng lập ra công ty Microsoft với số vốn ban đầu chỉ là 16.005 đô la để phát triển các phần mềm cho máy tính cá nhân. Nhờ những bước đi nhỏ lẻ ban đầu, ông hiểu được vai trò quan trọng của phương thức quản lý và điều hành. Ông yêu cầu những viên chức điều hành cao cấp của Microsoft phải biết rõ những gì diễn ra trong tập đoàn thông qua báo cáo hàng -8-
- tháng. Do nắm vững những gì đang diễn ra tại công ty, ông thường đưa ra những quyết định chính xác phù hợp với hướng chiến lược của Microsoft. Thứ tư , Bill Gates luôn học hỏi từ những thất bại. Tất nhiên, Bill Gates không phải là người hoàn hảo, ông cũng không tránh khỏi những thất bại cay đắng. Ngay trong buổi chia tay Microsoft, ông vẫn không quên thừa nhận rằng: “Không nhận ra sức mạnh của Internet” chính là một trong những sai lầm lớn nhất của ông. Tuy nhiên, ông luôn học hỏi những kinh nghiệm từ thất bại của mình. Một trong những câu nói nổi tiếng của ông chính là “Thành công là một người thầy tồi. Nó khiến cho những người thông minh nghĩ rằng mình không thể thất bại”. Điều này được thể hiện rõ trong cách thức đối mặt với thất bại của nhân viên Microsoft. Trong công ty có quy tắc bất thành văn là một tin tức xấu đều phải được phát tán, loan báo nhanh chóng cho mọi người rút kinh nghiệm. Sau khi mỗi dự án được hoàn tất, Microsoft sẽ họp tổng kết dự án để bàn luận về mọi điều đã làm và những điều có thể để làm tốt hơn. Thứ năm, Bill Gates liên kết công ty thành các nhóm nhỏ. Microsoft không phải là một công ty to lớn và đơn lẻ mà là một tập hợp những công ty nhỏ và độc lập, chuyên trách những nhiệm vụ khác nhau. Xét trong nội bộ, công ty cũng thường xuyên được chia thành những đơn vị, dự án nhỏ để duy trì một môi trường kinh doanh. Microsoft duy trì sự độc lập và năng động của các công ty nhỏ trong lúc vẫn tận dụng nguồn tài chính, hệ thống tiếp thị và hướng chiến lược của một công ty lớn. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh trong chính công ty, đồng thời khai thác triệt để thế mạnh của các công ty nhỏ. 4. Đánh giá về phong cách lãnh đạo của Bill Gates 4.1. Ưu điểm Bill Gates là nhà lãnh đạo sát sao, có tầm nhìn xa trông rộng, biết nắm bắt thời cơ và cơ hội kinh doanh. Luôn tôn trọng ý kiến của nhân viên, coi nhân viên là yếu tố quan trọng nhất và rất quan tâm đến đời sống của nhân viên. Tạo ra môi trường làm việc mở trong tổ chức bằng cách liên kết các nhóm nhỏ kích thích nhân viên sáng tạo đổi mới, phát huy hết khả năng của mình. 4.2. Hạn chế Mặc dù Gates được đánh giá cao trong vai trò lãnh đạo với khả năng nhìn xa trông rộng, nhưng ông cũng bị chỉ trích bởi một số nhà phân tích. -9-
- Các nhà phê bình cho rằng, đôi khi Bill Gates bị cảm xúc chi phối làm lu mờ lý trí và những suy nghĩ hợp lý của mình. Sự cạnh tranh khốc liệt của Gates với một số đối thủ đã làm ông cá nhân hoá các “trận đánh” trên thương trường của Microsoft. Giới phân tích cho rằng, đối với Bill Gates chiến thắng rất quan trọng, ông sẽ làm bất kỳ cấp độ nào để đánh bại đối thủ của mình. Phong cách lãnh đạo của Bill Gates cũng bị đánh giá là chuyên quyền và độc đoán, và thái độ cạnh tranh của ông được đánh giá là đã tạo nên hình ảnh một Microsoft độc quyền, “cá lớn nuốt cá bé” vào những năm 90-2000. Ông đặc biệt chỉ trích cộng đồng mã nguồn mở – những người cung cấp giải pháp phần mềm miễn phí – từ trước cả khi những thuật ngữ “mã nguồn mở” và “phần mềm bản quyền” được định nghĩa trong giới, với bức “Tâm thư dành cho cộng đồng lập trình viên tự do” vào năm 1976. Hình ảnh của Microsoft càng trở nên xấu đi khi một tài liệu nội bộ của công ty, được gọi là “tài liệu Halloween”, tiết lộ chính sách Embrace-Extend-Extinguish của Microsoft nhằm bóp chết các sản phẩm mã nguồn mở. Sự kiện Microsoft bị truy tố độc quyền vào đầu những năm 2000 được đánh giá là đã tác động mạnh tới Bill Gates. Ông tuyên bố sẽ dần rời khỏi vị trí lãnh đạo công ty vào năm 2006, và Microsoft dưới thời của CEO hiện tại Satya Nadella dần trở thành một trong những tập đoàn đi đầu về việc thúc đẩy sự phát triển của phần mềm mã nguồn mở. Điều này cũng tương ứng với hướng phát triển vào mảng điện toán đám mây của công ty với hệ sinh thái Microsoft Azure. III. Tổng kết Rõ ràng, sự thành công của Microsoft không phải do may mắn mà có được, mà đó chính là nhờ công lao to lớn của Bill Gate. Gates đã xuất hiện như một hiện tượng kỳ diệu trong ngành truyền thông thế giới và thậm chí ông được xem như là kiến trúc sư cho kỷ nguyên kỹ thuật số của nhân loại. Ông là một con người có sức ảnh hưởng lớn, không chỉ trong giới của mình mà còn là đối với xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay. Cùng với những đầu tàu khác của ngành công - 10 -
- nghệ, Gates đã giúp phổ cập máy tính cá nhân tới người dùng trên toàn cầu, xây dựng nên những sản phẩm có sức ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống và trở thành một trong những người giàu có nhất trong lịch sử nhân loại. Phong cách lãnh đạo chính là chìa khóa dẫn tới thành công của ông, song cũng là nguồn cơn cho nhiều tranh cãi về cách ông và tập đoàn Microsoft hoạt động. Thông qua việc đánh giá và nghiên cứu phong cách làm việc của Gates, ta có thể rút ra nhiều bài học cho bản thân, để từ đó tìm ra con đường thành công cho chính bản thân mình. - 11 -
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Văn hóa kinh doanh – chủ biên PGS.TS. Dương Thị Liễu – NXB Đại học Kinh tế quốc dân. - Slide bài giảng Văn hóa kinh doanh và Tinh thần khởi nghiệp – ThS. Nguyễn Quang Chương - https://nghenghiep.vieclam24h.vn/nhung-diem-noi-bat-trong-phong-cach-lanh- dao-cua-bill-gates - http://phamthongnhat.com/diem-manh-diem-yeu-va-phong-cach-lanh-dao-cua- bill-gates/ - https://getbootstrap.com.vn/blog/bill-gates-la-ai - https://www.careerlink.vn/en/hiringadvice/nghe-thuat-quan-ly/su-dung-cac- phong-cach-lanh-dao-phu-hop-va-hieu-qua . 12
- 13
- 14
- 15
- -1-
- -2-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo bài tập lớn môn Phân tích thiết kế hệ thống quản lý cửa hàng hoa
22 p | 1449 | 323
-
Báo cáo thực tập "Tình hình áp dụng và thực hiện hệ thống HACCP ở Viện dinh dưỡng vào công tác Sản xuất và tiêu thụ Bột dinh dưỡng cho trẻ em"
55 p | 388 | 235
-
Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư
30 p | 368 | 63
-
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phân tích, đánh giá về hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo
22 p | 324 | 37
-
Bài tập nhóm Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phong cách lãnh đạo của một doanh nhân mà em biết
19 p | 236 | 34
-
Đề tài: “Bài tập lớn môn Luật Hôn nhân gia đình”
16 p | 196 | 29
-
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs tại Tập đoàn Apple
16 p | 110 | 23
-
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel
25 p | 111 | 22
-
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Xây dựng mô hình kinh doanh café take away
20 p | 72 | 19
-
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Trình bày về triết lý kinh doanh của Công ty cổ phần Trung Nguyên
29 p | 170 | 19
-
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý kinh doanh của tập đoàn Vingroup
13 p | 131 | 18
-
Bài tập lớn Kiểm toán căn bản: Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP
19 p | 112 | 17
-
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phân tích triết lí kinh doanh của tập đoàn viễn thông Viettel
16 p | 96 | 16
-
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý kinh doanh của Tập đoàn công nghệ CMC
25 p | 123 | 15
-
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phong cách lãnh đạo của doanh nhân Phạm Thanh Hưng
20 p | 141 | 13
-
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lí kinh doanh của tập đoàn Viettel
21 p | 58 | 12
-
Bài tập lớn môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Lý luận về giá trị hàng hóa và sự vận dụng của lý luận này để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay
12 p | 34 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn