Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel
lượt xem 22
download
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel giới thiệu đến các bạn những nội dung về Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội; Phân tích trách nhiệm xã hội của Tập đoàn công nghiệp – viễn thông Viettel; Đề xuất giải pháp về trách nhiệm xã hội của Tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội Viettel.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ─────── * ─────── BÀI TẬP LỚN MÔN VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP Đề tài: Trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel Giảng viên hướng dẫn: ThS.GVC Nguyễn Quang Chương Sinh viên thực hiện: Họ và tên MSSV Lớp BT Bùi Việt Anh 20186027 125504 Nguyễn Thị Thanh Bình 20192589 125504 Nguyễn Thị Mai Chi 20181994 125504 Đặng Hà Trang 20182091 125504 Hà Nội, tháng 5 năm 2021
- MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI .................................. 2 1.1. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ............................... 2 1.2. CÁC KHÍA CẠNH CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ................................................... 2 1.2.1. Nghĩa vụ kinh tế ........................................................................................................ 3 1.2.2. Nghĩa vụ pháp lý....................................................................................................... 3 1.2.3. Nghĩa vụ đạo đức ..................................................................................................... 4 1.2.4. Nghĩa vụ nhân văn .................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG VIETTEL ...................................................................... 5 2.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................................................ 5 2.1.1. Trên thế giới ............................................................................................................ 5 2.1.2. Ở Việt Nam.............................................................................................................. 6 2.2. TỔNG QUAN VỀ VIETTEL......................................................................................... 7 2.2.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................... 7 2.2.2. Những cột mốc quan trọng ....................................................................................... 8 2.2.3. Một số con số ấn tượng ............................................................................................ 9 2.3. PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL ....................... 10 2.3.1. Sơ lược về triết lý kinh doanh của Viettel ................................................................ 10 2.3.2 Ảnh hưởng của Triết lý kinh doanh đến Trách nhiệm xã hội của Viettel.................. 11 2.3.3. Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viettel ................................. 12
- CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL ........................... 18 3.1. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC ............................................................................. 18 3.2. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA XÃ HỘI..................................................................................... 20 3.3. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP .................................................................... 21 C. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 22
- A. MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập toàn cầu về kinh tế, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta ngày càng phát triển, chúng ta thấy rằng trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp cần phải nỗ lực, cạnh tranh và phát huy tính sáng tạo để đưa doanh nghiệp của mình tồn tại và phát triển. Kinh doanh là việc doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và sự tiến bộ kinh tế nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp bất chấp tất cả để đạt được mục tiêu của mình. Vấn đề đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội được đặt ra cho từng doanh nghiệp. Trước đây, các doanh nghiệp dùng các biện pháp như đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa làm biện pháp cạnh tranh hữu hiệu để giành lợi thế trên thị trường. Hiện nay, việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một trong những giải pháp đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn khẳng định được thương hiệu của mình cũng như xây dựng, củng cố lòng tin của khách hàng thì ngoài những điều này ra, cái mà họ hướng tới bây giờ là sự phát triển bền vững lâu dài của doanh nghiệp, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility). Xem trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ thoải mái và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là gánh nặng hay điều bắt buộc mà là một trong những bước đệm tạo ra thành công cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội là góp phần nâng cao lợi nhuận, xây dựng hình ảnh và thương hiệu của mình trong lòng tiêu dùng. Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội đang trở thành xu hướng được các doanh nghiệp áp dụng trong quá trình hội nhập. Nhận thức được vai trò quan trọng của CSR đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ở Việt Nam, nhóm chúng em đã lựa chọn “Trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội quân đội Quân đội Viettel” làm đề tài cho Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp. Do thời gian có hạn và hiểu biết còn hạn chế, bài viết này còn nhiều sai sót. Chúng em kính mong nhận được đóng góp ý kiến của thầy (cô) để bài viết được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn! 1
- B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 1.1. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây khoảng 70 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) (1953) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Ở Việt Nam, những năm gần đây, người ta thường định nghĩa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR), theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Nói cách khác, trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng mức tối đa các tác động tích cực và giảm tối thiếu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội. 1.2. CÁC KHÍA CẠNH CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó là đúng nhưng chưa hoàn toàn đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty. Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững; hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho mọi 2
- bên đều có lợi. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ pháp lý, nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ nhân văn. 1.2.1. Nghĩa vụ kinh tế Nghĩa vụ kinh tế được là doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của xã hội với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư. Đó là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội. Đối với người lao động, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là tạo cho người lao động công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng; cơ hội phát triển chuyên môn; môi trường lao động an toàn, vệ sinh. Người lao động được đảm bảo quyền riêng tư ở nơi làm việc, được trang bị bảo hộ lao động, trang bị thiết bị máy móc. Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ chất lượng, an toàn. Sản phẩm được doanh nghiệp thông báo cụ thể về giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), hệ thống phân phối và bán hàng. Đối với chủ sở hữu, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được ủy thác. Những giá trị và tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp - mà đại diện là người quản lý, điều hành với những điều kiện ràng buộc chính thức. Đối với các bên liên quan khác, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp những lợi ích thông qua hàng hóa, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu tư,… Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý. 1.2.2. Nghĩa vụ pháp lý Nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội là việc doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và chống lại những hành vi bất hợp pháp. Các nghĩa vụ 3
- pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) Điều tiết cạnh tranh (2) Bảo vệ người tiêu dùng (3) Bảo vệ môi trường (4) An toàn và bình đẳng (5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. 1.2.3. Nghĩa vụ đạo đức Nghĩa vụ đạo đức của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Nghĩa vụ đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị được trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên liên quan. 1.2.4. Nghĩa vụ nhân văn Nghĩa vụ nhân văn là những hành vi và hoạt động của doanh nghiệp thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội. Ví dụ: thành lập các tổ chức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng đồng là các hoạt động thể hiện khía cạnh nhân văn. Tóm lại, Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh đề cập đến những nghĩa vụ của tổ chức, công ty trong việc tạo ra nhiều nhất các tác động xã hội tích cực đồng thời gây ra ít nhất những hậu quả xã hội bất lợi. Những nghĩa vụ đó được phản ánh trên các khía cạnh khác nhau là kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. Để thực hiện tốt những trách nhiệm và nghĩa vụ này, cần nhận thức đầy đủ và rõ ràng, lựa chọn cách thức tiếp cận khi thực hiện thật đúng đắn. 4
- CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG VIETTEL 2.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 2.1.1. Trên thế giới Khái niệm về CSR được hình thành trên toàn thế giới khoảng 60 năm trước đây. Trước giai đoạn này, có các tiêu chuẩn khác nhau và quy định trong các lĩnh vực quản trị công ty (QTCT), đạo đức công ty và mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh, trách nhiệm đối với xã hội và đất nước. Các quy tắc và tiêu chuẩn chính sách xã hội chưa được phát triển vì đã sử dụng cách tiếp cận "ngẫu nhiên". Tuy nhiên, từ cuối những năm 60 - 70, các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ và châu Âu đã bắt đầu tìm hiểu sự cần thiết phải thống nhất các yếu tố khác nhau của chính sách doanh nghiệp liên quan đến mối quan hệ của công ty với môi trường. Một chính sách như vậy nhằm hướng doanh nghiệp phải gắn liền với triết lý, phương thức hoạt động, chiến lược tiếp thị, phải đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Cùng một lúc ở Tây Âu và Mỹ đã thống nhất luật lao động và môi trường, đã có công khai các sáng kiến chính sách nhằm phát triển CSR. Việc đưa ra và chấp nhận CSR ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, dù chưa được quy chuẩn về mặt pháp lý, nhưng đã trở thành tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc quản trị kinh doanh ở cấp độ toàn cầu, với các tiêu chuẩn tham chiếu quốc tế do Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và các quy ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ban hành. Hiện nay, các nước trên thế giới thường cam kết tuân thủ theo các quy tắc chung về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, có thể kể đến một số như: BSCI (phản ánh các tiêu chuẩn lao động quốc tế), SA 8000 (cải thiện điều kiện làm việc của người lao động), ISO 26000, EICC (trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu), WRAP (về tiêu chuẩn, ứng xử dành cho các doanh nghiệp sản xuất, áp dụng nhiều cho các doanh nghiệp may mặc)… Các tập đoàn đa quốc gia (multinational corporation) hay các công ty có thương hiệu mạnh đều áp dụng một cách có hệ thống bộ tiêu chuẩn quy tắc ứng xử (code of conduct hay code of Ethics) và các tiêu chuẩn như SA8000, WRAP, ISO 14000, GRI ... và coi đó như một sự cam kết của công ty đối với thế giới. Những người khổng lồ đang chi trả rất nhiều tiền để trở thành một hình mẫu kinh doanh lý tưởng để đảm bảo trở thành một hệ thống có sức cạnh tranh cao, phát triển bền vững và để trở nên có trách nhiệm hơn với xã hội. Điển hình có hãng điện dân dụng Best Buy với việc áp dụng chương trình tái chế sản phẩm. Starbucks, hãng cà phê có mặt khắp ngóc 5
- ngách của hành tinh, đã bắt tay vào hàng loạt các hoạt động cộng đồng. Công cụ tìm kiếm vô địch Google với trụ sở Googleplex đối xử với nhân viên như vàng ngọc. Ngoài việc đảm bảo chất lượng cuộc sống cho nhân viên, bảo vệ môi trường, và phát triển các sản phẩm tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng và môi trường, các công ty còn xây dựng quỹ và làm từ thiện đóng góp vào sự phát triển của xã hội và cộng đồng. Royal Dutch Shell, tập đoàn giàu khí lâu đời, đã thành lập các quỹ từ thiện, trong đó có việc xây dựng trung tâm giáo dục Early Learning Centre ở Nam Phi nhằm giáo dục trẻ em và dạy kỹ năng cho người trưởng thành. Ngân hàng thế giới World Bank và hãng dược phẩm Merck đã đưa ra sáng kiến nhằm phát triển nguồn quỹ lên 50 triệu đô la Mỹ trong đó có cả việc tặng sản phẩm Mectizan để giúp 28 nước Châu Phi loại trừ bệnh tật. Các tỷ phú cùng với quỹ của công ty cũng đóng góp rất nhiều vào việc làm từ thiện như Bill Gates hay Warren Buffett. Ở các nước phát triển, chi phí trách nhiệm xã hội dành cho việc nghiên cứu và phát triển chiếm nhiều hơn so với các chi phí dùng để làm từ thiện, mặc dù chi phí làm từ thiện cũng không hề nhỏ. Tóm lại, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững của doanh nghiệp đảm bảo tính hiệu quả, tuân thủ pháp luật và thực hiện đạo đức kinh doanh ở các nền kinh tế khác nhau. 2.1.2. Ở Việt Nam Việc thực hiện CSR ở Việt Nam được thực hiện mạnh mẽ trong việc đề cao tính hiệu quả và tôn trọng pháp luật của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh, củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao. Một số doanh nghiệp đã đưa CSR vào chiến lược kinh doanh của mình. Chúng ta có thể kể đến một vài doanh nghiệp nổi bật trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của mình như: VinGroup được coi là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong đợt bùng phát đại dịch Covid-19. Không chỉ ủng hộ tiền mặt, Vingroup còn ủng hộ rất nhiều trong các công tác chống dịch khác của Chính phủ Việt Nam. Ngày 15/5/2021, Công ty Vinamilk đã ủng hộ gần 200.000 sản phẩm dinh dưỡng, tương đương hơn 1,2 tỷ đồng cho lực lượng tuyến đầu, người dân và trẻ em trong các khu cách ly của 3 địa phương đang là tâm điểm của đợt dịch lần này là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam. Dành ngân sách trung bình 30 tỉ đồng mỗi năm vào các hoạt động CSR, ngoài các hoạt động cứu trợ thiên tai, trợ giúp các hoàn cảnh khó khăn thì FPT dành một khoản lớn vào các hoạt động CSR về giáo dục đặc biệt là công nghệ. Làm việc chặt chẽ với nông dân, tập đoàn Lộc Trời dành một phần 6
- lợi nhuận để phân phối lại cho nông dân thông qua các chương trình xã hội, chuyển giao kỹ thuật và từ thiện. Trong đó nổi bật là quỹ Chăm sóc sức khỏe nông dân thành lập từ năm 2004. Sau 12 năm hoạt động, quỹ khám, chữa bệnh cho hơn 500 ngàn lượt nông dân nghèo, hơn 7.000 ca mổ mắt thay thủy tinh thể. “Vua bánh mì” Kao Siêu Lực – chủ nhân của sáng kiến “Bánh mì thanh long”- Tổng giám đốc ABC Bakery, đã dành 2 tuần nghiên cứu ra chiếc bánh mì đen làm từ nhiều nguyên liệu tốt cho sức khỏe. Ông vừa sản xuất thành công 3.000 ổ bánh mì dưỡng chất gửi tặng đội ngũ y, bác sĩ đang trực tiếp chống chọi với dịch Covid-19. Viettel Post dành 100 tỷ đồng hỗ trợ kinh doanh cho khách hàng trên toàn quốc với chương trình khuyến mãi đến 45% cước chuyển phát tăng thêm đối với dịch vụ chuyển phát và các dịch vụ gia tăng... Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Vedan, Công ty Formosa Hà Tĩnh, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa); các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3- MCPD gây ung thư, bánh phở chứa formol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đã và đang gây bức xúc cho xã hội. Trong những năm gần đây, trước thảm họa về môi trường và những hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, vấn đề trách nhiệm xã hội được đặt ra một cách cấp bách. Ở Việt Nam, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững. Để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, thì việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và việc hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện nó là việc làm cấp thiết. 2.2. TỔNG QUAN VỀ VIETTEL 2.2.1. Giới thiệu chung Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm 1989. Trụ sở 7
- chính của Viettel được đặt tại Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của tập đoàn là Thiếu tướng Lê Đăng Dũng. Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số. Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam. Các sản phẩm bao gồm: điện thoại cố định, điện thoại di động, băng thông rộng, truyền hình kỹ thuật số và truyền hình Internet. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile. Hiện nay, Viettel hoạt động tại 11 thị trường với hơn 70.000 nhân viên, có hơn 110 triệu khách hàng trên toàn thế giới 2.2.2. Những cột mốc quan trọng Ngày 01/06/1989: Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành lập, đây là công ty tiền thân của Viettel Năm 1990 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba răng Ba Vì – Vinh cho Tổng cục Bưu điện Năm 1995: Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông Năm 1999: Hoàn thành cục cáp quang Bắc – Nam dài 2000 km. Thành lập Trung tâm Bưu chính Viettel Năm 2000: Chính thức tham gia thị trường viễn thông. Lắp đặt thành công cột phát sóng của Đài truyền hình Quốc gia Lào cao 140m Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet Tháng 2/2003: Đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Binh chủng Thông tin. Tháng 3/2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) tại Hà Nội và TP.HCM Tháng 4/2003: Tiến hành lắp đặt mạng lưới điện thoại di động 8
- Ngày 15 /10/ 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Cổng cáp quang quốc tế Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia. Thành lập công ty Viettel Cambodia Năm 2007: Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – internet. Thành lập Tổng công ty Công nghệ Viettel (nay là Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel) Năm 2009: Trở thành Tập đoàn kinh tế có mạng 3G lớn nhất Việt Nam Năm 2010: Đầu tư vào Haiti và Mozambique. Chuyển đổi thành Tập đoàn viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng Năm 2011: Đứng số 1 tại Lào về cả doanh, thuê bao và hạ tầng Năm 2012: Thương hiệu Unitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởng nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất thị trường Năm 2013: Doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD Năm 2014: Chính thức bán những thẻ sim đầu tiên với thương hiệu Nexttel tại Cameroon và Bitel Tháng 3/2016: Trở thành doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm cung cấp cấp dịch vụ 4G Tháng 11/2016: Nhận giấy phép cung cấp dịch vụ 4G, cán mốc 36 triệu khách hàng quốc tế Ngày 18/4/2017: Chính thức khai trương mạng viễn thông 4G tại Việt Nam Ngày 05/01/2018: Chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Tháng 4/2019: Hoàn thành tích hợp hạ tầng phát sóng 5G đầu tiên tại Hà Nội Tháng 6/2019: Viettel ++ – chương trình chăm sóc khách hàng lớn nhất của doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động. Tháng 7/2019: Bước chân vào thị trường xe công nghệ với ứng dụng MyGo Tháng 08 /2019: Viettel cùng một số doanh nghiệp CNTT lớn tại Việt Nam thành lập Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam. 9
- Ngày 17/01/2020: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel tự nghiên cứu và sản xuất, bao gồm cả thiết bị phần cứng và phần mềm. Ngày 30/11/2020, Viettel công bố chính thức khai trương kinh doanh thử nghiệm 5G, trở thành nhà mạng cung cấp sớm nhất 5G cho khách hàng sau thời gian phát sóng thử nghiệm về kỹ thuật Ngày 7/1/2021: Thay đổi logo màu xanh lá – cam sang logo màu đỏ mới và slogan thành “Theo cách của bạn” (tiếng Anh: Your way) 2.2.3. Một số con số ấn tượng Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam. Viettel là đại diện duy nhất của nước ta được công nhận thuộc hàng ngũ doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất châu Á. Năm 2020, bất chấp tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, Viettel vẫn trở thành Thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á; doanh thu đạt hơn 264,1 nghìn tỷ đồng; làm chủ 62 công nghệ lõi, đăng ký 97 sáng chế, có 3 bằng sáng chế được cấp độc quyền tại Mỹ. 2.3. PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL 2.3.1. Sơ lược về triết lý kinh doanh của Viettel Văn hóa số Văn hóa số Viettel được hình tượng hóa thông qua hình ảnh bàn tay ICADO – I Can Do (Tôi làm được), là kết nối của 5 đặc trưng: I (Innovation – Sáng tạo), C (Customer Centric – Hướng khách hàng), A (Agility and Flexibility – Linh hoạt), D (Digital- first mindset – Tư duy số) và O (Open Culture – Tư duy mở và sự hợp tác). Sứ mệnh và Giá trị 10
- Sáng tạo vì con người: Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội: Viettel cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội đặc biệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáo dục và hỗ trợ người nghèo. Các giá trị cốt lõi • Những giá trị cốt lõi là lời cam kết của Viettel đối với khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư, với xã hội và với chính bản thân doanh nghiệp. Những giá trị này là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Viettel: • Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý. • Trưởng thành qua những thách thức và thất bại. • Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh. • Sáng tạo là sức sống. • Tư duy hệ thống. • Kết hợp Đông - Tây. • Truyền thống và cách làm người lính. • Viettel là ngôi nhà chung. Doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội Viettel luôn tâm niệm về trách nhiệm xã hội của bản thân mình là: Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng; Kinh doanh định hướng giải quyết các vấn đề của xã hội; Lấy con người làm yếu tố cốt lõi. 2.3.2. Ảnh hưởng của Triết lý kinh doanh đến Trách nhiệm xã hội của Viettel Lâu nay, hoạt động phát triển cộng đồng, đặc biệt liên quan đến nâng cao các điều kiện sống tối thiểu cho người nghèo, đối tượng yếu thế… có sự đóng góp và hỗ trợ tích cực của các nguồn từ thiện (đến từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài - NGO, hoạt động hỗ trợ cộng đồng của các DN trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm…). Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã ở nhóm nước có thu nhập trung bình, các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức NGO nước ngoài đang giảm dần nên việc xây dựng được nguồn lực mới là rất cần thiết. Trong đó, hoạt động trách nhiệm xã hội (TNXH) và 11
- từ thiện từ cộng đồng của các DN được xem là nguồn ổn định và phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới. Tập đoàn Viettel – một trong những tập đoàn lớn nhất cả nước trong những năm qua đã có rất nhiều hoạt động từ thiện, hỗ trợ cộng đồng. Tuy nhiên, hoạt động này của Viettel không mang tính bề nổi và ngắn hạn mà được xây dựng từ triết lý kinh doanh ngay từ đầu của tập đoàn là gắn kinh doanh với TNXH và xác định việc triển khai hoạt động này cũng chính là đầu tư cho tương lai của DN. Với triết lý của mình là “Sáng tạo vì con người”, Viettel đã tiến hành các chương trình TNXH dựa trên thế mạnh và năng lực lõi của mình về công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin với niềm tin sẽ giúp cộng đồng phát triển hơn nữa và đó cũng chính là đầu tư cho các khách hàng tương lai. Ngày 07/01/2021, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội công bố tái định vị thương hiệu Viettel. Đây là lần thứ 2, Viettel chủ động thực hiện tái định vị. Xét về bản chất, Viettel đã thực sự chuyển đổi xong từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thành nhà cung cấp dịch vụ số. Bởi vậy, việc tái định vị thương hiệu cho phù hợp với tổ chức là điều tất yếu phải làm. Đây là lý do quan trọng nhất của việc tái định vị thương hiệu Viettel, kéo theo sự thay đổi của logo và slogan. Trong việc tái định vị lần này, sứ mệnh của Tập đoàn cũng thay đổi song các hệ thống các giá trị cốt lõi vẫn được giữ nguyên, từ đó triết lý “Kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội” của tập đoàn này cũng không hề thay đổi. Viettel vẫn là một doanh nghiệp Quân đội, một doanh nghiệp Nhà nước, là một tổ chức luôn tự nhận những trọng trách với quốc gia, với dân tộc. Mọi quyết định của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội đều dựa trên góc nhìn bổn phận và trách nhiệm với xã hội". Viettel đã luôn chủ động và tích cực sử dụng thế mạnh của mình để giải quyết những căng thẳng hay thách thức phát triển của xã hội tại Việt Nam cũng như bất kỳ quốc gia nào mà Viettel đang kinh doanh. 2.3.3. Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Viettel Với triết lý kinh doanh gắn liền trách nhiệm xã hội, trong nhiều năm qua, Viettel đã triển khai nhiều hoạt động xã hội, cộng đồng lớn. Trách nhiệm xã hội của tập đoàn được thể hiện không chỉ ở những hoạt động từ thiện mà còn ở cả những khía cạnh khác. Những khía cạnh đó là: Nghĩa vụ kinh tế 12
- Đối với người lao động : Viettel đã thể hiện sự quan tâm và trân trọng đối với người lao động, luôn đặt họ vào trung tâm của sự phát triển. • Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Hiện nay, Viettel đang tạo việc làm cho gần 85.000 người tại Việt Nam và 10 thị trường nước ngoài. Đặc biệt, chỉ sau hơn một năm ra mắt, 3 công ty công nghệ mới của Viettel là Tổng Công ty Dịch vụ số, Tổng Công ty Công nghiệp – Công nghệ cao và Công ty An ninh mạng đã thu hút hàng nghìn tài năng công nghệ trong và ngoài nước vào làm việc tại mái nhà chung Viettel. • Môi trường làm việc: Theo công bố thường niên của Mạng xã hội nghề nghiệp Anphabe, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tiếp tục được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2020 trong lĩnh vực Công nghệ thông tin – Hạ tầng – Viễn thông. Không những thế, Viettel cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam được công nhận là “Nơi làm việc tốt nhất toàn cầu” trong lĩnh vực viễn thông tại giải thưởng Stevie Award for Great Employers 2020 cùng với các tên tuổi hàng đầu thế giới như CommScope, IBM, Cisco… • Chế độ tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp: Viettel đã thực hiện chế độ trả lương, thưởng và các khoản phụ cấp phù hợp với các quy định của pháp luật, của Bộ Quốc Phòng, người lao động được hưởng mức đãi ngộ tương ứng với công sức bỏ ra: Thu nhập của người lao động trung bình cao hơn 75% các doanh nghiệp trên thị trường và đối với các vị trí chủ chốt, thu nhập trung bình cao hơn 90% các doanh nghiệp trên thị trường. Viettel thực hiện cơ chế trả lương “hai chóp”. Một chóp dành cho Quản lý – các chức danh và công việc mang tính chất quản lý, kinh doanh. Chóp còn lại dành cho các chuyên gia, kỹ sư (tức là những người tập trung vào chuyên môn). Dựa vào cơ chế này, nhân viên Viettel sẽ không phải lo ngại về việc mình cống hiến nhiều, sáng tạo kỹ thuật nhiều mà lương thì vẫn thấp do không có chức vụ bởi Viettel trả lương theo năng lực, thành quả lao động thực tế. Một chuyên viên giỏi sẽ được coi là một chuyên gia và có thể có mức lương tương đương với người quản lý. Bên cạnh đó, các chế độ về bảo hiểm cũng được đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. + Đối với cán bộ nhân viên được điều động luân chuyển trong nước: Cán Bộ công nhân viên được bổ sung mức phụ cấp bằng tiền. Được hưởng phụ cấp sinh hoạt hàng tháng theo đặc thù của địa bàn điều động, luân chuyển và áp dụng cho các chức danh đang đảm nhiệm. + Đối với cán bộ nhân viên được điều động luân chuyển nước ngoài: Tiền lương được trả tại nước ngoài theo quy chế của công ty con, đảm bảo theo mức lương tương đương tại thị trường. Riêng đối tượng chuyên gia và vị trí chủ chốt lương có thể cao gấp 2 lần người bản địa cùng chức danh. Một năm CBCNV được hỗ trợ chi phí đi lại về thăm gia đình 01 lần. Nếu năm đó do tình hình bố 13
- trí công việc hoặc nhu cầu cá nhân, CBCNV không về được sẽ được thanh toán khoản tiền chi phí đi lại theo định mức. • Đào tạo nâng cao trình độ người lao động: Tất cả người lao động bước chân vào Viettel đều được đào tạo, nâng cao năng lực và đều có cơ hội ngang nhau để trở thành lãnh đạo. Đối với nhân viên mới tuyển dụng thì họ sẽ có 3 tháng học tập tại Trung Tâm Đào Tạo Viettel. Lịch học, kiểm tra, lịch làm việc rất chi tiết và nghiêm khắc. Học viên phải tuân thủ tuyệt đối theo phong cách Quân đội, đạo đức nhân viên. • Cơ hội thăng tiến: Hiện nay ở Viettel không áp dụng cơ chế bổ nhiệm, thay vào đó là hình thức giao nhiệm vụ. Nghề quản lý cũng là một nhiệm vụ, nếu làm không tốt thì tổ chức sẽ giao cho nhiệm vụ khác phù hợp hơn. Điều đó tạo nên sự khác biệt của Viettel, để mỗi người dù ở chức vụ nào đều cố gắng giỏi lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để khuyến khích cán bộ nhân viên phấn đấu, Viettel tổ chức thi tuyển chức danh cán bộ quản lý khi Tập đoàn có nhu cầu bổ sung lực lượng quản lý để lựa chọn những cá nhân có đủ năng lực và phù hợp nhất. Hình thức công khai, minh bạch này khiến cho cơ hội của mọi nhân viên ở Viettel đều rộng mở, chỉ cần có năng lực tốt và tâm huyết muốn xây dựng Viettel lớn mạnh. Đối với xã hội: • Sản phẩm, dịch vụ chất lượng: Viettel đã làm chủ và sản xuất được gần như toàn bộ hệ thống mạng viễn thông lõi, như hệ thống tính cước theo thời gian thực (OCS), hệ thống nhắn tin, trạm phát sóng BTS 4G, đang nghiên cứu thiết bị phát sóng 5G…, đứng vào hàng ngũ một trong 5 nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và lọt top 50 thương hiệu viễn thông đắt giá nhất hành tinh. Ngoài làm viễn thông, Viettel cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của một đơn vị đầu tàu trong ngành vũ trang, khi liên tiếp sản xuất thành công các thiết bị công nghệ cao, như hệ thống quản lý vùng trời, đài radar, máy thông tin quân sự, máy bay không người lái… đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 9 trên thế giới có khả năng sản xuất các thiết bị này. • Hệ thống phân phối: Viettel đã đầu tư hạ tầng mạng lưới viễn thông tại 10 quốc gia và phục vụ tập khách hàng hơn 90 triệu dân trên toàn thế giới từ Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Là một trong những nhà mạng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, Viettel sở hữu 99.500 trạm GSM ( gồm trạm BTS 2G, 3G node B và 4G ), cùng hơn 365.000 km cáp quang. • Viettel góp phần quan trọng làm tăng trưởng GDP của quốc gia, Viễn thông tăng trưởng 10% sẽ làm GDP tăng trưởng 1%. 14
- Nghĩa vụ pháp luật: • Tuân thủ quy định của pháp luật về chính sách BHXH. BHYT: Tập đoàn Viettel luôn tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định pháp luật về chính sách bảo hiểm cho người lao động. Hơn thế nữa, lãnh đạo tập đoàn luôn quan tâm tới đời sống của CBCNV nên tại mỗi đơn vị, chi nhánh đều có tủ thuốc gia đình, đối với mỗi cơ sở có trên 50 lao động sẽ có 1 cán bộ chuyên trách chăm sóc sức khỏe, y tế. • Vấn đề an toàn và bảo hộ lao động : Định kỳ hàng tuần, tháng, năm theo quy định, chỉ huy đơn vị có kế hoạch kiểm tra hệ thống an toàn, phòng cháy nổ và bảo dưỡng máy móc thiết bị nơi làm việc nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường. Môi trường làm việc thân thiện và sáng tạo: Viettel cho phép mỗi người được tạo một không gian làm việc riêng mang tính cá nhân để họ có thể sáng tạo, làm mới mình và để phát triển những khả năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân. Đảm bảo đầy đủ phương tiện, trang thiết bị để cán bộ nhân viên yên tâm công tác. Hằng năm, Viettel đều có khoản chi phí dùng để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định. • Viettel thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đóng thuế thu nhập DN: Ngày 7/10/2020, Viettel được vinh danh là 1 trong 30 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất của cả nước với số tiền lũy kế đã nộp là gần 400.000 tỉ đồng. Nhiều năm liên tiếp, Viettel luôn nằm trong những doanh nghiệp đứng đầu danh sách nộp thuế lớn nhất Việt Nam. • Bảo vệ khách hàng: Viettel cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng theo chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của Viettel.vn, phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghĩa vụ đạo đức: • Trách nhiệm đạo đức trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng: Viettel đã thể hiện tốt trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp mình trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tập đoàn đạt nhu cầu của khách hàng lên trên nhu cầu cá nhân, không ngừng nghiên cứu và phát triển để cống hiến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về cả chất lượng và giá cả. • Trách nhiệm đạo đức trong việc đáp ứng tiêu chuẩn của ngành kinh doanh: Vấn đề hạn chế của việc thực hiện trách nhiệm đạo đức trong việc đáp ứng tiêu chuẩn ngành kinh doanh của Viettel đó là vấn đề lãng phí tài nguyên đầu số trong viễn thông di động. • Xây dựng các chuẩn mực đạo đức cho nhân viên: Viettel từ lâu đã nổi tiếng với những chuẩn mực đạo đức đòi hỏi ở nhân viên như trung thực, chăm chỉ, tôn trọng con người,... Triết lý kinh doanh của tập đoàn là: luôn tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng; “kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội”, 15
- mục tiêu hàng đầu không phải là lợi nhuận mà là vì lợi ích của con người, của quốc gia, dân tộc. • Tham gia thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia mà Chính phủ xác định: thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gắn với thực hiện công tác dân vận và các hoạt động chính sách xã hội; đưa điện thoại đến với người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; tiên phong trong xây dựng các gói cước hỗ trợ ngư dân, thông tin về thời tiết, gói cước buôn làng; xây dựng tổng đài tiếng dân tộc với gần 10 ngôn ngữ, giúp đồng bào tiếp cận chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống xã hội,... Nghĩa vụ nhân văn: Đối với giáo dục: • Viettel thể hiện rõ nét biểu tượng tiên phong trong vai trò của doanh nghiệp về trách nhiệm với cộng đồng khi chính thức tiến hành một chương trình kết nối Internet băng rộng cho ngành giáo dục với việc cung cấp thiết bị miễn phí, lắp đặt miễn phí đồng thời miễn phí lâu dài cước sử dụng đối với 39000 trường học trên cả nước. Tập đoàn tiếp tục xây dựng môi trường Internet sạch cho giáo dục thông qua giải pháp có tên: “ Làm sạch hệ cho hệ thống Internet giáo dục”. • Vì em hiếu học là chương trình học bổng do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội tài trợ và chủ trì, do Bộ phận thường trực của Tổng Công ty Viễn thông Viettel điều hành từ năm 2014. Hàng năm, mỗi xã nằm trong diện chính sách sẽ được hỗ trợ 10 suất học bổng (05 suất cho học sinh tiểu học; 05 suất cho học sinh trung học), là tiền mặt hoặc hiện vật là công cụ, vật dụng phục vụ cho các em trong quá trình học tập với trị giá 1 triệu đồng/suất. Đối với y tế: • Viettel triển khai được y bạ điện tử, tương lai bất kỳ ai, đi khám ở bất kỳ đâu bác sĩ đều biết tiền sử bệnh tình của mình. • Viettel cũng có nhiều đóng góp trong công tác hỗ trợ phòng chống dịch Covid - 19 của Nhà nước. Trong vòng 48 giờ, Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin khai báo y tế điện tử được Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 giao. • Chuỗi các hỗ trợ của Viettel còn có: trao tặng Bộ Y tế 178 trung tâm hội chẩn từ xa trị giá 19 tỷ đồng để phục vụ công tác khám chữa bệnh; Hệ thống nhắn tin tự động được triển khai tới gần 100 triệu khách hàng, để truyền thông và 16
- cảnh báo kịp thời về tình hình dịch bệnh tại các quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia, Đông Timor, Myanmar, Haiti, Peru và Burundi; hoàn thành App và website Vietnam Health Declaration, hỗ trợ Khai báo y tế tại Hải quan tại 163 cửa khẩu và cảng hàng không, tại các sân bay nội địa, tàu hỏa, xe khách, khai báo y tế du lịch tại 100% địa điểm lưu trú, nhà hàng; cử nhân sự hỗ trợ trực tiếp tại các cửa khẩu, sân bay; lắp đặt xong cầu truyền hình kết nối 23 bệnh viện lớn để chống dịch Covid-19, triển khai 700 điểm cầu họp – phục vụ các cuộc họp phòng chống dịch bệnh của Nhà nước. Đối với các hoạt động từ thiện, nhân đạo: • Chương trình Trái tim cho em: Là chương trình từ thiện nhân đạo do Tập đoàn Viettel và Quỹ Tấm Lòng Việt – Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp thực hiện từ năm 2008. Theo đó chương trình thực hiện phẫu thuật tim miễn phí cho trẻ em nghèo dưới 16 tuổi tại Việt Nam; tài trợ nâng cao năng lực khám chữa các bệnh về tim mạch cho hệ thống y tế tại Việt Nam; tổ chức các hoạt động khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh dành cho trẻ em khu vực vùng sâu vùng xa để giúp phát hiện và điều trị kịp thời cho các em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh. • Năm 2012 Viettel xây tặng các hộ nghèo gần 4000 ngôi nhà, phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và Công ty Mai Linh tổ chức cuộc hành quân “Thắp lửa truyền thống vang mãi khúc quân hành” xuyên Việt với hơn nghìn cựu chiến binh tham gia. • Chương trình “Bò giống giúp hộ nghèo vùng biên giới”: Phối hợp Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các đơn vị, qua hai năm (2014-2015) đã trao tặng 24.000 con bò giống, giúp hộ đồng bào nghèo các dân tộc 11 tỉnh biên giới phía Bắc ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế; với mức kinh phí bảo đảm hơn 380 tỷ đồng • Chương trình “Trao tặng xi măng cứng hóa nền nhà”: phối hợp với Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các địa phương thực hiện trong hai năm (2015-2016) đã tiến hành trao tặng 23.000 tấn xi măng (kinh phí hơn 40 tỷ đồng), giúp 18.900 hộ gia đình nghèo trên địa bàn các xã vùng giáp biên của 10 tỉnh biên giới cứng hóa nền nhà và chuồng trại chăn nuôi, tháo gỡ khó khăn trong cuộc sống, động viên người dân an cư lạc nghiệp. • Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững: tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số để đến năm 2020 có thể ngang bằng với các huyện khác trong khu vực. Viettel đã hỗ trợ 3 huyện Bá Thước (Thanh Hóa), Mường Lát (Thanh Hóa) và Đakrông (Quảng Trị) 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo bài tập lớn môn Phân tích thiết kế hệ thống quản lý cửa hàng hoa
22 p | 1436 | 323
-
Báo cáo thực tập "Tình hình áp dụng và thực hiện hệ thống HACCP ở Viện dinh dưỡng vào công tác Sản xuất và tiêu thụ Bột dinh dưỡng cho trẻ em"
55 p | 387 | 235
-
Bài tập lớn Kinh Tế Đầu Tư
30 p | 354 | 63
-
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phân tích, đánh giá về hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo
22 p | 296 | 36
-
Bài tập nhóm Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phong cách lãnh đạo của một doanh nhân mà em biết
19 p | 231 | 33
-
Đề tài: “Bài tập lớn môn Luật Hôn nhân gia đình”
16 p | 182 | 29
-
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs tại Tập đoàn Apple
16 p | 105 | 22
-
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Trình bày về triết lý kinh doanh của Công ty cổ phần Trung Nguyên
29 p | 160 | 19
-
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Xây dựng mô hình kinh doanh café take away
20 p | 72 | 19
-
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý kinh doanh của tập đoàn Vingroup
13 p | 114 | 18
-
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phong cách lãnh đạo của doanh nhân – Bill Gates
19 p | 75 | 17
-
Bài tập lớn Kiểm toán căn bản: Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP
19 p | 107 | 17
-
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phân tích triết lí kinh doanh của tập đoàn viễn thông Viettel
16 p | 91 | 16
-
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý kinh doanh của Tập đoàn công nghệ CMC
25 p | 112 | 15
-
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phong cách lãnh đạo của doanh nhân Phạm Thanh Hưng
20 p | 132 | 13
-
Bài tập lớn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lí kinh doanh của tập đoàn Viettel
21 p | 57 | 12
-
Bài tập lớn môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Lý luận về giá trị hàng hóa và sự vận dụng của lý luận này để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay
12 p | 26 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn