Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý kinh doanh của tập đoàn Vingroup
lượt xem 18
download
Triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp chính là nhằm vào con người, hướng con người vào mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh, thực chất là phát huy yếu tố con người để phát triển kinh tế. Với một hệ thống triết lý kinh doanh rõ ràng, đầy đủ và mang tính thực tiễn cao, Vingroup không ngừng lớn mạnh và đã vươn lên là tập đoàn lớn nhất Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung bài viết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý kinh doanh của tập đoàn Vingroup
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ***** BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Đề tài: Triết lý kinh doanh của tập đoàn Vingroup Danh sách nhóm 26 Trần Hữu Định 20161047 Đỗ Việt Đức 20173758 Nguyễn Đức Long 20194100 Nguyễn Thị Hoa 20180729 1
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................4 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH....................................4 1.1 Khái niệm của triết lý kinh doanh........................................................................4 1.2 Vai trò của triết lý kinh doanh..............................................................................4 1.3 Nội dung của triết lý kinh doanh..........................................................................6 II. PHÂN TÍCH TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP....7 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN VINGROUP………….......................7 1.1 Thông tin Tập đoàn Vingroup - Công ty CP........................................................7 1.2 Những dấu mốc quan trọng của tập đoàn Vin group...........................................7 2. TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP............................9 2.1 Tầm nhìn (mục tiêu) ............................................................................................9 2.2 Sứ mệnh...............................................................................................................9 2.3 Các giá trị cốt lõi.................................................................................................10 PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................12 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................13 2
- PHẦN MỞ ĐẦU Đối với các tổ chức vĩ đại, triết lý được hình thành từ ngày đầu tiên bởi người sáng lập tổ chức đó và được duy trì xuyên suốt trong một quá trình dài. Một là những triết lý được hình thành từ những ngày đầu tiên, hài là những triết lý được duy trì xuyên suốt quá trình tồn tại của tổ chức. Nhưng điểm thứ ba đặc biệt là các triết lý này mặc dù không giống nhau nhưng cùng được duy trì xuyên suốt và thông qua sự xuyên suốt đó tạo thành sự nhân diện, thành sự khác biệt. Chúng ta lập kế hoạch cho một công ty, cho một phòng hoặc một nhóm cũng giống như việc lập kế hoạch cho cuộc đời mình. Hình thành một triết lý sống không quá khó nhưng quan trọng phải duy trì nó xuyên suốt. Khi ta đứng trước nhiều lựa chọn tốt thì cần phải quyết định lấy một sự lựa chọn nào đó. Lúc ấy, Triết lý sống chính là bộ lọc giúp chúng ta ra quyết định dễ hơn. Triết lý kinh doanh là lý tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung cuả doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh , nhằm làm cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Ở Việt nam, triết lý kinh doanh còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần khai thác được vài trò của triết lý kinh doanh và hình thành được triết lý kinh doanh cho mình để nhanh chóng phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa những doanh nghiệp nước ta và những doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập. Nhận thấy tập đoàn Vin Group là một trong những tập đoàn có triết lý kinh doanh khá bài bản, nêm nhóm em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích triết lý kinh doanh của tập đoàn Vingroup”. 3
- PHẦN NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 1.1. Khái niệm của triết lý kinh doanh Theo vai trò: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh. Theo yếu tố cấu thành: Triết lý kinh doanh là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Theo cách thức hình thành: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng phản ánh thực tiến kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngâm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. 1.2. Vai trò của triết lý kinh doanh a) Triết lý kinh doanh vạch ra mục tiêu, phương thức thực hiện và các giá trị đạo đức cho mọi thành viên nên nó chính là chuẩn mực ứng xử, cốt lõi của phong cách - phong thái của một doanh nghiệp: Môi trường của văn hoá doanh nghiệp chính là bầu không khí hoạt động trong của một doanh nghiệp do các thành viên của nó tạo ra và có ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, thái độ lao động của mỗi thành viên và lòng trung thành của họ đối với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể tạo ra một không khí làm việc hăng say hào hứng vì những mục tiêu chung, do đó, khiến cho các cá nhân thường xuyên phấn đấu “tự vươn lên” để đạt nhiều lợi ích hơn cho bản thân và cho doanh nghiệp của họ. b) Triết lý kinh doanh là điều kiện thiết yếu để duy trì, định hướng doanh nghiệp phát triển bền vững: Một doanh nghiệp cũng như một con người, thời kỳ đầu mới thành lập là khoảng thời gian hình thành nhân cách. Trong thời kỳ này, những người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp phải lý giải những vấn đề cơ bản của một nhân cách và đặc điểm của doanh nghiệp: lý tưởng và mục đích kinh doanh, phương thức hành động. Có nghĩa là họ phải giải quyết những vấn đề nội dung cơ bản của một bản triết lý kinh nghiệm, cho dù không nhất thiết phải diễn đạt bằng giấy trắng, mực đen. 4
- Khi một nền văn hoá doanh nghiệp tốt được định hình đầy đủ thì triết lý kinh doanh là lực lượng bảo vệ, duy trì và phát triển doanh nghiệp đó, bất chấp sự thay đổi thường xuyên của cá nhân, kể cả những người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp. c) Triết lý kinh doanh là một nguồn lực để phát triển doanh nghiệp: Sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi nó phải có những chiến lược kinh doanh với những mục tiêu lâu dài thay vì cách làm ăn vụ lợi, nhất thời, mà cần đến sự mềm dẻo, thích ứng nhanh nhạy của doanh nghiệp đó trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Ngày nay, các nhà quản lý doanh nghiệp xuất sắc và nhiều nhà nghiên cứu khoa học quản lý đã nhận ra vai trò của triết lý kinh doanh như là một nguồn lực phát triển. Thậm chí lớn hơn nhiều so với các nguồn lực khác như công nghệ hay kinh tế, cơ cấu tổ chức, giải pháp mới hay sự tuân thủ các thời han. Chính sự coi trọng và trung thành với “triết lý sống” của doanh nghiệp đã gắn kết toàn thể cán bộ, công nhân viên của nó thành một khối thống nhất, một lực tổng hợp cùng hành động vì những mục tiêu chung với một lý tưởng và phong thái đã trở thành nguồn lực phát triển “vô hình nhưng mạnh mẽ”. d) Triết lý kinh doanh nhằm định hướng hành vi và giá trị con người trong hoạt động kinh doanh: Con người lao động không chỉ vì tiền, mặc dù nó là điều kiện thiết yếu, khách quan cho nhu cầu hàng ngày. Mà con người còn bị thôi thúc bởi nhiều nhu cầu 4 khác nữa đó là: nhu cầu giao tiếp, nhu cầu an ninh, nhu cầu sinh lý, nhu cầu được tôn trọng. Các nhà kinh doanh xuất sắc thường ngay từ khi mới lập nghiệp đã có một lý tưởng kinh doanh rõ ràng với những mục tiêu lớn lao. Chính cái lý tưởng và mục tiêu kinh doanh đó cùng với năm tháng, sẽ định hình trong triết lý của doanh nghiệp, cuốn hút được sự tham gia của nhân viên và công việc của doanh nghiệp và đem lại cho những công việc này những ý những ý nghĩa mới vượt xa mục đích “làm để kiếm tiền”. Khi đã được giáo giục đầy đủ về lý tưởng, về công việc và trong một môi trường văn hoá tốt, nhân viên sẽ tự giác hoạt động, phấn đấu vươn lên. Lòng trung thành và tinh thần lao động hết mình vì doanh nghiệp của nhân viên chỉ có những công ty thành đạt có một nền văn hoá mạnh mà cốt lõi của nó là một triết lý kinh doanh tốt. 5
- Triết lý kinh doanh giúp giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và các mục tiêu khác. 1.3. Nội dung của triết lý kinh doanh 1.3.1. Sứ mệnh Đây là phần nội dung có tinh khái quát cao, giàu tính triế học. Sứ mệnh kinh doanh là một bản tuyên bố “lý do tồn tại”của doanh nghiệp,còn gọi là quan điểm,tôn chỉ,tín điiều nguyên tắc,mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.Sứ mệnh là phát biểu của doanh nghiệp mô tả doanh nghiệp là ai,doanh nghiệp làm những gì,làm vì ai và làm như thế nào. Đặc điểm của bản tuyên bố sứ sứ mệnh: • Tập trung vao thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể • Khả thi • Cụ thể 1.3.2. Mục tiêu Sứ mệnh của doanh nghiệp được cụ thể hóa bằng mục tiêu chính có tính chiến lược. Trước hết, các doanh nghiệp để khẳng định sự tồn tại và phát triển lâu dài, nhất thiết phải đặt ra những câu hỏi và trả lời: ta là ai? Ta đang ở đâu và sẽ đi đâu? Trả lời điều đó phải có một triết lý mang đậm tính chỉ đạo của chủ thể. Có hiểu được ta đang ở đâu thì mới có thể vạch ra được ta sẽ đi đến đâu, tức mục tiêu. Trong kinh doanh chỉ có xuất phát từ những yếu tố khách quan thì doanh nghiệp mới đặt ra được mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài, mục tiêu sách lược, mục tiêu chiến lược một cách khoa học. Triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp phải chỉ ra được muc tiêu chiến lược lâu dài, mục đích chính của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc xác định mục tiêu cơ bản có ý nghĩa đối với sự thành công và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. 1.3.3. Hệ thống các giá trị Xác định thái độ của doanh nghiệp với những người sở hữu, nhà quản trị, người lao động, khách hang và các đối tượng liên quan khác. Nội dung của hệ thống các giá trị: • Nguyên tắc của doanh nghiệp • Lòng trung thành và sự cam kết • Hưỡng dẫn những hành vi ứng xử mong đợi • Phong cách ứng xử, giao tiếp 6
- II. PHÂN TÍCH TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN VIN GROUP 1.1. Thông tin Tập đoàn Vingroup - Công ty CP − Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): Tập đoàn Vingroup - Công ty CP − Loại hình: Công ty cổ phần − Thể loại: bất động sản, du lịch, giáo dục, dịch vụ y tế − Thành lập: 1993 − Trụ sở chính: Số 7, đường Bằng Lăng 1, Vinhomes Riverside, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội − Khu vực hoạt động: Việt Nam − Nhân viên chủ chốt: Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị −Sản phẩm: Vinhomes, Vincom Retail, Vinpearl, Vinmec, Vinschool, VinKC, Vinmart, Vinpro và VinEco − Công ty con: 21 − Khẩu hiệu: Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp − Website: vingroup.net − Logo: 1.2. Những dấu mốc quan trọng của tập đoàn Vin group − Tiền thân của tập đoàn vin group là công ty Technocom thành lập năm 1993 − Năm 2001 thành lập công ty Cổ phần Vinpearl, tiền thân là công ty TNHH đầu tư và phát triển Du lịch, Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre −Năm 2002 thành lập công ty Cổ phần Vincom, tiền thân là công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam − Năm 2003 khai trương khu nghỉ dưỡng năm sao Vinpearl Nha Trang Resort, kho nghỉ dưỡng năm sao đầu tiên mang thương hiệu Vinpearl − Năm 2004 khai trương Vincom Bà Triệu, trung tâm thương mại hiện đại đầu tiên tại Hà Nội lúc bấy giờ 7
- − Năm 2006 khai trương khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, biến đảo Hòn Tre khô cằn thành nơi nghỉ dưỡng sang trọng – biểu tượng cho sự phát triển du lịch nhanh chóng −Năm 2007 đưa vào vân hành cáp treo Vinpearl dài 3320m nối liền đảo Hòn Tre với đất liền −Năm 2008 trở thành công ty bất động sản Việt Nam đầu tiên được chọn đưa vào chỉ số trứng khoán Russell Global Index − Năm 2009 doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi trị giá 100 triệu đô la Mỹ niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore −Năm 2010 khai trương dự án Vincom Centre Đồng Khởi tại Thành phố Hồ Chí Minh − Năm 2011 khai trương khu nghỉ dưỡng trên năm sao và sân golf trên đảo đầu tiên tại Việt Nam – Vinpearl Golf Nha Trang − Năm 2012 sát nhập Công ty Cổ phần Vincom và Công ty Cổ phần Vinpearl thành tập đoàn Vingroup – Công ty CP. Ra mắt thương hiệu Vinmec và đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City − Năm 2013 gia nhập lĩnh vực giáo dục với thương hiệu Vinschool. Warbug Princus, quỹ đầu tư hàng đầu thế giới hợp tác chiến lược đầu tư 200 triệu đô la Mỹ vào Vincom Retail, sau đó nâng tổng số tiền đầu tư lên 300 triệu đô la Mỹ vào năm 2015. Khai trương Vincom Mega Mall Royal City & Vincom Mega Mall Times City. Trong đó Vincom Mega Mall Royal City là tổ hợp mua sắm ẩm thực vui chơi giải trí dưới lòng đất lớn nhất Châu Á − Năm 2014 ra mắt thương hiệu VinMart và VinMart+. Khai trương khu nghỉ dưỡng phức hợp năm sao Vinpearl Phú Quốc Resort sau 10 tháng xây dựng − Năm 2015 giới thiệu thương hiệu mới VinEco – Nông nghiệp công nghệ cao và VinPro – Hệ thống siêu thị công nghệ và điện máy. Đưa vào vân hành Vinpearl Safari – vườn thú bán hoang dã đầu tiên ở Việt Nam với 3.000 cá thể thuộc 150 loài quý hiếm trên thế giới − Năm 2016 mở rộng lĩnh vực bán lẻ lên khoảng 1.000 địa điểm hoạt động trên khắp cả nước. Ra măt VinID – Chương trình Chăm sóc Khách hang thân thiết trên toàn hệ sinh thái VinGroup 8
- −Năm 2017 khởi công xây dựng tổ hợp sản xuất ô tô – xe máy điện VinFast. Ra mắt trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom(VCCA) và hãng phim hoạt hình VinTaTa. Niêm yết cổ phiếu CTCP Vincom Retail tại HOSE, nhanh chóng vào Top 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất tại Việt Nam − Năm 2018 Niêm yết cổ phiếu CTCP Vincom Retail tại HOSE, nhanh chóng vào Top 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất tại Việt Nam. Ra mắt hai đại đô thị Vinhomes đầu tiên – Vinhomes Ocean Park và Vinhomes Smart City tại Hà Nội. Ra mắt ba mẫu xe ô tô đầu tiên VinFast Lux SA2.0, VinFast Lux A2.0, VinFast Fadil và xe máy điện thông minh Klara. Thành lập Công ty VinTech. Tiến hành sản xuất thiết bị điện tử thông minh với bốn dòng điện thoại VSmart được giới thiệu ra thị trường trong năm. − Năm 2019 Ra mắt đô thị thứ ba Vinhomes Grand Park, tại thành phố Hồ Chí Minh với quy mô 271 ha. Khai trương khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81 và đài quan sát Landmark 81 SkyView. Khánh thành nhà máy VinFast tại Cát Hải. VinSmart động thổ nhà máy sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc 2. TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP 2.1. Tầm nhìn (mục tiêu) “Vingroup đinh hướng phát triển thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực” Vingroup định hướng phát triển thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế. 2.2. Sứ mệnh “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt” Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ đẳng cấp với chất lượng quốc tế và am hiểu bản sắc địa phương; mang tính độc đáo và sáng tạo cao. Bên cạnh giá trị chất lượng vượt trội, trong mỗi sản phẩm – dịch vụ đều chứa đựng những thông điệp văn hóa, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng của khách hàng. Đối với cổ đông và đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển; cam kết trở thành “Người đồng hành số 1” của các đối tác và cổ đông; luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững. 9
- Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên. Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân và niềm tự hào dân tộc. 2.3. Các giá trị cốt lõi Hệ thống giá trị cốt lõi của Tập đoàn Vingroup nơi ông Phạm Nhật Vượng đứng đầu chỉ vỏn vẹn 6 chữ : "TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH - NHÂN" ❖ Về chữ Tín: • Vingroup đặt chữ Tín lên vị trí hàng đầu, lấy chữ Tín làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệ chữ Tín như bảo vệ danh dự của chính mình. • Vingroup luôn cố gắng chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi, nỗ lực hết mình để đảm bảo đúng và cao hơn các cam kết của mình với khách hàng, đối tác; đặc biệt là các cam kết về chất lượng sản phẩm – dịch vụ và tiến độ thực hiện. ❖ Về chữ Tâm: • Vingroup đặt chữ Tâm là một trong những nền tảng quan trọng của việc kinh doanh. Chúng ta thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn cao nhất. • Vingroup coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm – dịch vụ hoàn hảo nhất; coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công. • Vingroup chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện; hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng. ❖ Về chữ Trí • Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển, nhằm tạo ra giá trị khác biệt và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm – dịch vụ. • Vingroup đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm; khuyến khích tìm tòi, ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào quản lý, sản xuất; luôn chủ động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ. 10
- • Vingroup đề cao chủ trương về một “Doanh nghiệp học tập”, không ngại khó khăn để học, tự học và “vượt lên chính mình”. ❖ Về chữ Tốc: • Vingroup lấy “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và lấy “Quyết định nhanh – Đầu tư nhanh – Triển khai nhanh – Bán hàng nhanh – Thay đổi và thích ứng nhanh…” làm giá trị bản sắc. • Vingroup đề cao khát vọng tiên phong và xác định “Vinh quang thuộc về người về đích đúng hẹn”. Vingroup coi trọng tốc độ nhưng luôn lấy câu “Không nhanh ẩu đoảng” để tự răn mình. ❖ Về chữ Tinh: • Vingroup có mục tiêu là: Tập hợp những con người tinh hoa để làm nên những sản phẩm - dịch vụ tinh hoa; mọi thành viên được thụ hưởng cuộc sống tinh hoa và góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa. • Vingroup mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả Đức và Tài, nơi mỗi thành viên đều là những nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực công việc của mình. • Vingroup quan niệm: Hệ thống của mình phải giống như một người khỏe mạnh, săn chắc và không có mỡ dư thừa. Chúng ta “chiêu hiền đãi sĩ” và “đãi cát tìm vàng” mong tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc để phát huy hết khả năng nhưng cũng sẵn sàng sàng lọc những người không phù hợp. ❖ Về chữ Nhân • Vingroup xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu tư và xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần nhân văn. • Vingroup luôn coi trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn; thực hành các chính sách phúc lợi ưu việt, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả cán bộ nhân viên. Với 6 giá trị cốt lõi trên, Vingroup tin tưởng sẽ cùng đồng hành bền vững và phát triển dài lâu cùng nhân viên và phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam và hướng đến một Tập đoàn mang đẳng cấp quốc tế. 11
- PHẦN KẾT LUẬN Như vậy triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp chính là nhằm vào con người, hướng con người vào mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh, thực chất là phát huy yếu tố con người để phát triển kinh tế. Với một hệ thống triết lý kinh doanh rõ ràng, đầy đủ và mang tính thực tiễn cao, Vingroup không ngừng lớn mạnh và đã vươn lên là tập đoàn lớn nhất Việt Nam. Vingroup tự hào đi trên con đường phát triển đầy văn hóa, là sự kết tinh của những nỗ lực, của ý chí nghị lực, của sức trẻ và khát vọng tiên phong của những người con đất Việt. Triết lý kinh doanh ấy mang đậm tính nhân văn, tình thân ái, tinh thần kỷ luật, … xứng đáng là tấm gương sáng cho các doanh nghiệp khác học tập. 12
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Slide bài giảng môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp – ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng 2. PGS. TS Dương Thị Liễu, Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2011. 3. Tập đoàn Vingroup, website: https://vingroup.net/ 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập nhóm môn Kinh tế lượng
19 p | 1113 | 331
-
Bài thuyết trình Cơ sở văn hóa Việt Nam
55 p | 1050 | 154
-
Bài tập lớn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của giới trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
20 p | 697 | 97
-
Bài tập lớn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Phân tích cấu trúc hệ thống chính trị nước ta hiện nay.Trình bày suy nghĩ của nhóm về văn hóa chính trị của giới trẻ hiện nay
24 p | 834 | 63
-
Bài tập nhóm môn Đa văn hóa: Tìm hiểu về thế giới Ả Rập
47 p | 278 | 52
-
luận văn: “Nâng cao khả năng nhận thức và tư duy của học sinh Trung học phổ thông qua hệ thống bài tập hoá vô cơ 11 chương trình cơ bản
19 p | 157 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm môn Hóa học 9 trung học cơ sở
126 p | 189 | 37
-
Bài tập nhóm Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Phong cách lãnh đạo của một doanh nhân mà em biết
19 p | 231 | 33
-
Bài thuyết Trình: Trà đạo Nhật Bản
31 p | 827 | 32
-
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Trình bày về triết lý kinh doanh của một doanh nghiệp – Tập đoàn FPT
16 p | 105 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn Hóa lớp 10 trung học phổ thông
139 p | 109 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập Hóa học lớp 10 nâng cao, nhằm rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho học sinh ở trường THPT
191 p | 111 | 14
-
Bài tập nhóm Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Tìm hiểu và phân tích về văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp ở Việt Nam (hoặc ở nước ngoài)
23 p | 73 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng bài tập thực tiễn dạy học phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (Hoá học 12) phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh
129 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống bài tập phần Phi kim Hoá học lớp 10 Trung học phổ thông
129 p | 38 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng bài tập thực tiễn dạy học phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (Hoá học 12) phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh
38 p | 50 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục theo định hướng ứng dụng: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim lớp 10 Trung học phổ thông
166 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn