intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập nhóm: Mối liên quan giữa kiến thức của điều dưỡng và việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Em | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:23

75
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức của Điều dưỡng và việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập nhóm: Mối liên quan giữa kiến thức của điều dưỡng và việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH KHOA ĐIỀU DƯỠNG KỸ THUẬT Y HỌC BỘ MÔN QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC  CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ VIỆC  NGĂN  NGỪA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI  BỆNH VIỆN Nhóm 08: ­ Nguyễn Ngọc Gấm ­ Nguyễn Hoàng Em  ­ Nguyễn Hùng Cường ­ Trần Thị Ngọc Hân(1993) ­ Trần Thị Thanh Thảo Gv hướng dẫn: ThS. Hồ Thị Nga Tp.Hồ Chí Minh, Ngày 06/10/2021
  2. LỜI CẢM ƠN Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô trong thời gian dài  đã bỏ công sức ra để hướng dẫn lớp GMHS VHVL 2017 và tạo điều kiện rất  nhiều để chúng em có thể hoàn thành được từng chặng đường đầy khó khăn. Mùa dịch covid tới là điều không mong muốn và tất cả nhân viên y tế  đang phải gòng mình chống dịch thì quý Thầy Cô và nhà trường đã kịp thời ra  những quyết định phù hợp để nhân viên y tế chúng em được an tâm trong công  tác . Một lần nữa em xin cám ơn và kính chúc quý Thầy cô luôn dồi dào sức khỏe,  vượt qua mọi rào cản để đi đến thành công. Trân trọng !
  3. MỤC LỤC
  4. 4 CHƯƠNG I   ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn vết mổ  (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị  trí phẫu thuật  trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép   và cho tới một năm sau mổ  với phẫu thuật có cấy ghép bộ  phận giả  (phẫu thuật  implant). NKVM được chia thành 3 loại: NKVM nông gồm các nhiễm khuẩn  ở  lớp  da hoặc tổ chức dưới da tại vị trí rạch da; NKVM sâu gồm các nhiễm khuẩn tại lớp   cân và/hoặc cơ tại vị trí rạch da. NKVM sâu cũng có thể bắt nguồn từ NKVM nông   để đi sâu bên trong tới lớp cân cơ; Nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể. Hình 1: Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ Nhiễm   khuẩn   vết   mổ   là   một   trong   những   biến   chứng   xảy   ra   sau   mổ   và  thường gặp nhất  ở bệnh nhân có phẫu thuật. Tại Hoa Kỳ, NKVM đứng hàng thứ  2   sau nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện. Tỷ  lệ  người bệnh  được phẫu thuật mắc  NKVM thay đổi từ 2% ­ 15% tùy theo loại phẫu thuật. Ở một số bệnh viện khu vực   châu Á như   Ấn Độ, Thái Lan cũng như  tại một số  nước châu Phi, NKVM gặp  ở  8,8% ­ 24% người bệnh sau phẫu thuật. Tại Việt Nam, NKVM xảy ra  ở 5% – 10%   trong số khoảng 2 triệu người bệnh được phẫu thuật hàng năm [1 ]. Một nghiên cứu  ở Việt Nam cho thấy NKVM xuất hiện với mức độ cao, chiếm 27,5% nhiễm khuẩn   bệnh viện phát hiện được và đứng hàng thứ 2 sau viêm phổi bệnh viện [2]. 
  5. 5 NKVM là một trong những bệnh nhiễm khuẩn chiếm tới 25% liên quan đến  các vấn đề chăm sóc sức khỏe [9]. NKVM để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh   do kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. Tại Hoa kỳ  nếu không tuân thủ thực hành quy trình ngăn ngừa NKVM dẫn đến người bệnh xuất   viện chậm, kéo dài thời gian nằm viện từ  14 ngày đến 16 ngày [5]. Vào năm 2014  một nghiên cứu được thực hiện  ở  Rawalpindi, Pakistan cho thấy  Điều dưỡng có   kiến thức đầy đủ về chăm sóc vết mổ nhưng trên thực tế vẫn còn rất thấp [6 ]. Tỷ lệ  điều dưỡng có kiến thức đúng về ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ là 60% [7]. Điều  dưỡng có kiến thức về  ngăn ngừa NKVM sẽ  cải thiện hiệu quả  chăm sóc người   bệnh một cách hiệu quả hơn.  Ngoài ra do thói quen sinh hoạt kém vệ sinh của một bộ phận người dân, do  bệnh nhân có hoàn cảnh neo đơn không người chăm sóc, do đặc tính của trẻ là hiếu  động nên việc giữ  vết mổ  rất khó khăn, dễ  bị  bung sút băng vết mổ  dẫn đến tình   trạng NKVM. Số lượng vết thương nhiễm ngày càng tăng nên cần được chăm sóc và  ngăn ngừa tình trạng NKVM là rất quan trọng. Bên cạnh đó điều dưỡng của bệnh  viện là được tuyển từ  nhiều nguồn khác nhau nên trình độ  chuyên môn của điều  dưỡng không đồng đều. Điều dưỡng là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân trước và  sau mổ giúp cho quá trình hồi phục, quá trình lành vết thương cũng như  theo dõi và  phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra sau mổ [7].  Người điều dưỡng có kiến thức tốt trong phòng ngừa được NKVM có thể  giúp giảm chi phí điều trị  cho bệnh nhân và bệnh viện, cải thiện được chất lượng   cuộc sống của bệnh nhân [8]. Qua đó chúng em thấy được vai trò của Điều dưỡng  rất quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, vì vậy chúng em xin chọn   đề tài này. Mục tiêu : Tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức của Điều dưỡng và việc   ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện .
  6. 6 CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP TÌM VÀ CHỌN TÀI LIỆU 2.1. Phương pháp tìm tài liệu: ­ Sử dụng Google Scholar, Internet: phổ thông, y học, tạp chí y  học để tìm kiếm tài liệu.  ­ Tài liệu đã xuất bản: sách, bài báo, luận văn, … ­ Các Thông tư của Bộ y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn. ­ Từ khóa : + Tiếng việt: kiến thức điều dưỡng phòng ngừa nhiễm khuẩn vết  mổ, Điều dưỡng, nhiễm khuẩn vết mổ, kiến thức, thực hành. + Tiếng anh: Prevention, Evidence Based Guidelines, Nurses’  Knowledge, Infection Control, Surgical Site Infection Wound Infection/ Surgical Site Infection, Nurses, Pediatric/Children,  Knowledge& Practice. Introduction 2.2. Tiêu chuẩn chọn tài liệu: ­ Tạp chí chính thống • http://www.pubmedcentral.com • http://www.biomedcentral.com • http://www.ncbi.nlm.nih.gov • http://worldwidescience.org • http://www.freemedicaljournals.com  • http://bmj.com  • http://www.doaj.org  • http://dmoz.org/Health/Medicine/Journals
  7. 7  Website của các tổ chức quốc tế: WHO, CDC, USAIDS, USAID,  UNPFA, UNDP, UNICEF, WB, ADB, PATH, SAVECHILDREN,  Universities,…  Website của các tổ chức VN: BYT, Trường, Viện, Bệnh viện, Trung  tâm… ­ Đánh giá tài liệu: lựa chọn thiết kế nghiên cứu  Ý kiến chuyên gia Nghiên cứu loạt bệnh, trường hợp bệnh Nghiên cứu bệnh chứng Nghiên cứu đoàn hệ RCT ­ Tài liệu phù hợp với hiện trạng thực tế, phổ biến và có hậu quả. ­ Tài liệu áp dụng trong thực tế. ­ Tính khả thi với nguồn lực có sẵn ­ Được chấp nhận từ nhà quản lý, lãnh đạo 2.3. Tiêu chuẩn loại trừ: ­ Những tài liệu không được công nhận tạp chí y khoa. ­ Tài liệu thiết kế nghiên cứu độ mạnh thấp và độ tin cậy thấp. ­ Tài liệu không áp dụng thực tế với vấn đề đang nghiên cứu.
  8. 8 CHƯƠNG III KẾT QUẢ 3.1. Tình hình mắc và hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ: Nhiễm khuẩn vết mổ  là hậu quả  không mong muốn thường gặp nhất và là   nguyên nhân quan trọng gây tử  vong  ở  người bệnh được phẫu thuật trên toàn thế  giới. Tại Hoa Kỳ, NKVM đứng hàng thứ 2 sau nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện. Tỷ  lệ  người bệnh được phẫu thuật mắc NKVM thay đổi từ  2% ­ 15% tùy theo loại   phẫu thuật. Hàng năm, số  người bệnh mắc NKVM  ước tính khoảng 2 triệu người.  Ở  một số  bệnh viện khu vực châu Á như   Ấn Độ, Thái Lan cũng như  tại một số  nước châu Phi, NKVM gặp ở 8,8% ­ 24% người bệnh sau phẫu thuật. Tại Việt Nam, NKVM xảy ra  ở  5% – 10% trong số  khoảng 2 triệu ng ười   bệnh được phẫu thuật hàng năm. NKVM là loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất, với   số lượng lớn nhất trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Khoảng trên 90% NKVM   thuộc loại nông và sâu. Nhiễm khuẩn vết mổ để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do kéo dài thời   gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. Tại Hoa Kỳ, số ngày nằm   viện gia tăng trung bình do NKVM là 7,4 ngày, chi phí phát sinh do NKVM hàng năm   khoảng 130 triệu USD. NKVM chiếm 89% nguyên nhân tử vong ở người bệnh mắc 
  9. 9 NKVM sâu. Với một số loại phẫu thuật đặc biệt như phẫu thuật cấy ghép, NKVM   có chi phí cao nhất so với các biến chứng ngoại khoa nguy hiểm khác và làm tăng   thời gian nằm viện trung bình hơn 30 ngày.   Một vài nghiên cứu  ở  Việt Nam cho   thấy NKVM làm tăng gấp 2 lần thời gian nằm viện và chi phí điều trị trực tiếp. 3.2. Các biện pháp phòng ngừa:  Nguyên tắc chung tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi tiếp nhận và điều  trị người bệnh ngoại khoa cần đảm bảo các nguyên tắc phòng ngừa NKVM sau:  ­ Mọi NVYT, người bệnh và người nhà của người bệnh phải tuân thủ  quy   định, quy trình phòng ngừa NKVM trước, trong và sau phẫu thuật.  ­ Sử  dụng kháng sinh dự  phòng phù hợp với tác nhân gây bệnh, đúng liều   lượng, thời điểm và đường dùng. ­ Thường xuyên và định kỳ  giám sát phát hiện NKVM  ở  người bệnh phẫu   thuật, giám sát tuân thủ thực hành phòng ngừa NKVM ở NVYT và thông tin kịp thời   các kết quả giám sát cho các đối tượng liên quan.  ­ Luôn có sẵn các điều kiện, phương tiện, thiết bị, vật tư  tiêu hao và hóa  chất thiết yếu cho thực hành vô khuẩn trong chăm sóc và điều trị người bệnh ngoại  khoa. Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật: ­ Xét nghiệm định lượng glucose máu trước mọi phẫu thuật. Duy trì lượng  glucose máu ở  ngưỡng sinh lý (6 mmol/L trong suốt thời gian phẫu thuật cho tới 48   giờ sau phẫu thuật). ­ Xét nghiệm định lượng albumin huyết thanh cho mọi người bệnh được mổ  phiên. Những người bệnh mổ phiên suy dinh dưỡng nặng cần xem xét trì hoãn phẫu   thuật và cần bồi dưỡng nâng cao thể trạng trước phẫu thuật. ­ Phát hiện và điều trị  mọi  ổ  nhiễm khuẩn  ở ngoài vị  trí phẫu thuật hoặc  ổ  nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trước mổ đối với các phẫu thuật có chuẩn bị. ­ Rút ngắn thời gian nằm viện trước mổ đối với các phẫu thuật có chuẩn bị. ­ Người bệnh mổ phiên phải được tắm bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn   chứa iodine hoặc chlorhexidine vào tối trước ngày phẫu thuật và/hoặc vào sáng ngày   phẫu thuật. Người bệnh có thể  tắm khô theo cách lau khử  khuẩn toàn bộ  vùng da 
  10. 10 của cơ  thể, đặc biệt là da vùng phẫu thuật bằng khăn tẩm dung dịch chlorhexidine  2% từ 1­2 lần/ngày trong suốt thời gian nằm viện trước phẫu thuật. ­ Không loại bỏ  lông trước phẫu thuật trừ  người bệnh phẫu thuật sọ  não  hoặc người bệnh có lông tại vị trí rạch da gây ảnh hưởng tới các thao tác trong quá  trình phẫu thuật. Với những người bệnh có chỉ  định loại bỏ  lông, cần loại bỏ  lông  tại khu phẫu thuật, do NVYT thực hiện trong vòng 1 giờ trước phẫu thuật. Sử dụng   kéo cắt hoặc máy cạo râu để loại bỏ lông, không sử dụng dao cạo. Sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật: ­ Sử dụng KSDP với các phẫu thuật sạch và sạch – nhiễm. KSDP cần dùng   liều ngắn ngày ngay trước phẫu thuật nhằm diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ  trong thời gian phẫu thuật. ­ Để  đạt hiệu quả  phòng ngừa cao, sử  dụng KSDP cần tuân theo 4 nguyên   tắc sau: ­ Lựa chọn loại kháng sinh nhạy cảm với các tác nhân gây NKVM thường  gặp nhất tại bệnh viện và đối với loại phẫu thuật được thực hiện. ­ Tiêm KSDP trong vòng 30 phút trước rạch da. Không tiêm kháng sinh sớm  hơn 1 giờ  trước khi rạch da. Nếu là mổ đẻ, liều KSDP cần được tiêm ngay sau khi   kẹp dây rốn. Đối với người bệnh đang điều trị kháng sinh, vào ngày phẫu thuật cần   điều chỉnh thời điểm đưa kháng sinh vào cơ thể sao cho gần cuộc mổ nhất có thể. ­ Duy trì nồng độ  diệt khuẩn trong huyết thanh và  ở  mô/tổ  chức trong suốt   cuộc mổ cho đến vài giờ sau khi kết thúc cuộc mổ. Với hầu hết các phẫu thuật chỉ  nên sử dụng 1 liều KSDP. Có thể cân nhắc tiêm thêm 1 liều KSDP trong các trường  hợp: (1) Phẫu thuật kéo dài > 4 giờ; (2) Phẫu thuật mất máu nhiều; (3) Phẫu thuật ở  người bệnh béo phì. Với phẫu thuật đại, trực tràng ngoài mũi tiêm tĩnh mạch trên,  người bệnh cần được rửa ruột và uống kháng sinh không hấp thụ  qua đường ruột   (nhóm metronidazol) vào ngày trước phẫu thuật và ngày phẫu thuật. ­ Không dùng KSDP kéo dài quá 24 giờ sau phẫu thuật. Riêng với phẫu thuật  mổ tim hở có thể dùng KSDP tới 48 giờ sau phẫu thuật. Các biện pháp phòng ngừa trong phẫu thuật: ­ Cửa buồng phẫu thuật phải luôn đóng kín trong suốt thời gian phẫu thuật   trừ khi phải vận chuyển thiết bị, dụng cụ hoặc khi ra vào buồng phẫu thuật.
  11. 11 ­ Hạn chế  số  lượt NVYT vào khu vực vô khuẩn của khu phẫu thuật và   buồng phẫu thuật. Những người không có nhiệm vụ không được vào khu vực này. ­ Mọi NVYT khi vào khu vực vô khuẩn của khu phẫu thuật phải mang đầy  đủ, đúng quy trình các phương tiện phòng hộ  trong phẫu thuật: (1) Quần áo dành  riêng cho khu phẫu thuật; (2) Mũ chùm kín tóc sử dụng một lần; (3) Khẩu trang y tế  che kín mũi miệng; (4) Dép dành riêng cho khu phẫu thuật. Ngoài mang các phương  tiện che chắn trên phải: (1) Vệ  sinh tay ngoại khoa (Phụ  lục 2); (2) Mặc áo phẫu  thuật (dài tay, bằng vải sợi bông đã được hấp tiệt khuẩn hoặc bằng áo giấy vô   khuẩn sử  dụng 1 lần); (3) Mang găng tay vô khuẩn. Kíp phẫu thuật cần thực hiện  các biện pháp phòng ngừa chuẩn khi phẫu thuật. ­ Các thành viên trực tiếp tham gia phẫu thuật phải vệ  sinh tay bằng dung   dịch khử khuẩn. Tùy theo điều kiện của từng bệnh viện, có thể  chọn một trong hai  phương pháp: o Sát khuẩn tay bằng dung dịch khử khuẩn chứa Chlohexidine 4, hoặc   o Sát khuẩn tay bằng dung dịch có chứa cồn dùng cho phẫu thuật dung dịch đạt hiệu  quả vi sinh chuẩn dùng cho chế phẩm vệ sinh tay phẫu thuật theo chuẩn STM hoặc   EN).  ­ Các thành viên không trực tiếp tham gia phẫu thuật phải vệ sinh tay b ằng   dung dịch vệ sinh tay chứa cồn theo quy trình vệ  sinh tay thường quy trước khi vào   khu vực vô khuẩn của khu phẫu thuật. Chỉ mang găng khi thực hiện các thủ  thuật   trên người bệnh. Sau khi thực hiện thủ thuật xong phải tháo găng ngay. Cần vệ sinh  tay bằng cồn trước khi mang găng và sau khi tháo bỏ  găng, sau khi đụng chạm vào  bất kỳ bề mặt nào trong buồng phẫu thuật. ­ Mọi người khi đã vào buồng phẫu thuật cần hạn chế đi lại hoặc ra ngoài   buồng phẫu thuật và hạn chế tiếp xúc tay với bề mặt môi trường trong buồng phẫu   thuật. Trường hợp bắt buộc phải ra ngoài khu phẫu thuật (ra khu hành chính, khu hồi   tỉnh) phải cởi bỏ mũ, khẩu trang, dép/ủng, quần áo dành riêng cho khu vực vô khuẩn   của khu phẫu thuật và loại bỏ vào đúng nơi quy định, sau đó rửa tay hoặc khử khuẩn  tay bằng cồn. ­ Chuẩn bị  da vùng phẫu thuật: Cần được tiến hành theo 2 bước gồm: Làm  sạch da vùng phẫu thuật bằng xà phòng khử khuẩn và che phủ bằng săng vô khuẩn.  Bước này cần được thực hiện  ở  buồng chuẩn bị  người bệnh phẫu thuật, do điều 
  12. 12 dưỡng khoa Phẫu thuật – gây mê hồi sức thực hiện; Sát khuẩn vùng dự kiến rạch da   bằng dung dịch chlorhexidine 2%, dung dịch chlorhexidine 0.5% pha trong cồn 70%   hoặc dung dịch cồn iodine/iodophors. Để  tránh tác dụng triệt tiêu do hoạt chất tích  điện trái dấu, nên sử  dụng cùng một hoạt chất trong toàn bộ  quá trình, ví dụ: Nếu   tắm bằng Chlorhexidine, thì cũng làm sạch da và sát khuẩn da bằng Chlorhexidine.  Thực hiện sát khuẩn vùng rạch da theo đường thẳng từ  trên xuống dưới, từ  nơi dự  kiến rạch da ra hai bên hoặc theo vòng tròn từ trong ra ngoài. Vùng sát khuẩn da phải   đủ rộng để  có thể  mở  rộng vết mổ, tạo vết mổ mới hoặc đặt các ống dẫn lưu khi   cần. Với những phẫu thuật có chuẩn bị, sau khi sát khuẩn vùng rạch da, có thể băng   vùng rạch da bằng băng vô khuẩn (off­side) không hoặc chứa chất khử khuẩn (iodine   hoặc chlorhexidine) nhằm hạn chế ô nhiễm vết mổ  khi phẫu thuật. Cần sát khuẩn  vùng dự  kiến rạch da ngay trong buồng phẫu thuật trước khi rạch da, do kíp phẫu  thuật thực hiện. ­ Kỹ thuật mổ: Khi phẫu thuật cần thao tác nhẹ nhàng, duy trì cầm máu tốt,   tránh làm đụng giập, thiểu dưỡng mô/tổ  chức. Cần loại bỏ  hết tổ  chức chết, chất   ngoại lai và các khoang chết trước khi đóng vết mổ. Áp dụng đóng vết mổ  kỳ  đầu   muộn hoặc đóng kỳ  hai  ở  phẫu thuật bị  ô nhiễm nặng. Có thể  sử  dụng chỉ  khâu   phẫu thuật kháng khuẩn để đóng da. Nếu phải dẫn lưu, cần sử dụng hệ thống dẫn   lưu kín, không đặt ống dẫn lưu qua vết mổ. Trước khi đóng vết mổ phải kiểm tra và   đếm kiểm dụng cụ, gạc đã sử dụng để bảo đảm không bị sót. Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật: ­ Băng vết mổ  bằng gạc vô khuẩn liên tục từ  24 – 48 giờ  sau mổ. Chỉ thay   băng khi băng thấm máu/dịch, băng bị nhiễm bẩn hoặc khi mở kiểm tra vết mổ.  ­ Thay băng theo đúng quy trình vô khuẩn.  ­ Hướng dẫn người bệnh, người nhà của người bệnh cách theo dõi phát hiện   và thông báo ngay cho NVYT khi vết mổ có các dấu hiệu/triệu chứng bất thường. ­ Chăm sóc chân ống dẫn lưu đúng quy trình kỹ thuật và cần rút dẫn lưu sớm   nhất có thể. Hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ
  13. 13 Kiểm soát tốt NKVM làm giảm rõ rệt tỷ  lệ  nhiễm khuẩn bệnh viện chung   của toàn bệnh viện, qua đó cải thiện chất lượng khám chữa bệnh ở một bệnh viện.   Một trong các biện pháp đã được xác định có hiệu quả cao trong phòng ngừa NKVM   là tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong buồng phẫu thuật và khi chăm sóc vết   mổ. 3.3. Các kết quả  nghiên cứu về  kiến thức của điều dưỡng trong việc ngăn   ngừa NKVM: Nghiên cứu Mahmound N. Qasem và cộng sự cho thấy phần lớn điều dưỡng  Jordan có kiến thức về  ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ   ở  mức thấp với điểm tối  thiểu 48% và điểm tối đa 92% [5]. Do đó, cần tổ chức nhiều các khóa đào tạo nâng  cao kiến thức của điều dưỡng về nhiễm khuẩn vết mổ. Ngoài ra trong Nghiên cứu  Mahmound N. Qasem và cộng sự còn cho thấy điều dưỡng được đào tạo có thể đóng  góp vào việc quản lý kháng sinh an toàn bằng cách ngăn ngừa các sai sót về  thuốc  như; liều lượng bị bỏ sót, liều lượng trùng lặp và liều lượng không chính xác. Ảnh  hưởng gián tiếp đến nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật. Trong nghiên cứu của Freahiywot Aklew Teshager và cộng sự được thực hiện  bằng cách sử dụng bản khảo sát câu hỏi trên 423 điều dưỡng được chọn ngẫu nhiên  có tỷ  lệ điều dưỡng có kiến thức về phòng ngừa NKVM là 40,7%. Nghiên cứu cho  thấy hơn một nửa số điều dưỡng tham gia khảo sát có kiến  thức không đầy đủ về  việc phòng ngừa NKVM. Các yếu tố  liên quan quan trọng nhất bao gồm thiếu đào   tạo về  hướng dẫn dựa trên bằng chứng và các biến số  xã hội học (tuổi, năm phục  vụ, tình trạng giáo dục, v.v.). Nên đào tạo các điều dưỡng với các hướng dẫn cập   nhật về NKVM [4]. Theo nghiên cứu của Huỳnh Huyền Trân và Nguyễn Thị  Hồng Nguyên khảo  sát trên 65 ĐD tại khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Thành phố  Cần Thơ  về  ĐD có   kiến thức tốt về  phòng ngừa NKVM chiếm 67,7%, trong đó: có 65% ĐD có kiến  thức đúng về chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật; 68% ĐD có kiến thức đúng về  yếu tố  nguy cơ  gây NKVM; 95% có kiến thức đúng về  tình trạng/thể  trạng bệnh   nhân đối với NKVM và chỉ có 40% ĐD có kiến thức đúng về nhận biết NMVK [3].
  14. 14 Nguyễn Thanh Loan và cộng sự  nghiên cứu cắt ngang mô tả  trên 80 điều  dưỡng có thâm niên từ 1 năm trở lên tại các khoa ngoại của bệnh viện đa khoa Tiền  Giang trong thời gian từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 6 năm 2014 cho thấy tỷ lệ điều  dưỡng có kiến thức đúng về  phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ  là 60%. Kết quả  của  nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa trình độ  chuyên môn với kiến thức của  điều dưỡng về phòng ngừa NKVM (p = 0,005). Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm thấy   mối liên quan giữa số  bệnh nhân điều dưỡng chăm sóc trung bình 1 ngày với thực   hành về phòng ngừa NKVM (p = 0,009) [7]. Bên cạnh đó một nghiên cứu của Hanan A. Abd Elhay và cộng sự  về  Kiến  thức và thực hành của điều dưỡng về  nhiễm trùng vết thương trong đơn vị  phẫu  thuật tại Bệnh viện Nhi đồng Đại học Assuit cho thấy tỷ  lệ  điều dưỡng có kiến   thức đúng về  chăm sóc ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ  chiếm đến 60,0% trên tổng  số điều dưỡng được nghiên cứu biết cách chăm sóc trẻ trước và trong khi mổ [9]. BẢNG TỔNG KẾT CÁC TÀI LIỆU Tác  Mục tiêu Thiết kế Kết quả Chất  giả(năm) lượng  bằng  chứng Mahmound  Đánh giá  Thiết kế cắt  Có mối tương quan  Open  N. Qasem  mức độ hiểu  ngang có ý nghĩa thống kê  Journal of  (2017) biết của  giữa tất cả các biến  Nursing  điều dưỡng  nhân khẩu học xã  7:561­582 Jordan về  hội học liên tục  các hướng  được thử nghiệm và  dẫn dựa trên  tổng điểm kiến  bằng chứng  thức (p> 0,05) để phòng  ngừa NKVM Freahiywot  Đánh giá  Nghiên cứu  Nghiên cứu cho  Hindawi  Aklew  kiến thức,  được thực hiện  thấy hơn một nửa  Publishing  Teshager  thực hành và  bằng bảng câu  số điều dưỡng tham  Corporation  (2015) các yếu tố  hỏi khảo sát  gia cuộc khảo sát có  Surgery  liên quan  trên 423 điều  kiến thức không  Research  của điều  dưỡng được  đầy đủ về việc  and Practice
  15. 15 dưỡng đối  chọn ngẫu  phòng ngừa NKVM Volume  với việc  nhiên đang làm  2015:1­6 phòng ngừa  việc tại các  NKVM bệnh viện  chuyển tuyến  trong thời gian  nghiên cứu Huỳnh  Xác định tỷ  Mô tả cắt  Kết quả nghiên cứu  Tạp chí  Huyền  lệ điều  ngang có phân  chúng em cho thấy  Nghiên cứu  Trân và  dưỡng có  tích. Sử dụng  có sự khác biệt về  khoa học và  Nguyễn  kiến thức  bộ câu hỏi để  kiến thức ở hai giới  Phát triển  Thị Hồng  tốt và thực  quan sát và  lần lượt là: Nữ  kinh tế  Nguyên hành đạt yêu  phỏng vấn 65  chiếm 76,1% và  Trường Đại  (2017) cầu về  điều dưỡng  nam chiếm 47,4%.  học Tây Đô  phòng ngừa  khoa ngoại thực  Cho thấy những  02: 141­151 NKVM hiện chăm sóc  điều dưỡng nữ có  vết mổ ở Bệnh  kiến thức tốt gấp  viện Đa khoa  3,5 lần so với điều  Thành phố Cần  dưỡng nam (p 0,05). Thơ từ 12/2016  đến 02/2017 Nguyễn  Xác định tỷ  Nghiên cứu cắt  Tỷ lệ điều dưỡng  Tạp chí Y  Thanh  lệ điều  ngang mô tả, 80  có kiến thức đúng  học TP.Hồ  Loan và  dưỡng có  điều dưỡng có  về phòng ngừa  Chí Minh  cộng sự kiến thức và  thâm niên công  nhiễm trùng vết mổ  18: 129­135 (2014) thực hành  tác từ 1 năm trở  là 60% (48/80) đúng về  lên tại các khoa  Kết quả nghiên cứu  phòng ngừa  ngoại của bệnh  cho thấy có mối liên  nhiễm  viện đa khoa  quan giữa trình độ  khuẩn vết  Tiền Giang  chuyên môn với  mổ  trong thời gian  kiến thức của điều  (NKVM).  từ tháng 1 năm  dưỡng về phòng  Đồng thời,  2014 đến tháng  ngừa NTVM (p =  xác định các  6 năm 2014. 0,005) yếu tố liên  quan đến  kiến thức và  thực hành  đúng về  phòng ngừa  nhiễm trùng  vết mổ. Hanan A.  Đánh giá  Nghiên cứu mô  Nghiên cứu kết  Assiut  Abd Elhay  kiến thức và  tả cắt ngang. luận rằng các điều  Scientific 
  16. 16 và cộng sự thực hành  Một mẫu tiện  dưỡng có mức kiến  Nursing  (2016) của điều  lợi của 30 điều  thức đạt yêu cầu và  Journal, Vol  dưỡng liên  dưỡng làm việc  mức độ thiếu hụt  4, No 9,  quan đến  trong đơn vị  trong thực hành. December  nhiễm trùng  phẫu thuật của  2016: 109­ vết thương  Bệnh viện Nhi  115. trong đơn vị  đồng Đại học  phẫu thuật  Assuit tại Bệnh  viện Nhi  đồng Đại  học Assuit. Nhận xét bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu: Sau khi tìm hiểu 5 nghiên cứu trên, chúng em thấy có sự tương quan giữa kiến  thức của người điều dưỡng với tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong bệnh viện, đa phần  các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ kiến thức đúng về  NKVM chiếm từ 60% ­ 70% với tỉ  lệ  NKVM từ 25%­27% trong các trường hợp nhiễm khuẩn, riêng trong  nghiên cứu  của Freahiywot Aklew Teshager và cộng sự thì tỉ lệ điều dưỡng tham gia cuộc khảo  sát có kiến thức không đầy đủ  về  việc phòng ngừa NKVM chỉ  đạt 40,7% với tỉ  lệ  nhiễm trùng vết mổ chiếm hơn 30% trong các trường hợp nhiễm khuẩn.  Qua các tỷ lệ này cho thấy điều dưỡng đạt kiến thức tốt nhất ở nội dung đánh giá   tình trạng/thể trạng của bệnh nhân đối với NKVM, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các   tỷ  lệ  là không cao, điều đó cho thấy kiến thức của  điều dưỡng về  phòng ngừa  NKVM cho bệnh nhân là khá tốt. Điều đó thể  hiện được ý thức và trách nhiệm của   điều dưỡng khi chăm sóc vết thương, họ luôn trang bị tốt cho mình cả về kiến thức  lẫn thực hành nhằm phòng ngừa NKVM cho bệnh nhân.  Qua các nghiên cứu, đã cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức với thực   hành về phòng ngừa NKVM.  Ở nhóm điều dưỡng có kiến thức tốt sẽ có tỷ  lệ thực  hành đạt cao gấp 6,8 lần so với  điều dưỡng  ở  nhóm có kiến thức không tốt (p 
  17. 17 CHƯƠNG IV BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của điều dưỡng Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Loan năm 2014 với tỷ lệ nữ cao hơn nam: nữ  chiếm 82,5% trong khi nam chỉ chiếm 17,5%. Tỷ lệ nam thấp hơn có thể do đặc thù  của ngành điều dưỡng.  Nghiên cứu của Huỳnh Hồng Nguyên năm 2017 với tỷ lệ điều dưỡng có trình   độ chuyên môn thuộc trung cấp là 52,3% và cao đẳng/đại học là 47,7%. Nguyễn Thanh Loan năm 2014 với điều dưỡng có thâm niên từ  1 – 5 năm là  35%, từ 6 – 10 năm là 37,5% và từ 16 – 20 năm là 7,5%. Điều này cho thấy tỷ lệ phân  bố về thâm niên của điều dưỡng không đồng đều tại bệnh viện.  Nghiên cứu của Huỳnh Hồng Nguyên năm 2017 là 71% điều dưỡng chăm sóc  từ  9 người bệnh trở  lên trong ngày. Do đó, việc chăm sóc số  người bệnh lớn như  vậy có thể làm giảm chất lượng chăm sóc và hiệu quả công việc của điều dưỡng. 4.2. Kiến thức của điều dưỡng về ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ Nghiên cứu của Huỳnh Hồng Nguyên năm 2017 có 65% điều dưỡng có kiến   thức đúng về chuẩn bị  bệnh nhân trước phẫu thuật. Và tỷ  lệ  này cũng tương đồng  với kết quả  nghiên cứu của  Hanan A. Abd Elhay năm 2016 là 60% điều dưỡng có  kiến thức đúng về dự phòng trước mổ cho trẻ. Nghiên cứu của Huỳnh Hồng Nguyên năm 2017 cho thấy chỉ có 40% có kiến  thức đúng về nhận biết NMVK. Qua các kết  quả  nghiên  cứu  cho  thấy thực trạng kiến thức về phòng ngừa   NKVM của điều dưỡng là chưa cao. Kết quả  nghiên cứu đều có sự  khác biệt cả  trong và ngoài nước ­ sự  khác biệt này là do sự  khác biệt về  cỡ  mẫu, độ  tuổi, địa  
  18. 18 điểm, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn, thời gian nghiên cứu, cách đánh giá là  khác nhau. Những số liệu chúng em thu được của  các  nghiên cứu  khác  được  đưa  ra  chủ  yếu  cùng  để bàn luận về kiến thức của điều dưỡng trong vấn đề chăm sóc.  Với ý thức trách nhiệm của điều dưỡng cùng với sự quan tâm của các nhà quản lý   trong việc phòng ngừa NKVM, sẽ  tích cực góp phần đưa công tác điều dưỡng lên  một tầm cao mới, làm giảm chi phí điều trị, giúp người bệnh mau khỏi bệnh, tạo   môi  trường  an  toàn và yên tâm cho  người bệnh, tăng uy tín và chất lượng của bệnh   viện.
  19. 19 CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết Luận NKVM chiếm tới 25%­27% trong các vấn đề  liên quan đến bệnh nhân được   phẫu thuật.  Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho người bệnh tử vong trên   thế giới. Ở Việt Nam, 5%­10% các người bệnh được phẫu thuật bị NKVM.  NKVM có thể  được cải thiện đáng kể  nếu người điều dưỡng được trang bị  những kiến thức đúng về nó.  Một số  các kiến thực quan trọng cần được trang bị: Sử  dụng kháng sinh dự  phòng phù hợp, Thường xuyên và định kỳ  giám sát phát hiện NKVM, Luôn có sẵn   các điều kiện, phương tiện, thiết bị, vật tư  tiêu hao và hóa chất thiết yếu, Cửa   buồng  phẫu thuật phải luôn đóng kín,  Hạn  chế  số  lượt  NVYT  vào khu vực   vô  khuẩn;Mọi NVYT khi vào khu vực vô khuẩn của khu phẫu thuật phải mang đầy đủ,   đúng quy trình các phương tiện phòng hộ trong phẫu thuật. Có khoảng 65% điều dưỡng có kiến thức đúng về chuẩn bị bệnh nhân trước  phẫu thuật. Có khoảng 40%  điều dưỡng có kiến thức đúng về  đúng về  chuẩn bị  bệnh  nhân trước phẫu thuật. Qua tìm hiểu các nghiên cứu về nhiễm khuản vết mổ chúng em thấy NKVM  có liên quan rất lớn đến kiến thức của điều dưỡng trong vấn đề  chăm sóc trước –  trong và sau mổ, cùng với đó là việc trang bị  kiến thức của điều dưỡng về  việc  phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ là rất quan trọng, nếu không có các biện pháp phù  hợp và thường xuyên để  nâng cao kiến thức và thực hành cho điều dưỡng thì tình   trạng NKVM sẽ không được cải thiện. Song song với việc tập huấn cho điều dưỡng về  kiến thức và thực hành thì   việc trang bị  đầy đủ  phương tiện trong phòng ngừa NKVM cũng giữ  vai trò quan  trong không kém trong việc đẩy lùi nhiễm khuẩn vết mổ.
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2