ĐỀ ÁN MÔN HỌC: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
lượt xem 29
download
Mỗi công ty đã đưa ra một danh sách đề xuất các phương án quản lý môi trường. Sắp xếp các phương án đó vào (những) nhóm thích hợp trong hệ thống thứ bậc về quản lý môi trường.Các sản phẩm của Liên hiệp chủ yếu được sử dụng trong các ngành cấp nước, thoát nước và các sản phẩm đúc dân dụng như nắp cống, vỉ lò sưởi và cột đèn. - Nguyên liệu thô đầu vào ở đây là Kim loại vụn....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ ÁN MÔN HỌC: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 ĐỀ ÁN MÔN HỌC: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG Dách sách thành viên và phân công công việc cụ thể của Nhóm 3T: Công việc thực STT Họ tên Nghề nghiệp Nơi công tác hiện Phân loại các Công ty Cổ phương án quản lý phần Tư vấn Hoàng Minh Kỹ sư xây dựng 1 Dương Xây dựn Sông môi trường ( Công ty Đà ViPaCo) Công ty CPCN Phạm Văn Hùng Kỹ sư xây dựng Đề xuất dự án Hoá chất 2 CECO Phân loại các phương án quản lý Kỹ sư Công Công ty Công Nguyễn Đức Hải 3 nghệ thông tin nghệ Viettel môi trường ( Công ty FPF) Phân loại các Công ty Cổ phương án quản lý Nguyễn Thị Việt Kỹ sư Công phần Truyền 4 Hồng nghệ thông tin thông Việt môi trường ( Công ty Nam – VCC FPF) Phân loại các phương án quản lý Khương Văn Nhân viên Bảo 5 Công ty VTB Quảng hiểm môi trường ( Công ty ViPaCo) Công ty CPCN Lê Thị Huyền Kỹ sư xây dựng Hoá chất Đề xuất dự án 6 Trang CECO Phần I: Phân loại các phương án quản lý môi trường. Nhóm 3T Trang 1
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 Mỗi công ty đã đưa ra một danh sách đề xuất các phương án quản lý môi tr ường. Sắp xếp các phương án đó vào (những) nhóm thích hợp trong hệ thống thứ bậc về quản lý môi trường. A/ Đối với Liên hiệp sản xuất và lắp rắp ống thép ( FPF) - Các sản phẩm của Liên hiệp chủ yếu được sử dụng trong các ngành cấp nước, thoát nước và các sản phẩm đúc dân dụng như nắp cống, vỉ lò sưởi và cột đèn. - Nguyên liệu thô đầu vào ở đây là Kim loại vụn. - Quy trình làm ra sản phẩm được công ty nấu chảy trong một lò nấu kim loại và sau đó đổ vào máy đúc ống hoặc vào các khuôn đúc bằng cát. - Các lò nấu kim loại sinh ra các loại chất thải như: + Sinh ra khí thải. Như: CO2, SO2, NOx, và khói/ bồ hóng. + Quá trình đúc cũng tạo ra một loại phế thải rắn đáng kể. Như: kim loại không phải là sắt ở trong phế liệu sử dụng làm nguyên liệu, cát đã sử dụng và các vật liệu để ghép nối. -Ngoài ra, việc sử dụng điện năng trong xí nghiệp đạt hiệu suất thấp. FPF đã xem xét các phương án quản lý môi trường sau đây cho xí nghiệp: 1. Thay đổi các thông số vận hành lò nấu kim loại đ ể tăng hiệu suất qu ả trình, như vậy sẽ làm giảm lượng khói thải sinh ra. * Việc thay đổi thông số vận hành lò sẽ đẫn việc đốt cháy nhiên liệu một cách triệt để hơn. Mặt khác thay đổi thông số vận hành lò sẽ tiết kiệm một nguồn nhiên liệu đáng kể. Hiện nay các lò luyện thép chủ yếu là lò hồ quang, nguyên liệu chủ yếu là dầu FO, hoặc có thể là các lò điện. Nguồn thải do chất đốt dầu được coi là nguồn thải quant rọng nhất. Vì thế thay đổi thông số vận hành vừa hạn chế được chất thải vừa đốt cháy nhiên liệu hiệu quả vừa tăng được năng suất dẫn đế tiết kiệm chi phí cho Nhóm 3T Trang 2
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 Doanh nghiệp. Thay đổi thông số vận hành lò sẽ tiết kiệm đáng kể điện tiêu thụ ban đầu từ đó cũng góp phần đánh kể cho tiết kiệm điện, tiết kiệm chi phí. Việc thay đổi thông số này cũng dẫn đến việc đ ược kiểm soát quá trình sản xuất một cách tốt hơn. 2. Lắp đặt thiết bị lọc khói thải tại cửa lò. * Khói bụi của lò luyện thép đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp vào danh mục chất thải nguy hại. Lượng bụi phát sinh trong quá trình luyện thép phụ thuộc vào công nghệ luyện thép, nhưng thông thường chiếm khoảng 1,5 - 2,5% sản lượng sản phẩm phôi thép. Đây là loại chất thải rất độc hại với con người. Đã có rất nhiều các dự án kế hoạch nhằm giảm lượng khói bụi thải ra mội trường được các Doanh nghiệp nghiên cứu. * Trong bụi, chứa 40% sắt cùng với những nguyên tố khác, chủ yếu là kẽm và chì. Như vậy đã mất đi đến 24.000 tấn sắt không thu hồi (theo thời giá lên tới 15 tỉ đôla Mỹ). Lượng hao phí ngày càng lớn khi phát triển sản xuất. Song không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, mà bụi thải rất độc hại với con người và gây ô nhiễm môi trường. Nhóm 3T Trang 3
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 * Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nhà nước cho phép các DN luyện thép nhập khẩu phế liệu sắt, thép làm nguyên liệu sản xuất, nhưng phải bảo đảm xử lý triệt để các chất thải phát sinh từ quá trình luyện thép, trong đó có xử lý bụi. * Liên hiệp FPF này đã cho tiến hành lắp đặt thiết bị lọc khói thải tại cửa lò. Việc lắp đặt thêm thiết bị này nhằm kiểm soát lượng khói bụi thải ra ngoài môi trường, hạn chế được khí thải phát tán. Đây cũng là hành động cải thiến tiến thiết bị giúp quá trình sản xuất sạch hơn. * Nếu có thể, việc lắp đặt thiết bị lọc khói tại cửa lò cũng sẽ giúp cho Liên hiệp hạn chế được lương khói bụi phát tan ra mội trường. Mặt khác trong bụi thải ấy có chứa các các loại kim loại được làm nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm. Việc thu hồi được bụi này có thể giúp Liên hiệp tiết kiệm được chi phí đầu vào những bụi thải được kiểm soát triệt để hơn tránh gây lãng phí. 3. Kiểm tra chất lượng kim loại phế liệu dùng làm nguyên vật liệu và loại ra những kim loại chất lượng thấp và rác, qua đó tăng chất lượng sản phẩm, giảm sản phẩm trả lại và giảm lượng khói thải sinh ra. * Thực tế cho thấy, sắt phế liệu dùng để nấu luyện trong các lò điện được thu gom từ nhiều nguồn khác nhau với đủ các loại thành phần tạp chất. Hệ quả là việc nấu luyện thép bằng sắt phế liệu gặp rất nhiều khó khăn. * Không kiểm tra chất lượng của nguyên liệu đầu vào sẽ làm cho quá trình nấu thép không những gặp khó khăn trong cho phí như: tiêu tốn nguyên liệu nhưng không đạt được sản lượng mong muốn, tôn nhiên liệu thời gian để công sức để luyện những kim loại và phế liệu đó thành sản phẩm, sản phẩm cho ra không có chất lượng tốt và quan trọng là sinh ra nhiều chất thải mà phải mất công, mất tiền để xử lý chỗ thải đấy. * Khâu quản lý để kiểm soát tốt chất lượng kim loại phế liệu dùng làm nguyên liệu đầu vào giúp kiểm soát được cả quá trình sản xuất tốt hơn Nhóm 3T Trang 4
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 qua đó cải tiến được chất lượng sản phẩm và giảm đáng kể chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất đặc biệt là lượng khói bụi thải phán tán ra ngoài môi trường. 4. Rửa và dùng lại cát, chỗ cát này được sử dụng lại trong quá trình đúc. Trong quá trình sản xuất ống thép và các bộ phận lắp rắp, cát đ ược sử dụng để làm khuôn đúc. Nếu chỉ sử dụng một lần cho khuôn đúc đó sẽ gây lãng phí cát và cát không được dùng nữa sẽ là chất thải rắn phát sinh thêm. Cát sau khi được làm khuôn đúc sẽ được rửa sạch quay trở lại làm khuôn cho lần sau là một phương pháp Sản xuất sạch hơn tránh tình trạng rác thải rắn nên không phải mang đi chôn lấp, đổ thải. 5. Đưa phế liệu rắn đi chôn lấp. Các chất thải rắn không còn phương pháp nào có thể thu hồi và tái chế sự dụng tại chỗ hoặc sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm khác thì phải đếm đi chôn lấp. Việc đem phế thải đi chôn lấp cùng cần có quy trình và kết hợp thêm các yêu tố gây ô nhiễm khác cho môi trường đất. Tránh tình trạng không ô nhiễm dạng này chuyển thành ô nhiễm dạng khác thì vấn đề vẫn chưa được khắc phục. 6. Hướng dẫn công nhân không đổ quá kim loại vào khuôn đúc, qua đó giảm được tiêu thụ chấy đốt và việc phát sinh phế liệu. Việc hướng dẫn công nhân không đổ quá kim loại vào khuôn đúc chính là việc Quản lý nội vi tốt, kiểm soát quá trình sản xuất tốt. Đổ đúng lượng kim loại vào khuôn không những giảm được việc tiêu thụ chất đốt, việc phát sinh phế liệu mà còn tiết kiệm nguyên liệu đầu vào, tạo thành ý thức làm việc theo quy chuẩn cho công nhân. Nhóm 3T Trang 5
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 7. Lắp đặt thiết bị giám sát để giảm điện năng. Cho dù lò nấu kim loại có sử dụng chất đốt là gì ( điện, dầu FO, than,..) thì việc tiêu tốn nhiên liệu vào đây là rất nhiều. Lắp đặt thêm thiết bị để giám sát trong quá trình nấu, luyện kim loại. Tránh tình trạng cung cấp nhiệt năng lẵng phí cho lò. Việc đó cũng sẽ là cho quá trình nung chảy kim loại diễn ra triệt để khi được cung cấp nhiệt độ vừa đủ và đúng. Nhóm 3T Trang 6
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 Bảng sắp xếp, phân loại các nhóm trong hệ thống thứ bậc quản lý môi trường dựa trên các phương án của Liên hiệp FPF ( Số ghi trong bảng biểu tương ứng với số thứ tự phương án mà Liên hiệp FPF đã xem xét) Các nhóm trong hệ thống thứ bậc Phương án quản lý môi trường Sản xuất sạch hơn, bao gồm: • Quản lý nội vi tốt 3, 6 • Thay đổi nguyên liệu đầu vào • Kiểm soát quá trình tốt hơn 1, 3, 6, 7 • Cải tiến thiết bị 2, 7 • Thay đổi công nghệ • Cải tiến, thay đổi sản phẩm 3 • Sử dụng hiệu quả năng lượng 1, 6, 7 • Tái chế/ tái sử dụng tại chỗ 4 Tái chế/Tái sử dụng ở nơi khác Kiểm soát ô nhiễm/ xử lý ô nhiễm 2, 3 Đổ thải, Chôn lấp 4, 5 B/ Đối vớiCông ty VIPACO: Công ty VIPACO có địa chỉ trụ sở chính tại 34 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp mạnh có uy tín về lĩnh vực sản xuất Bao bì, kinh doanh thương mại. Ngành, nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: - Sản xuất và kinh doanh các loại bao bì. - Sản xuất và kinh doanh bột giấy, giấy và các sản phẩm từ giấy. - Buôn bán máy móc thiết bị sản xuất bao bì, giấy và bột giấy. - Dệt bao bì nhựa PP, PE. Nhóm 3T Trang 7
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 - Sản xuất các sản phẩm dệt khác. - In bao bì, mác nhãn mang tính thương mại. - Các dịch vụ liên quan đến in. - Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà Công ty kinh doanh - Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng và khu công nghiệp, các công trình cấp thoát nước và nước thải, các công trình đường dây và trạm biến thế điện - Kinh doanh dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa.. Hệ thống dây truyền sản xuất bao bì của Công ty VIPACO Sản phẩm được bán cho các công ty thực phẩm và các nghành công nghiệp để làm bao bì đóng gói thực phẩm. Công ty hiện có Nhà máy bao bì Bà Rịa Vũng Tàu sản xuất vỏ bao theo dây truyền KPK, cung cấp bao bì cho Trạm nghiền xi măng Cẩm phả cũng như nhu cầu cho thị trường miền Nam. Nhóm 3T Trang 8
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 Để có một bao bì thực phẩm, Công ty đã sử dụng nguyên liệu đầu vào (nhựa, chất phụ gia, chất màu và nhiều tạp chất khác…) có độ tinh khiết đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm do các cơ quan chức năng quy định và được sản xuất trên một dây chuyền công nghệ đặc biệt nhằm đảm bảo sản phẩm được sử dụng để bao gói thực phẩm tuyệt đối không được gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm biến đổi chất lượng, không tạo mùi vị, màu sắc lạ cho thực phẩm và có độ bền xác định đối với thực phẩm chứa trong đó. Quá trình sản xuất của VIPACO sinh ra một loạt các loại phế thải, bao gồm cả phế liệu rắn sinh ra khi vận hành thử và vận hành sản xuất thật, mực lỏng phế thải, và hơi dung môi bay ra từ mực in và keo dán. Công ty VIPACO đã có các ý tưởng quản lý chất thải sau đây: 1. Băm nhỏ phế liệu và bán cho một công ty khác dùng làm vật liệu nhồi đ ệm giường. Băm nhỏ phế liệu và bán cho một công ty khác dùng làm vật liệu nhồi đệm giường. Hoạt động băm nhỏ phế liệu giúp cho việc dễ dàng tái chế sử dụng cho nhiều mục đích khác như làm vật liệu nhồi hay vật liệu đốt. Ngoài ra việc băm nhỏ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tránh được những tác hại không đáng có. Đồng thời khi bán phế liệu đã băm nhỏ cho công ty khác sẽ giúp cho việc xử lý rác thải nhanh chóng và thuận lợi hơn nhiều, vừa làm giảm chi phí thu gom mà lại tăng thêm nguồn thu nhạp khác cho công ty. 2. Lắp đặt một lò đốt để đốt phế liệu rắn. Cải tiến trang thiết bị sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất. Việc lắp đặt lò đốt rác thiết kế, tính toán khoa học về chế độ nhiệt chế độ đối lưu của dòng không khí .... giúp tiết kiệm nhiên liệu, đốt cháy hoàn toàn chất thải gây ra ảnh hưởng nhỏ nhất đến môi trường. Những nguồn phế thải sẽ được thu gom và xư lý tại chỗ, không còn tình trạng bụi công nghiệp ảnh hưởng đến người lao động.. Khắc phục được ô nhiễm môi trường làm việc tại nơi sản xuất. Khi sản xuất bao bì sinh ra rất nhiều phế thải chủ yếu la giấy và các vật liệu rắn vì thế khi lắp đặt lò đốt phế liệu sẽ giảm thiểu được nhiều bệnh do bụi và các hơi dung môi bay ra giúp cho công nhân tránh được những căn bệnh nghề Nhóm 3T Trang 9
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 nghiệp không đáng có.Để tăng cường đảm bảo chất lượng trong sản xuất và an toàn lao động 3. Lắp đặt một máy camera kiểm tra chất lượng để phát hiện lỗi in sớm hơn, qua đó giảm thiểu phát sinh phế liệu. Việc lắp đặt camera sẽ giúp cho việc quản lý tốt công nhân trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Chi phí lắp đặt không tốn kém nhiều mà đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Camera la công cụ đ ể kiểm soát hành động của công nhân cũng như những sai sót kỹ thuật trong khi vận hành máy móc. Từ đó chất lượng của sản phẩm được cải thiện và hoàn thiện hơn mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiêp Bên cạnh đó ý thức của công nhân về vấn đề an toàn lao động và ô nhiễm môi trường được nâng cao. Hạn chế được những sai sót và rủi ro trong khi san xuất. Kiểm soát hành động của công nhân và máy móc làm cho quá trình vận hành được tốt hơn nhiều. Qua đó giảm thiểu việc phát sinh phế liệu giúp cho việc xử lý ô nhiễm môi trường dẽ dàng hơn . 4. Tái sử dụng mực qua sử dụng bằng cách trộn với mực đen. Trong mực in, nồng độ các chất gây ô nhiễm rất cao, các chỉ tiêu BOD, COD, SS, N, P đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép thải nhiều lần. Khi trực tiếp thải mực in vào nguồn tiếp nhận không qua xử lý, chất hữu cơ có trong nước thải sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Bảng chỉ tiêu nước thải mực in Yêu cầu chất lượng Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị đầu vào nước đầu ra ( QCVN STT 24:2009, cột B) 1 COD Mg/l 26.000 100 2 BOD Mg/l 3.500 50 3 SS Mg/l 624 100 Phốt pho tổng 4 Mg/l 114 6 Nitơ tổng 6 Mg/l 64 40 Nhóm 3T Trang 10
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 7 Coliform MPN/100ml 9,3×106 5000 8 pH - 7 5,5 -9 9 Màu Pt-Co 1.200 70 Các chỉ tiêu BOD, COD, SS, N, P đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép thải nhiều lần. Ngoài ra, độ màu của nước thải làm hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… Đồng thời, gây tác hại về mặt cảm quan, gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước. Nước thải ngành sản xuất mực in có các thành phần ô nhiễm đặc trưng như dung môi hữu cơ, độ màu, chất rắn lơ lửng. Vì vậy trong quá trình sản xuất Vipaco đã tìm kiếm nhiều phương pháp để hạn chế thải mực in ra môi trường đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất. Tái sử dụng mực in đã qua sử dụng bằng cách trộn với mực đen là một trong những biện pháp tái chế/ tái sử dụng tại chỗ mà Vipaco đưa ra nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm và bảo vệ môi trường. 5. Đưa phế liệu rắn đi chôn lấp. Các phế liệu mà Vipaco thải ra trong quá trình sản xuất như, phim nhựa hỏng, bản in không đạt yêu cầu, các giấy bạc kim loại không đ ủ tiêu chuẩn…..Các chất thải rắn khó phân huỷ này sẽ là nguồn ô nhiễm môi trường lớn nếu không được xử lý đúng phương pháp. Để sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường sản xuất trong chính công ty cũng như môi trường sống của các khu dân cư xung quanh, Vipaco đã xử lý các chất thải rắn này bẵng phương pháp đốt, tiêu huỷ và đem đi chôn lâp. 6. Tái sử dụng phim phế thải khi vận hảnh thử Trong quá trình sản xuất, thông thường các công đoạn chạy thử, kiểm tra máy in hay in các bản demo….các bản in ra sẽ chỉ dùng để kiểm tra, không được sử dụng, do vậy việc sử dụng các phim không Nhóm 3T Trang 11
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 đạt yêu cầu, phim phế thải sẽ tiết kiệm chi phí cho nhà máy hạn chế chất thải rắn, bảo vệ môi trường. 7. Thay đổi hệ thống khen thưởng công nhân để thưởng cho việc giảm phế liệu ở mỗi bộ phận sản xuất. Việc khen thưởng nhân viên nhằm mục đích tôn vinh những thành tích lao động của nhân viên, ghi nhận và trân trọng giá trị sáng tạo, thành quả lao động xuất sắc của nhân viên trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty. Ngoài ra việc khen thưởng còn tạo động lực động viên những người lao động làm việc năng động, sáng tạo, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành các công việc, nhiệm vụ được giao. Một chính sách khen thưởng tốt cũng làm cơ sở phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân tài, thực hiện các chế độ chính sách người lao động, thu hút phát triển nguồn nhân lực của công ty. Do vậy việc khen thưởng của nhân viên Vipaco trong việc đưa ra những sáng kiến nhằm nâng cao năng suất lao động tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường …được Công ty xác định là vô cùng cần thiết. Việc xây dựng chính sách khen thưởng cho việc giảm phế phẩm phế liệu ở mỗi bộ phận là một trong những sáng kiến được đưa ra. Công ty cũng đã thay đổi hệ thống khen thưởng của công nhân đ ể động viên tình thần lao động, nâng cao trách nhiệm trong từng công đoạn sản xuất nhờ đó việc kiểm soát chất lượng sản phẩm được thực hiện tốt hơn, ít sản phẩm không đạt yêu cầu hơn như vậy năng suất lao động tăng và hạn chế ô nhiễm môi trường. Các chính khen thưởng cho việc giảm phế liệu ở mỗi bộ phận sản xuất của Vipaco có thể tóm tắt như sau: Tổ chức bình chọn đội sản xuất tốt, cá nhân xuất sắc hàng tháng • trên cơ sở năng suất lao động và việc hạn chế phế phẩm • Tổ chức tống kết phong trào thi đua sản xuất tốt hàng quý, biểu dương, báo cáo rút kinh nghiệm. • Tổ chức bình chọn đội sản xuất tốt, cá nhân xuất sắc của năm • Xây dựng chính sách khen thưởng như tăng lương, thưởng, tặng băng khen, tổ chức đi du lịch….theo quý và theo năm. 8. Mua một thiết bị trưng cất mới để tái chế dung môi thải ra Việc cải tiến, hiện đại hoá trang thiết bị nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí là một vấn đề mà Vipaco luôn đặt Nhóm 3T Trang 12
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 ra. Công ty đã nhập một thiết bị chưng cất mới nhằm chưng cất lại dung môi đã qua sử dụng qua đó có thể tiết kiệm được chi phí và giảm lượng chất thải độc hại ra môi trường. Quy trình công nghệ tái chế dung môi đã qua sử dụng 9. Sử dụng keo nước thay vì keo dung môi, qua đó giảm thiểu hơi dung môi bay vào không khí Nhóm 3T Trang 13
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 Thay thế nguyên liệu đầu vào để giảm giá thành sản xuất cũng là một trong những vấn đề mà Vipaco quan tâm hàng đầu. Qua quá trình thực tế sản xuất Công ty nhận thấy việc sử dụng keo nước có thể tiết kiệm 30% chi phí nguyên liệu đầu vào thay vì sử dụng keo dung môi mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc sử dụng keo dung môi có thể làm quá trình bay hơi nhanh hơn nhưng nó có mặt hạn chế là gây ô nhiễm môi trường làm việc của công nhân cũng như môi trường dân cư xung quanh nhà máy. Măt khác dung môi cũng như các sản phẩm phụ từ dầu mỏ có chi phí ngày cảng tăng cao, không ổn định làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Do vậy Vipaco quyết định thay thế keo dung môi bằng keo nước. Bảng sắp xếp, phân loại các nhóm trong hệ thống thứ bậc quản lý môi trường dựa trên các phương án của Công ty VIPACO ( Số ghi trong bảng biểu tương ứng với số thứ tự phương án mà Liên hiệp VIPACO đã xem xét) Các nhóm trong hệ thống thứ bậc Phương án quản lý môi trường Sản xuất sạch hơn, bao gồm: • Quản lý nội vi tốt 7 • Thay đổi nguyên liệu đầu vào 9 • Kiểm soát quá trình tốt hơn 3 • Cải tiến thiết bị 2, 8 • Thay đổi công nghệ • Cải tiến, thay đổi sản phẩm • Sử dụng hiệu quả năng lượng • Tái chế/ tái sử dụng tại chỗ 4, 6, 8 Tái chế/Tái sử dụng ở nơi khác 1 Kiểm soát ô nhiễm/ xử lý ô nhiễm 1, 2, 3, 7,8, 9 Đổ thải, Chôn lấp 5 Nhóm 3T Trang 14
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 Phần II: Đề xuất dự án TÓM TẮT THÔNG TIN CƠ BẢN 1.Tên đề án: Biện phápxử lý ô nhiễm triệt để bảo vệ môi trường cho Công ty TNHH một thành viên PangRim Neotex 2.Đơn vị đề xuất: Công tyTNHH một thành viên PangRim Neotex Địa chỉ liên lạc: Phường Bến Gót, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0210911946; Fax: 0210911944 3. Người chịu trách nhiệm chính: Ông Shin Hyun Kap – Tổng giám đốc 4. Thời gian dự kiến thực hiện: ( 1/2012 – 12/2015) 5. Tổng vốn dự kiến của hoạt động: 100 triệu USD Trong đó: - Vốn Dự án PA: 100 triệu USD GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ ÁN Nhóm 3T Trang 15
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 Công ty TNHH Một thành viên PangRim Neotex là nhà máy nhuộm-in có dây chuyền công nghệ sản xuất được hình thành từ các công đoạn chải lông, công đoạn phủ thuốc nhuộm, công đoạn giặt, công đoạn làm bóng vải. Do đặc thù của loại hình sản xuất, ô nhiễm môi trường phát sinh là nước thải. Liên tục từ các năm 2007 đến 2010 mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên do xử lý nước thải dệt nhuộm khá khó khăn nên công ty luôn bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Các hình thức xử phạt hành chính tập trung chính vào vấn đề nước thải của nhà máy, do hệ thống xử lý nước thải của nhà máy vận hành chưa đạt được kết quả như yêu cầu. Theo đánh giá của công ty và các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải thì hiện nay bộ phận xử lý sinh học làm việc chưa hiệu quả. Có thể do chế độ công nghệ vận hành chưa chuẩn theo thiết kế, chủng loại vi sinh không phù hợp với khí hậu Việt Nam…các nguyên nhân này dẫn đến việc xử lý chất hữu cơ, màu còn kém hiệu quả. Những lý do đó cùng với việc đầu tư mở rộng sản xuất của nhà máy làm cho lưu lượng nước thải tăng lên vượt công suất trạm xử lý nước thải hiện nay nên Công ty quyết định đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải mới có công suất thiết kế 5500 m3/ngày đêm, đảm bảo xử lý nước thải đạt cột A theo TCVN 5945-2005 nay là quy chuẩn Việt Nam QCVN 40/2011/BTNMT, sớm đưa công ty ra khỏi danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhóm 3T Trang 16
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 NỘI DUNG CHI TIẾT ĐỀ ÁN I.Bối cảnh và sự cần thiết thực hiện đề án 1.Giới thiệu sơ lược về công ty Công ty TNHH Một thành viên PangRim Neotex đã đi vào hoạt động sản xuất được hơn 10 năm, có giấy phép đầu tư số 1433A/GP do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 22 tháng 3 năm 1997 với tổng số vốn đầu tư hơn 80 triệu USD. Thời gian hoạt động của giấy phép là hơn 30 năm và có thể kéo dài hơn. Sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất khẩu với hơn 70% sản phẩm được xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… 30% sản lượng còn lại tiêu thụ trên thị trường Việt Nam Công ty TNHH Một thành viên PangRim Neotex đang có những bước tăng trưởng ổn định với tổng doanh thu hàng năm trên 50 triệu USD, vốn pháp đ ịnh là 33 triệu USD, vốn đầu tư lũy kế kể từ thời điểm bắt đầu đầu tư vào tỉnh Phú Thọ năm 1992 đến cuối năm 2010 là khoảng 100 triệu USD. Lĩnh vực hoạt động: Sợi bông, vải bông, sợi pha, vải pha, bông, xơ, polyester, sợi vải 100% polyester. May, nguyên phụ liệu ngành may. 2.Thực trạng sản xuất kinh doanh và các vấn đề môi trường tại công ty : Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhuộm Pang Rim cũ vận hành với công suất thiết kế của hệ thống là 3500 m 3/ ngày. Theo số liệu thống kê của công ty, công suất vận hành thực trong thời gian qua là khoảng 2400 m3/ngày. Hệ thống này được xây dựng đồng thời với dây chuyền sản xuất và đi vào vận hành từ năm 1997. Hệ thống này được xây dựng với công nghệ thiết bị đồng bộ của Hàn Quốc. Đối tượng xử lý là nước thải bộ phận nhuộm. Trong những năm qua, trạm xử lý nước thải được công ty vận hành liên tục. Tuy nhiên quá trình giám sát nhiều năm cho thấy nhiều chỉ tiêu, đặc biệt là chất hữu cơ (BOD, COD) vẫn còn vượt TCCP khi so sánh với TCVN 5945-2005, cột A. Cụ thể là nồng độ chất hữu cơ Nhóm 3T Trang 17
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 BOD5 vượt khoảng hơn 3 lần, COD vượt khoảng 2,6 lần so với TCVN 5945- 2005, cột A… Vì lý do đó, hiện nay công ty là một trong những đơn vị n ằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 3.Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch quản lý môi trường tại công ty: Với các vấn đề về môi trường của công ty, công ty đã bị liệt vào danh sách các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đã nhiều lần bị xử phạt hành chính. Năm 2007 : Thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ có ra quyết định xử phạt số 06/QĐ-XPHC ngày 31 tháng 5 năm 2007 với nội dung xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 5000 m3/ngày đêm. Năm 2008 : Công an Tỉnh Phú Thọ có ra quyết định xử phạt số 01/QĐ-XPHC ngày 27 tháng 12 năm 2008 với nội dung xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 5000 m3/ngày đêm. Năm 2009 : Cục Cảnh sát môi trường – Tổng Cục Cảnh sát ra quyết định xử phạt hành chính theo quyết định số 1019/QĐ-XPHC ngày 10 tháng 9 năm 2009 với nội dung xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 đ ến 10 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m 3/ngày đêm đến dưới 5000 m3/ngày đêm. Năm 2010 : Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 3211/QĐ-UBND ngày 8 tháng 10 năm 2010 với nội dung xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nước thải từ 10 l ần Nhóm 3T Trang 18
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 trở lên trong trường hợp tải lượng thải từ 2000 đến dưới 5000 m3/ngày đêm. Xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải không đúng với công trình xử lý môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 4 điều 10 và khoản 5 điều 8 nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với tổng số tiền phạt là 370 triệu đồng. Chúng ta thấy được sự vô cùng cần thiết của việc xây dựng quản lý môi trường tại công ty 4.Những căn cứ pháp lý để xây dựng đề án: Khoản 5 điều 10 theo nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 • của chính phủ về xả thải theo tiêu chuẩn Khoản 8 điều 10 theo nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 • của Chính phủ về xả thải theo tiêu chuẩn • Điều khoản 4 điều 10 và khoản 5 điều 8 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. II. Mục tiêu của đề án : 1. Mục tiêu tổng thể: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất lớn nhất là 5.500 m3/ngày đêm đáp ứng được tiêu chuẩn thải theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột A:Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Kf = 1, Kq = 1,1) và QCVN 13:2008/BTNMT, cột A:Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may (Kf = 1, Kq = 1,1).Sớm đưa công ty ra khỏi danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhóm 3T Trang 19
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG – SĐH_K16 2. Mục tiêu cụ thể: Do thành phần và lưu lượng nước thải sản xuất không đồng đều các nguồn thải gồm có nước thải tẩy, nước thải nhuộm và nước thải sinh hoạt. Đặc trưng của nước thải có các thành phần ô nhiễm là pH, chất rắn lơ lửng, màu, các kim loại nặng ngoài ra còn có COD, BOD các Pigment.... Để xử lý được các thành phần ô nhiễm này công nghệ xử lý phải qua các công đoạn: vật lý, hoá học, sinh học... Và nước thải được phân làm hai dòng chủ yếu sau đây : Dòng 1 : Nước thải phát sinh từ hệ thống nhuộm Dòng 2 : Nước thải phát sinh từ hệ thống tẩy, nước thải sinh hoạt Đối với từng dòng này ta có mục tiêu cụ thế sau : a. Nước thải phát sinh từ hệ thống nhuộm : Hệ thống xử lý nước thải nhuộm được xây dựng dựa trên phương pháp hoá học nhằm mục tiêu xử lý sơ bộ các đối tượng: pH, chất rắn lơ lửng, các kim loại nặng, có trong nước thải nhuộm trước khi đi vào hệ thống xử lý tập trung. b. Nước thải phát sinh từ hệ thống tẩy, nước thải sinh hoạt Mục tiêu chủ yếu đối với dòng này là điều nguồn nước, tách rác và làm lạnh nguồn nước c. Gom cả hai dòng để xử lý chung III. Các kết quả chủ yếu của đề án : Hệ thống xử lý nước thải được đầu tư có các công đoạn xử lý được mô tả như sau : 1. Xử lý cơ học: bước xử lý này nhằm: - Loại bỏ các chất rắn lơ lửng kích thước lớn có trong nước thải đ ể đ ảm bảo an toàn cho các thiết bị xử lý sau đó. - Làm giảm nhiệt độ nước thải và điều hòa nồng độ nước thải vào để bước xử lý tiếp theo được ổn định. Nhóm 3T Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án môn học:Tỷ giá hối đoái và tác động đến cán cân thanh toán và môi trường tài chính của Việt Nam
61 p | 1831 | 464
-
Tiểu luận “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”
25 p | 1057 | 320
-
Đề tài "lạm phát và các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam"
23 p | 604 | 312
-
Rủi ro lãi suất trong hệ thống kinh doanh ngân hàng và các giải pháp phòng ngừa
49 p | 473 | 229
-
Đề tài " một số khía cạnh dẫn đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản và một số bài học bổ ích cho thời kỳ “đổi mới”của kinh tế Việt Nam "
34 p | 464 | 175
-
Đề án “Tình hình thực hiện mục tiêu việc làm trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001-2005”
31 p | 363 | 117
-
Đề tài " Chính sách kinh tế mới của Lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam "
54 p | 307 | 102
-
Đề tài: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
35 p | 292 | 85
-
Đề tài: VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
39 p | 303 | 79
-
Đề tài: Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo
40 p | 322 | 78
-
Đề án môn học: Tổ chức tiền lương của công ty may Thăng Long
36 p | 218 | 68
-
Đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020
58 p | 222 | 60
-
Đồ án môn học: Giới thiệu về bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho một đô thị 750 nghìn dân
50 p | 177 | 45
-
TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG - Đề Tài: "PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA"
17 p | 200 | 39
-
Đồ án môn học Quy học môi trường: Quy hoạch môi trường không khí tại thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng 2030
40 p | 156 | 31
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA NGHIÊN CỨU ĐỘNG HỌC ĂN MÒN THÉP TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN "
5 p | 194 | 21
-
Đề án kinh tế chính trị: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
36 p | 106 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn