TRƢỜNG ÐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI<br />
<br />
ÐỒ ÁN MÔN HỌC: QUY HOẠCH MÔI TRƢỜNG<br />
TÊN ĐỀ TÀI:<br />
QUY HOẠCH MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƢỚNG 2030<br />
Nhóm sinh viên thực hiện :<br />
1. Phạm Tiến Long<br />
<br />
5. Vũ Thị Thảo<br />
<br />
2. Nguyễn Hoàng Tùng<br />
<br />
6. Phùng Linh Phương<br />
<br />
3. Màu Danh Huy<br />
<br />
7. Nguyễn Minh Hằng<br />
<br />
4. Đỗ Ngọc Chi<br />
<br />
Giảng viên hƣớng dẫn:<br />
<br />
Ts. Phạm Thị Mai Thảo<br />
<br />
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI<br />
HUYỆN ĐÔNG ANH<br />
1.1 Điều kiện tự nhiên<br />
1.1.1. Vị trí địa lý:<br />
<br />
Hình 1. Bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh đến năm 2020<br />
<br />
Huyện Đông Anh là huyện ngoại thành ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, cách<br />
trung tâm Thủ đô 15km theo quốc lộ số 3. Tổng diện tích 18.213,89ha với 24 đơn vị<br />
hành chính trong đó có 23 xã và 1 thị trấn.<br />
Phía Bắc, Đông Bắc huyện giáp huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và huyện Từ Sơn, tỉnh<br />
Bắc Ninh; phía Đông giáp huyện Gia Lâm (Hà Nội); phía Tây giáp huyện Mê Linh (Hà<br />
Nội); phía Nam giáp quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm (Hà Nội).<br />
Đông Anh là đầu mối giao thông thuận lợi nối liền Thủ Đô Hà Nội với các vùng<br />
công nghiệp, các khu trung tâm kinh tế, dịch vụ lớn phía Bắc và Đông Bắc của nước ta<br />
bởi QL2, QL3, QL18 cùng tuyến đường sắt đi các tỉnh phía Bắc và đường thủy.<br />
Như vậy, Đông Anh có nhiều ưu thế về vị trí, tiềm năng và thế mạnh thu hút thị<br />
trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.<br />
1.1.2. Địa hình, địa mạo<br />
Huyện Đông Anh nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc đồng bằng Bắc Bộ<br />
có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, thấp<br />
dần về phía Đông.<br />
Cấu tạo địa tầng phổ biến:<br />
− Lớp đất mặt canh tác dày 0,2 đến 0,3m<br />
− Lớp sét nâu, nâu đỏ dày từ 0,4 – 3,2 m<br />
− Lớp cát thô màu vàng dày từ 3 – 18m<br />
− Lớp cát đen lẫn bùn ở độ sâu 20 – 30m, dày từ 2,5 – 4m<br />
− Lóp sỏi cuội xen lẫn cát thô ở độ sâu từ 27 – 42m<br />
1.1.3. Điều kiện khí hậu<br />
Khu vực nằm trong địa bàn Hà Nội nên chịu ảnh hưởng của khí hậu khu vực<br />
Hà Nội. Nhiệt độ trung bình khoảng 270C. Lượng mưa trung bình năm: 300-350mm,<br />
những tháng đầu đông ít mưa, nhưng nửa cuối mùa đông lại có mưa phùn, ẩm ướt. Vào<br />
mùa đông, huyện còn phải chịu các đợt gió mùa đông bắc. Độ ẩm trung bình của Đông<br />
Anh là 84%.<br />
1.1.4. Thủy văn<br />
Huyện Đông Anh có hệ thống sông ngòi dày đặc, tài nguyên nước phong phú<br />
với hệ thống sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và sông Ngũ Huyện Khê. Các con<br />
sông đều có lưu lượng nước rất lớn như sông Hồng: 2.309m3/s. Mực nước trung bình<br />
hàng năm khoảng 5,3m; sông Đuống có lưu lượng 3.227m3/s, mực nước trung bình<br />
hàng năm khoảng 9,01m.<br />
<br />
− Nước mặt: Lượng mưa trung bình cả năm 1.400 mm, mực nước cao nhất ở<br />
mùa mưa lên cốt +11 trong vòng 3 ngày, thoát nước tự nhiên tốt.<br />
− Nước ngầm: Có ngay ở độ sâu 20m, trữ lượng lớn ở độ sâu 94m. Hàm lượng<br />
sắt từ 7 – 11 mg/lít.<br />
1.1.5. Thổ nhưỡng:<br />
Đông Anh thuộc vùng đất bạc màu trên nền phù sa có nhiều độ tuổi khác nhau, từ<br />
phù sa mới đến phù sa cũ và phù sa cổ. Đất được chia thành 08 loại:<br />
- Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm<br />
- Đất phù sa sông Hồng ít được bồi đắp hàng năm<br />
- Đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng hàng năm, không lây, loang lổ<br />
- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, có tầng loang lổ<br />
- Đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng hàng năm có tầng lây<br />
- Đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng hàng năm, úng nước<br />
- Đất xám bạc màu<br />
- Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ<br />
Diện tích đất tự nhiên: 18.213,9 ha.<br />
Đất nông nghiệp: 9.250,2 ha.<br />
Đất phi nông nghiệp: 6.487,65 ha.<br />
Đất đô thị: 104,34 ha.<br />
Đất khu dân cư nông thôn: 2.057,2 ha.<br />
1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội<br />
1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập<br />
Dân số huyện Đông Anh năm 2012 là 373.499 người. Mật độ dân số trung bình 2.048<br />
người/ km2. Nữ có 196.184 người (chiếm 50,02%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên<br />
1,44%.Tỷ lệ sinh 18,23%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 10,6%.Trẻ em từ 0-16 tuổi:<br />
30,8% dân số.<br />
Năm 2012 tổng số người trong độ tuổi lao động của Huyện là 220.364 người<br />
(59,2%). Lao động trong ngành nông nghiệp có 105.578 người, số dân sống bằng nghề<br />
nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ bằng ½ thời<br />
gian nên thường nông nhàn mà hiệu quả kinh tế thấp.<br />
Huyện thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tạo việc làm thông qua các chương trình<br />
dự án, các chính sách xã hội được giải quyết khá tốt từ chế độ lương hưu và người có<br />
công với cách mạng.<br />
<br />
Trong những năm qua cùng với việc phát triển của nền kinh tế, đời sống của<br />
nhân dân từng bước được nâng cao rõ rệt. Năm 2010, thu ngân sách trên địa bàn đạt<br />
795 tỷ đồng, tăng hơn so với dự toán thành phố giao đầu năm 172%, so với dự toán<br />
huyện giao đạt 122%.<br />
1.2.2. Văn hoá xã hội<br />
- Đô thị và các khu dân cư nông thôn<br />
a, Thực trạng và xu thế phát triển đô thị trên địa bàn huyện<br />
Hiện nay nhà ở trong thị trấn được xây dựng khang trang bám theo trục đường trong<br />
khu vực nội thị. Tuy nhiên, quy mô của thị trấn còn hẹp, nhà ở xây dựng chưa theo quy<br />
hoạch đô thị.<br />
b, Thực trạng phát triển của khu dân cư nông thôn<br />
Phân bố các khu dân cư nông thôn tại Đông Anh rất đa dạng, đông đúc và theo<br />
kiểu làng xóm. Dân cư nông thôn của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống<br />
của nhân dân tuy được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn gặp khó khăn do thiếu nhiều điều<br />
kiện hạ tầng kinh tế - xã hội.<br />
- Cơ sở hạ tầng<br />
a, Hệ thống đường giao thông<br />
Hệ thống giao thông đường bộ: Các dự án cầu Nhật Tân, Đông Trù đóng góp<br />
một vai trò quan trọng trong việc kết nối Đông Anh với trung tâm Hà Nội. Nhiều tuyến<br />
đường cấp huyện cũng đã được UBND huyện Đông Anh đầu tư nâng cấp mở rộng.<br />
Quốc lộ 3 (15km), QL Thăng Long đi sân bay quốc tế Nội bài (7,5km). Hệ thống<br />
đường huyện lộ đã được nâng cấp.<br />
Hệ thống giao thông đường sắt: Có 33km đường sắt, 4 hướng tuyến đường sắt<br />
với 4 nhà ga Cổ Loa, Đông Anh, Kim Nỗ, Bắc Hồng.<br />
Hệ thống giao thông đường thủy: Có 3 sông lớn chảy qua: Sông Hồng, sông Cà<br />
Lồ, sông Đuống với 33,3km đê và 1 sông chảy nội huyện là sông Ngũ Huyện Khê) và<br />
01 cảng sông Mai Lâm.<br />
b, Hệ thống công trình thủy lợi<br />
Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có các sông chính như sông Hồng, sông<br />
Đuống, sông Cà Lồ ngoài ra còn có vùng đầm hồ Vân Trì với diện tích 130ha đã chủ<br />
động được nước tưới, tiêu thoát nước tránh ngập úng vào mùa mưa.<br />
Các xã hành nạo vét 1.190 tuyến kênh, lắp đặt hai trạm bơm dã chiến khắc phục<br />
tình trạng hạn hán, cung cấp đủ nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Xây<br />
dựng 113km kênh gạch và bê tông, chủ động tưới cho 98% diện tích và tiêu 90% diện<br />
tích góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ câu cây trồng, vật nuôi.<br />
<br />