intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án môn học: "Một vài ý kiến về chính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh công ty bánh kẹo Hải Hà"

Chia sẻ: Nguyen Thanh Hai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

315
lượt xem
117
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi chuyển từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế thị trường, chúng ta đã thừa nhận thị trường với các quy luật vốn có của nó, trong đó có quy luật cạnh tranh. Ngày nay, cạnh tranh luôn là vấn đề nóng bỏng vì nó thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế, tới các ngành, các tổ chức đơn vị, cá nhân. Trong từng ngành tính chất cạnh tranh khác nhau, trong từng nước cũng khác nhau....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án môn học: "Một vài ý kiến về chính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh công ty bánh kẹo Hải Hà"

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------ ĐỀ ÁN MÔN HỌC ĐỀ TÀI : MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI, TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Thạc sỹ Trần Kim Oanh SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN VĂN NGỌC : ĐH22 LỚP HÀ NỘI - 2002
  2. Mục lục Lời Nói Đầu.................................................................................................... 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH............................................................................... 4 CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 4 I. CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG............. 4 1. Khái niệm về cạnh tranh: ........................................................................ 4 PHẦN II ........................................................................................................ 10 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG KHÂU PHÂN PHỐI TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ. ............................................................................................. 10 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ. ........................................................................ 10 PHẦN III ....................................................................................................... 25 MỘT SỐ Ý KIẾN XÂY DỰNG, CỦNG CỐ LẠI HỆ THỐNG PHÂN PHỐI................................................................................................. 25 TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH ......................................................................................................... 25 CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ ................................................ 25 KẾT LUẬN .................................................................................................. 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 29 1
  3. Lời Nói Đầu Khi chuyển từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế thị trường, chúng ta đã thừa nhận thị trường với các quy luật vốn có của nó, trong đó có quy luật cạnh tranh. Ngày nay, cạnh tranh luôn là vấn đề nóng bỏng vì nó thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế, tới các ngành, các tổ chức đơn vị, cá nhân. Trong từng ngành tính chất cạnh tranh khác nhau, trong từng nước cũng khác nhau. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng khẳng định rằng: Cạnh tranh là động lực phát triển nền kinh tế. Cạnh tranh là con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp: Một mặt nó đẩy các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả đến chỗ phá sản, mặt khác nó lại tạo ra môi trường tốt cho doanh nghiệp biết nắm vững và thích nghi với cạnh tranh phát triển. Thực tế cho thấy, từ khi chuyển sang cơ chế mới, có nhiều doanh nghiệp đã và đang khẳng định được khả năng, vị trí của mình trên thị trường; hiểu biết và áp dụng những ưu thế của mình nhằm giành thắng lợi trong cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng không ít các doanh nghiệp khác do làm ăn kém hiệu quả đã phải sáp nhập hoặc phá sản. Là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo, Công ty bánh kẹo Hải Hà đã không ngừng vươn lên khẳng định mình trong cơ chế mới. Với các sản phẩm bánh kẹo đã có tên tuổi từ lâu trên thị trường, Công ty đã từng bước tạo lập và dần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường, sản phẩm của Công ty được nhiều người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên, do mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và trong ngành sản xuất bánh kẹo nói riêng ngày càng gay gắt cho nên nếu Công ty không cố gắng loại bỏ những tồn tại của mình và nâng cao những ưu thế so với đối thủ khác thì sớm muộn cũng sẽ dẫn tới con đường đào thải 2
  4. của quy luật cạnh tranh khắc nghiệt. Do vậy, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty là một tất yếu. Qua một thời gian ngắn khảo sát thực tế tại Công ty, em quyết định tập trung nghiên cứu thực hiện đề án môn học với đề tài: " Một vài ý kiến về chính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà" Với mong muốn góp phần giúp Công ty nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trong thời gian tới. Bản đề án môn học gồm ba phần chính: Phần 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phần 2: Thực trạng khả năng trong khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Phần 3: Một số ý kiến xây dựng, củng cố lại hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Với khả năng, trình độ hiểu biết còn hạn chế cho nên đề án này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự thông cảm và giúp đỡ của Thạc sĩ Trần Kim Oanh cùng các cán bộ Công ty bánh kẹo Hải Hà tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt bản đề án của mình. Em xin chân thành cảm ơn ! 3
  5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. I. CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1. Khái niệm về cạnh tranh: Dưới thời kỳ CNTB phát triển vượt bậc. Mác đã quan niệm rằng: "Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu hút lợi nhuận siêu ngạch". Hiện nay, với cơ chế hoạt động là cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước thì khái niệm cạnh tranh đã mất hẳn tính giai cấp và tính chính trị nhưng về bản chất thì nó vẫn không thay đổi: Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt được mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đó. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tố kích thích kinh doanh; là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng xuất lao động, tạo sự phát triển của xã hội nói chung. 2. Vai trò của cạnh tranh: Thứ nhất, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải: - Tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh. - Không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. - Nhanh chóng tiếp cận với cơ hội kinh doanh mới. 4
  6. - Không ngừng phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Thứ hai, cạnh tranh làm cho giá cả hàng hoá dịch vụ giảm xuống nhưng chất lượng lại được nâng cao kích thích sức mua, làm tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Thứ ba, cạnh tranh là cái nôi nuôi dưỡng và đào tạo các nhà kinh doanh giỏi, chân chính. Tóm lại, cạnh tranh là sự vươn lên mạnh mẽ của nhà sản xuất để sản xuất một cách dễ dàng các loại sản phẩm hàng hoá, chiếm lĩnh mở rộng thị trường và thu được lợi nhuận cao. Cạnh tranh làm cho nền kinh tế xã hội phát triển, là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất tiến bộ kỹ thuật, tạo điều kiện giáo dục tính năng động tháo vát cho các nhà sản xuất kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần giải quyết như: cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến thiệt hại cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng, những thủ đoạn lừa bịp, hàng giả, hàng lậu. II. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Vì vậy nếu một doanh nghiệp tham gia thị trường mà không có khả năng cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh yếu hơn các đối thủ của nó thì sẽ không thể tồn tại được quá trình duy trì sức cạnh tranh của doanh nghiệp phải là quá trình lâu dài và liên tục. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ sở để đảm bảo khả năng duy trì lâu dài sức cạnh tranh đó của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được xác định dựa vào các ưu thế cạnh tranh của nó. Ưu thế cạnh tranh lên trong đạt được do doanh nghiệp có năng suất cao hơn và do đó doanh nghiệp này có được hiệu quả cao hơn và một khả năng tốt 5
  7. nhất để chống lại việc giảm giá do tình hình thị trường hoặc do cạnh tranh. Về cơ bản đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét lại trình độ công nghệ và tổ chức quản lý của mình. Ưu thế cạnh tranh bên ngoài chủ yếu đòi hỏi các doanh nghiệp thường xuyên xem xét lại năng lực marketing cuả mình, khả năng phát hiện và thoả mãn tốt hơn những mong muốn của người mua mà sản phẩm hiện tại còn chưa đáp ứng được. 2. Tính tất yếu khách quan của việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Thực chất của việc tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra ngày một nhiều hơn các ưu thế về tất cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín, tiêu thụ. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh là một tất yếu khách quan, các doanh nghiệp khi tham gia thị trường thì phải chấp nhận cạnh tranh, tuân theo các quy luật cạnh tranh. Các điều kiện cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn buộc các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu, giảm chi phí để giảm giá thành, giá bán sản phẩm; hoàn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, tổ chức tốt hệ thống tiêu thụ để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh thị trường. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa là sự cần thiết cho sự cần thiết cho sự tồn tại của doanh nghiệp, vừa là để tăng tính cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. III. CÁC CÔNG CỤ CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Các công cụ mang tính chiến lược : thường tốn kém chi phí và thời gian nhưng bù lại tính ổn định của khả năng cạnh tranh là tương đối cao. 1.1. Chiến lược sản phẩm : Một doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh thì chính sách về sản phẩm là chính sách phải được thiết lập đầu tiên. Sản phẩm không đơn giản về hình thái vật chất mà còn chứa đựng trong nó các giá trị tinh thần nền việc khai thác chính sách sản phẩm là rất vô tận. Sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh hay không, điều này chỉ thực hiện được nếu doanh 6
  8. nghiệp có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường với chất lượng tốt. 1.2. Chiến lược cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm Giá cả đóng vai trò rất quan trọng, đối với doanh nghiệp nó là khâu cuối cùng và thể hiện hiệu quả các khâu trước đó ; còn với người tiêu dùng cuối cùng, nó là yếu tố quan trọng quyết định trong việc mua hay không mua hàng. Cạnh tranh về giá cả sẽ có ưu thế hơn đối với các doanh nghiệp có vốn và sản lượng lớn hơn nhiều so với đối thủ khác. Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thể hiện thông qua chính sách định giá bán mà doanh nghiệp áp dựng với các loại thị trường của mình trên cơ sở kết hợp một số chính sách, điều kiện khác. 1.3. Hoàn thiện chính sách phân phối, tiêu thụ Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, lựa chọn thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Kênh phân phối được tạo được sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên không vì quyền lợi của một thành viên này mà làm tổn thương đến toàn bộ hệ thống kênh. Kênh dài hay ngắn phụ thuộc vào mục tiêu phân phối của doanh nghiệp. Khi cạnh tranh phát triển mạnh, các nhà sản xuất thường tự mình quản lý hệ thống kênh để tiến hành kiểm soát có hiệu quả hơn quá trình phân phối. Việc sử dụng kênh phân phối như là một công cụ cạnh tranh đòi hỏi các nhà quản trị phải điều hoà được quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên kênh. Các thành viên của kênh sẽ là người có những nỗ lực trực tiếp trong việc đẩy nhanh lượng tiêu thụ sản phẩm đồng thời là người tìm kiếm thị trường cho chính họ và cho Công ty. 7
  9. Thông thường có bốn kiểu kênh phân phối sau: Kênh trực tiếp ngắn Người đại lý Kênh trực tiếp Người sản Người tiêu ấ d Kênh gián tiếp Người bán lẻ ắ Kênh Người bán lẻ Người bán gián tiếp b Việc chọn lựa kênh phân phối dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản phẩm cần tiêu thụ của doanh nghiệp. Đồng thời việc lựa chọn đó cũng phải dựa trên đặc điểm thị trường cần tiêu thụ, đặc điểm về khoảng cách đến thị trường, địa hình, hệ thống thông tin của thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường. Từ việc phân tích các đặc điểm trên, doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hệ thống kênh phân phối hợp lý, đạt hiệu quả cao. 2. Các công cụ mang tính chiến thuật: Được sử dụng như một kích thích tức thời vào thị trường nhằm đón nhận sự phản ứng tức thời theo hướng mong muôngân sách từ phía thị trường. Các công cụ này chủ yếu đóng vai trò như những biện pháp yểm trợ, xúc tiến bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, bao gồm: Quảng cáo, khuyến mại, chào hàng, tham gia hội chợ triển lãm. 3. Tổ chức dịch vụ sau bán hàng thuận lợi hợp lý. Làm tốt công tác này sẽ làm nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Đồng thời qua dịch vụ sau bán hàng, doanh nghiệp sẽ nắm bắt 8
  10. được sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ra sao, biết được ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, phát hiện các khuyết tật của sản phẩm mà hoàn thiện đổi mới sản phẩm. 4. Phương thức thanh toán: Là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Phương thức thanh toán nhanh gọn hay chậm chạp rườm rà sẽ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó tới cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp có thể áp dụng phương thức thanh toán trả tiền qua Ngân hàng đối với các doanh nghiệp ở xa để đảm bảo tính nhanh gọn, an toàn cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Với doanh nghiệp có vốn lớn có thể cho khách hàng trả chậm sau một thời gian nhất định, giảm giá đối với khách hàng thanh toán ngay hoặc mua với khối lượng lớn. 9
  11. PHẦN II THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG KHÂU PHÂN PHỐI TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ. I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ. Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm bánh kẹo, chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân. Hiện nay sản phẩm của Công ty đang được ưa chuộng và đã có mặt ở khắp mọi nơi trong cả nước cũng như ở nước ngoài. Trụ sở của Công ty đặt tại: Số 25 đường Trương Định - Hà Nội Tên giao dịch Quốc tế : Hai Ha Confectionery Company Viết tắt : HAIHACO Trong ngành sản xuất bánh kẹo, Hải Hà là doanh nghiệp dẫn đầu với năng lực 10.000 tấn/năm. Có được vị trí như vậy kết quả của một sự nỗ lực phấn đấu của Hải Hà trong hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành. Sau đây là những chặng đường mà Công ty đã trải qua: * Giai đoạn từ 1959 - 1961 Tháng 11 - 1959, Tổng Công ty Nông thổ sản Miền Bắc (trực thuộc Bộ Nội thương) đã cho xây dựng được một cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt chân châu (Topioca) với 9 cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty gửi sang. Đến đầu năm 1960, thực hiện chủ trương của Tổng Công ty, anh chị em của cơ sở sản xuất mặt hàng miến (sản phẩm đầu tiên) từ nguyên liệu đậu xanh để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Trên cơ sở đó ngày 25/12/1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời, đi vào hoạt động với những máy móc thiết bị thô sơ, đánh dấu một bước ngoặc đầu tiên cho sự phát triển sau này của nhà máy. 10
  12. * Giai đoạn từ 1962 - 1967. Đến năm 1962, Xí nghiệp miến Hoàng Mai trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý. Thời kỳ này Xí nghiệp đã thứ nghiệm thành công và đưa vào sản xuất các mặt hàng như dầu và tinh bột cung cấp cho nhà máy pin Văn Điển. Năm 1966, viện thực vật đã lấy nơi đây làm cơ sở vừa sản xuất thử nghiệm các đề tài thực phẩm để từ đó phổ biến cho cac sđịa phương sản xuất nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ tránh được ảnh hưởng của chiến tranh gây ra. Từ đó nhà máy đổi tên thành nhà máy thực phẩm thử nghiệm Hải Hà. Ngoài sản xuất tinh bột ngô, nhà máy còn sản xuất viên đạm, nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, dầu đạm, tương bánh mỳ, bột dinh dưỡng trẻ em và bước đầu nghiên cứu mạch nha. * Giai đoạn 1968 - 1991 Năm 1968, nhà máy trực thuộc Bộ lương thực thực phẩm quản lý và đến tháng 6/1970 thực hiện chủ trương của Bộ, nhà máy đã tiếp nhận chính thức phân xưởng kẹo của nhà máy kẹo Hải Châu bàn giao sang với côngúút 900 tấn/năm với nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo, nha, giấy tinh bột và mang tên mới là nhà máy thực phẩm Hải Hà với số cán bộ công nhân viên lúc đó là 555 người. Tháng 12/1976 nhà máy phê chuẩn thiết kế mở rộng với công suất 6000 tấn/năm. Đến năm 1980, nhà máy chính thức có 2 tầng nhà với tổng diện tích sử dụng là 2.500m2 được đưa vào sản xuất với số lượng 900 cán bộ công nhân viên. Năm 1988, nhà máy trực thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quản lý. Thời kỳ này nhà máy mở rộng và phát triển thêm nhiều dây chuyền sản xuất, dần dần thực hiện hoàn chỉnh luận hứng kinh tế. Một lần nữa, nhà máy đổi tên thành Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà. Sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Tốc độ tăng sản lượng hàng năm từ 1% đến 15%, sản xuất từ chỗ thủ công đã dần 11
  13. tiến tới cơ giới hoá 70% đến 80% với số vốn nhà nước giao từ 1/1/1991 là 5.454 triệu đồng. * Giai đoạn từ 1992 đến nay. Tháng 1/1992 nhà máy trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý, trước tình hình biến động của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã phá sản nhưng Hải Hà vẫn tiếp tục đứng vững đi lên. Để tạo điều kiện cho sự phát triển và nâng cao năng lực sản xuất, tháng 2/1992 nhà máy được quyết định đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Hà, với tên giao dịch là HAIHACO, trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý. Mặt hàng sản xuất kinh doanh là bánh kẹo các loại. Trải qua khó khăn thử thách, thiếu vốn, vật tư, thị trường. và gần đây cùng với sự thay đổi cơ chế quản lý, có rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã lao đao trong suy thoái và phá sản nhưng Hải Hà vẫn liên tục hoàn thiện và trưởng thành không ngừng vươn lên để tự khẳng định mình và thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn. Công ty đã gắn công tác tiêu thụ với thị trường, sản xuất ra nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng từ chất lượng, số lượng, giá cả, mẫu mã chủng loại. Với chất lượng bánh kẹo ngon, giá cả rẻ đáp ứng đúng đủ chủng loại vì vậy mà sản phẩm đã chiếm lĩnh được thị trường. Mặt khác, Công ty đã mở rộng liên doanh với nước ngoài, thành lập Công ty liên doanh HAIHA - KOTOBUKI (liên doanh với Nhật Bản), Công ty liên doanh HAIHA - MD MIWON (với Hàn Quốc). Tính đến nay, Công ty đã có 6 Xí nghiệp thành viên, 2 Công ty liên doanh với nước ngoài. Tổng số CBCNV gần 2000 người, có quy mô và trang thiết bị khá nhất trong ngành bánh kẹo. Công ty là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại Ngân hàng và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG VÀI NĂM GẦN ĐÂY. 12
  14. Ngay từ khi chuyển sang cơ chế mới, thị trường bánh kẹo trở nên hết sức sôi động với sự tham gia của nhiều loại hình sản xuất. Đứng trước xu thế đó, trong những năm qua tập thể CBCNV Công ty đã hết sức nỗ lực cố gắng đưa Công ty trưởn thành về mọi mặt sản phẩm của Công ty đã có mặt trong cả nước và chiếm một thị phần không nhỏ đồng thời có khả năng cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như ngoài nước. Bảng số liệu sau có thể đánh giá được phần nào kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. Bảng1 : Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ 1999 - 2001 Đơn vị Thực hiện So sánh (%) Chỉ tiêu Tính 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 1. Giá trị tổng sản lượng tỷ VND 133,35 135,5 136,1 101,61 100,44 2. Doanh thu tỷ VND 153,38 161,5 162,5 105,29 100,62 3. Chi phí bán hàng tỷ VND 2,01 1,953 1,896 97,16 97,08 4. Chi phí quản lý tỷ VND 12,795 13,144 12,795 102,73 97,145 5. Nộp ngân sách tỷ VND 16,017 16,17 18,2 100,95 112,55 6. Lợi nhuận tỷ VND 1,5 1,2 1,2 20 100 7. Thu nhập bình quân 100đ/ng 560 650 750 116,07 115,5 8. Số lao động Người 1921 1832 1962 95,37 107,1 9. Sản lượng Tấn 10694 10700 9840 100,056 91,96 10. Vốn tỷ VND 99,087 105,695 110,75 106,67 104,78 - Vốn cố định tỷ VND 89,402 95,409 99,35 106,72 104,13 - Vốn lưu động tỷ VND 9,685 10,286 11,4 106,21 110,83 Qua bảng trên ta thấy giá trị tổng sản lượng của Công ty không ngừng tăng lên. Năm 1999 đạt được 133,35 tỷ VND nhưng năm 2000 đã là 135,5 tỷ, tăng 101,61%. Năm 2001 là 136,1 tỷ, tăng 100,44%. Điều này chứng tỏ công ty có hướng đi đúng. 13
  15. Về tổng doanh thu, năm 1999 là 153,38 tỷ VND thì năm 2000 là 161,5 tỷ, tăng 105,29%. năm 2001 là 162,5 tỷ VND, tăng 100,62% so với năm 2000. tuy nhiên nếu xét đến tốc độ tăng doanh thu thì lại có xu hướng giảm xuống, điều này so sản lượng tiêu thụ năm 2001 bị giảm sút so với các năm trước đó. Công ty cần cố gắng khắc phục kịp thời đặc biệt trong công tác nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường sao cho việc sản xuất luôn gắn liền với tiêu thụ hơn nữa. Mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận của Công ty lại không tăng mà giảm sút rõ rệt: Từ 1,5 tỷ VND năm 1999 xuống còn 1,2 tỷ VND vào năm 2000 và không tăng vào năm 2001. Lợi nhuận giảm do nhiều nguyên nhân, năm 2000 Công ty đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bánh kem xốp hiện đại của Đức và nhiều máy gói tự động khác với vốn đầu tư mua sắm lại là vốn vay Ngân hàng với lãi suất cao, do đó làm tổng chi phí tăng lên đáng kể. Một số nguyên vật liệu đầu vào tăng giá trong khi Công ty không thể tăng giá bán sản phẩm của mình vì còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, do đó lợi nhuận bị giảm sút là điều tất yếu. Công ty lại thành công trong việc giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý xuống một lượng đáng kể, điều này làm giảm chi phí nói chung và duy trì được lợi nhuận của Công ty. Thu nhập của người lao động tăng lên từ 560.000 đồng/ người lên 750.000 đồng/người vào năm 2001. Nộp ngân sách tăng lên chứng tỏ Công ty luôn luôn có ý thức hoàn thành nghĩa vụ của mình với Nhà nước. Năm 1999 tổng số thuế mà Công ty nộp ngân sách là 16,017 tỷ VNĐ, năm 2000 tăng lên 16,17 tỷ và năm 2001 đã là 18,2 tỷ VNĐ. III. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG KHÂU PHÂN PHỐI TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ 1. Về sản phẩm : Mặt hàng của Công ty được xếp vào loại đa dạng và phong phú nhất so với tất cả các doanh nghiệp khác trên thị trường. Hải Hà rất quan tâm đến chính sách đa dạng hoá về chủng loại sản phẩm, đưa ra thị trường nhiều chủng loại sản phẩm mới, từ loại bình dân đến sản phẩm cao cấp. Từ sự đa 14
  16. dạng và phong phú đó mà nhận thức của thị trường về Công ty và sản phẩm của nó trở nên rộng rãi, đặc biệt, phòng kỹ thuật đầu tư và phát triển của Công ty luôn nghiên cứu tìm tòi đưa ra thị trường các sản phẩm mới, lần đầu xuất hiện tại Việt Nam như kẹo Jelly, Chip chip và gần đây là các loại kẹp xốp mang hương vị hoa quả khác nhau rất được thị trường ưa chuộng. Để có sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt trên thị trường, Công ty đã thực hiện việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu pha trộn nguyên liệu đến khâu đưa ra thị trường. Vì vậy sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng, được người tiêu dùng tín nhiệm và khen ngợi. Sản phẩm của Công ty trong những năm qua luôn lọt vào danh sách những sản phẩm có chất lượng cao trong các lần tham gia hội chợ triển lãm. Được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao tại hội chợ hàng tiêu dùng từ năm 1998 đến 2001 do Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức. 2. Chính sách giá cả mà Công ty áp dụng trong tiêu thụ sản phẩm Giá bán là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ, là yếu tố góp phần đi đến quyết định mua của khách hàng. Việc đưa ra một chính sách giá cả hợp lý là một đòi hỏi đặt ra với Hải Hà trong việc điều chỉnh giá thành sản xuất khi mà nguồn nguyên liệu chủ yếu còn nhập khẩu ở nước ngoài và chịu thuế nhập khẩu cao. Hiện nay Công ty đã đưa ra mức giá linh hoạt đối với những sản phẩm cần đẩy mạnh tiêu thụ. Ngoài ra Công ty cũng áp dụng các chính sách trợ giá, chính sách hoa hồng cho các đại lý, chính sách thưởng cho các đại lý ở các khu vực khác nhau. Điều này đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá như giá mong muốn của Công ty, tránh trường hợp bị các đại lý ép giá. Bảng 2 : Mức giá cho các đại lý của Hải Hà Mức độ trợ giá STT Khu vực (Đồng/ Tấn) 1 Trương Định 10.000 2 Nội thành Hà Nội 15.000 15
  17. 3 Ngoại thành Hà Nội và Hà Đông 20.000 4 Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang 70.000 5 Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Phòng 50.000 6 Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái 70.000 7 Nghệ An, Hà Tĩnh, Lai Châu 110.000 8 Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế 200.000 9 Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi 300.000 10 Gia Lai, Kontum, Đak Lak 450.000 11 Thành phố Hồ Chí Minh 500.000 Điều này cho thấy Công ty đang muốn mở rộng thị trường mới tại các tỉnh miền Trung, miền Nam. Khuyến khích mở các đại lý mới ở các khu vực này. Hàng quý Công ty có tổng kết doanh thu sản lượng của các đại lý, 10 đại lý có mức doanh thu sản lượng cao nhất sẽ được thưởng theo chế độ như sau: - Ba đại lý đầu thưởng : 2.000.000 đồng - Ba đại lý tiếp theo thưởng : 1.500.000 đồng - Bốn đại lý còn lại thưởng : 1.000.000 đồng Chính sách này đã khuyến khích các đại lý đẩy nhanh tốc độ bán hàng, tăng khả năng thâm nhập thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp. 3. Tình hình thực hiện chiến lược kênh phân phối Hải Hà là Công ty có mạng lưới tiêu thụ rất mạnh và có ở tất cả các thị trường trong nước từ nông thôn cho đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi. Hiện nay hoạt động quản trị tiêu thụ của Công ty chủ yếu tập trung vào hoạt động của mạng lưới đại lý, vì sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ theo kiểu kênh dài; phải thông qua các đại lý, các trung gian bán hàng sau đó mới trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Có thể khái quát hệ thống tiêu thụ của Công ty qua sơ đồ sau : HỆ THỐNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY 16
  18. Sản phẩm Người bán Người bán Người tiêu lẻ Công ty buôn dùng Các đại lý Công ty bán cho các đại lý, các đại lý có thể thực hiện bán buôn hoặc bán lẻ hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Các đại lý của Công ty chủ yếu là đại lý hoa hồng, đây là đại lý bán hàng theo giá của Công ty quy định và họ được hưởng % hoa hồng đại lý theo doanh số bán ra, tỷ lệ hoa hồng được Công ty quy định đối với từng mặt hàng cụ thể. Tiêu thụ sản phẩm của các đại lý chiếm khoảng 85% tổng khối lượng tiêu thụ của Công ty. Các đại lý ngày càng được mở rộng trên toàn quốc, tuy nhiên phần lớn tập trung ở miền Bắc, ở miền Trung và miền Nam còn rất ít. Bảng 3 : Số lượng đại lý của Công ty giai đoạn 1999 - 2001 Khu vực 1999 2000 2001 Miền Bắc 120 135 150 Miền Trung 20 23 30 Miền Nam 10 13 20 Toàn quốc 150 171 200 Công ty còn có thể bán cho những người bán buôn với những số lượng lớn, để người bán buôn bán trực tiếp cho người bán lẻ. Giá cả mà Công ty bán sẽ thấp hơn giá bán trên thị trường để đảm bảo người bán buôn có lãi. Ngoài ra, một số lượng sản phẩm của Công ty được tiêu thụ thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty, sản phẩm được bán trực tiếp cho người tiêu dùng. 17
  19. SƠ ĐỒ TIÊU THỤ TRỰC TIẾP SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY Sản phẩm của Các cửa h ng Người tiêu tiêu thụ dùng cuối cùng Công ty Các cửa hàng này trực tiếp bán hàng của Công ty cho người tiêu dùng cuối cùng; chúng đều tập trung ở Hà Nội, tại những nơi tập trung đông dân cư nên khối lượng tiêu thụ ở các cửa hàng này rất tốt. Với việc áp dụng chiến lược kênh phân phối trên, Công ty bánh kẹo Hải Hà đã có được thị trường tiêu thụ rộng khắp toàn quốc. Bảng số liệu sau cho ta thấy kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường trong nước và nước ngoài qua vài năm gần đây. Bảng 4 : Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở các thị trường Đơn vị : Tấn Năm Thị trường 1999 2000 2001 Hà Nội 3.219 3.011 2.902 Nghệ An 981 993 910 Thanh Hoá 973 985 801 Đak Lak 511 491 400 TP. Hồ Chí Minh 400 425 355 Nam Hà 312 330 346 Thái Bình 298 301 341 Hải Phòng 347 338 338 Hà Tây 265 289 291 Quảng Ninh 237 277 298 Bắc Ninh 267 277 277 Hà Tĩnh 259 260 191 Vĩnh Phúc 224 275 281 Ninh Bình 226 213 217 Quảng Ngãi 178 184 104 Yên Bái 269 269 280 Đà Nẵng 160 175 125 18
  20. Huế 85 93 55 Tuyên Quang 106 1o6 110 Quy Nhơn 185 187 131 Hoà Bình 168 178 181 Khánh Hoà 70 69 37 Hải Dương 130 148 145 Thái Nguyên 100 106 105 Lạng Sơn 121 121 133 Phúc Yên 25 32 15 Lai Châu 75 80 77 Cần Thơ 12 10 4 Lâm Đồng 25 32 15 Gia Lai 17 20 10 Sơn La 23 410 350 Xuất khẩu 390 410 350 Tổng cộng 10.694 10.700 9.840 Bảng 5: Kết quả tiêu thụ của Công ty trên 3 vùng thị trường Năm 1999 2000 2001 Sản lượng Tỷ Sản lượng Tỷ Sản lượng Tỷ tiêu thụ trọng Tiêu thụ trọng tiêu thụ trọng Vùng thị trường (tấn) (%) (tấn) (%) (tấn) (%) Miền Bắc 6.688 62,54 6.700 62,62 6.650 67,58 Miền Trung 3.314 31 3.320 31,02 2.600 26,42 Miền Nam 302 2,82 270 2,52 240 2,43 Xuất khẩu 309 3,64 410 3,84 350 3,57 Tổng cộng 10.694 100 10.700 100 9.840 100 Qua bảng dữ liệu trên cho thấy mặc dù Công ty có mạng lưới phân phối rộng khắp nhưng tình hình tiêu thụ của Công ty ở năm 2000 so với năm 1999 chỉ tăng không đáng kể và giảm đi vào năm 2001 là 860 tấn so với năm 2000 tương ứng với tỷ giảm là 8,04%. Việc tiêu thụ giảm một phần là do việc kiểm soát mạng lưới phân phối của Công ty chưa thật chặt chẽ dẫn tới tình trạng cạnh tranh giữa các đại lý, các đại lý còn bán thêm hàng của các đối thủ cạnh 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2