intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập Sinh học tế bào

Chia sẻ: Luu Thi Thanh Thu Thu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

184
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tập Sinh học tế bào với đề bài "Hãy nêu một vài ứng dụng của sinh học tế bào. Trình bày quy trình ứng dụng và cơ sở tế bào học của chúng" sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai đang học môn học này. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập Sinh học tế bào

  1. Đề  bài: Hãy nêu một vài  ứng dụng của sinh học tế bào. Trình bày quy  trình ứng dụng và cơ sở tế bào học của chúng. Phần I. Mở đầu  Nghiên cứu sinh học tế bào đóng vai trò trụ cột cho Công nghệ sinh học  (CNSH). Bộ  môn này nghiên cứu hoạt động của các phân tử  trong tế  bào,   chúng chuyển động trong đó ra sao, thâm nhập và ra khỏi tế bào như thế nào;  cách thức các tế bào vận động và tương tác với các tế bào khác; cách thức tế  bào hiểu và phản  ứng với thông tin từ  môi trường; cách thức tế  bào và các   cấu phần của nó được tạo thành và phá huỷ ra sao.  Công nghệ sinh học nếu  được sử  dụng hợp lý sẽ  cho chúng ta những khả  năng tiềm tàng, mở  ra  những khả năng chữa trị các bệnh hiệu quả hơn.  Trong nhiều thế  kỷ, con người đã sử dụng sức mạnh của các hệ  thống  sinh học để nâng cao cuộc sống của họ và thế  giới. Nhiều người tranh luận   rằng công nghệ  sinh học bắt đầu từ  hàng nghìn năm trước, khi cây trồng là  các giống loài đầu tiên có đặc điểm riêng và vi sinh vật được dùng để  nấu   bia. Những người khác lại cho rằng sự  khởi đầu của công nghệ  sinh học là  khi xuất hiện khả  năng kỹ  thuật cho phép các nhà nghiên cứu có thể  điều   khiển và chuyển đổi gen từ một cơ thể này sang cơ thể khác. Việc tìm ra cấu  trúc DNA vào những năm 1950 đánh dấu bước khởi đầu kỷ nguyên mới. Gen  được cải tiến từ DNA và được biểu hiện dưới dạng protein. Chúng tạo nên  những cấu trúc làm cho chúng ta có những đặc điểm riêng. Vào những năm  1970, các nhà khoa học đã khám phá ra và sử dụng sức mạnh của “cái kéo” tự  nhiên – protein được coi là enzymes hạn chế  ­ để  cắt riêng một gen từ  một   loại sinh vật này sang những sinh vật có liên quan hay không liên quan. Như  vậy, công nghệ  DNA tái kết hợp, hay như  hầu hết các chuyên gia ngày nay   cho đó là công nghệ  sinh học hiện đại, đã ra đời. Trên nền những cơ  sở  cốt   lõi đó, ngày nay sinh học tế bào  cũng như công nghệ sinh học ngày càng phát  triển  và đạt được những thành tựu to lớn với những  ứng dụng quan trọng   trong cuộc sống và trong nhiều ngành khoa học khác.
  2. Phần II. Ứng dụng của sinh học tế bào.  I. Khả năng ứng dụng của sinh học tế bào. Những phát minh trong sinh học tế  bào cung cấp những khả  năng mới để  phát triển thành CNSH: 1. Nghiên cứu tế bào để phát minh ra kháng sinh Việc hiểu được cách thức tế  bào nhận biết những vi sinh vật tấn công  nó sẽ  đem lại các liệu pháp mới, chẳng hạn như  kháng sinh . Nhiều loại vi  khuẩn chúng có khả năng gây bệnh cho người, thậm chí bệnh rất nặng, nguy  hiểm đến tính mạng. Để tiêu diệt vi khuẩn từ lâu đã có nhiều loại kháng sinh   được sử  dụng và đã cứu sống vô vàn người bệnh.  Chất kháng sinh diệt  khuẩn đầu tiên tìm thấy và đặt tên là penicillin. Loại kháng sinh này được tìm   ra từ  nấm Penicillium notatum đã cứu sống được vô vàn người mắc bệnh   nhiễm khuẩn.  Từ  penicillin, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm tòi ra vô vàn các  loại kháng sinh khác nhau và đã xếp chúng thành nhiều nhóm dựa vào cấu tạo  và cơ  chế  tác dụng đối với vi khuẩn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành  công về cơ chế tác dụng của thuốc kháng sinh đối với vi khuẩn. Về mặt cấu tạo thì vi khuẩn là một tế bào hoàn chỉnh, có khả năng sống   riêng biệt và phát triển không phụ thuộc vào tế bào túc chủ. Mỗi thành phần   trong cấu trúc tế bào vi khuẩn có cấu tạo thích hợp trở thành “đích tác động”   cho kháng sinh nhắm đến, gắn vào và cho tác dụng. Thí dụ  như  lớp vỏ  bao  
  3. bọc vi khuẩn là “đích tác dụng” của kháng sinh nhóm beta­lactam (gồm các  penicillin và các cephalosporin).  Dựa vào đặc tính này người ta nghiên cứu  từng loại kháng sinh tác động vào một trong các thành phần của tế  bào vi  khuẩn làm cho vi khuẩn không phát triển và không tồn tại được (bị hủy diệt).  Mỗi một nhóm kháng sinh có tác dụng khác nhau lên vi khuẩn và nhiều loại   kháng sinh có tác dụng đồng thời. Có 4 cơ chế chính của kháng sinh tác động vào tế bào vi khuẩn, đó là: + Ức chế cấu tạo vách của tế bào vi khuẩn + Ức chế nhiệm vụ trao đổi chất của màng tế bào + Ức chế sự tổng hợp protein để tạo ra các tế bào mới + Ức chế sự tổng hợp acid nucleic của tế bào vi khuẩn. Ví dụ, kháng sinh penicilin và các loại thuốc cùng họ của nó sẽ tạo thành một   lớp bao quanh tế  bào không cho việc trao đổi chất giữa môi trường và vi  khuẩn xảy ra hoặc với vai trò của tetracylin hay erythromycin thì chúng có tác  dụng ngăn cản quá trình tạo ra các protein mới của vi khuẩn. Một số  loại   kháng sinh khác ngăn cản quá trình sao chép acid nucleic (ADN), một số khác   ngăn cản khả năng hấp thụ dưỡng chất và phát triển của vi khuẩn. Do vậy,   phần lớn các bệnh gây ra bởi vi khuẩn đều có thể  chữa được bằng các loại   kháng sinh. Đối với Virut:  Do cấu tạo hoàn toàn khác biệt với tế  bào vi khuẩn và nó  không phải là một tế  bào hoàn chỉnh bởi cấu tạo đơn giản hơn rất nhiều so   với tế bào vi khuẩn chỉ là bộ gen (hoặc DNA hoặc RNA) bao quanh là lớp vỏ  protein chứa nhiều kháng nguyên, vì vậy được gọi là “phi tế  bào”. Do cấu  tạo đặc biệt đó nên bắt buộc virut phải sống ký sinh bên trong tế bào túc chủ  mà nó xâm nhiễm, bởi vì virut không có hệ  thống enzym hoàn chỉnh nên   không thể tự tạo ra năng lượng cho mình hoặc tự  sinh sôi nảy nở  được. Do  đó, để tồn tại và phát triển thì virut phải xâm nhập vào trong các tế bào khác  (tế bào túc chủ) và “gửi” các vật liệu di truyền của mình.
  4. Cấu tạo virut HIV. Khi vào cơ thể, áo protein bị loại bỏ, chỉ hoạt động bởi ARN hoặc ADN  của nó, không có cách gì để  nhận biết. Hơn nữa, kháng sinh diệt được vi  khuẩn vì vi khuẩn ký sinh ngoài tế bào nên kháng sinh có thể  diệt nguyên vi   khuẩn, còn virut nằm trong vật chất di truyền của tế bào túc chủ cho nên nếu   kháng sinh diệt virut thì đồng nghĩa với diệt cả  tế  bào của túc chủ  (người  hoặc động vật). Vì vậy, nếu thuốc kháng sinh muốn tấn công virut sẽ  phải  biết chọn lọc không tấn công vào các bộ  phận “tầm gửi” này (tức là không  tấn công vào tế bào túc chủ) và đây thực sự là cản trở cực lớn. Hơn thế nữa,   virut còn có khả năng nằm ẩn mình vài năm trong tế bào trước khi phát bệnh.  Từ  đó, để  thay vì dùng kháng sinh không có tác dụng đối với virut, các nhà  khoa học đã nghiên cứu thành công một số thuốc diệt virut dựa trên cơ sở sự  hiểu biết về cấu trúc và cơ chế xâm nhiễm, nhân lên trong tế bào túc chủ của   virut.  2. Nghiên cứu tế bào ứng dụng trong liệu pháp chống ung thư. Việc hiểu được cách thức tế  bào tạo ra số  lượng nhiều hơn những tế   bào cần thiết và làm thế  nào để  kiểm soát sẽ  giúp hoàn thiện liệu pháp   chống ung thư. 3. Ứng dụng công nghệ tế bào gốc. Việc hiểu được nhân tố  nào kiểm soát sự  tăng trưởng và chuyên biệt   hoá của tế bào gốc có thể đem lại những ứng dụng trị liệu quan trọng.
  5. 4. Việc hiểu được cách thức tế  bào cảm nhận môi trường và cách thức   sử dụng các quy trình này để tạo ra cảm biến sinh học có thể đem lại những   ứng dụng trong phạm vi rộng; 5. Công nghệ nano sinh học. Việc hiểu được các “giàn” phân tử  và motor  ở  trong tế bào hoạt động   cùng với nhau như  thế  nào có thể  sẽ  làm cơ  sở  cho những  ứng dụng sinh   học của công nghệ nano ở nửa thế kỷ tới. Nghiên cứu sinh học tế bào mở ra nhiều hướng  ứng dụng. Dưới đây tôi  chỉ  trình bày 2  ứng dụng cơ  bản và có triển vọng nhất hiện nay là: Công  nghệ tế bào gốc, công nghệ nano. II. Công nghệ tế bào gốc 1. Sơ lược tế bào gốc. 2. Quy trình 3. Cơ sở khoa học. III. Công nghệ Nano sinh học 1. Sơ lược 2. Quy trình 3. Cơ sở khoa học Phần III. Kết luận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0