intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập về Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối và Lợi thế so sánh

Chia sẻ: Vu Van Tuan Tuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

2.965
lượt xem
246
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hướng dẫn: a. Ta thấy, chi phí sản xuất thép và vải ở Việt Nam đều thấp hơn so với Nhật Bản. Vi vậy, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về cả hai sản phẩm. b. Để tính toán lợi ích từ trao đổi với tỷ lệ đã cho, trước hết phải tính toán giá cả tương quan của từng sản phẩm của từng quốc gia. Giá cả tương quan chính là giá của sản phẩm này tính bằng sản phẩm khác dựa trên chi phí lao động trong phạm vi một quốc gia...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập về Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối và Lợi thế so sánh

  1. 1. Bài tập về Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối và Lợi thế so sánh: Cho bảng số liệu về chi phí sản xuất (giờ công) cho mỗi đơn vị sản phẩm ở các quốc gia như sau: a. Nước nào có lợi thế tuyệt đối về thép, về vải? Tại sao? b. Nếu thương mại diễn ra giữa Nhật Bản và Việt Nam tại mức giá là 1 vải đổi 2 thép thì hai nước có lợi hay không? Giải thích? Hướng dẫn: a. Ta thấy, chi phí sản xuất thép và vải ở Việt Nam đều thấp hơn so với Nhật Bản. Vi vậy, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về cả hai sản phẩm. b. Để tính toán lợi ích từ trao đổi với tỷ lệ đã cho, trước hết phải tính toán giá cả tương quan của từng sản phẩm của từng quốc gia. Giá cả tương quan chính là giá của sản phẩm này tính bằng sản phẩm khác dựa trên chi phí lao động trong phạm vi một quốc gia. Vì vậy: - Ở Nhật Bản: giá thép trong nước: 1thép = 0,4vải hay 2thép = 0,8vải. Trao đổi với Việt Nam: 2thép = 1 vải. Lợi ích thu được: 1vải – 0,8vải = 0,2vải. - Tương tự, ở Việt Nam: giá vải trong nước: 1vải = 1thép. Trao đổi với Nhật Bản: 1vải = 2thép. Lợi ích thu được: 1thép – 1thép = 1thép. Tóm tắt ở bảng sau:
  2. 2. Bài tập về thuế quan Đồ thị cung cầu của một loại thành phẩm X ở thị trường nội địa cho bởi hai phương trình sau: Cung: QS = -50 + 10P. (P được tính bằng USD) Cầu: QD = 400 - 5P Sản phẩm X được bán trên thị trường thế giới với giá Pw = 20USD. a. Xác định số lượng hàng nhập khẩu trong trường hợp tự do hoá thương mại b. Nếu chính phủ áp dụng thuế quan nhập khẩu với thuế suất t = 25%, xác định số lượng hàng nhập khẩu. c. Hãy tính toán những lợi ích và thiệt hại của thuế quan nói trên. Hướng dẫn: a. Điều kiện tự do hoá thương mại: Giá cả trong nước = giá cả thế giới. Px = Pw = 20USD Cung: Qs = -50 + 10x20 = 150 (X) Cầu: Qd = 400 – 5x20 = 300 (X) Nhập khẩu: Qnk (AB) = Qd – Qs = 300 – 150 = 150 (X) b. Thuế nhập khẩu t = 25%, giá cả hàng hoá nhập khẩu bây giờ sẽ là Pt = Pw(1 + 0,25) = 25USD. Cung: Qs = -50 + 10x25 = 200 (X) Cầu: Qd = 400 – 5x25 = 275 (X) Nhập khẩu: Qnk (CD) = Qd – Qs = 275 – 200 = 75 (X) c. Tính toán những lợi ích và thiệt hại của thuế quan: Tính toán theo hình minh hoạ dưới đây:
  3. - Thặng dư tiêu dùng giảm (TDTD) = a + b + c + d = [(275 + 300)x5]/2 (USD) - Thặng dư sản xuất tăng (TDSX) = a = [(150 + 200)x5]/2 (USD) - Thu ngân sách chính phủ (NSCP) = c = 75 x 5 (USD) - Thiệt hại xã hội do thuế quan = TDTD – TDSX – NSCP (USD) VnEcon - Kênh tiếp cận khách hàng mới của bạn Liên hệ quảng cáo trên http://VnEcon.com Mobile: 093 777 7963 Email: ads (at) vnecon [dot] com Theo VnEcon.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2