intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi ôn tập quản lý nhà nước về đô thị

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

514
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặc điểm của đô thị và nông thôn: - Đô thị: Mật độ dân số cao; lao động phi nông nghiệp là chủ yếu; là nơi đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển của một vùng, khu vực hay quốc gia. Người dân sống theo lối sống đô thị, mức sống cao hơn vùng nông thôn, các dịch vụ phát triển mạnh hơn và phong phú hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi ôn tập quản lý nhà nước về đô thị

  1. Câu hỏi ôn tập QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ Câu 1: So sánh QLNN về đô thị và nông thôn. Ở nước ta hiện nay cần xây dựng mô hình chính quyền đô thị không, tại sao ?. 1. Đặc điểm của đô thị và nông thôn: - Đô thị: Mật độ dân số cao; lao động phi nông nghiệp là chủ yếu; là nơi đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển của một vùng, khu vực hay quốc gia. Người dân sống theo lối sống đô thị, mức sống cao hơn vùng nông thôn, các dịch vụ phát triển mạnh hơn và phong phú hơn. - Nông thôn: Mật độ dân số thấp, nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Người dân sống theo lối sống đơn giản của vùng nông thôn, mức sống thấp và trung bình, các dịch vụ không mạnh và không nhiều. 2. Chủ thể và đối tượng quản lý: * Chủ thề quản lý: - Cơ quan QLNN thẩm quyền chung: + Chính phủ: thống nhất quản lý qui hoạch Xây Dựng đô thị cả nước. Các bộ, ban, ngành có liên quan (Bộ XD…) giúp chính phủ quản lý. +UBND tỉnh, TP trực thuộc TW quản lý địa bàn phụ trách. UBND TP thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện và UBND phường, thị trấn chịu trách nhiệm quản lý theo sự phân cấp hành chính trong địa bàn mình phụ trách. - Cơ quan QLNN thẩm quyền riêng: + Các sở, ban, ngành của địa phương giúp UBND tỉnh thành phố trực thuộc TW ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của chính phủ, của UBND tỉnh, TP trực thuộc TW và bộ, ngành về QLXD đô thị theo uỷ quyền của UBND tỉnh, TP trực thuộc TW. Các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp UBND các cấp tương ứng quản lý QHXD đô thị theo uỷ quyền của UBND và cơ quan chuyên môn cấp trên. Tuy nhiên cũng không tuyệt đối hóa lĩnh vực quản lý, đôi khi có những cơ quan QLNN cả về đô thị và cả về nông thôn. * Đối tượng quản lý: - Đô thị: đối tượng quản lý là người dân đô thị gọi là thị dân. - Nông thôn: đối tượng quản lý là người dân vùng nông thôn gọi là nông dân. 3. Cơ sở chính trị - pháp lý: * Chính trị: Các Nghị quyết, văn kiện đại hội Đảng, cụ thể là: - Văn kiện đại hội 10: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương. ... - Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư: Ngày 5-8, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh đã ký ban hành Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Hội nghị BCH Trung ương Ðảng lần thứ 7 họp từ ngày 9 đến 17-7 đã thảo luận và thông qua. Mục tiêu tổng quát: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng …Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn…Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại… * Pháp lý: - Về Đô thị, điển hình như: Nghị định 29/2007/NĐ-CP về Quản lý kiến trúc đô thị. Nghị định 64/2010/NĐ-CP về Quản lý cây xanh đô thị. NĐ 60/CP ngày 5/7/1994 về nhà ở, đất ở, NĐ 61/CP ngày 5/7/1994 về mua bán, kinh doanh nhà ở và các văn bản pháp quy khác của TW và địa phương … - Về nông thôn, điển hình như:: Ngày 08/01/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông. Ngày 12/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
  2. Nghị định Số: 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. 4. Nội dung QLNN: * Khái quát: Có 4 nội dung khái quát như sau: + Ban hành VB QPPL làm cơ sở pháp lý cho QLNN. + Tổ chức thực hiện VB QPPL bao gồm: Tổ chức bộ máy, triển khai thực hiện, tuyên truyền phổ biến,… + Kiểm tra thực hiện VB QPPL. + Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo, … * Cụ thể: Các nội dung cơ bản cụ thể như sau: Đô thị Nông thôn 1.Quản lý Nhà nước về qui hoạch XD đô 1.Quản lý về nông nghiệp và kinh tế thị. nông thôn. + Lập và xét duyệt quy hoạch XD đô thị. 2.Quản lý về quy hoạch các điểm dân cư + QLNN về cải tạo và xây dựng công nông thôn. trình. - Quản lý quy hoạch các điểm dân cư : + Trách nhiệm và quyền hạn quản lý quy + Ban hành các quy định về quy hoạch hoạch và XD đô thị của các cấp chính quyền: xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng các 2. Quản lý Nhà nước về nhà ở, đất ở đô điểm dân cư ; Lập quy hoạch xây dựng điểm thị: dân cư nông thôn. - nội dung quản lý nhà ở đô thị: - Quản lý đất đai, xây dựng và môi + Ban hành các chính sách, quy chế, tiêu trường trong các điểm dân cư: chuẩn về quy hoạch, thiết kế, xây dựng, sử + Tổ chức giao đất và cho thuê đất, cấp dụng và quản lý nhà ở. giấy chứng nhận sử dụng đất nông nghiệp, đất + Lập kế hoạch xây dựng, phát triển nhà ở theo quy định của luật đất đai và các văn ở. bản pháp quy khác; + Quản lý, kiểm soát việc xây dựng, cải + Chính quyền địa phương, các nhà tạo nhà ở. chuyên môn tư vấn việc xây dựng, cải tạo + Cấp GCN quyền sở hữu nhà ở, điều công trình kiến trúc nhà ở; tra, thống kê nhà ở. + Quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật . + Mua bán , chuyển nhượng nhà ở không + Bảo vệ môi trường, vệ sinh công cộng mang tính chất kinh doanh. bằng cách tổ chức quản lý từ khâu bàn bạc, + Quản lý kinh doanh phát triển nhà. ban hành quy chế, nội quy, hương ước, ký kết + Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm hợp đồng thực hiện với tổ chức xã hội, cá và giải quyết các tranh chấp về nhà ở. nhân theo chế độ thầu khoán và duy trì phong - nội dung quản lý đất ở đô thị: trào toàn dân đóng góp tham gia. + Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ - Ql các vấn đề về xã hội, an ninh và trật địa chính và giá đất ở đô thị. tự nông thôn: + Lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất + Thực hiện các chính sách xã hội: xoá đô thị. đói giảm nghèo, CS đối với gia đình có công + Giao đất, cho thuê đất đô thị, cấp giấy với cách mạng, CS dân số KHHGĐ; CS phát CN quyền sử dụng đất, thu hồi đất. triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá nâng cao + Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. dân trí, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng + Thống kê, cập nhật các biến động về sử nông thôn mới; dụng đất ở đô thị. + Có biện pháp hạn chế các tệ nạn xã hội + Ra các văn bản hướng dẫn quản lý đất ở nông thôn; đô thị và ngoại đô. + Thực hiện quy chế dân chủ thực sự ở + Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nông thôn. nại về đất ở 3. Quản lý về xây dựng kết cấu hạ tầng ở 3. QLNN về hạ tầng kỹ thuật đô thị nông thôn - Về giao thông vận tải đô thị: - Quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật: + Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp + PT thuỷ lợi theo hướng đa dạng hoá luật và văn bản pháp quy của ngành giao mục tiêu; thông vận tải. + Giao thông nông thôn: phát triển theo
  3. + Ban hành các quy định về an toàn giao hướng thành mạng lưới nối liền mạng quốc thông vận tải đô thị. gia thông suốt mọi thời tiết. + Phân công phân cấp và xây dựng cơ + Hệ thống điện: Nhà nước hỗ trợ một chế phối hợp quản lý. phần cùng sức dân, khuyến khích nhà đầu tư + Tổ chức phân luồng, phân tuyến, phân trong và ngoài nước. cấp loại đường đô thị, quản lý sử dụng đường + Cấp nước sạch sinh hoạt bằng nhiều đô thị. hình thức. + Xây dựng các chính sách nhằm khai + Thoát nước, chống ô nhiễm gây hại sức thác các tiềm năng, khuyến khích các thành khoẻ nhân dân. phần kinh tế tham gia phát triển giao thông - Quản lý kết cấu hạ tầng xã hội: vận tải. + Gồm: nhà trẻ, trường học, nhà văn hoá, + Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm. các cơ sở phòng chữa bệnh, sinh hoạt văn + Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức hoá… chấp hành pháp luật về giao thông cho người + Nhà nước và chính quyền ban hành dân đô thị. các chính sách và biện pháp quản lý để hạn - QLNN về cung cấp nước sạch đô thị. chế các tiêu cực do thị trường gây ra; - QLNN về thoát nước đô thị. + Thực hiện phương châm “nhà nước và - QLNN về cấp điện, chiếu sáng công nhân dân cùng làm”. cộng. + Nhà nước tạo điều kiện cho vay lãi 4. QLNN về bảo vệ cảnh quan và môi suất ưu đãi, giảm nhẹ thuế nông nghiệp, ưu trường đô thị: tiên tiếp nhận dự án tài trợ nước ngoài về phát 5. QLNN về một số lĩnh vực hạ tầng xã triển nông thôn hội và an ninh, trật tự an toàn xã hội. 5. Mục tiêu: * Mục tiêu riêng: QLNN về nông thôn nhằm đạt mục tiêu là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; đồng thời đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. QLNN về đô thị nhằm mục tiêu từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc. * Mục tiêu chung:Mục tiêu xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng. Tạo mối liên kết đô thị - nông thôn, bảo đảm chiến lược an ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phù hợp từng giai đoạn phát triển chung của đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  4. Câu 2 : Hãy phân tích vai trò of NN trong xây dựng và  đô thị ? 1. NN hoạch định chiến lược  hệ thống đô thị quốc gia và hệ thống đô thị vùng trên cơ sở chiến lược và kế hoạch  KT-XH of đất nước. NN soạn thảo ban hành các chiến lược  hệ thống đô thị quốc gia và từng vùng thông qua hệ thống quy hoạch lãnh thổ và đồ án quy hoạch vùng nhằm phục vụ cho mục tiêu phát trển KT-XH of quốc gia và of các địa phương (1đ) 2. Thể chế hóa các luật và văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho xây dựng,  và QL đô thị (1đ) 3. NN lập quy hoạch, xây dựng  các đô thị trên cơ sở định hướng  hệ thống đô thị quốc gia of vùng và các quy định quy chế chính sách các tiêu chuẩn quy phạm. Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương xác lập các quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền of mình, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng và QL tăng trưởng các đô thị (1đ) 4. NN xây dựng các chính sách quy động vốn đầu tư, khai thác các nguòn vốn trong và ngoài nước, thành lập quỹ đầu tư xây dựng đô thị, ngoài nguồn vốn và ngân sách NN thì chính quyền địa phương xây dựng các chính sách tạo vốn, tạo nguồn thu để  đô thị, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích động viên các thành phần kinh tế cùng tham gia  đô thị (1đ) 5. NN thực hiện QL toàn diện trên mọi lĩnh vực, mọi địa bàn, đối với các thành phần KT-XH, các tổ chức cá nhân ở đô thị phải chấp hành theo đúng pháp luật (0,5đ) 6. NN tiến hành thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm về xây dựng và QL đô thị theo đúng quy định of pháp luật, bảo vệ trật tự an toàn đô thị (0,5đ)
  5. Câu 3 : Phân tích thực trạng  hệ thống đô thị (ĐT) và thực trạng QL đô thị Việt nam hiện nay ? (5đ) 1. Thực trạng  đô thị VN (3đ) : *Ưu điểm : - Tốc độ  ĐT nước ta khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, tạo nên 1 số lượng cơ sở hạ tầng bằng mấy chục năm trước đây, đã đáp ứng được sự  KT-XH of đất nước đồng thời nó trở thành nhân tố quan trọng of quá trình  các ĐT đã đảm nhận được vai trò là trung tâm of ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… - ĐT đã đảm bảo được việc tăng ngân sách NN, đảm bảo vững nền QP-AN. - Phương pháp QLNN về ĐT trong thời gian qua đã đổi mới 1 cách đáng kể thể hiện ở các văn bản pháp luật, QL quy hoạch, đất đai xây dựng ĐT đã được soạn thảo và ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ góp phần tăng cường QL ĐT trên cả lĩnh vực đặc biệt là trong việc đổi mới lập xét duyệt quy hoạch ĐT, tăng nguồn vốn thu tài chính. - ĐT đã được cải tạo từ hình thức manh mún nhỏ lẻ sang xây dựng tập trung theo quy hoạch, dự án. - Việc triển khai cải cách các thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về ĐT đã thu được 1 số kết quả đáng quan tâm. * Hạn chế : - Cơ sở kinh tế kỹ thuật of ĐT còn yếu, tăng trưởng kinh tế chưa cân xứng với dân số, gây nên tình trạng thất nghiệp ngày càng cao, số dân cư từ nông thôn di cư ra ĐT nhiều làm tăng tình trạng vô gia cư gây bức xúc lớn. - Tình trạng phân bố dân cư và sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng ĐT đang là 1 nguy cơ lớn đối với vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm, hiện nay 70% số dân cư ĐT đang ở các vùng đòng bằng ven biển nơi tập trung chủ yếu quỹ đất nông nghiệp of nước. - Hệ thống các ĐT tại trung tâm vẫn chưa hình thành, đều khắp các vùng, khoảng 50% tập trung tại 2 ĐT lớn là Hà Nội và HCM, các vùng sau, xa, núi hải đảo thiếu ĐT trung tâm, thiếu động lực . - Cơ sở hạ tầng nhìn chung còn yếu kém, không đảm bảo được các điều kiện cho CNH, HĐH đất nước, hạ tầng không đồng bộ, môi trường sống bị ô nhiễm, xuống cấp, mạng lưới giao thông chưa , giao thông công cộng chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông. - Vấn đề cấp thoát nước rất kém, chỉ có 47% dân cư được dùng nước sạch, còn 45% bị thất thoát, mạng lưới cổng thoát nước, vệ sinh ĐT chưa được giải quyết còn hiện tượng ngập úng, ô nhiễm. - Quá trình ĐT hoá diễn ra nhanh chóng nhưng cũng đặt ra cho chúng ta 1 nhiệm vụ là BVMT vì ở ĐT bị xuống cấp nghiêm trọng, nước, không khí, đất đai bị ô nhiễm nặng nề… 2. Thực trạng QL ĐT : (2đ) - Quản ký ĐT chưa làm chủ được tình hình  ĐT, còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu  of ĐT hiện nay. Cụ thể, tình trạng  ĐT khá lộn xộn, chỉ  ở dọc các trục quốc lộ không theo quy định và pháp luật còn khả phổ biến, mặc dù vậy vấn chưa có biện pháp để ngăn chặn, vai trò of các cấp chính quyền vấn chưa được phát huy đầy đủ trong công việc tổ chức thực hiện pháp luật và các quy hoạch ĐT. - Các quy hoạch ĐT chi tiết: còn thiếu, chưa khả thi hay kém chất lượng, kiến trúc ĐT chưa được định hướng kỹ nhiều di sản kiến trúc văn hoá truyền thống đang bị vi phạm biến dạng 1 cách nghiêm trọng, cần được khôi phục lại. - Hiện nay còn có nhiều cơ quan đơn vị tham gia vào việc QL ĐT, nhưng lại thiếu hẳn cơ quan điều phối chung, nó gây ra nhiều vấn đề chồng chéo, phức tạp và không hợp lý. - Trong công tác QL ĐT, thì thủ tục hành chính trong vấn đề cấp đất, giấy phép xây dựng, thẩm định các dự án đầu tư còn nhiều phiếu hà, vấn đề về thuế, phí còn bất hợp lý chưa phù hợp với thực tiễn nên gây khó khăn cho các nhà đầu tư và nhân dân, dẫn đến tình trạng xây dựng không phép, chuyển nhượng ngầm đất đai,… Nói chung thực trạng QL như hiện nay nói lên rằng ĐT nước ta rất lộn xộn, các trật tự kỷ cương bị vi phạm, môi trường sinh tháí xuống cấp, tệ nạn xã hội gia tăng và khá phức tạp điều đó là tại sự yếu kém trong khâu QL.
  6. Câu 4 : Đồng chí hãy phân tích trực trạng phát triển hệ thống đô thị và thực trạng quản lý đô thị Việt Nam hiện nay? 1. Thực trạng phát triển đô thị Việt Nam: *Về ưu điểm: - Tốc độ phát triển đô thị nước ta khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, tạo nên 1 số lượng cơ sở hạ tầng bằng mấy chục năm trước đây, đã đáp ứng được sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở thành nhân tố quan trọng của quá trình phát triển các đô thị đã đảm nhận được vai trò là trung tâm của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… - Đô thị đã đảm bảo được việc tăng ngân sách Nhà nước, đảm bảo vững nên quốc phòng an ninh. - Phương pháp quản lý Nhà nước về đô thị trong thời gian qua đã đổi mới 1 cách đáng kể thể hiện ở các văn bản pháp luật, quản lý quy hoạch, đất đai xây dựng đô thị đã được soạn thảo và ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ góp phần tăng cường quản lý đô thị trên cả lĩnh vực đặc biệt là trong việc đổi mới lập xét duyệt quy hoạch đô thị, tăng nguồn vốn thu tài chính. - Đô thị đã được cải tạo từ hình thức manh mún nhỏ lẻ sang xây dựng tập trung theo quy hoạch, dự án. - Việc triển khai cải cách các thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đô thị đã thu được 1 số kết quả đáng quan tâm. Sau 25 năm đổi mới hệ thống đô thị Việt Nam đã có những thành tựu nhất định, cho đến nay diện tích đất toàn đô thị là 48.965 km2 chiếm 14,78% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước; trong đó đất nội thị là 14.104 km2 (chiếm4,26%) đất ngoại thị là 34.861 km2 (chiếm 10,52%). Dân số toàn đô thị là31,695 triệu người chiếm 37,0% dân số cả nước, dân số nội thị là 25,990 triệu người chiếm 30,5%; dân số ngoại thị là 5,602 triệu người chiếm 6,5%. Mạng lưới đô thị quốc gia đã đang được mở rộng và phát triển tại các vùng,dọc theo các trục hành lang kinh tế - kỹ thuật quốc gia, quốc tế quan trọng. Đến tháng 6/2009 cả nước có 747 đô thị, trong đó: loại đặc biệt là 2 (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh); loại I là 7; loại II là 13; loại III là 44; loại IV là 44 và loại V là 637. Có một sự mất cân đối lớn trong sự phân bố các đô thị loại IV và loại V. Các khu đô thị mới cũng phát triển mạnh mẽ đóng góp không nhỏ cho quỹ nhà của đô thị, và tạo cảnh quan, nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị. Tổng số khu đô thị mới có quy mô 20ha đến trên 1.000ha là 486 khu với diện tích theo quy hoạch dự kiến là 74.057 ha. Trung bình một tỉnh có khoảng 7-8 khu đô thị mới với diện tích khoảng 1.175,5 ha. Trung bình một khu đô thị mới có diện tích khoảng 152ha. * Nhược điểm : - Cơ sở kinh tế kỹ thuật của đô thị còn yếu, tăng trưởng kinh tế chưa cân xứng với dân số,gây nên tình trạng thất nghiệp ngày càng cao, số dân cư từ nông thôn di cư ra đô thị nhiều làm tăng tình trạng vô giá cư gây bức xúc lớn. - Tình trạng phân bố dân cư và sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị đang là 1 nguy cơ lớn đối với vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm, hiện nay 70% số dân cư đô thị đang ở các vùng đòng bằng ven biển nơi tập trung chủ yếu quỹ đất nông nghiệp của cả nước. - Hệ thống các đô thị tại trung tâm vẫn chưa hình thành, đều khắp các vùng, khoảng 50% tập trung tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh; các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo thiếu đô thị trung tâm, thiếu động lực phát triển. -` Cơ sở hạ tầng nhìn chung còn yếu kém, không đảm bảo được các điều kiện cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, hạ tầng không đồng bộ, môi trường sống bị ô nhiễm, xuống cấp, mạng lưới giao thông chưa phát triển, giao thông công cộng chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tình trạng ách tắc giao. - Vấn đề cấp thoát nước rất kém, mạng lưới cổng thoát nước, vệ sinh đô thị chưa được giải quyết còn hiện tượng ngập úng, ô nhiễm. - Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng nhưng cũng đặt ra cho chúng ta 1 nhiệm vụ là bảo vệ môi trường vì ở đô thị bị xuống cấp nghiêm trọng, nước, không khí, đất đai bị ô nhiễm nặng nề… Khó khăn và thuận lợi Xuất phát điểm Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Các đô thị của Việt Nam trải qua một thời kỳ dài thiếu quy hoạch, phát triển đan xen đô thị lẫn nông thôn. Bên cạnh đó nền kinh tế chậm phát triển, vốn đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu. Quy hoạch đô thị chậm triển khai, thiết kế kiến trúc cảnh quan chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng môi trường đô thị chưa đảm bảo. Công tác quản lý phát triển đô thị bộc lộ nhiều yếu kém, cụ thể là:
  7. - Tốc độ phát triển nhanh của các đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương. ăng lực quản lý phát triển đô thị chưa theo kịp nhu cầu đòi hỏi của hực tế. - Sự phát triển chưa đồng bộ giữa mở rộng không gian đô thị và chất lượng đô thị; - Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng kĩ thuật đô thị lớn, nhưng việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội còn hạn chế, vì thế hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở nhiều đô thị còn yếu và thiếu. - Hiện tượng ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn là mối lo ngại tại các đô thị lớn; tỷ lệ đất giao thông trong các đô thị còn thấp, hầu hết đạt dưới 10% đất xây dựng đô thị; tỷ lệ dân đô thị được cấp nước, tỷ lệ thoát nước đô thị còn thấp, tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa, ô nhiễm môi trường còn chậm được khắc phục… - Đặc biệt đô thị Việt Nam còn đang đứng trước các vấn đề lớn mới nảy sinh mang tính toàn cầu như hội nhập, cạnh tranh đô thị, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, phát triển bền vững. Nhất là, các vấn đề phức tạp của quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị như dịch cư, chênh lệch giàu nghèo, nhà ở, lao động, việc làm; phát triển vùng ven đô, liên kết đô thị-nông thôn, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên… 2.Thực trạng Quản lý đô thị Việt Nam hiện nay đã có bước phát triển nhưng nhìn chung quản lý đô thị chưa làm chủ đước tình hình phát triển đô thị, còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đô thị hiện nay. - Tình trạng phát triển đô thị khá lộn xộn, chỉ phát triển ở dọc các trục quốc lộ không theo quy định và pháp luật còn khả phổ biến, mặc dù vậy vấn chưa có biện pháp để ngăn chặn, vai trò của các cấp chính quyền vấn chưa được phát huy đầy đủ trong công việc tổ chức thực hiện pháp luật và các quy hoạch đô thị. - Các quy hoạch đô thị chi tiết còn thiếu, chưa khả thi hay kém chất lượng, kiến trúc đô thị chưa được định hướng kỹ nhiều di sản kiến trúc văn hoá truyền thống đang bị vi phạm biến dạng 1 cách nghiêm trọng, cần được khôi phục lại. - Có nhiều cơ quan đơn vị tham gia vào việc quản lý đô thị, nhưng lại thiếu hẳn cơ quan điều phối chung, nó gây ra nhiều vấn đề chồng chéo, phức tạp và không hợp lý. - Trong công tác quản lý đô thị, thì thủ tục hành chính trong vấn đề cấp đất, giấy phép xây dựng, thẩm định các dự án đầu tư còn nhiều phiếu hà, vấn đề về thuế, phí còn bất hợp lý chưa phù hợp với thực tiễn nên gây khó khan cho các nhà đầu tưvà nhaan dân, dẫn đến tình trạng xây dựng không phép, chuyển nhượng ngầm đất đai,… - Đô thị nước ta rất lộn xộn, các trật tự kỷ cương bị vi phạm, môi trường sinh thaí xuống cấp, tệ nạn xã hội gia tăng và khá phức tạp điều đó là tại sự yếu kém trong khâu quản lý.
  8. CÔNG VỤ VÀ CÔNG CHỨC Câu 1: So sánh cán bộ, công chức, viên chức. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức ở Việt Nam hiện nay? 1. So sánh cán bộ, công chức, viên chức: - Khái niệm: + Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của ĐCSVN, NN, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND, CAND và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; Công chức cấp xã: được tuyển dụng giữ 1 chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, phường, thị trấn, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước (khỏan 2 và 3, Điều 4, Luật cán bộ công chức 2008) + Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành; quận, huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. + Viên chức: (Theo Dự thảo Luật Viên chức, dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011) là người được tuyển dụng, bổ nhiệm một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo vị trí việc làm và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.. - Phân biệt giống nhau, khác nhau: * Giống nhau: - Là công dân Việt Nam. - Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. * Khác nhau: Cán bộ, Công chức Viên chức - Trong biên chế (số lượng biên chế do cấp có - Được định biên về số lượng biên thẩm quyền quyết định cho 01 đơn vị theo chức chế sự nghiệp, báo cáo cấp có thẩm năng, nhiệm vụ được giao); quyền quyết định, phê duyệt. - Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức - Tuyển dụng dưới hình thức hợp vụ, chức danh (Riêng cán bộ thì không tuyển dụng, đồng làm việc. cán bộ được phê chuẩn, bổ nhiệm). - Làm việc tại các cơ quan nhà nước, của Đảng, - Làm việc tại các đơn vị sự nghiệp. tổ chức chính trị xã hội, một số đối tượng làm việc tại cơ quan, đơn vị thuộc Q.Đội nhân dân, CAND; làm việc tại đơn vị sự nghiệp với vai trò quản lý. - Được điều chỉnh bằng Luật cán bộ công chức - Hiện nay còn thực hiện theo Pháp năm 2008 và các văn bản hướng dẫn dưới luật. lệnh cán bộ công chức năm 1998, sửa đổi bổ sung năm 2003 và NĐ 116/2003/NĐ-CP đã hết hiệu lực. 2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức nước ta hiện nay Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nước ta hiện nay tuy đã cơ bản đủ về số lượng và được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, qua đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức, có những mặt đạt được và hạn chế, yếu kém sau: - Những kết quả đạt được: Về chất lượng, phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức hiện đang công tác đã được rèn luyện, thử thách qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn vừa qua. Đội ngũ CBCC ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chất lượng. Từ một đội ngũ mỏng và yếu, ít được đào tạo trong thời kỳ chiến tranh đến một đội ngũ lớn mạnh đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Trình độ đào tạo ngày càng được nâng cao, kỹ năng làm việc được tăng cường đã tạo ra sự tự tin của CBCC trong thực thi nhiệm vụ.
  9. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong 25 năm đổi mới đã có những chuyển biến quan trọng về nhận thức, quan điểm tư tưởng, được thể hiện trong cơ chế, chính sách, pháp luật từ khâu tuyển dụng, đào tạo và quản lý, từng bước đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. - Những hạn chế yếu kém: + Chưa có đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ổn định và chuyên nghiệp. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập hẫng hụt về nhiều mặt: tri thức và năng lực quản lý nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý còn rất hạn chế + Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao; tệ quan liêu tham nhũng, sách nhiễu dân chưa được ngăn chặn gây nên sự trì trệ, trở ngại lớn cho công cuộc cải cách, làm giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước + Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan, đơn vị còn phổ biến; thiếu đội ngũ cán bộ, nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia hoạch định chính sách ở các cấp. Đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa và miền núi, hải đảo, đại bộ phận cán bộ, công chức yếu về năng lực, trình độ chuyên môn, thiếu nguồn nhân lực bổ sung vào bộ máy hành chính + Việc bố trí cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa có tỷ lệ phù hợp với đặc điểm, tính chất và yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của mỗi loại cơ quan, tổ chức nhà nước. Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ các nghạch công chức chưa được bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng loại công chức + Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác Tóm lại: việc chỉnh đốn và nâng cao chất lượng và trình độ của đội ngũ công chức trong thời đại mới là cần thiết trong xu thế hội nhập toàn cầu.Với rất nhiều những nhược điểm cần phải sửa chữa cả về mặt tổ chức quản lý và cá nhân các công chức thì chúng ta không thể thực hiện tốt công cuộc đổi mới đất nước và cải cách hành chính hiện nay. Đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì chúng ta cần có những biện pháp, giải pháp cần thiết nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ công chức để đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế xã hội, văn hoá, chính trị... của đất nước.
  10. Câu 2: Phân tích các quan điểm hoàn thiện chế độ công vụ (CĐCV) và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CB,CC) ở Việt Nam hiện nay (5đ) * Quan điểm hoàn thiện CĐCV (2,5đ) - Hoàn thiện CĐCV phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất of Đảng về công tác cán bộ. ; - Hoàn thiện CĐCV gắn với đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động of Bộ máy NN ; - Hoàn thiện CĐCV bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế ; - Hoàn thiện CĐCV nhằm xây dựng nền công vụ phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát of nhân dân. ; - Hoàn thiện CĐCV gắn với tăng cường chuyên môn, nâng cao đạo đức công vụ, bảo đảm chế độ thủ trưởng trong các cơ quan công quyền. * Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức (2,5đ) HN lần thứ 5 BCH TW Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết "Về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QL of bộ máy NN". (Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1/8/2007) Công cuộc đổi mới,  KT-XH và hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra ~ yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC. CB,CC vẫn là khâu quyết định nhất trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật, thực thi công vụ. - Xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh, công chức trong từng cơ quan of NN để làm căn cứ tuyển dụng và bố trí sử dụng CB,CC. - Làm tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch CB,CC; thông qua việc đánh giá, phân loại CB,CC, xác định rõ ~ người đủ và không đủ tiêu chuẩn. Có chính sách thích hợp đối với ~ người k0 đủ tiêu chuẩn phải đưa ra khỏi bộ máy. - Đổi mới chế độ tuyển dụng và QL CB,CC. Tuyển dụng CB,CC phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh CB,CC. Thông qua việc thi tuyển, sát hạch, kiểm tra để tuyển dụng CB,CC đủ phẩm chất và năng lực vào làm việc trong bộ máy. Khắc phục tình trạng vào cơ quan rồi mới đưa đi đào tạo và chủ yếu là đào tạo tại chức. - Việc đánh giá, phân loại CB,CC phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. - Thực hiện việc thi tuyển đối với một số chức danh lãnh đạo gắn với chuyên môn nghiệp vụ trong bộ máy hành chính NN và các đơn vị sự nghiệp. - Đổi mới công tác QL biên chế. Đối với các cơ quan NN: trên cơ sở xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu công chức, từng cơ quan NN rà soát lại đội ngũ công chức, đối chiếu với tiêu chuẩn để bố trí lại cho phù hợp. Tiếp tục thực hiện mạnh chế độ hợp đồng để thực hiện một số loại việc trong cơ quan NN. Đối với các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công: căn cứ vào nhu cầu hoạt động thực tế để xác định số lượng các vị trí việc làm trong từng đơn vị sự nghiệp dịch vụ công. Thực hiện chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công. - Thực hiện cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với đội ngũ CB,CC. Nghiên cứu để có chính sách, chế độ thích hợp về nhà ở cho CB,CC. NN có chính sách xây dựng và sử dụng nhà công vụ, quy định rõ chế độ, tiêu chuẩn sử dụng nhà công vụ để áp dụng trong cả hệ thống chính trị. Xây dựng chế độ phụ cấp đối với CB,CC hành chính, bao gồm cả CB,CC đảng, đoàn thể trong hệ thống chính trị. - Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC. Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng CB,CC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nhất là kỹ năng hành chính. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động of cơ quan hành chính, nhất là trong giải quyết các yêu cầu of dân, doanh nghiệp. Coi trọng công tác giáo dục đạo đức và phẩm chất chính trị cho đội ngũ CB,CC để nâng cao lòng yêu nước, yêu chế độ, niềm tự hào dân tộc và tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân of đội ngũ CB,CC. - Để khắc phục tình trạng quá nhiều cấp phó trong cơ quan hành chính, trước hết cần tập trung đổi mới phương thức, lề lối làm việc of các cơ quan; giảm hội họp, phân định rõ trách nhiệm of tập thể và người đứng đầu cơ quan. Từ đó, giảm hợp lý cấp phó trong các cơ quan HCNN
  11. Câu 3: a)- phân biệt cán bộ, công chức, viên chức. b)- Phân biệt cán bộ, công chức với người lao động khác c) So sánh hoạt động công vụ với hoạt động khác không mang tính công vụ d) Phân biệt hành chính công và Hành chính tư đ) Phân biệt quản lý - quản lý nhà nước a) Giống nhau: điều là công dân VN, có địa chỉ thường trú tại VN, trung thành với chế độ, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác do nhà nước qui định. * Khác nhau: - Cán bộ: được phê chuẩn, bầu cử, bổ nhiệm theo nhiệm kỳ trong các cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - XH - Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Công chức g ắn với công vụ, gắn với cơ quan nhà nước. - Viên chức: được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và được bồ trí đảm nhiệm các nhiệm vụ ở các đơn vị sự nghiệp của đảng, nhà nước, và các đoàn thể. Viên chức gắn với nhiệm vụ được giao trong đơn vị sự nghiệp. b)- Phân biệt cán bộ, công chức với người lao động khác: * Giống nhau: điều tạo ra của cải vật chất, tinh thần phục vụ đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội; đều là hoạt động có mục đích. * khác nhau: Dựa vào hình thức lao động: +CB,CC : gián tiếp + Người lao động khác: trực tiếp - Dựa vào kết quả lao động: + CB,CC: bao giờ cũng phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật mới. + Người lao động khác: các sản phẩm từ lao động vật chất. - Dựa vào chủ thể tuyển dụng và hình thức tuyển dụng: + CB, CC: là NN, thi tuyển + Người lao động khác: là người sử dụng lao động, thiết lập các hợp đồng lao động - Dựa vào hình thức kỷ luật, trách nhiệm pháp lý và thẩm quyền xử lý: + CB, CC Luật cán bộ, cc… do nhà nước xử lý + Người lao động khác: dựa vào điều 77 luật LĐ xử lý c)- So sánh hoạt động công vụ với hoạt động khác không mang tính công vụ: * giống nhau: đều là hoạt động có mục đích nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người và xã hội. *Khác nhau: Hoạt động công vụ: - Mục đích: của Hoạt động công vụ là phục vụ nhân dân và XH - Thường là hoạt động nhân danh quyền lực NN, được nhà nước ủy quyền, mang tính quyền lực nhà nước. - chủ thể thực thi là công chức nhà nước (được uỷ quyền) - phục vụ các nhu cầu của công dân, không mang mục đích lợi nhuận - Hoạt động công vụ sử dụng công cụ là hệ thống pháp luật. * Hoạt động khác: - Mục đích của Hoạt động khác phục vụ cho cá nhân hoặc cho một nhóm người - Lao động nhân danh cá nhân, một nhóm người; không mang tính quyền lực nhà nước. - Chủ thể thực thi là mọi công dân - Hoạt động có mang tính chất lợi nhuận
  12. - Hoạt động khác sử dụng quy chế, điều lệ d) Phân biệt hành chính công và Hành chính tư: Dựa vào chủ thể quản lý: +HCC: nhà nước và cán bộ + HCT: hoạt động theo điều lệ hoặc là ý chí do 1 người đứng đầu - Dựa vào mục đích: + HCC: là vì lợi ích chung để bảo đảm ổn định XH. + HCT: phục vụ cho 1 cá nhân, một lĩnh vực, một nhóm người nào đó - Dựa vào phạm vi điều chỉnh: + HCC: toàn bộ lãnh thổ hoặc một khu vực + HCT: hẹp hơn nhiều, bộ phận lĩnh vực nào đó - Dựa vào sử dụng công vụ: +HCC: công cụ là hệ thống pháp luật + HCT: các quy chế điều lệ riêng biệt - Dựa vào tính chất quyền lực: + HCC: bao giờ cũng dựa vào quyền lực nhà nước và bắt buộc + HCT: không mang quyền lực nhà nước nhưng bắt buộc. đ) Phân biệt quản lý - quản lý nhà nước * giống nhau: đều là hoạt động điều hành, điều khiển, quản lý hoạt động của con người, là hoạt động có mục đích, mục tiêu đã được xác định trước. * khác nhau: - Quản lý: phạm vị quản lý điều hành hẹp, một bộ phận, một lĩnh vực nào đó. Chủ thể quản lý đa dạng, bằng ý chí của một cá nhân, người đứng đầu, quản lý dùng công cụ là quy chế, điều lệ, điều chỉnh các quan hệ, quản lý bằng phương thức giáo dục, vận động là chính, không mang quyền lực, quản lý phục vụ 1 lợi ích, 1 cá nhân, 1 tổ chức nào đó. -Quản lý NN: phạm vi quản lý điều hành rộng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực KT – VH – XH. Chủ thể quản lý là nhà nước, cán bộ được nhà nước uỷ quyền, quản lý dùng công cụ là hệ thống pháp luật, quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người, có bắt buột, có cưỡng chế, quản lý nhằm phục vụ lợi ích chung của XH. - QLNN về đô thị và nông thôn: cũng là dạng quản lý nhà nước có những nét giống và khác nhau so với quản lý và quản lý nhà nước nhưng nét khác nhau cơ bản là quản lý mang tính đặc thù, phạm vi quản lý phải phù hợp theo đặc điểm của địa bàn đô thị và nông thôn.
  13. Câu 4: Đồng chí hãy phân tích các quan điểm hoàn thiện chế độ công vụ và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở Việt Nam hiện nay? Đáp án: Quan điểm 1. phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng về công tác cán bộ Phải dựa trên cơ sở quan điểm, đường lối chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Kịp thời thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác cán bộ thành pháp luật điều chỉnh quan hệ công vụ, công chức. Xây dựng đội ngũ công chức ngày càng chính quy, hiện đại, có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức trong công vụ. Tôn trọng sự kiểm tra, hướng dẫn, lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ và tôn trọng sự giới thiệu của các cơ quan, tổ chức đảng trong lựa chọn, đề bạt cán bộ. Xây dựng đạo đức công vụ theo những tiêu chí đạo đức cách mạng. 2 - gắn với đổi mới hệ thống chính trị: Bên cạnh việc đổi mới hệ thống chính trị nói chung, việc hoàn thiện chế độ công vụ gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, và phải gắn với đổi mới cơ cấu tổ chức bên trong của từng cơ quan nhà nước, tới phân công chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, khi hoàn thiện chế độ công vụ cần phải chú ý tới việc định rõ chức trách của từng chức vụ quản lý, từng vị trí, chức danh công chức. 3 - bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế: việc hoàn thiện chế độ công vụ cần hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn cao ngang tầm với khu vực và quốc tế, có khả năng đáp ứng linh hoạt yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. 4 - nhằm xây dựng nền công vụ phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân Xuất phát từ bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, chế độ công vụ nước ta là chế độ công vụ phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Điều này đòi hỏi việc hoàn thiện chế độ công vụ phải đặc biệt quan tâm đến các quy tắc, quy định trách nhiệm, bổn phận công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nói chung, công chức trong bộ máy nhà nước nói riêng. Phải thiết lập cơ chế để mọi hoạt động công vụ của cán bộ, công chức đều chịu sự giám sát của nhân dân, 5 - gắn với tăng cường chuyên môn, nâng cao đạo đức công vụ, bảo đảm chế độ thủ trưởng trong các cơ quan công quyền Hồng và chuyên là hai phẩm chất hàng đầu của cán bộ, công chức, và trở thành thuộc tính của công chức thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân. Sự tập trung, thống nhất quyền lực là một nguyên tắc, thuộc tính của quản lý hành chính nhà nước, nếu không sẽ không bảo đảm được sự thống nhất trong điều hành, chỉ huy hoạt động công vụ. Chính điều đó đòi hỏi phải phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể và cá nhân người đứng đầu cơ quan. Trong điều hành công vụ, đòi hỏi phải đề cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đồng thời cần phải xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước và người đứng đầu các bộ phận trong cơ quan đó. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức 1 - Đổi mới quy trình, chế độ tuyển dụng công chức theo hướng tổ chức thi tuyển chung công chức ở các ngạch cho các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương; không nên giao cho từng cơ quan nhà nước tự tuyển công chức như hiện nay 2 - Thi nâng ngạch công chức trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh là động lực thúc đẩy tính tích cực, sự phấn đấu của công chức, nhằm nâng cao năng lực của công chức, khắc phục được tình trạng trì trệ "sống lâu lên lão làng". Kể cả đối với các chức vụ quản lý, lãnh đạo Tiến hành trả lương công chức theo chức vụ chuyên môn (ngạch, bậc chuyên môn) và chức vụ quản lý, người không giữ chức vụ quản lý thì chuyển hưởng lương theo chức vụ chuyên môn. Trân trọng tính chuyên nghiệp, chuyên môn sâu của công chức. 3 - Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo; Để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức, ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức hành chính, cần chú trọng đào tạo về kỹ năng hành chính. Thường xuyên thi sát hạch công chức để đánh giá năng lực công chức Hoàn thiện chế độ công vụ ở nước ta hiện nay là yêu cầu cần thiết khách quan, là nhiệm vụ vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
  14. nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện chế độ công vụ nhằm khắc phục những hạn chế, nhược điểm của chế độ công vụ ở nước ta hiện nay, đặc biệt là yếu tố thể chế của nền công vụ, đồng thời đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng chuyển từ nền hành chính điều hành sang nền hành chính phục vụ các khách hàng của nền hành chính: cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  15. Câu 5 ; Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức. Công tác đánh giá CBCC hàng năm. Hoàn thiện đạo đức CBCC hiện nay Theo quy định tại Điều 4, Luật Cán bộ, công chức, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008: 1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; 2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước 3. Viên chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ( trừ lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội) hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật (đối tượng này không được điều chỉnh bởi Luật CBCC 2008). 2. Công tác đánh giá CBCC hàng năm. Mục đích đánh giá công chức: Đánh giá công chức để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với công chức. Việc đánh giá công chức sau 1 năm công tác được tiến hành vào thời gian cuối năm theo trình tự sau: a) Công chức viết bản tự nhận xét công tác theo nội dung : - Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước; - Kết quả công tác (số lượng công việc hoàn thành trong năm); - Tinh thần kỷ luật (ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác, việc thực hiện nội quy cơ quan) - Tinh thần phối hợp trong công tác (phối hợp công tác với các cơ quan liên quan và đồng nghiệp); - Tính trung thực trong công tác (Trung thực trong báo cáo cấp trên và tính chính xác trong báo cáo); - Lối sống, đạo đức; - Tinh thần học tập nâng cao trình độ. - Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân. * Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị (được bổ nhiệm giữ các chức vụ cấp trưởng cấp phó phòng) ngoài những nội dung quy định ở trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của đơn vị, khả năng tổ chức quản lý đơn vị, tinh thần hợp tác với đơn vị bạn và mức độ tín nhiệm với mọi người. b) Tập thể phòng nơi công chức làm việc tham gia vào bản tự nhận xét và ghi phiếu phân loại công chức(không ký tên) . c) Thủ trưởng phụ trách người công chức trực tiếp đánh giá công chức theo từng nội dung quy định trên và tham khảo ý kiến nhận xét của tập thể để tổng hợp, xếp loại công chức theo 4 mức độ: Xuất sắc, khá, trung bình và kém. d) Đối với công chức giữ chức vụ Trưởng, phó phòng thực hiện việc tự phê bình trước đơn vị, công chức trong đơn vị góp ý kiến, cấp trên (Giám đốc Sở)trực tiếp đánh giá.
  16. e) Thủ trưởng phụ trách trực tiếp đánh giá công chức thông báo ý kiến đánh giá đến từng công chức của đơn vị. * Qua thực tế công tác đánh giá CBCC hàng năm, bản thân tự nhận thấy: Công tác đánh giá cán bộ đã dần đi vào nề nếp, công khai, dân chủ góp phần quan trọng vào việc quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ hợp lý, từ đó tạo nhiều chuyển biến về chất lượng đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, trong đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu nhất hiện nay, trong đó, tiêu chí đánh giá cán bộ chưa rõ ràng, cụ thể; việc đánh giá còn nặng cảm tính và chưa gắn kết đánh giá với quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ. Trong đánh giá cán bộ còn những trườg hợp không phản ánh được đúng bản chất, nghĩa là chưa đánh giá được hết mặt mạnh, mặt yếu của mỗi cán bộ, nhất là những cán bộ được bố trí vào những vị trí,chủ chốt. Một trong những vấn đề đánh giá là quan hệ giữa đức và tài. Có khi quá nhấn mạnh tài năng mà xem nhẹ phẩm chất đạo đức, hoặc nhấn mạnh phẩm chất đạo đức mà xem nhẹ tài năng, vẫn chưa được nhìn nhận và giải quyết một cách khoa học. Việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ nhiều khi còn chủ quan, chưa thật công tâm, chưa hợp lý, thiếu dân chủ, hoặc dân chủ hình thức, chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Cách đánh giá chưa thật sự đổi mới, chưa thật quan tâm đến những ý kiến khác với ý kiến tập thể, thường là thống nhất với đánh giá của người đứng đầu. Bố trí cán bộ trong nhiều trường hợp còn nặng về cơ cấu, lúng túng, bị động, chưa mạnh dạn để bạt cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Hiện tượng bố trí những người thân trong gia đình vào những vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý, điều hành, nhất là những vị trí gắn liền với kinh tế, tài chính, đang còn tồn tại. Có thực trạng là cán bộ bỏ việc, thôi việc, sao nhãng làm việc.. cũng có nguyên nhân từ việc đánh giá cán bộ không đúng, làm cho cán bộ thiếu động cơ phấn đấu, nên lãng phí nguồn nhân lực, nhất là hiện tượng chảy máu chất xám từ lĩnh vực công khác lĩnh vực khác. Tuy nhiên, việc đánh giá CBCC mang nặng tính hình thức; các CBCC còn nễ nang ngại nhận xét lẫn nhau, sợ mất lòng nhau, nhất là nhận xét và đóng góp cho lãnh đạo quản lý; nội dung đánh giá chưa cụ thể nên việc tự nhận xét, đánh giá còn mang tính chung chung; thang bậc xếp loại chưa hợp lý (thiếu loại tốt); hệ thống đánh giá CBCC chưa chuẩn xác, nên khi đánh giá CBCC chưa đúng với mức độ hoàn thành công việc của từng người…Việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ nhiều khi còn chủ quan, chưa thật công tâm, chưa hợp lý, thiếu dân chủ, hoặc dân chủ hình thức, chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Cách đánh giá chưa thật sự đổi mới, chưa thật quan tâm đến những ý kiến khác với ý kiến tập thể, thường là thống nhất với đánh giá của người đứng đầu. Để việc đánh giá CBCC được chính xác và công bằng, xin kiến nghị: - Xây dựng hệ thống đánh giá thật cụ thể và chuẩn: các mục lớn nên chia thành các mục nhỏ và cho điểm từng mục cụ thể. - Việc đánh giá CBCC không nên bó hẹp trong hệ thống nội bộ, mà nên tiếp cận đánh giá từ nhiều hướng – theo phương pháp 360 độ (như cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, các tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác cùng đánh giá CBCC) thì mới chính xác 3. Hoàn thiện đạo đức CBCC hiện nay. Về tổng quát, đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Theo đó, có thể nói, đạo đức công vụ là những giá trị đạo đức và chuẩn mực pháp lý được áp dụng cho những đối tượng cụ thể - đó là cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực công vụ. Người công chức có đạo đức công vụ là thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mình vì lợi ích chung và lợi ích của người khác, ý thức rõ về cái cần phải làm và mong muốn được làm vì những lợi ích đó. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân vấn đề nâng cao đạo đức công vụ là hết sức quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đang ra sức phấn đấu đẩy mạnh cải cách hành chính xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước…Trước hết, cần khẳng định đại bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức của chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, cố gắng thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, chấp hành sự phân công của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân. Mặc dù
  17. gặp nhiều khó khăn và chịu tác động phức tạp trong điều kiện chuyển đổi kinh tế - xã hội, nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã góp phần đóng vai trò quyết định những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Kế thừa và phát huy những ưu điểm trên, xác định nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong công cuộc cải cách hành chính, xây dựng được một đội ngũ công chức giỏi về nghiệp vụ và đáp ứng được những chuẩn mực của đạo đức công vụ là một trong những yêu cầu cấp bách góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính xây dựng Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đồng thời nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ còn là một trong những công cụ hữu hiệu phục vụ cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tiêu cực. Trên thực tế, hiện vẫn còn tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm nên chỉ "khư khư” lo bảo vệ mình để không bị sai. Do vậy nhiều khi qui định là 7 thì lại "đẻ” thêm thành 9-10 để bắt tổ chức, cá nhân bổ sung cho hoàn chỉnh. Điều này gây phiền hà rất nhiều cho người dân. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, kể cả một số cán bộ, đảng viên cao cấp thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hóa về đạo đức, lối sống. Một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực. Một số khác chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, làm thước đo chủ yếu nhất cho mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân và lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộ, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước. Tìm hiểu thực trạng của những khuyết, nhược điểm về phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức ta thấy có phần do nguyên nhân khách quan là sự tác động của những nhân tố tiêu cực của tình hình thế giới đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, công chức. Nhưng ở đây, chủ yếu vẫn là do những nguyên nhân chủ quan, bao gồm: Thứ nhất, Đảng và Nhà nước chưa quan tâm đầy đủ đến việc giáo dục tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức cũng như xử lý các vi phạm đạo đức của cán bộ, công chức chưa nghiêm đã dẫn đến hạn chế kết quả răn đe, giáo dục; còn thiếu những quy định cụ thể về chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức. Thứ hai, nhiều cán bộ, công chức còn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, dùi mài tinh thần trách nhiệm; mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự tư, tự lợi, tư tưởng cục bộ, địa phương. Thứ ba, cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát của tổ chức và thủ trưởng trực tiếp cũng như của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa thường xuyên, nghiêm túc và thiếu đồng bộ. Lãnh đạo của nhiều cơ quan hành chính thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý cán bộ, công chức. Thứ tư, trong tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan chủ trì và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp. Do đó, khi mắc khuyết điểm thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ thì không cơ quan nào, không người nào chịu trách nhiệm chính và bị xử lý kỷ luật. Đất nước đã và đang chuyển mình hội nhập vào sân chơi toàn cầu. Điều đó đặt nước ta đứng trước hai vấn đề nan giải: Làm thế nào để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của quản lý Nhà nước? Làm thế nào để đứng vững trong thời buổi cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực và trên thế giới? Nền tảng đầu tiên là phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay . Do đó, xây dựng và hoàn thiện đạo đức CBCC trong giai đoạn mới hiện nay phải dựa trên nền tảng tư tưởng của HCM về đạo đức cán bộ: Một là, trung với nước, hiếu với dân, suốt đời chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và hạnh phúc của nhân dân. Hai là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Ba là, tu dưỡng đạo đức cách mạng suốt đời. Bốn là, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức. Năm là, xây đi đôi với chống. Sáu là, luôn luôn tự phê bình và phê bình. Để làm được việc đó chúng ta cần thực hiện đồng thời các giải pháp sau: Trước tiên, cần xây dựng một khung pháp lý chặt chẽ trong đó quy định cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức như:
  18. - Đạo đức cá nhân: Phải có nguyên tắc và phẩm chất đạo đức tốt, Thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực và không vụ lợi cá nhân. Có lối sống trong sạch, cần cù, sáng tạo. có ý chì vươn lên về mọi mặt. Có thái độ cư xử đúng mực và phải luôn hoàn thiện mình. - Đạo đức với cơ quan: Phải trung thực, công bằng và không thiên vị. Thực hiện nhiệm vụ bằng hết khả năng của mình với tinh thần tận tụy, nhiệt tình. Phải luôn đúng giờ và tận dụng tối đa thời gian cho công việc. Bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm tài sản công. - Mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên và với cấp dưới: Hợp tác, giúp đỡ và tư vấn, khuyên bảo. Quan tâm thường xuyên tới tư cách, động cơ và lợi ích của cấp dưới. Xây dựng làm việc theo đội, nhóm với tinh thần tương trợ lần nhau khi thi hành nhiệm vụ. Có thái độ lịch sự, nhã nhặn và có mối quan hệ tốt với mọi người. Cố gắng kiềm chế phê phán công việc của người khác và phàn nàn về công việc của mình. - Đạo đức với công chúng và với xã hội: Phục vụ nhân dân với thái độ lịch sự và công bằng, đáng tin cậy, không nhận quà biếu hay ân huệ vượt quá giới hạn cho phép. Thứ hai, thực hiện tự phê bình và phê bình trong tất cả các cơ quan hành chính các cấp nhằm đề cao giá trị đạo đức, sự hướng thiện của con người, ngăn ngừa, hạn chế sự sa sút, suy thoái đạo đức... Cần làm rõ mỗi cán bộ, công chức có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không. Trên cơ sở đó, xem xét, đánh giá tinh thần trách nhiệm của họ và có thái độ xử lý thỏa đáng đối với những người thiếu tinh thần trách nhiệm nhằm giáo dục và răn đe cán bộ, công chức, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và pháp luật. Cần xây dựng cơ chế trách nhiệm người đứng đầu, trong đó có cơ chế từ chức, được nâng lên thành "văn hóa từ chức". Vấn đề từ chức rất cần sức mạnh của dư luận xã hội, như là một nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận. Thứ ba, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, từng cá nhân cán bộ, công chức, loại bỏ những cơ chế, thủ tục dẫn tới khả năng tiêu cực, sách nhiễu nhân dân nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức làm điều tốt, có điều kiện cống hiến, phát huy năng lực phục vụ đất nước và nhân dân. Quy định rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan chủ trì và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp Bốn là, xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức, nhất là đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở đó, thường xuyên tiến hành kiểm tra việc làm của họ, đồng thời phải lựa chọn những cán bộ, công chức được giao thực hiện cơ chế “một cửa”, tiếp dân không những phải được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tổng hợp, trình độ nghiệp vụ và công tác dân vận, mà còn phải có quy định rõ về chức trách, nhiệm vụ của những người đó, ngoài ra thái độ tiếp dân phải được chấn chỉnh, đúng mực. Năm là, giáo dục đạo đức cho công chức bằng nhiều hình thức cùng với việc giáo dục nâng cao giác ngộ chính trị, kỹ năng lao động nghề nghiệp. Cần chú trọng giáo dục tinh thần "hướng nội", khai thác giáo dục phẩm hạnh, lòng tự trọng, sự hảo tâm, lòng vị tha cao cả, tình thương yêu con người, đồng loại. Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức xã hội để xây dựng cho được thước đo giá trị đạo đức mới phù hợp với điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tôn trọng lợi ích chính đáng của cá nhân. Sáu là, thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, độc lập, khách quan trong nội bộ cơ quan, đơn vị cũng như của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức nhằm khắc phục tình trạng khép kín, thiếu công khai, minh bạch dễ phát sinh tiêu cực trong việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức . Bảy là, cần kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của cán bộ, công chức có hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tình tiết nghiêm trọng nhằm góp phần to lớn trong việc giáo dục và răn đe cán bộ, công chức, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước, vào pháp luật. Tám là, quy định rõ ràng về trách nhiệm liên đới đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, tổ chức sự nghiệp dịch vụ công để xảy ra việc cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân. Chín là, cần hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan chức năng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành thể chế, trước hết là việc thực thi công vụ trong cơ quan nhà nước phải được đặt thành một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên trong hoạt động của
  19. Chính phủ và chính quyền các cấp. Bên cạnh việc tăng cường các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, Thủ tướng Chính phủ và thủ trưởng cơ quan hành chính các ngành, các cấp phải dành thì giờ làm việc trực tiếp với cấp dưới, với cơ sở, kiểm tra công tác, qua đó, đánh giá đúng về cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý trực tiếp. Mười là, thực hiện công khai hoá quá trình tuyển chọn, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức. Đưa các yếu tố về đạo đức công vụ vào nội dung tuyển dụng và đánh giá kết quả hoạt động. Công khai các lợi ích của công chức. Cải cách hệ thống tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo trả đúng sức lao động và giá trị cống hiến của cán bộ, công chức, tạo động lực thực hiện công vụ là giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nâng cao phẩm giá người công chức. Xây dựng các chế độ, chính sách tôn vinh, khuyến khích sự tận tâm thực hiện công vụ, khen thưởng thoả đáng cho những cán bộ, công chức làm việc tốt. Mười một là, tăng cường phát huy vai trò của các phương tiện hữu hiệu để truyền đạt nhanh chóng các giá trị và chuẩn mực trong công vụ cho xã hội và theo đó thực hiện mục tiêu bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cán bộ, công chức. Mặt khác, nhờ đó mà chúng ta có điều kiện thuận lợi trong việc học tập, tiếp thu những kinh nghiệm bổ ích về đạo đức công vụ của các nước có nền công vụ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Mười hai là, tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định nội bộ về quy trình, thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của công dân; kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tờ không cần thiết, công khai hoá, minh bạch hoá các quy định về trình tự, thủ tục hành chính liên quan đến việc giải quyết công dân nhằm tránh tình trạng cán bộ, công chức có thể vận dụng một cách tuỳ tiện các quy định mà rất khó bị phát hiện. Song song với các giải pháp nêu trên, các cơ quan, đơn vị cần công bố công khai các số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử của cơ quan, đơn vị, tổ chức mình để tiếp nhận các góp ý về quy trình, thủ tục; các thông tin, vướng mắc của cá nhân, tổ chức đối với những việc làm sai trái, sách nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà của cán bộ, công chức, viên chức. Phân công trách nhiệm cụ thể trong việc theo dõi, ghi nhận đầy đủ các thông tin, góp ý, xây dựng quy chế thẩm tra, xác minh, xử lý kịp thời và công bố công khai kết quả xử lý… Trong tiến trình phát triển đất nước trong giai đoạn mới không thể tách rời vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức mà điều tiên quyết là mỗi người phải tự thực hiện tốt lề lối làm việc và tự hoàn thiện nâng cao, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của mình, thật sự đóng vai trò nòng cốt và đầu tàu đổi mới vai trò quản lý nhà nước nhằm tạo nên một động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước đi đến thắng lợi.
  20. Câu 6: Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức. Liên hệ thực tế địa phương, cơ quan đang công tác về công tác đánh giá cán bộ, công chức hàng năm, nêu rõ những yêu cầu cần hoàn thiện về vấn đề đạo đưc cán bộ, công chức hiện nay. 1. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức. Theo quy định tại Điều 4, Luật Cán bộ, công chức, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008: 1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; 2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước 3. Viên chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ( trừ lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội) hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật (đối tượng này không được điều chỉnh bởi Luật CBCC 2008). 2. Công tác đánh giá CBCC hàng năm tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, bao gồn các nội dung như sau: Mục đích đánh giá công chức: Đánh giá công chức để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với công chức. Việc đánh giá công chức sau 1 năm công tác được tiến hành vào thời gian cuối năm theo trình tự sau: a) Công chức viết bản tự nhận xét công tác theo nội dung : - Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước; - Kết quả công tác (số lượng công việc hoàn thành trong năm); - Tinh thần kỷ luật (ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác, việc thực hiện nội quy cơ quan) - Tinh thần phối hợp trong công tác (phối hợp công tác với các cơ quan liên quan và đồng nghiệp); - Tính trung thực trong công tác (Trung thực trong báo cáo cấp trên và tính chính xác trong báo cáo). - Lối sống, đạo đức. - Tinh thần học tập nâng cao trình độ. - Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân. * Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị (được bổ nhiệm giữ các chức vụ cấp trưởng cấp phó phòng) ngoài những nội dung quy định ở trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của đơn vị, khả năng tổ chức quản lý đơn vị, tinh thần hợp tác với đơn vị bạn và mức độ tín nhiệm với mọi người. b) Tập thể phòng nơi công chức làm việc tham gia vào bản tự nhận xét và ghi phiếu phân loại công chức(không ký tên) . c) Thủ trưởng phụ trách người công chức trực tiếp đánh giá công chức theo từng nội dung quy định trên và tham khảo ý kiến nhận xét của tập thể để tổng hợp, xếp loại công chức theo 4 mức độ: Xuất sắc, khá, trung bình và kém.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2