intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tham luận: Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: Do Minh Tuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tham luận đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tham luận: Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

  1. BÀI THAM LUẬN Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng chống tệ  nạn xã hội, tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em… góp phần thực hiện  tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh  Kính thưa quý vị đại biểu! Là một tỉnh miền núi, có diện tích tự  nhiên 3.828 km2, với dân số  trên  1,8 triệu người, toàn tỉnh Bắc Giang có trên 478 nghìn trẻ em, chiếm khoảng  28% dân số; trong đó trên 4 nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phần lớn là   trẻ em khuyết tật các loại với trên 3 nghìn em và trẻ em mồ côi trên 600 em);  có khoảng 40.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (phần lớn là   trẻ  em thuộc hộ  nghèo và hộ  cận nghèo). Đây là  nhóm trẻ  em yếu thế, rất  nhạy cảm, dễ bị sao nhãng, bỏ mặc, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, dễ xảy   ra tai nạn thương tích, bị xâm hại... rất cần được quan tâm chăm sóc, giáo dục  để  giúp các em có cơ  hội phát triển toàn diện và đảm bảo thực hiện quyền  trẻ em theo quy định. Giai đoạn 2017 ­ 2022, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ  em (BVCSTE)  luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,  triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Kính thưa quý vị đại biểu! Một số kết quả chính đạt được trong công tác BVCSTE Các cấp, các ngành trong tỉnh đã nghiêm túc, tập trung chỉ  đạo, triển  khai thực hiện chính sách pháp luật về BVCSTE, phòng chống tệ nạn xã hội,  tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em,...; ban hành các văn bản và triển   khai thực hiện tại các đơn vị, địa phương. Thực hiện chức năng quản lý nhà  nước về  trẻ  em; Sở  Lao động ­ TB&XH tham mưu UBND tỉnh ban hành và  triển khai thực hiện khoảng 30 văn bản gồm Chỉ thị, Quyết định, Kế hoạch,  Chương trình hành động về BVCSTE trên phạm vi toàn tỉnh. Hoạt động  tuyên truyền, phổ  biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ  năng phòng chống tệ  nạn xã hội, tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ  em, phòng chống HIV cho trẻ em được toàn tỉnh đẩy mạnh bằng nhiều hình  thức nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ  quan, tổ chức và toàn xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, đồng thời  giúp trẻ em nâng cao hiểu biết, kiến thức, kỹ năng tự  chăm sóc, bảo vệ  bản  thân. Giai đoạn 2017­2022, Sở  Lao động ­ TB&XH đã tổ  chức các hội nghị,  tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ  năng, nâng cao năng lực BVCSTE, phòng  chống tệ  nạn xã hội, tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ  em cho đại  biểu là thành viên Ban điều hành BVCSTE và Nhóm công tác liên ngành, cán  bộ làm công tác trẻ em ở các cấp; cộng tác viên cấp thôn, thành viên Câu lạc  1
  2. bộ trợ giúp trẻ em tại cộng đồng; cho trẻ em và cha/mẹ, người chăm sóc trẻ  em...  Các địa phương trong tỉnh quan tâm chỉ đạo tổ chức các hoạt động phát  huy quyền tham gia của trẻ  em, triển khai lồng ghép nhiều hoạt động văn  hóa, thông tin, thể  thao và du lịch cho trẻ  em; tổ  chức rà soát các khu vực   thường xảy ra tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước trên địa bàn  để có biện pháp chủ động phòng ngừa kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ em.  Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc trẻ  em có hoàn cảnh   đặc biệt bằng nhiều hình thức: trợ cấp, hỗ trợ theo chính sách, cấp học bổng,  thăm hỏi tặng quà; nhận được sự  chăm sóc, giúp đỡ  thường xuyên từ  gia  đình, người thân và từ cộng đồng... Do vậy hầu hết trẻ em có hoàn cảnh đặc  biệt trên địa bàn tỉnh được giúp đỡ bằng nhiều hình thức.  Hàng năm, Sở Lao  động ­ TB&XH đều chỉ  đạo các địa phương tổ  chức các cuộc rà soát trẻ  em  có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ  em có nguy cơ  rơi vào hoàn cảnh đặc biệt trên  phạm vi toàn tỉnh; Chỉ đạo, theo dõi, cập nhập dữ liệu trẻ em vào phần mềm   quản lý trẻ em; Phối hợp, chỉ đạo xây dựng và duy trì hoạt động các mô hình,  điểm tư  vấn, câu lạc bộ  về  BVCSTE như: Mô hình trợ  giúp trẻ  em có hoàn   cảnh đặc biệt,  Mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ  em (Diễn đàn trẻ  em, Thăm dò ý kiến trẻ  em, Câu lạc bộ  Quyền tham gia của trẻ  em,...), Mô  hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, Nhóm trẻ em nòng cốt, Điểm  tư vấn tại cộng đồng và trường học...  Việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nguy cơ  bị xâm hại và trẻ em bị xâm hại được chú trọng hơn. Các vụ việc xâm hại trẻ  em cơ  bản được xử  lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định góp phần phòng   ngừa vi phạm, tội phạm xâm hại trẻ em.  Đến nay, nhiều mục tiêu về  trẻ  em đạt được kết quả  đáng khích lệ  như: Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ  5% (năm 2015) xuống còn   dưới dưới 2,5% (năm 2021); Tăng tỷ  lệ  trẻ  em có hoàn cảnh đặc biệt được  chăm sóc từ 80% (năm 2015) lên trên 95% (năm 2021). Tình trạng trẻ em lang   thang trên địa bàn tỉnh cơ  bản được giải quyết. Trẻ  em vi phạm pháp luật  được quản lý tốt. Giải quyết kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại ngay  sau khi được phát hiện, giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng.   Kính thưa quý vị đại biểu! Bên cạnh kết quả  đạt được nêu trên, việc thực hiện chính sách,  pháp luật về BVCSTE còn một số hạn chế, khó khăn:  ­ Còn một số cấp ủy, chính quyền đặc biệt là cấp xã chưa thật sự quan  tâm đến công tác BVCSTE; Trong chỉ  đạo, triển khai thực hiện còn chậm,   chưa kịp thời, thiếu đôn đốc, kiểm tra giám sát của cấp trên đối với cấp dưới;  Việc bố trí nguồn lực về kinh phí ở nhiều địa phương cấp huyện còn rất hạn  chế, chưa tương xứng yêu cầu, nhiệm vụ  trong tình hình mới; hiện cấp xã   2
  3. chưa bố trí được kinh phí hoạt động BVCSTE ở địa phương. ­  Công tác tuyên truyền, phổ  biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ  năng về  BVCSTE chưa được thường xuyên liên tục, nội dung và hình thức   tuyên truyền còn hạn chế. ­ Cán bộ  làm công tác trẻ  em cấp xã, cấp thôn hoạt động chưa được  hiệu quả, đặc biệt là nhiệm vụ  quản lý nhà nước về  trẻ  em còn nhiều hạn  chế  do phải kiêm nhiệm rất nhiều mảng công việc khác nhau và dễ  bị  thay   đổi về tổ chức cán bộ; cán bộ cấp thôn chưa được hưởng phụ cấp. ­ Chế tài xử lý vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình đối với vấn đề tảo hôn còn quá nhẹ, không đủ  sức răn đe; một số  cán bộ   ở  địa phương, cơ  sở  còn nể nang trong việc xử lý vi phạm nên tình trạng tảo hôn vẫn còn diễn ra. ­ Tình hình trẻ em bị  xâm hại nói chung và trẻ em bị  xâm hại tình dục  nói riêng xảy ra trên địa bàn tỉnh tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và là vấn đề  gây bức xúc trong xã hội.  Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ  em trong thời gian tới của tỉnh vẫn còn  nhiều thách thức do tỷ lệ trẻ có nguy cơ  rơi vào hoàn cảnh đặc biệt còn khá   cao. Bên cạnh đó, nguy cơ trẻ em bị tai nạn, thương tích, bị bạo lực, xâm hại  vẫn còn xảy ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng,  ảnh hưởng của môi  trường mạng... Phần lớn số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sống trong gia đình  nghèo, cận nghèo, gia đình có vấn đề xã hội (như cha, mẹ ly hôn, ly thân, bạo   lực gia đình, có người nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma túy, trẻ em sống trong gia  đình có cả cha và mẹ đi làm ăn xa...), trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc  biệt khó khăn. Các gia đình này còn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc  sống nên ít quan tâm, thậm trí không quan tâm đến con, em mình vì vậy nhóm  trẻ này dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bị xâm hại, lao động sớm...  Cùng với tốc độ  phát triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh, việc  mở rộng các  khu, cụm công nghiệp, hợp tác xã trên khắp các địa phương trong tỉnh,  sự phát  triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ số  sẽ cần một lượng lớn  lao động, kèm theo sự  gia tăng các dịch vụ như: nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ,  nhà trọ, karaoke... nếu không được quản lý tốt sẽ  nảy sinh các vấn đề  tiêu   cực đối với trẻ em, hoặc phát sinh tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại.  Kính thưa quý vị đại biểu! Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả  công tác BVCSTE trong  thời gian tới:  Nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế  trong thời gian vừa qua,   tiếp tục  thực hiện hiệu quả  đường lối, chủ  trương của Đảng, chính sách, pháp luật  của Nhà nước,  phát huy kết quả  đạt được,  nâng cao chất lượng hiệu quả  công tác BVCSTE trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới; cần tập trung thực hiện   đồng bộ giải pháp trọng tâm sau:  (1) Các cấp, các ngành cần tiếp tục phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ  3
  4. đạo; quán triệt triển khai chính sách, pháp luật, các Chỉ  thị, Quyết định, Kế  hoạch, Chương trình về  BVCSTE; thường xuyên lồng ghép các mục tiêu,  nhiệm vụ về trẻ em vào Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch phát triển kinh  tế ­ xã hội của đơn vị, địa phương hằng năm và theo từng giai đoạn cụ thể.    (2) Đổi mới  công tác truyền  thông, giáo dục pháp luật về  BVCSTE,  góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức của toàn xã hội trong công   tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ  em, nhất là các chủ  thể  trực tiếp nuôi   dưỡng, quản lý các em; cần lưu ý về  phương pháp, nội dung, hình thức, địa  bàn, đối tượng tiếp thu, tăng cường tuyên truyền trên mạng internet, mạng xã  hội  sao cho  phù hợp với tình hình thực tiễn và đảm bảo biện pháp phòng  chống dịch covid­19.  (3) Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện nội dung,   nhiệm vụ, mục tiêu về BVCSTE; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về  phòng chống tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em... (4) Chú trọng nâng cao năng lực về công tác BVCSTE cho đội ngũ cán  bộ làm công tác trẻ em ở các cấp. (5) Giải quyết, can thiệp, hỗ  trợ  kịp thời trường hợp trẻ  em bị tai nạn  thương tích, bị bạo lực, xâm hại ngay sau khi được phát hiện.  (6) Bố trí đủ nguồn lực cả về cán bộ và kinh phí để đáp ứng nhiệm vụ  BVCSTE  ở  các cấp;  ưu tiên nguồn lực cho   công tác bảo vệ  trẻ  em; phòng,  chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em.  (7) Thực hiện tốt công tác nắm tình hình, quản lý đối tượng, nhất là số  đối tượng đã có tiền án về tội xâm hại trẻ em, bạo lực trẻ em, số thanh, thiếu  niên hư, có biểu hiện tham gia các băng nhóm tội phạm, số trẻ em nghiện ma  tuý, bỏ  học, lang thang…; Tăng cường công tác quản lý nhân khẩu, quản lý  các cơ sở kinh doanh như: khách sạn, nhà nghỉ, quán karaoke, internet… từ đó  chủ  động các kế  hoạch, phương  án phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả,  nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật liên quan  đến trẻ em.  Để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho trẻ em được chăm sóc, học  tập, vui chơi, giải trí, đảm bảo các quyền cơ  bản và được sống trong môi  trường an toàn, lành mạnh cần sự  chung tay, vào cuộc mạnh mẽ của toàn xã  hội. Sở Lao động ­ TB&XH đề nghị các Sở, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và  chính quyền các cấp tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm, quan tâm thực   hiện tốt hơn nữa công tác BVCSTE; xây dựng môi trường sống an toàn cho  trẻ em để đảm bảo mọi trẻ em đều được phát triển một cách toàn diện. Xin trân trọng cảm ơn các quý vị đại biểu đã lắng nghe! Xin chúc Hội nghị thành công tốt đẹp! 4
  5. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2