![](images/graphics/blank.gif)
Bài thảo luận kinh tế
lượt xem 30
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mọi hoạt động thương mại đều được thục hiện thông qua hợp đồng, do vậy chế định hợp đồng luôn là 1 chế định quan trọng trong hoạt động thương mại. Do vậy: “Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi thực hiện hoạt động thương mại( điều 388 – BLDS 2005)”
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thảo luận kinh tế
- I: Lý thuyết: 1.1: Các khái niệm: 1.1.1: Hợp đồng thương mại: Mọi hoạt động thương mại đều được thục hiện thông qua hợp đồng, do vậy chế định hợp đồng luôn là 1 chế định quan trọng trong hoạt động thương mại. Do vậy: “Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi thực hiện hoạt động thương mại( điều 388 – BLDS 2005)”. 1.1.2: Hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa: Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại,theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho nguời mua, nhận thanh toán.bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận .(khoản 8,Điều 3 LTM.2005). Nên: “Hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa là loại hợp đồng song vụ, có tính đền bù, chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm hai bên, bên bán và bên mua”. 1.2: Đặc điểm của hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa: 1.2.1: Đối tượng Đối tượng của hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa bao gồm: • Tất cả các loại động sản, bất động sản hình thành trong tương lai • Những vật gán liền với đất đai 1.2.2: Chủ thể Chủ thể của hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa là thương nhân hoặc một bên là thương nhân. Pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng quy định khi kinh doanh những hàng hóa nhất định, thương nhân phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người thực hiện công việc kinh doanh như phải có bằng cấp, phải bảo đảm sức khỏe, phải có công cụ chữa cháy… 1.2.3: Hình thức hợp đồng: Theo quy định tại điều 24, LTM 2005: Hợp đồng thương mại có thể được thực hiện bằng các hình thức sau: • Hợp đồng mua bán hàng hóa bằng lời nói • Hợp đồng mua bán hàng hóa bằng văn bản • Hợp đồng mua bán hàng hóa bằng hành vi cụ thể Tuy nhiên có một số hợp đồng pháp luật quy định buộc phải kí bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép. Khi hợp đồng được kí bằng văn bản, nếu có sửa đổi bổ sung hợp đồng cũng phải tiến hành bằng văn bản thì mới có hiệu lực. 1.2.4: Nội dung hợp đồng: Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản các bên cam kết trong hợp đồng. Theo quy định tại điều 402, BLDS 2005 những nội dung bao gồm:
- • Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được mua bán, công việc phải làm, không được làm. • Số lượng, chất lượng hàng hóa • Giá cả, phương thức thanh toán tiền • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng • Quyền và nghĩa vụ của các bên mua và bán hàng hóa • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng • Phạt vi phạm hợp đồng • Các nội dung khác tùy theo thỏa thuận của các bên 1.3: Thực hiện hợp đồng thương mại: 1.3.1: Nguyên tắc thực hiện hợp đồng Theo quy định tại điều 412, BLDS 2005, việc thực hiện hợp đồng phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: • Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác. • Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau. • Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. 1.3.2: Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng Có rất nhiều biện pháp để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.Chẳng hạn như: a) Thế chấp tài sản (quy định từ diều 342 đến điều 357, BLDS 2005): - Là các bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thựchiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. - Tài sản thế chấp có thể là bất động sản; động sản và có thể là tài sản được hình thành trong tương lai. Việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể làm văn bản riêng và có công chứng thì phải theo quy định của pháp luật. b) Cầm cố tài sản ( quy định từ điều 326 đến điều 341, BLDS 2005): - Là việc 1 bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho bên kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Việc cầm cố phải được lập thành văn bản, có thể làm văn bản riêng hoặc ghi vào hợp đồng chính. - Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố. - Thời hạn cầm cố do bên thỏa thuận hoặc được tính theo hiệu lực của hợp đồng chính. c) Đặt cọc (điều 358, BLDS 2005): - Là việc 1 bên giao cho bên kia 1 khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc hiện vật có giá trị khác(sau đây gọi là đặt cọc) trong 1 thời hạn để làm đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. - Việc đặt cọc phải được lập văn bản. d) Ký cược (điều 359, BLDS 2005):
- - Là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên thuê 1 khoản tiền hoặc kim khí quý,đá quý hoặc hiện vật có giá trị khác(gọi là tài sản kí cược)trong 1 thời hạn để đảm bảo việc trả lại tài sản thuê. e) Ký quỹ (điều 360, BLDS 2005): - Là việc bên có nghĩa vụ gửi 1 khoản tiền hoặc kim khí quý,đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại 1 ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân s ự. f) Bảo lãnh (quy định từ điều 361 đến điều 371, BLDS 2005): - Là việc người thứ 3 (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ . Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. - Việc bảo lãnh có thể lập văn bản riêng hoặc ghi vào văn bản chính. II: Bài tập tình huống: “Giám đốc công ty cổ phần xây dựng ABK ký hợp đồng với Phó giám đốc công ty thương mại và dịch vụ H ( là công ty nhà nước), để mua 1000 tấn thép gai phi (Ф) 20, do Hàn Quốc sản xuất”. Phần 1: Những người ký hợp đồng trên có đúng thẩm quyền hay không? Và cần kiểm tra những giấy tờ gì để làm rõ điều này? Trả lời: * Trường hợp công ty cổ phần xây dựng ABK: - Theo khoản 1, điều 116, LDN 2005 quy định về Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần: “ …Trường hợp điều lệ công ty không quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty thị Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty”. - Mặt khác, theo điều 139, BLDS 2005 thì cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Quan hệ đại diện đó được xác lập theo pháp luật hoặc ủy quyền. Vậy trong trương hợp này. + Nếu trong điều lệ công ty ABK không quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty thì Giám đốc công ty này là người đại diện theo pháp luật của công ty và có đủ thẩm quyền để ký kết hợp đồng. Để xác thực điều này cần kiểm tra: - Điều lệ công ty ABK + Nếu trong điều lệ công ty ABK quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty, thì Giám đốc công ty này không đủ thẩm quyền để ký kết hợp đồng. Trừ trường hợp Giám đốc công ty được sự ủy quyền của Chủ tịch HĐQT ( điều 143, BLDS 2005 quy định về ủy quyền). Để xác thực điều này cần kiểm tra: - Điều lệ công ty ABK - Văn bản ủy quyền của Chủ tịch HĐQT công ty ABK về việc ký kết hợp đồng với doanh nghiệp H cho Giám đốc công ty ABK. * Trường hợp công ty thương mại và dịch vụ H (công ty nhà nước): - Theo điều 22, luật DNNN 2003 thì doanh nghiệp H là công ty nhà nước không có HĐQT. Do đó người đại diện theo pháp luật của công ty là Giám đốc công ty.
- Vậy trong trường hợp này Phó giám đốc doanh nghiệp H có đủ thẩm quyền để ký kết hợp đồng khi được sự ủy quyền của Giám đốc ( điều 143, BLDS về ủy quyền). Để xác thực điều này cần kiểm tra: - Văn bản ủy quyền của Giám đốc doanh nghiệp H về việc ký kết hợp đồng với công ty ABK cho Phó giám đốc của doanh nghiệp Phần 2: Dự kiến các điều khoản của hợp đồng và sắp xếp theo trình tự hợp lý: * Điều 1: Đối tượng của hợp đồng 1. Bên A (công ty H) bán cho bên B (công ty ABK) 1000 tấn thép gai Ф 20 do Hàn Quốc sản xuất. 2. Số lượng hàng hóa trên phải là hàng hóa mới, chưa qua sử dụng. Đó là mặt hàng mẫu nguyên chiếc. * Điều 2: Tổng giá cả của mặt hàng 1. Giá của hàng hóa được xác định theo giá bán buôn là 7 triệu VNĐ/ tấn. 2. Tổng giá trị của hợp đồng là 7 tỷ VNĐ. * Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa 1. Chất lượng mặt hàng ……Thép gai Ф20 được quy định theo tiêu chuẩn ISO 9001 * Điều 4: Bao bì và mã ký hiệu 1. Hình thức: thép cuộn, có dòng chữ nổi trên thanh thép “ Ф 20 MADE IN KOREA ” 2. Trọng lượng: * Điều 5: Phương thức giao nhận 1. Công ty H giao đủ hàng cho công ty ABK vào 25/11/2010 tại kho bãi của công ty ABK kể từ ngày ký kết hợp đồng. 2.Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do công ty H chịu hoàn toàn. 3. Chi phí bốc xếp: Mỗi bên chịu một đầu. 4.Quy định lịch giao nhận hang hóa mà công ty ABK không nhận thì phải chịu toàn bộ chi phí lưu kho bãi là 3 triệu đồng/ngày. 5. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng… thì lập biên bản tại chỗ và yêu cầu bên bán xác nhận. 6. Lô hàng khi giao, bên bán phải có xác nhận chất lượng hàng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm và các chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua ngay tại nơi nhận hàng *Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa 1. Thời gian bảo hành theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất là 3 tháng 2. Các trường hợp bên bán được miễn trách nhiệm bảo hành: - Phiếu bảo hành bị rách, nát, tẩy, xóa tự do mà không phải do bên bán xác nhận. - Hết thời hạn bảo hành. - Sử dụng không đúng hướng dẫn và tài liệu đi kèm. 3. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Bên bán phải cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa thông qua bản hướng dẫn sử dụng. * Điều 7: Phương thức thanh toán: 1. Thời hạn thanh toán ngay sau khi giao hàng hoặc chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bên mua nhận được hàng. 2. Hình thức thanh toán, bên mua có thể chọn 1 trong 2 hình thức sau - Thanh toán bằng tiền mặt tại phòng tài chính của công ty ABK
- - Thanh toán bằng cách chuyển tiền vào tài khoản của công ty theo số tài khoản 0746783211234 tại ngân hàng BIDV. * Điều 8: Chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro: 1. Quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. 2. Mọi mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại thời điểm thỏa thuận của hợp đồng ( kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa). * Điều 9: Quyền và nghĩa vụ của bên bán: 1. Quyền bên bán: - Nhận thanh toán tiền bán hàng - Yêu cầu bên mua thực hiện thanh toán đầy đủ theo mức giá, thời hạn và hình thức thanh toán được thỏa thuận tại điều 7 của hợp đồng 2. Nghĩa vụ của bên bán:| - Giao hàng đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng đã thỏa thuận tại điều 1, 2, 3 và điều 4 của hợp đồng. - Thực hiện nghĩa vụ bảo hành - Bảo đảm quyền sở hữu và cùng với bên mua thực hiện các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu - Ký kết các hợp đồng cần thiết để chuyên chở hàng hóa đến địa điểm giao hàng bằng phương tiện thích hợp * Điều 9: Quyền và nghĩa vụ của bên mua: 1. Quyền bên mua - Từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp theo quy đinh tại điều 1, 2, 3 và 4 của hợp đồng - Tạm ngừng việc thanh toán trong các trường hợp + Có bằng chứng về việc bên bên bán lừa dối trong giao kết và thực hiện hợp đồng + Có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp + Có bằng chứng về việc bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng 2. Nghĩa vụ của bên mua - Thanh toán theo mức giá thời hạn và hình thức thanh toán được thỏa thuận - Bồi thường thiệt hại và chịu các chế tài khác theo quy định của pháp luật hiện hành trong trường hợp tạm ngừng thanh toán mà bằng chứng do bên mua đưa ra là không xác thực gây thiệt hại cho bên bán - Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp mất mát, hư hỏng do thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do bên bán gây ra * Điều 10: Thay đổi, hủy bỏ hợp đồng: 1. Hợp đồng chỉ thay đổi khi có sự thống nhất của 2 bên 2. Hợp đồng bị hủy bỏ trong các trường hợp sau: - Hủy bỏ theo sự thỏa thuận của các bên - Bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng - Bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên mua không thực hiện nghĩa vụ nhận hàng * Điều 11: Trách nhiệm vật chất
- 1. Bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải nộp phạt vi phạm hợp đồng. Mức phạt là 10% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. 2. Việc bồi thường do vi phạm hợp đồng được thực hiện theo quy định của Luật Thương Mại 2005. * Điều 12: Giải quyết tranh chấp: Trường hợp nảy sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có trách nhiệm hợp tác và thiện chí để giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải. Nếu việc thương lượng, hòa giải không thành, vụ tranh chấp sẽ được giải quyết tại tòa án. ( Nếu thỏa thuận lựa chọn hình thức trọng tài thì phải nêu rõ trung tâm trọng tài được chọn). * Điều 13: Điều khoản thi hành và hiệu lực hợp đồng: 1. Hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng. Các nội dung không được ghi nhận trong hợp đồng sẽ thực hiện theo quy định của Luật Thương Mại 2005 và Bộ Luật Dân Sự 2005. 2. Hợp đồng có 5 trang và 13 điều được lập thành 2 văn bản, mỗi bên giữ 1 văn bản có giá trị pháp lý như nhau. 3. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 1/11/2010 đến ngày 26/11/2010. Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không qua 10 ngày. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ Chức vụ Giám đốc Nguyễn Văn Nam Phó Giám đốc Vũ Thị Lan Ký tên Ký tên (Đóng dấu) (Đóng dấu) Phần 3: Soạn thảo phần mở đầu và điều khoản đối tượng của hợp đồng, trên cơ sở bổ sung những dữ liệu cần thiết. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------- HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA Hợp đồng số: ……1……… - HĐMB - Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp, các ngành; - Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa thuận của hai bên).
- Hôm nay ngày …1. Tháng 11….. năm …2010… Tại địa điểm: Nhà hang Sea Food đường Xuân Thuy – Cầu Giấy – Hà Nội ̀ ̉ ...................................................................................................................................................... Chúng tôi gồm: Bên A - Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Xây Dựng ABK ................................................................................................................................................ - Địa chỉ trụ sở chính:Số nhà 3 - Ngách 78/ 337 – Cầu Giấy – Hà Nội ................................................................................................................................................ - Điện thoại: 0462698266 …………………. Fax: 0462698265 - Tài khoản số: 0746783211234 ................................................................................................................................................ - Mở tại ngân hàng: BIDV ................................................................................................................................................ - Đạ i diện là: ông Nguyễn Văn Nam ................................................................................................................................................ - Chức vụ: Giám đốc ................................................................................................................................................ Bên B - Tên doanh nghiệp: Công ty Thương Mại và Dịch Vụ H ................................................................................................................................................ - Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 8 – Ngách 54/10 – Hoàn Kiếm – Hà Nội ................................................................................................................................................ - Điện thoại: ……0435668688……………. Fax: 0435668687 ................................................................................................................................................ - Tài khoản số: 554333269798 ................................................................................................................................................ - Mở tại ngân hàng: Vietcombank ................................................................................................................................................ - Đạ i diện là: Bà Vũ Thị Lan ................................................................................................................................................ - Chức vụ: Phó Giám đốc ................................................................................................................................................ - Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: ………3…… ngày 20…. Tháng …10.. năm 2010 ................................................................................................................................................ Do ……ông Lê Đình Lân……………………….. chức vụ ……Giám đốc…………… ký Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau: Điều 1: Nội dung công việc giao dịch 1. Bên B bán cho bên A:
- Đơn giá Số Thành Đơn Số (triệu Ghi thứ Tên hàng tiền vị lượng đồng/tấ chú tự (trđ) n 1 Thép gai Ф 20 Tấn 1000 7 7000 Cộng … 7000 Tổng giá trị bằng chữ: Bảy tỷ đồng ...................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi ôn tập kinh tế vi mô
8 p |
3267 |
1263
-
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH (ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN) KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
9 p |
2342 |
290
-
Bài thảo luận: Các phương thức của hoạt động kinh doanh quốc tế
53 p |
950 |
239
-
BÀI THẢO LUẬN NHÓM MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG
16 p |
629 |
197
-
BÀI THẢO LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
21 p |
793 |
116
-
200 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vi mô và vĩ mô
48 p |
355 |
97
-
Bài thảo luận nhóm kinh tế công cộng
13 p |
378 |
78
-
BÀI THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH SỐ 1 Tình trạng bất ổn vĩ mô: Nguyên nhân và phản ứng chính sách
14 p |
227 |
68
-
Bài thảo luận về môn Kinh tế vĩ mô
19 p |
392 |
66
-
BÀI THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH SỐ 21 Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy mạnh cải cách
20 p |
203 |
61
-
Hướng dẫn thực hiện bài tập nhóm môn Kinh tế học quản lý
14 p |
392 |
58
-
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô về lạm phát
30 p |
317 |
49
-
Đề cương kinh tế lượng
0 p |
255 |
48
-
Ôn tập bài tập Kinh tế lượng - Bài tập số 5: Tương quan chuỗi
1 p |
214 |
34
-
Ôn tập bài tập Kinh tế lượng (32)
1 p |
217 |
30
-
Bài giảng môn Kinh tế phát triển - Lê Phương Thảo
143 p |
122 |
19
-
Câu hỏi và bài tập thực hành (ôn tập và thảo luận) Kinh tế học vĩ mô I
9 p |
384 |
18
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Lý thuyết và thảo luận chính sách: Bài 5 - Đỗ Thiên Anh Tuấn
31 p |
7 |
3
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)