intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thảo luận: Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế của Mỹ đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp

Chia sẻ: Kiều Loan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:45

2.760
lượt xem
247
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thảo luận: Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế của Mỹ đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp gồm 3 phần trình bày: Môi trường KDQT và tác động của nó đối với hoạt động KDQT, ảnh hưởng của môi trường KDQT Mỹ đến hoạt động KDQT của doanh nghiệp, một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam KDQT tại Mỹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thảo luận: Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế của Mỹ đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp

  1.   Bài thảo Luận Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế của Mỹ đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp
  2.   MỤC LỤC ................................................................................................................................................... 1  Chương 1...................................................................................................................................................... 6  MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ ......................................................................................................................... 6  1.1.  KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KDQT ................................................................................  6  1.1.1.  Khái niệm môi trường kinh doanh .................................................................. 6  1.1.2.  Khái niệm môi trường KDQT .......................................................................... 6  1.1.3.  Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường kinh doanh ................................... 6  1.2.  MÔI TRƯỜNG KDQT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT ................. 7  1.2.1.  Môi trường chính trị .......................................................................................... 7  1.2.1.1  Khái niệm môi trường chính trị ......................................................................................  7  1.2.1.2  Các hệ thống chính trị trên thế giới ................................................................................  7  1.2.1.3  Ảnh hưởng của môi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh quốc tế .................... 8  1.2.2  Môi trường luật pháp ........................................................................................ 8  1.2.2.1  Khái niệm môi trường luật pháp .....................................................................................  8  1.2.2.2  Hệ thống pháp luật trên thế giới .....................................................................................  8  1.2.2.3  Ảnh hưởng của môi trường luật pháp đến hoạt động kinh doanh quốc tế ................... 8  1.2.3  Môi trường kinh tế ............................................................................................ 9  1.2.3.1  Khái niệm môi trường kinh tế .........................................................................................  9  1.2.3.2  Các mô hình kinh tế .........................................................................................................  9  1.2.3.3  Các chỉ số phân tích môi trường kinh tế .......................................................................  10  1.2.3.4  Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế ..................... 11  1.2.4  Môi trường văn hóa ......................................................................................... 11  1.2.4.1  Khái niệm môi trường văn hóa ......................................................................................  11  1.2.4.2  Các yếu tố văn hóa .........................................................................................................  12  1.2.4.3  Tác động của môi trường văn hóa đối với hoạt động kinh doanh quốc tế .................. 13  Chương 2.................................................................................................................................................... 14  ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KDQT MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT CỦA MỘT DOANH NGHIỆP ..................................................................................................................................................... 14  2.1.  ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT ....... 14  2.1.1.  Sự công bằng trong hệ thống pháp luật ......................................................... 14  2.1.2.  Sự ổn định về chính trị .................................................................................... 14 
  3.   2.1.3.  Sự thay đổi của các triết lý .............................................................................. 15  2.2.  ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LUẬT PHÁP MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT ...... 15  Nói đến Mỹ, một quốc gia có hệ thống luật pháp nghiêm ngặt với các quy định khắt khe. Không chỉ có bộ luật chung mà Mỹ còn có các bộ luật của từng bang. Vì thế để có thể thâm nhập vào thị trường này việc hiểu biết về pháp luật là yếu tố tối quan trọng. Các doanh nghiệp cần phải quan tâm đặc biệt đến điều này. Dưới đây là một số luật của Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp tại đây. ......................................................................................................................................... 17  2.2.1.  Luật thành lập doanh nghiệp tại Mỹ ............................................................. 17  2.2.1.1  Thủ tục đăng ký và công chứng giấy tờ ........................................................................  17  2.2.1.2  Lệ phí nộp đơn xin thành lập công ty ...........................................................................  17  2.2.1.3  Hình thức thành lập công ty ..........................................................................................  17  2.2.1.4  Đăng ký giữ tên công ty .................................................................................................  18  2.2.1.5  Nội dung cấp phép hoạt động ........................................................................................  18  2.2.1.6  Thành lập các công ty mới ở bang khác .......................................................................  18  2.2.1.7  Thủ tục nhập cảnh cho thương nhân ...........................................................................  18  2.2.1.8  Thuế dịch vụ tư vấn luật, thuế, mở tài khoản ngân hàng và lệ phí ............................. 19  2.2.2  Luật lao động ................................................................................................... 19  2.2.2.1  Hợp đồng lao động .........................................................................................................  19  2.2.2.2 Quy định về lương bổng .....................................................................................................  20  2.2.3  Một số luật bảo vệ người tiêu dùng ................................................................ 20  2.2.3.1  Luật trách nhiệm đối với sản phẩm  ..............................................................................  20  . 2.2.3.2  Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng  .................................................................................  21  . 2.2.4  Một số quy định về hàng nhập khẩu vào Mỹ ................................................ 22  2.2.4.1  Quy định về xuất sứ hàng nhập khẩu đưa vào Mỹ ....................................................... 22  2.2.5.2.  Quy định về nhãn hiệu hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ .............................................. 22  2.2.5  Luật thuế .......................................................................................................... 23  2.2.6.1.  Luật thuế đối kháng ...................................................................................................  23  2.2.6.2.  Luật thuế bù giá (CVD) .............................................................................................  24  Luật chống phá giá .....................................................................................................  24  2.2.6.3.  2.3.  ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH TẾ MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT ............ 25  2.3.1.  Vài nét về nền kinh tế Mỹ ............................................................................... 25 
  4.   2.3.2.  Một số chỉ số đặc điểm của môi trường kinh tế Mỹ tác động đến hoạt động KDQT 27  2.3.2.1.  Môi trường kinh tê có tính mở cao. ...........................................................................  27  2.3.2.2.  Tính quy chuẩn và thống nhất cao độ đối với các sản phẩm. .................................. 28  2.3.2.3.  Hệ thống phân phối thống nhất và ổn định .............................................................. 28  2.3.2.4.  Cường độ cạnh tranh cao ..........................................................................................  28  2.3.2.5.  Các hiệp hội kinh doanh và hệ thống tư vấn rất được đề cao. ................................. 29  2.3.3.  Một số chỉ số kinh tế tại Mỹ ............................................................................ 29  2.3.3.1.  M c thu nh p trung bình ...........................................................................................  29  2.3.3.2.  C u trúc thu  ..............................................................................................................  30  2.3.3.3.  L m phát .....................................................................................................................  30  2.3.3.4.  T giá h i đoái ............................................................................................................  31  2.4.  ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT .......... 31  2.4.1.  Môi trường văn hóa Mỹ.................................................................................... 31  2.4.2.  Đôi điều cần lưu ý khi tiếp cận với các doanh nhân Mỹ .............................. 35  2.4.2.1.  Đạo đức và văn hoá doanh nghiệp Mỹ .......................................................................  35  2.4.2.2.  Quan h giao ti p và đàm phán trong kinh doanh ................................................... 36  Chương 3.................................................................................................................................................... 40  BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KDQT TẠI MỸ ................ 40  KẾT LUẬN ................................................................................................................................................ 44  TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 45 
  5.   LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu thế “toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế” đang phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, hoạt động kinh doanh quốc tế cũng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Mỗi quốc gia đều tìm cách thâm nhập vào thị trường nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh để mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế. Nói đến môi trường kinh doanh quốc tế (KDQT) ta phải nhắc đến bốn môi trường chính có sức quyết định hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: Môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hóa. Người ta nói: “Nhập gia tùy tục”, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi muốn xâm nhập vào một thị trường mới trên thế giới đều phải tìm hiểu thật kỹ các môi trường kinh doanh quốc tế tại nước sở tại để xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp nhất. Mỹ là một trong những thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất thế giới, rất nhiều các quốc gia muốn xâm nhập vào thị trường này và ngay cả Mỹ cũng muốn mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế. Vậy môi trường kinh doanh quốc tế ở đây có đặc điểm gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp?..Từ những câu hỏi nêu trên, nhóm 6 quyết định chọn đề tài: “Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế Mỹ đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế” Bài thảo luận gồm 3 phần: Chương 1: Môi trường KDQT và tác động của nó đối với hoạt động KDQT Chương 2: Ảnh hưởng của môi trường KDQT Mỹ đến hoạt động KDQT của doanh nghiệp Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam KDQT tại Mỹ Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, nên bài thảo luận của nhóm không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn. Nhóm xin chân thành cảm ơn!
  6.   Chương 1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KDQT 1.1.1. Khái niệm môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh nói chung được hiểu là tổng hợp các yếu tố, các lực lượng xung quanh ảnh hưởng tới hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp. Các lực lượng này cũng có thể được phân loại thành bên ngoài hoặc bên trong. Lực lượng không kiểm soát được là các lực lượng bên ngoài mà các chủ thể kinh doanh phải thích ứng với nó, nếu muốn duy trì sự tồn tại của mình. 1.1.2. Khái niệm môi trường KDQT Môi trường KDQT là tổng thể các yếu tố môi trường thành phần như môi trường pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, cạnh tranh, tài chính…những yếu tố này tồn tại trong mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới, chúng có tác động và chi phối mạnh mẽ đối với hoạt động của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh các mục đích, hình thức và chức năng hoạt động của mình cho thích ứng, nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Trong những điều kiện của xu hướng quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới và nền kinh tế mỗi quốc gia, hoạt động kinh doanh quốc tê ngày càng được mở rộng và phát triển, để thích ứng với xu hướng này, các doanh nghiệp đang từng bước tăng dần khả năng hội nhập, thích ứng của mình với điều kiện mới của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước nhằm tăng cơ hội, giảm thách thức, hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Do khác nhau về điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ nhận thức, tập quán…nên mỗi quốc gia tồn tại môi trường kinh doanh quốc tế không giống nhau. Môi trường kinh doanh là tổng hợp và tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng không chỉ đối với các hoạt động và kết quả kinh doanh của các công ty nước ngoài đang hoạt động tại nước sở tại, mà còn ảnh hưởng đến cả kết quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh nội địa. 1.1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường kinh doanh Tại mỗi quốc gia cững như từng khu vực lãnh thổ của quốc gia mà doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động đều có những đặc trưng khác nhau về môi trường kinh doanh. Các nhân tố, điều kiện của môi trường kinh doanh rất phong phú, đa dạng và luôn biến đổi khá phức tạp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải có sự am hiểu về
  7.   môi trường kinh doanh và đưa ra cách ứng xử cho phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. Sự thành công nhiều hay ít trong hoạt động kinh doanh quốc tế của các nhà kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức và hiểu biết của họ về môi trường kinh doanh mà họ vận hành các hoạt động của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế là sự cần thiết cho mọi người, trước hết là cho những ai hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Nó trang bị kiết thức cơ bản để các cán bộ hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh quốc tế có thể đưa ra được những quyết định tác nghiệp hợp lý nhằm tối đa hoá mong muốn của họ. Môi trường kinh doanh quốc tế tác động chi phối đến mục đích, hình thức và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiểu biết tốt về môi trường kinh doanh mà mình hoạt động sẽ cho phép các nhà quản lý, các nhà kinh doanh có được những đánh giá một cách hệ thống các ý tưởng kinh doanh. Kiến thức về địa lý, về sự phân bố dân cư, hiểu biết về lịch sử sẽ gợi mở cho các nhà kinh doanh quốc tế hiểu rõ hơn chức năng hoạt động cuả mình. Kiến thức chính trị, luật pháp trong nước và quốc tế, những đánh giá về kinh tế đang có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu môi trường cạnh tranh cũng hết sức cần thiết, môi trường này đang tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh linh hoạt, thay đổi các biện pháp, các chức năng hoạt động... của mình cho thích ứng với các điều kiện mới. 1.2. MÔI TRƯỜNG KDQT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT 1.2.1. Môi trường chính trị 1.2.1.1 Khái niệm môi trường chính trị Mội trường chính trị là môi trường liên quan đến độc lập chủ quyền, đến hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội của một quốc gia. Tính độc lập của mỗi quốc gia sẽ bị thách thức bởi sự gia tăng tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Thẩm quyền và khả năng hành xử theo ý chí của riêng mỗi quốc gia sẽ bị hạn chế. Sự ổn định của hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội sẽ luôn luôn chịu áp lực của những đòi hỏi mới để phù hợp với quá trình tự do hóa thương mại và mở cửa. Sự lợi dụng, can thiệp của thế lực bên ngoài vào các nước luôn luôn là vấn đề có thể xảy ra. 1.2.1.2 Các hệ thống chính trị trên thế giới • Chế độ chuyên chế: là chế độ chính trị trong đó Nhà nước nắm quyền điều tiết hầu như mọi khía cạnh của xã hội • Chế độ xã hội chủ nghĩa: Chính phủ kiểm soát những phương tiện cơ bản của việc sản xuất, phân phối và hoạt động thương mại.
  8.   Chế độ XHCN trên hầu hết các quốc gia hiện nay đều được thể hiện dưới hình thức XHCN (Việt Nam, Trung Quốc,..) • Chế độ dân chủ - Quyền sở hữu tư nhân: chỉ khả năng sở hữu tài sản và làm giàu bằng tích lũy tư nhân. - Quyền lực có giới hạn của Chính phủ: chính phủ chỉ thực hiện một số chức năng thiết yếu cơ bản phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân: bảo vệ quốc phòng, duy trì pháp luật, trật tự xã hội. 1.2.1.3 Ảnh hưởng của môi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh quốc tế Nhân tố chính trị đã và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh quốc tế. Tính ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường nước ngoài. Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có điều kiện để ổn định để phát triển kinh tế, lành mạnh hoá xã hội. Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh trên thị trường thế giới, doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước trong khu vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động. Sự ổn định chính trị được biểu hiện ở chỗ : thể chế, quan điểm chính trị có được đa số nhân dân đồng tình hay không, hệ thống chính trị, đặc biệt là đảng cầm quyền có đủ uy tín và độ tin cậy đối với nhân dân và các doanh nghiệp, công ty ở trong và ngoài nước hay không... 1.2.2 Môi trường luật pháp 1.2.2.1 Khái niệm môi trường luật pháp Hệ thống pháp luật cung cấp khung pháp chế các quyết định và các quy tắc chỉ thị, cho phép hoặc hạn chế mối quan hệ giữa người với người và các tổ chức, đưa ra hình phạt cho những hành vi vi phạm quy định, quy tắc 1.2.2.2 Hệ thống pháp luật trên thế giới Luật án lệ Luật dân sự Luật tôn giáo Luật XHCN Các hệ thống luật hỗn hợp 1.2.2.3 Ảnh hưởng của môi trường luật pháp đến hoạt động kinh doanh quốc tế • Rủi ro quốc gia nảy sinh từ môi trường pháp lý ở nước ngoài Chính phủ của nước chủ nhà có thể áp đặt rất nhiều quy tắc luật pháp đối với doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại nước mình. Pháp luật đầu tư nước ngoài. Những bộ luật này có ảnh hưởng lớn đối với chiến lược gia nhập thị trường của một doanh nghiệp, cũng như đối với cơ cấu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
  9.   • Kiểm soát cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh. Chính phủ các nước thường ban hành các bộ luật cũng như nguyên tắc mà dựa trên đó các doanh nghiệp điều tiết các hoạt động sản xuất, quảng bá, và phân phối của mình trong phạm vi lãnh thô nước đó. • Quy định về Marketing và phân phối. Các bộ luật này chỉ rõ hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, phân phối như thế nào là hợp pháp. Ví dụ, chính phủ các nước Phần Lan, Pháp, Nga và New Zealand cấm quảng cáo thuốc lá trên TV. • Quy định về chuyển lợi nhuận về nước mẹ. Chính phủ đặt ra các bộ luật hạn chế việc lưu chuyển dòng tiền như thế. Hành động này là nhằm bảo tồn những ngoại tệ mạnh trong nội địa, như đồng Euro, đô la Hoa Kỳ, hoặc đồng Yên Nhật. • Quy định về bảo vệ môi trường. Chính phủ các nước thường ban hành các bộ luật nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chống nạn ô nhiễm, chống lợi dụng tài nguyên không khí, đất, nước, cũng như nhằm đảm bảo sực khỏe và an toàn. • Pháp luật hợp đồng. Các bản hợp đồng giao dịch quốc tế chỉ rõ những quyền hạn, nhiệm vụ, cũng như nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Hiện nay các nhà làm luật đang tiến tới xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về các hợp đồng mua bán quốc tế. • Pháp luật về Internet và thương mại điện tử. Những quy tắc này giờ đây cũng được xem là những hạn chế mới trong hệ thống pháp luật. 1.2.3 Môi trường kinh tế 1.2.3.1 Khái niệm môi trường kinh tế Hệ thống kinh tế là một cơ chế liên quan đến sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Nó bao gồm các cấu trúc và các quá trình hướng dẫn phân phối các nguồn lực và hình thành nguyên tắc kinh doanh trong một đất nước. Hệ thống chính trị và kinh tế có liên quan chặt chẽ với nhau. 1.2.3.2 Các mô hình kinh tế Kinh tế thị trường Là một hệ thống trong đó các cá nhân (không gồm Chính phủ) sẽ quyết định các vấn đề kinh tế, mọi người có quyền tự do lựa chọn làm việc gì, ở đâu, tiêu dùng hoặc tiết kiệm như thế nào và nên tiêu dùng bây giờ hoăc sau này. Kinh tế hoàn toàn vận động theo thị trường, không có sự can thiệp của chính phủ. Kinh tế tập trung
  10.   Nhà nước sở hữu và chi phối mọi nguồn lực. Nhà nước có quyền quyết định hàng hóa, dịch vụ nào được sản xuất, số lượng bao nhiêu, chất lượng thế nào, giá cả ra sao? Nền kinh tế tập trung tạo ra sự bị động cho thị trường và chỉ có thể hoạt động trong thời gian ngắn đặc biệt trong quá trình tăng trưởng bởi vì Nhà nước có khả năng di chuyển những nguồn lực chưa được khai thác hiệu quả để tạo ra sự tăng trưởng. Kinh tế hỗn hợp Hầu hết do thị trường quyết đinh, sở hữu tư nhân là phổ biến nhưng vẫn có sự can thiệp của Nhà nước. Hầu hết các nền kinh tế có thể coi là kinh tế hỗn hợp. có nghĩa là rơi vào khoảng cách giữa thang phân cực kinh tế tư bản chủ nghĩa – kinh tế XHCN. 1.2.3.3 Các chỉ số phân tích môi trường kinh tế Tổng thu nhập quốc gia Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI) là thu nhập tạo bởi tất cả các hoạt động sản xuất trong nước và quốc tế của các công ty một quốc gia. GNI là giá trị của mọi hoạt động sản xuất của nền kinh tế nội địa cộng với thu nhập ròng (như tiền thuê lợi nhuận, thu nhập nhân công) từ nước ngoài trong vòng 1 năm. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) GDP là tổng giá trị của mọi hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong vòng 1 năm, không phân biệt các chủ thể kinh tế nội địa hay nước ngoài. Tính toán các chỉ số trên đầu người: Cách phổ biến nhất là chia GNI cũng như nhiều chỉ báo kinh tế khác theo số người sống trong một quốc gia để tìm ra chỉ số GNI/GDP… dựa trên đầu người. Chỉ số này và các chỉ số khác cho thấy hiệu năng của nền kinh tế trên cơ sở số người sống trong một nước. Ví du, Luxembourg, một nước có nền kinh tế nhỏ nhất thế giới, giá trị tuyệt đối GNI khá thấp, nhưng GNI trên đầu người lại cao nhất thế giới. Tỉ lệ thay đổi: các chỉ số như GNI, GDP, các chỉ số trên đầu người... cho chúng ta biết kết quả hoạt động trong năm của một quốc gia, nhưng không cho biết sự biến động của các chỉ số này. Việc nghiên cứu tình hình hiện tại và dự đoán hiệu quả kinh tế tương lại đòi hỏi xác định tỉ lệ của các thay đổi. Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP): Các nhà quản lý khi so sánh giữa các thị trường thường chuyển đổi chỉ số GNI của nước ngoài về đồng tiền của nước họ. Về mặt tính toán, PPP là số đơn vị tiền tệ của một quốc gia cần thiết để mua cùng một khối lượng hàng hóa dịch vụ trong thị trường nội địa của một nước khác. Mức độ phát triển con người (Human development Index – HDI). Chỉ số phát triển con người bao gồm chi báo về sức mua thực tế, giáo dục và sức khỏe để có một thước đo toàn diện về phát triển kinh tế. Sử dụng chỉ số này kết hợp các chỉ báo kinh tế
  11.   và xã hội sẽ cho phép nhà quản lý đánh giá, toàn diện hơn nữa sự phát triển dựa trên khả năng và cơ hội mà con người được hưởng. Chỉ số đo lường Xanh (Green Measures) của GNP Tổng sản phẩm xanh quốc gia (Green Net National Product) Chỉ số tiến bộ thực tế (Genuine Progress Indicator 1.2.3.4 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế Hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp buộc phải có những kiến thức nhất định về kinh tế. Các kiến thức về kinh tế sẽ giúp các nhà quản lý, kinh doanh xác định được: một mặt, những ảnh hưởng của doanh nghiệp đổi với nền kinh tế nước chủ nhà và nước sở tại; mặt khác, cũng thấy được ảnh hưởng của những chính sách kinh tế của một quốc gia đối với hoạt động của doanh nghiệp. Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của một quốc gia nói riêng, của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nói chung có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài. Tính ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là các vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm và ái ngại vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở nước ngoài. Nhân tố cơ bản tác động đến sự hoạt động của kinh tế thị trường là quyền tối cao của khách hàng. Theo P. Samuelson đấy là một “ông vua”, quyền tối cao của khách hàng là quyền tự do của người tiêu dùng, nó tác động đến sản xuất thông qua sự lựa chọn của họ. 1.2.4 Môi trường văn hóa 1.2.4.1 Khái niệm môi trường văn hóa Theo định nghĩa văn hoá của UNESCO, trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá ngày nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hoá là những giá trị có thể học hỏi, chia sẻ và liên hệ mật thiết với nhau, nã cung cấp những định hướng cho các thành viên trong xã hội. Những định hướng này cung cấp những giải pháp cho những vấn đề mà xã hội cần giải quyết. Văn hoá được hiểu là tổng thể phức tạp, bao gồm ngôn ngữ, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và tất cả khả năng khác mà con người có được. Văn hoá quy định hành vi của mỗi con người, thông qua mối quan hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
  12.   Do có sự khác nhau về nền văn hoá đang tồn tại giữa các quốc gia, cho nên các nhà kinh doanh phải sớm có những quyết định có hay không tham gia kinh doanh ở môi trường đó. Điều này trong một chõng mực nhất định tuỳ thuộc vào sự chấp nhận của doanh nghiệp đối với môi trường văn hoá nước ngoài. Sự khác nhau về văn hoá dẫn đến sự khác nhau trong mô hình quản lý của các doanh nghiệp. 1.2.4.2 Các yếu tố văn hóa Ngôn ngữ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và phong cách tư duy. Nó là sản phẩm của văn hoá và là một nhân tố cấu thành của văn hoá. Nó cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan trọng để giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế. Đối với các công ty đa quốc gia, hoạt động kinh doanh muốn mở rộng, trước hết đòi hỏi phải thống nhất việc sử dụng ngôn ngữ. Thông thường hoạt động kinh doanh quốc tế tất yếu liên quan hoặc đòi hỏi sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Để giải quyết tình trạng sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau trong giao tiếp kinh doanh, chóng ta có thể thuê phiên dịch và nhà giao dịch hoặc thuê cố vấn hay các chuyên gia. Tôn giáo Tôn giáo cũng có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Vì vậy, các doanh nghiịep kinh doanh quốc tế cần phải hiểu biết về các tôn giáo và vai trò của chúng trong xã hội, nơi mà các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động kinh doanh. Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải quan tâm đến bốn vấn đề và tôn giáo, đó là: + Tôn giáo thống trị. + Tầm quan trọng của tôn giáo trong xã hội. + Mức độ thuần nhất của tôn giáo. + Sự tự do tín ngưỡng trong xã hội. Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và do đó ảnh hưởng dến hoạt động kinh doanh. Ví nhthời gian mở cửa hoặc đóng cửa, ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm... Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được tổ chức cho phù hợp với từng loại tôn giáo. Lối sống và suy nghĩ của con người Tính cách và suy nghĩ của con người Mỹ quyết định phần lớn đến hành vi của họ. Đặc biệt, trong quan hệ kinh doanh quốc tế, hiểu biết về đối tác của mình là vấn đề cần thiết cho bất kỳ thương gia nào muốn giao dịch, buôn bán với các đối tác nước ngoài. Nó không những tạo ra lợi nhuận, mà còn đem lại sự đam mê thực sự cho cả hai phía. Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vì hàng hoá dù có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó
  13.   được họ chấp nhận. Ví như nếu nhà kinh doanh nào đó mang các sản phẩm chế biế từ thịt lợn đến tiêu thụ ở Irắc, Xiri... hoặc đem thịt bò đến bán ở Ên Độ thì đó là một điều nguy hiểm, vì những sản phẩm đó theo tập quán, tôn giáo thì các quốc gia này không tiêu dùng. Nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng. Chính thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng châu lục, từng dân téc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo. 1.2.4.3 Tác động của môi trường văn hóa đối với hoạt động kinh doanh quốc tế Mỗi nước đều có những tập tục, quy tắc, kiêng kị riêng. Chúng được hình thành theo truyền thống văn hoá của mỗi nước và có ảnh hưởng to lớn đến tập tính tiêu dùng của khách hàng nước đó. Tuy sù giao lưu văn hoá giữa các nước đã làm xuất hiện khá nhiều tập tính tiê dùng chung cho mọi dân téc, song những yếu tố văn hoá truyền thống vẫn còn rất bền vững, có ảnh hưởng rất mạnh đến thãi quen và tâm lý tiêu dùng. Có những thị trường với bản sắc văn hoá thuần nhất (như Trung Quốc, Nhật Bản...) song cũng có những thị trường hết sức pha tạp Về văn hoá (Hoa Kỳ) vì thế môi trường văn hoá mà doanh nghiệp nghiên cứu sẽ giúp cho việc kinh doanh có hiệu quả. Sự khác biệt về văn hoá sẽ ảnh hưởng đến cách thức giao dịch được tiến hành, loại sản phẩm mà khách hàng sẽ mua và những hình thức khuếch trương có thể được chấp nhận. Giữa các nền văn hoá cũng có sự khác biệt về quản lý nhân lực, chính sách Marketing và phương thức đàm phán giao tiếp. Nhân tố văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh quốc tế bởi nó tác động trực tiếp đến suy nghĩ và tính cách của doanh nhân - chủ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế.
  14.   Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KDQT MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT CỦA MỘT DOANH NGHIỆP 2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT 2.1.1. Sự công bằng trong hệ thống pháp luật Sự công bằng của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ là một điểm mạnh của nước này. Kể từ khi thành lập Hoa Kỳ, đất nước này đã có một vai trò độc đáo và uy tín giữa các quốc gia. Đây là quốc gia đầu tiên được sáng lập dựa trên nguyên tắc tự trị hạn chế. Bác bỏ chế độ quân chủ, những người sáng lập đã tạo ra một chính phủ liên bang với 3 chi nhanh riêng biệt: hành pháp, lập pháp, tư pháp. Mỗi chi nhánh trong khi thực hiện chức năng được giao thì vẫn chịu sự kiểm tra, giám sát của hai chi nhánh còn lại Cả hai công ty trong và ngoài nước đều được đối xử bình đẳng tại Hoa Kỳ và phải tuân theo cùng các định luật, quy tắc, và các thủ tục để có được hoặc quản lý một khoản đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng lợi từ một môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và không phân biệt đối xử. Tại Hoa Kỳ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm thấy tự do chuyển nhượng vốn, lợi nhuận, cơ sở hạ tầng vật chất và tài chính tiên tiến, và truy đòi hợp pháp, không phân biệt đối xử trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến đầu tư. Ngoài ra, không có cơ quan kiểm tra bắt buộc để xem xét và phê duyệt đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ. Không giống như các nước khác, không có quy định "đầu tư tối thiểu cần thiết" hoặc các quy định khác tại Hoa Kỳ. 2.1.2. Sự ổn định về chính trị Một vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp là sự ổn định về chính trị của các quốc gia. Chính trị và kinh tế có liên quan mật thiết với nhau. Ổn định chính trị là cơ sở để phát triển kinh tế và kinh tế phát triển là điều kiện quan trọng cho chính trị ổn đinh. Hoa Kỳ có một hệ thống chính trị ổn định và một hệ thống pháp lý mạnh mẽ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế tại đây. Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao. Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên bang. Hệ thống của chính phủ Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên kiểm tra và cân bằng để đảm bảo rằng không có một người có quá nhiều quyền lực, do đó đảm bảo hòa bình, chính phủ ổn định. Hoa Kỳ được hưởng gần 150 năm ổn định chính trị kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến (1861 – 1865) đến nay. Không có quốc gia nào khác có thể tự hào về tuổi
  15.   thọ như vậy. Trong khi đó, Đức, Ý, Nga, Trung Quốc có nền văn hóa hàng nghìn năm nay nhưng hệ thống chính trị của họ thì tương đối biến động. • Hoa Kỳ có một hệ thống hai đảng Đảng Dân chủ: đảng chính trị lâu đời nhất trên thế giới với một triết học, lớp học làm việc tự do (được thành lập trong thập niên 1820); Đảng Dân chủ đại diện cho lập trường nới rộng hoạt động của chính phủ liên bang, muốn có một kế hoạch chăm sóc sức khỏe quy mô giúp đỡ những người không có bảo hiểm y tế, đồng thời phải tăng cường các luật để điều tiết hoạt động của các nhà tài chính tại Phố Wall. Đảng Cộng Hòa: được thành lập vào năm 1854, xã hội bảo thủ nhưng kinh tế tự do hơn, ủng hộ nền kinh tế thị trường tự do và chủ nghĩa tư bản. Ngoài cắt giảm thuế, Đảng Cộng hòa muốn bỏ kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, giảm các quy định liên bang áp đặt trên các tập đoàn, và loại bỏ nhiều chương trình khác, chẳng hạn như chương trình hỗ trợ một hệ thống phát thanh truyền hình được chính phủ tài trợ. o Các nhà lãnh đạo chính trị hiện tại Tổng thống: Barack Obama (kể từ tháng 1 năm 2009): Đảng Dân chủ 2.1.3. Sự thay đổi của các triết lý Ông John Gilmour, giáo sư về chính sách công tại Đại học William and Mary ở Virginia, cho biết các triết lý về chính quyền của hai phe đã thay đổi qua thời gian: "Đảng Dân chủ từ lâu vẫn hậu thuẫn các chương trình lớn như các bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội và Medicare, là các chương trình cung cấp tiền hưu cho người già, hoặc bảo hiểm y tế cho người cao niên, hoặc chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Trong khi đó thì các thành viên của đảng Cộng hòa tương đối cũng có ủng hộ các chương trình này, thế nhưng bây giờ có lẽ ít hơn lúc trước." Cả ba học giả được trích dẫn ở trên đã chỉ ra: những thay đổi pháp lý và xã hội ở Hoa Kỳ trong nửa thế kỷ qua đã góp phần tạo ra những khác biệt giữa hai đảng, ít khi chồng lấn với nhau. Phong trào dân quyền trong những năm 1960 ở miền nam Hoa Kỳ đã đẩy nhiều thành viên bảo thủ trong đảng Dân chủ về phía đảng Cộng hòa. Thành phần cấp tiến ủng hộ sự bình đẳng giới tính và quyền phá thai thì thường gia nhập đảng Dân chủ; trong khi những người ủng hộ các giá trị bảo thủ xã hội, giảm thuế và ít can thiệp của chính quyền thường gia nhập nhóm người có đồng quan điểm trong đảng Cộng hòa. Tóm lại, Mỹ là một quốc gia có nền chính trị khá ổn định, rất ít bạo loạn.Tuy có sự khác nhau về triết lý của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa nhưng mỗi đảng lại đi theo con đường riêng nên ít xung đột nhau nên các doanh nghiệp nước ngoài có thể khá yên tâm khi tiến hành thâm nhập thị trường lớn mạnh này. 2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LUẬT PHÁP MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT
  16.   Trước trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp đã có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp không ít khó khăn. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Một trong những yếu tố nan giải nhất là pháp luật. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay không. Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó. Thất bại trong việc nghiên cứu yếu tố môi trường pháp luật và các ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh của mình sẽ dẫn đến những hậu quả không lường trên thị trường quốc tế. Trên thực tế đã có nhiều bài học đau đớn xảy ra đối với các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu không nghiên cứu kỹ môi trường pháp luật: Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 12.1.2001 đưa tin: Đêm ngày 5.1.2001 cảnh sát Indonesia đã bắt giữ 3 giám đốc điều hành của công ty bột ngọt lớn nhất của Nhật đóng tại Indonesia PT Ajinomoto vì đã sử dụng một loại enzim của lợn để sản xuất mì chính, vi phạm quy định về thực phẩm của đạo Hồi. Công ty này đã bị đình chỉ hoạt động trong 3 tuần. Chính phủ Indonesia và Hội đồng Hồi giáo Ulamad Indonesia (MUI) đã quyết định buộc công ty PT Ajnomoto phải mua lại toàn bộ số mì chính đang lưu hành trên thị trường (khoảng 3.000 tấn). Vụ này đã gây thiệt hại cho công ty hàng chục tỷ Rupiad và còn bị đe doạ rút giấy phép hoạt động tại Indonesia và vào thời điểm đó giá cổ phiếu của hãng Ajinomoto tại thị trường chứng khoán Tokyo đã sụt tới 30 điểm. Một bài học khá đau đớn đối với một công ty XNK Đà Nẵng là khi xuất khẩu một lô hàng mây tre đan sang Australia mà không biết quy định về pháp lý là hàng hoá phải được hun trùng trước khi đưa vào cảng Australia. Kết quả là toàn bộ lô hàng không được chấp nhận và bị bắt huỷ tại chỗ. Thiệt hại ở đây không chỉ đối với hàng hoá mà doanh nghiệp còn phải chịu toàn bộ chi phí huỷ lô hàng. Chi phí này lớn hơn trị giá lô hàng. Những quy định về pháp lý đối với hàng hoá đưa vào Australia rất nghiêm ngặt nhất là hàng tươi sống. Một xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu ở TP.HCM trong nhiều năm cố gắng mà vẫn chưa khai thông được xuất khẩu vịt đông lạnh sang Hàn Quốc cho dù có sự can thiệp của nhiều bộ, nhiều ngành. Khi nghe tin vịt ở Việt Nam bị mắc dịch bệnh, phía Hàn Quốc đã cho người kiểm tra và phát hiện một số con vịt bị dính bệnh. Hàn Quốc lập tức không cho nhập khẩu vịt đông lạnh từ Việt Nam do những quy định rất nghiêm ngặt về vệ sinh thực phẩm ở Hàn Quốc. Sau đó, mặc dù cơ quan thú y Việt Nam đã có thông báo xác nhận không còn tình trạng dịch bệnh gia súc, gia cầm tại TP.HCM và Xí nghiệp chế biến vịt đông lạnh này đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh song phía Hàn Quốc vẫn không chấp nhận nhập khẩu trở lại. Trường hợp 480 tấn dưa hấu của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia bị trả lại cũng là do không biết về quy định pháp lý đối với hàng hoá tươi sống nhập khẩu vào Indonesia. Hàng hoá tươi sống nhập khẩu vào Indonesia phải có giấy chứng nhận của Công ty giám định Thuỵ Sĩ (SGS). Nhưng khi đưa dưa hấu vào Indonesia, Việt Nam lại lấy chứng nhận của Công ty giám định Việt Nam VINACONTROL. Ví dụ về những bài học thất bại nêu trên của các doanh nghiệp Việt Nam cho chúng ta thấy tầm quan trọng của yếu tố pháp luật trong kinh doanh quốc tế. Việc nghiên
  17.   cứu và hiểu rõ môi trường pháp luật trong nước, môi trường pháp luật ngoài nước, môi trường pháp luật quốc tế và đặc biệt là việc nghiên cứu ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh quốc tế trở nên cấp thiết đối với các nhà hoạt động kinh doanh muốn thành công trên thương trường quốc tế. Nói đến Mỹ, một quốc gia có hệ thống luật pháp nghiêm ngặt với các quy định khắt khe. Không chỉ có bộ luật chung mà Mỹ còn có các bộ luật của từng bang. Vì thế để có thể thâm nhập vào thị trường này việc hiểu biết về pháp luật là yếu tố tối quan trọng. Các doanh nghiệp cần phải quan tâm đặc biệt đến điều này. Dưới đây là một số luật của Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp tại đây. 2.2.1. Luật thành lập doanh nghiệp tại Mỹ Ở Hoa Kỳ không có quy định chung cho việc thành lập doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các bang. Quy định này ở mỗi bang một khác. Luật của các bang về các loại hình doanh nghiệp có thể không hoàn toàn giống nhau; tuy nhiên, ở tất cả các bang đều tồn tại bốn loại hình doanh nghiệp cơ bản. Hầu hết các bang đều không yêu cầu vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. 2.2.1.1 Thủ tục đăng ký và công chứng giấy tờ Công ty nước sở tại phải có đầy đủ giấy tờ thành lập công ty tại nước mình: điều lệ thành lập công ty, danh sách cổ đông, sáng lập viên, giấy phép hành nghề. Có các giấy tờ kèm theo: xác nhận hoạt động kinh doanh tốt, có hiệu quả do các công ty kiểm toán độc lập, có uy tín cấp, do các ngân hàng có uy tín cấp, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (những giấy tờ này do mỗi bang yêu cầu khác nhau). Mỗi bang có những yêu cầu công chứng giấy tờ khác nhau. 2.2.1.2 Lệ phí nộp đơn xin thành lập công ty Tại Hoa Kỳ, quy định thu lệ phí khi nộp đơn không thực hiện thống nhất, có bang không thu lệ phí khi nộp đơn như ở Washington DC, hoặc lệ phí 225USD như ở New York nhưng cũng thường phát sinh một số chi phí khác. Tổng lệ phí thường không vượt quá 500USD. Thông thường công ty xin thành lập tự nộp đơn cho các cơ quan hữu quan Hoa Kỳ và hoàn chỉnh các giấy tờ khi có yêu cầu. Tuy nhiên để tránh những tốn phí mất thời gian, hồ sơ chưa có kinh nghiệm nên khó hoàn chỉnh, có thể thuê công ty luật hướng dẫn thủ tục, nộp hồ sơ và lệ phí. Tốt nhất là thuê công ty luật tại tiểu bang chúng ta muốn thành lập công ty. Phí cho công ty luật làm thủ tục từ vài trăn đến 1000USD. Thời gian cấp phép kể từ khi nhận hồ sơ hoàn chỉnh khoảng 30 ngày. 2.2.1.3 Hình thức thành lập công ty Các công ty nước ngoài có thể thành lập các loại hình công ty như chi nhánh công ty nước ngoài, công ty con của công ty nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty liên doanh TNHH tuỳ theo luật mỗi bang cho phép và tuỳ theo loại hình kinh doanh. Nhưng thông thường người ta chọn công ty cổ phần do
  18.   trách nhiệm hữu hạn, cơ cấu tổ chức ổn định tương đối lâu dài và có khả năng hùn vốn bằng cách bán cổ phiếu và trái phiếu. Hầu hết các công ty của Mỹ đều mang danh viết tắt Corp. (công ty cổ phần) hay Inc. (trách nhiệm hữu hạn) như một phần của tên giao dịch. Viết tắt của các công ty trách nhiệm hữu hạn ở các nước khác nhau thường được biểu thị khác nhau. Ở Anh là Ltd. ở Pháp là SARL. ở Đức, Thuỵ Sĩ ký hiệu AG là công ty cổ phần, GmbH là công ty hữu hạn… Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thuế phải nộp sau này. Mỗi bang quy định riêng cho mình các loại thuế công ty và cá nhân phải nộp. Sau khi thành lập doanh nghiệp phải khai báo với sở thuế tại địa phương đóng trụ sở và phải tuân thủ các quy định về khai báo thuế hàng năm. 2.2.1.4 Đăng ký giữ tên công ty Công ty có thể đăng ký giữ tên công ty mình tại một số bang của Hoa Kỳ (trong lúc công ty thấy chưa tiến hành hoạt động ngay được và phải đăng ký sớm tên công ty của mình, tránh trường hợp có công ty khác đăng ký trước tên công ty của mình ). Thủ tục gần tương tự với việc đăng ký thành lập, nhưng không phải đăng ký tiếp với sở thuế, không bị tính thời hạn hoạt động (một số bang cho phép giảm miễn thuế công ty ). Thời hạn bảo lưu tên công ty khoảng 6 tháng và được gia hạn thêm 6 tháng tới 2 năm, tuỳ theo bang. Lệ phí giữ tên không cao, chỉ vài chục USD /tháng. 2.2.1.5 Nội dung cấp phép hoạt động Sau khi có giấy phép kinh doanh tại Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải đăng ký với các sở Tài chính, sở thuế và các sở phụ trách chuyên ngành nếu hoạt động trong lĩnh vực có quản lý chuyên ngành. Những yêu cầu về đăng ký kinh doanh cho các bang quy định và công bố danh mục mặt hàng phải có giấy phép kinh doanh mới được hành nghề. Người nước ngoài đầu tư ở Hoa Kỳ chiếm trên 10% cổ phần của công ty phải báo cáo cho Vụ kinh tế Bộ Thương mại và phải tuân thủ quy định 22 USC 3101-3108 về thương mại và dịch vụ, 15 CFR nếu vi phạm quy chế báo cáo sẽ bị phạt từ 2500-25000 USD. Có bang không cho phép người nước ngoài được sở hữu một số loại tài sản cố định như đất đai nông nghiệp, rừng v.v… 2.2.1.6 Thành lập các công ty mới ở bang khác Công ty nước ngoài được thành lập tại một bang mà muốn mở thêm công ty mới tại bang khác, phải làm thủ tục như khi bắt đầu từ nước ngoài vào bang đó. Tuy nhiên thủ tục sẽ đơn giản hơn (Công ty Hoa Kỳ từ bang này muốn thành lập công ty/chi nhánh ở một bang khác cũng có những luật lệ riêng áp dụng cho họ). 2.2.1.7 Thủ tục nhập cảnh cho thương nhân Thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ có thể cấp cho một năm, nhiều lần; tuy nhiên việc gia hạn tiếp tại Hoa Kỳ chưa có tiền lệ hoặc thoả thuận cụ thể giữa chính phủ 2 nước.Thị
  19.   thực thương được xếp loại B1. Nếu có công ty chi nhánh tại Hoa Kỳ thì loại thị thực là L1và thời hạn tới 3 năm. Tuy nhiên việc xin thị thực cho lãnh đạo công ty, cán bộ đến Hoa Kỳ làm việc thương khó khăn phức tạp về thủ tục, giấy tờ do chính sách quản lý nhập cảnh chung, chính sách quản lý hoạt động và nhân sự của Hoa Kỳ. Thông thường nếu thuê luật sư để xin thị thực thì chi phí rất lớn; từ 1500 đến 3000USD cho việc hoàn thiện hồ sơ xin thị cho tới lúc được cấp (phí nộp cho chính quyền chỉ khoảng hơn 100USD 1 thị thực). 2.2.1.8 Thuế dịch vụ tư vấn luật, thuế, mở tài khoản ngân hàng và lệ phí Không nhất thiết phải có luật sư giúp khai thủ tục và nộp đơn. Phí thuê luật sư để thành lập công ty không đắt, nhưng trong quá trình hoạt động có những vướng mắc thì sẽ được tính theo giờ, vụ việc và tổng chi phí thường là khá cao và tuỳ theo uy tín của các công ty luật và trình độ ,thâm niên của chính luật sư làm việc với khách hàng. Nếu thuê công ty luật giúp thủ tục đăng ký thành lập công ty thì họ cũng chấp nhận làm địa chỉ liên lạc khi cần thiết. Dịch vụ này thường là không tính tiền vì coi như làm địa chỉ liên hệ, khi nào có vụ việc phát sinh thì sẽ thoả thuận tính tiền theo vụ việc đó. Sau khi có giấy phép thành lập thì một số ngành nghề còn phải đăng ký với các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp một giấy phép đăng ký kinh doanh và hành nghề luôn. Tiếp theo là đăng ký với sở thuế và mở tài khoản ngân hàng. Trong quá trình hoạt động việc khai thuế chính xác không chậm trễ là một trong những yêu cầu quan trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, tránh những trở ngại không cần thiết. Việc thuê công ty kiểm toán viên trong trường hợp này cũng tuỳ theo quy mô kinh doanh vì việc thuê kiểm toán viên giống như thuê luật sư, khá tốn kém và mức độ làm quyết toán báo cáo tài chính khác nhau thì mức tiền thuê cũng khác nhau để đảm phù hợp với yêu cầu của công ty và giảm thiểu các chi phí cần thiết. 2.2.2 Luật lao động 2.2.2.1 Hợp đồng lao động Dạng thứ nhất là "At-Will": tức là hợp động lao động tự nguyện giữa hai bên và đây là dạng hợp đồng chính được sử dụng tại nước Mỹ cho đa số các công ty và xưởng. Dạng "At-Will" này cho phép người chủ cho công nhân nghỉ việc, hay khai trừ nhân viên không cần lý do. Dạng hợp đồng thứ hai "Just-Cause": thì chỉ cho phép người chủ sa thải nhân viên nếu có lý do chính đáng. Loại hợp đồng này thường thấy ở những công ty lớn và lâu đời tại Mỹ, hoặc cũng có thể thấy trong những hợp đồng lao động do công đoàn đại diện ký. Khi vào những hợp đồng lao động với công đoàn, chủ hay quản lý công ty hoàn toàn không thể sa thải người nếu như không có lý do chính đáng.
  20.   Ngoài hai dạng hợp đồng trên, thì những dạng lao động khác là lao động theo hợp đồng được thỏa thuận trước giữa hai bên, cung cấp dich vụ và bên nhận dịch vụ. Những hợp đồng này, không coi là hợp đồng thuê mướn, mà chỉ là dịch vụ dành cho các người làm independent contractor, (cung cấp dịch vụ độc lập). 2.2.2.2 Quy định về lương bổng Tại Mỹ, để hạn chế sự bóc lột của giới chủ đối với công nhân và nhân viên, luật lương tối thiểu được đưa ra, yêu cầu toàn bộ các doanh nghiệp phải trả lương bằng hay trên mức tối thiểu này. Mức lương tối thiểu hiện nay ở Mỹ do chính phủ liên bang quy định là $5.151 giờ (tính từ năm 1997), và ở tiểu bang California hiện nay là $6.751 giờ. Theo chương trình tăng lương của Mỹ đến năm 2007, mức lương của liên bang sẻ là $7.25, còn của California là $8.001 giờ. Theo luật lao động liên bang Mỹ, một tuần người công nhân làm việc 40 tiếng là tiêu chuẩn. Sau số giờ này, thì những giờ còn lại sẽ tính phụ trội. Luật Lao động California quy định bắt buộc về việc trả lương phụ trội cho những công nhân làm việc trên 8 tiếng không cần biết số giờ của cả tuần là bao nhiêu. Ở những cơ xưởng đòi khỏi phải tăng ca, họ có thể yêu cầu công nhân làm việc 3 ngày liên tục với mỗi ngày 12 tiếng và cuối tuần thì trả tiền theo giá 36 tiếng cơ bản. Nhưng ở California nếu làm như vậy thì 8 tiếng đầu là trả theo cơ bản, 4 tiếng còn lại, thì trả gấp rưỡi. Như vậy 1 tuần làm 3 ngày 12 tiếng, ở California sẽ phải trả 42 tiếng tiền công. Ngoài ra, nếu công nhân làm việc trên 60 tiếng 1 tuần, thì từ tiếng thứ 61 trở đi, họ được trả gấp đôi mức lương cơ bản. Điều khoảng trả gấp đôi lương cơ bản này còn dược ứng dụng khi làm việc vào những ngày lễ lớn. Còn khi làm vào cuối tuần thì thông thường được trả gấp rưỡi lương cơ bản. 2.2.3 Một số luật bảo vệ người tiêu dùng Mỹ có rất nhiều luật để bảo vệ người tiêu dùng. Những luật này được áp dụng cho gần như mọi sản phẩm sản xuất, phân phối hay bán trên thị trường này. Các công ty kinh doanh tại Mỹ cần nắm được điều này để hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với sản phẩm hay dịch vụ cung cấp và tránh các rắc rối pháp lý. Thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu khổng lồ lên đến trên 1300 tỷ USD là rất hấp dẫn với bất cứ nước nào. 2.2.3.1 Luật trách nhiệm đối với sản phẩm Theo thông luật bảo vệ người tiêu dùng (Common Law Consumer Protection) hay còn gọi là Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm (Products Liability Law), cơ quan luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ phải có trách nhiệm đối với thương tật và thiệt hại do những khuyết tật của sản phẩm gây ra cho người sử dụng hoặc những người ở gần sản phẩm đó. Trách nhiệm sản phẩm thường dựa trên các nguyên tắc pháp lý về sự bất cẩn, vi phạm bảo hành hoặc trách nhiệm tuyệt đối. Ví dụ: Bồi thường và nộp phạt gần 370 triệu USD do lỗi thiết kế kỹ thuật
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2