bài thơ "Vẽ quê hương"
lượt xem 73
download
Bài thơ mang ý nghĩa giáo dục cho các em về tình yêu quê hương, đất nước. Tình yêu ấy gắn liền với những cảnh vật, những sự vật thân quen trong cuộc sống hàng ngày.Qua bài thơ, các em được biết thêm về vẻ đẹp của quê hương mình. Từ đó, các em sẽ ngày càng yêu mến quê hương hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: bài thơ "Vẽ quê hương"
- Bút chì xanh đỏ Em quay đầu đỏ Em gọt hai đầu Vẽ nhà em ở Em thử hai màu Ngói mới đỏ tươi Xanh tươi, đỏ thắm. Trường học trên đồi Em tô đỏ thắm Em vẽ làng xóm Cây gạo đầu xóm Tre xanh, lúa xanh Hoa nở chói ngời Sông máng lượn quanh A, nắng lên rồi Một dòng xanh mát Mặt trời đỏ chót Trời mây bát ngát Lá cờ Tổ quốc Xanh ngắt mùa thu Bay giữa trời xanh… Xanh màu ước mơ… Chị ơi bức tranh Quê ta đẹp quá!
- Bố ục cBài thơ được chia làm 4 đoạn: Đoạn 1: Khổ thơ đầu: Giai đoạn chuẩn bị đồ dùng vẽ tranh của em bé. Đoạn 2: Khổ thơ tiếp theo: Bức tranh quê hương qua ngòi bút chì màu xanh của em bé. Đoạn 3: Khổ thơ tiếp theo : Bức tranh quê hương qua ngòi bút chì màu đỏ của em bé. Đoạn 4: Khổ thơ cuối: Tình cảm em bé dành cho quê hương.
- Sông máng: sông do người đào để lấy nước tưới ruộng hoặc để thuyền bè đi lại. Cây gạo: cây bóng mát,thường có ở miền Bắc, ra hoa vào khoảng tháng 3 âm lịch, hoa có màu đỏ rất đẹp.
- Đoạn 1: Khổ thơ đầu: Giới thiệu hình ảnh em bé đang chuẩn bị màu để vẽ tranh: bức tranh về quê hương. Bức tranh quê hương được em bé vẽ bằng bút chì hai đầu: một đầu màu xanh tươi, một đầu màu đỏ thắm. Từ ngữ chỉ hành động “gọt”, “thử” mở ra trước mắt người đọc hình ảnh em bé tỉ mỉ chọn màu.
- Tác giả sử dụng những từ ngữ “gọt, thử” 1 cách sinh động tạo cho các em cảm giác gần gũi, thân quen. Em gọt hai đầu Em thử hai màu Qua đó, diễn tả từng bước em bé chuẩn bị vẽ nên bức tranh quê hương. Từ ngữ chỉ màu sắc “xanh tươi”, “đỏ thắm” vừa làm rõ thêm sắc độ của bức tranh vừa nhấn mạnh quê hương hiện ra trong tâm trí em bé với hai màu xanh và đỏ.
- Đoạn 2: Khổ thơ tiếp theo: Bức tranh quê hương qua ngòi bút chì màu xanh của em bé. Quê hương với em bé chính là làng xóm thân quen với một màu xanh tươi mát: Tre xanh lúa xanh trời mây xanh ngắt sông máng xanh mát
- Màu xanh được diễn tả với nhiều sắc độ khác nhau: xanh, xanh mát, xanh ngắt càng tôn thêm vẻ đẹp cho bức tranh. Bức tranh vẽ từ gần đến xa: tre, lúa rồi tới sông và bầu trời tạo cho người đọc cảm giác một màu xanh trải dài và có sự chuyển biến từ màu xanh này tới màu xanh khác. Cụm danh từ “tre xanh, lúa xanh” gợi nên sự hài hòa giữa màu xanh của tre và màu xanh của lúa. Cũng là một màu xanh nhưng em bé vẫn nhận ra được sự đặc trưng riêng của từng màu.
- Động từ “lượn quanh” kết hợp với cụm từ “một dòng” gợi lên sự uyển chuyển của dòng nước. Người đọc như nhìn thấy trước mắt mình một dòng sông xanh mát đang trôi êm ả qua các ruộng lúa và bờ tre. Từ láy “bát ngát” mở ra một bầu trời mênh mông đến vô tận. Bầu trời ấy khoác lên mình màu xanh ngắt, màu xanh đặc trưng cho mùa thu.
- Câu thơ cuối với nghệ thuật so sánh màu xanh của trời mây như màu xanh của ước mơ chính là điểm nhấn cho toàn khổ thơ. Bức tranh quê hương phủ một màu xanh mà nổi bật nhất là màu xanh của trời mây. Màu xanh ấy tượng trưng cho ước mơ, cho hoài bão. Màu xanh ấy là biểu tượng cho sự sống, cho hi vọng.
- Đoạn 3: Khổ thơ tiếp theo: Bức tranh quê hương qua ngòi bút chì màu đỏ của em bé. Với em bé, quê hương còn chính là ngôi nhà, là trường học, là cây gạo, là mặt trời và là lá cờ Tổ quốc. Em quay đầu đỏ Câu thơ chuyển tiếp giữa hai khổ thơ thật sinh động. Hành động em bé “quay” đầu bút chì chính là tín hiệu cho biết bức tranh có sự chuyển đổi sang một màu mới: màu đỏ.
- Và hình ảnh em bé nghĩ đến đầu tiên chính là ngôi nhà với ngói mới đỏ tươi. Nhìn xa hơn một chút, em bé phát hiện màu ngói của trường học không phải là màu đỏ tươi mà là màu đỏ thắm.
- Dường như người đọc cảm nhận được sự thích thú của em bé khi em quan sát và phát hiện thêm thật nhiều sắc đỏ khác nhau trong bức tranh quê hương. Đó là màu đỏ đến “chói ngời” của cây gạo đầu xóm khi hoa nở. Sự miêu tả màu sắc thật khác lạ, tính từ “chói ngời” kết hợp với cụm từ “hoa nở” tạo cảm giác hoa gạo nở có màu đỏ thật rực rỡ.
- Sự thích thú của em bé đạt đến đỉnh điểm khi nắng lên và ông mặt trời xuất hiện. Sự thích thú ấy khiến em bé reo lên “A, nắng lên rồi”. Tất cả màu đỏ tươi của ngói mới, màu đỏ thắm của trường học, màu đỏ rực của hoa gạo đều làm nền cho màu đỏ chót của mặt trời.
- Màu đỏ và màu xanh vốn dĩ là hai màu đối lập nhau, một màu nóng, một màu lạnh. Nhưng qua bàn tay khéo léo của em bé hai màu sắc ấy tạo nên một bức tranh thật hài hòa. Hình ảnh cuối cùng xuất hiện trong bức tranh: lá cờ Tổ quốc tung bay giữa bầu trời chính là sự kết hợp tạo nên điểm nhấn cho bức tranh. Từ ngữ gợi tả “đỏ tươi”, “đỏ thắm”, “chói ngời”, “đỏ chót”. Động từ “vẽ”, “tô”, “bay”. Từ cảm thán “A” và dấu lặng ở câu thơ cuối chính là những nét đặc sắc trong nghệ thuật của khổ thơ thứ ba.
- Đoạn 4: Khổ thơ cuối: Tình cảm em bé dành cho quê hương. Chị ơi bức tranh Quê ta đẹp quá! Em bé muốn khoe với người chị về bức tranh em vừa vẽ xong. Câu cảm thán diễn tả tình cảm của em bé dành cho bức tranh vẽ quê hương. Lồng vào đó là tình cảm yêu thương tha thiết của em đối với quê hương. Từ “ơi” như một tiếng kêu mời người chị hãy cùng em bé ngắm nhìn vẻ đẹp của bức tranh cũng như vẻ đẹp của “quê ta”.
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của bạn nhỏ.
- Điệp từ:em, xanh Từ chỉ sắc độ của màu xanh: xanh tươi, xanh ngắt, xanh mát, xanh màu ước mơ, màu xanh của tre, của lúa Từ chỉ sắc độ của màu đỏ: đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ chót. Nghệ thuật miêu tả
- Bài thơ mang ý nghĩa giáo dục cho các em về tình yêu quê hương, đất nước. Tình yêu ấy gắn liền với những cảnh vật, những sự vật thân quen trong cuộc sống hàng ngày. Qua bài thơ, các em được biết thêm về vẻ đẹp của quê hương mình. Từ đó, các em sẽ ngày càng yêu mến quê hương hơn.
- Cám ơn đã cô và các bạn đã theo dõi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích những nét chung và đặc điểm riêng của cảm hứng về quê hương đất nước trong các bài thơ Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm) , Việt Bắc (Tố Hữu) và Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)
12 p | 504 | 65
-
Bài giảng Tập đọc : Vẽ quê hương - Tiếng việt 3 - GV.N.Phương Mai
18 p | 360 | 47
-
Giáo án bài Tập đọc: Vẽ quê hương - Tiếng việt 3 - GV.N.Tấn Tài
3 p | 308 | 28
-
Cảm nhận về bức tranh mùa thu trong bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến
25 p | 542 | 24
-
Giáo án Chính Tả lớp 3: Đề bài: NHỚ - VIẾT : VẼ QUÊ HƯƠNG.
4 p | 287 | 23
-
Ca dao về quê hương và lịch sử
5 p | 204 | 17
-
Bài TLV: Nghe, kể: Tôi có đọc đâu. Nói về quê hương - Bài giảng điện tử Tiếng việt 3 - GV.Hoàng Thi Thơ
14 p | 131 | 9
-
Vẻ đẹp bi tráng của ngươi lính trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng
5 p | 125 | 5
-
Cảm hứng về quê hương đất nước trong Bên kia sông đuống và Việt Bắc
4 p | 65 | 5
-
Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi để làm nổi bật cảm hứng về đất nước của nhà thơ
7 p | 56 | 4
-
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ ''Bên kia sông Đuống" (Hoàng Cầm): "Em ơi buồn làm chi... Sao xót xa như rụng bàn tay"
4 p | 40 | 4
-
Phân tích hai trích đoạn thơ: Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm và Đất nước
10 p | 110 | 4
-
Bình giảng hai câu thơ viết về quê hương đau thương trong chiến tranh của Nguyễn Đình Thi trong bài Đất nước: Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều
3 p | 57 | 3
-
“Thế giới Kinh Bắc” trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" của tác giả Hoàng Cầm
6 p | 60 | 3
-
Giáo án điện tử môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 11: Tập đọc Vẽ quê hương
18 p | 19 | 1
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2020-2021 - Tuần 11: Chính tả Vẽ quê hương (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
9 p | 22 | 1
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2020-2021 - Tuần 11: Tập đọc Vẽ quê hương (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
18 p | 16 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn