intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuốc điều trị viêm khớp khuỷu tay

Chia sẻ: Lý Ngọc Mưa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

113
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm khớp khuỷu tay thường gặp ở những người thường xuyên vận động tay như: thợ nề, mộc, thợ hàn, thợ rèn và các vận động viên bóng bàn, bóng chuyền…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuốc điều trị viêm khớp khuỷu tay

  1. Bài thuốc điều trị viêm khớp khuỷu tay Viêm khớp khuỷu tay thường gặp ở những người thường xuyên vận động tay như: thợ nề, mộc, thợ hàn, thợ rèn và các vận động viên bóng bàn, bóng chuyền… Do đặc điểm nghề nghiệp vận động nhiều bằng tay lặp đi lặp lại nhiều lần các động tác xoay cánh tay trong thời gian dài; co duỗi khớp khuỷu tay, cổ tay và sử dụng bộ phận cánh tay cổ tay quá sức. Khi bị viêm khớp khuỷu tay người bệnh thường có cảm giác đau nhức ở phía ngoài khớp khuỷu tay, cầm nắm khó khăn; khi quay cánh tay, co duỗi khớp cổ tay thấy đau lan truyền xuống dưới; phía bên ngoài khớp khuỷu tay, xương cổ tay có những điểm đau, sưng tấy. Nếu thấy sắc xanh là gân bị tổn thương; sắc tía là huyết ứ đọng. Khi mới bị thương thì hơi sưng, nếu bị nặng hơn thì người bệnh có cảm giác đau nhiều khi ấn vào da thịt, đó là bị thương nhiều. Trường hợp bệnh nặng sẽ sưng đau, khớp co duỗi khó. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân của viêm khớp khuỷu tay là do vận động quá mạnh hoặc cầm vật quá nặng hay bị ngã, kéo co, làm trở ngại sự vận hành của kinh khí; gân mạch khớp bị tổn thương.
  2. Sau đây là một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tổn thương nhẹ: Bài 1: Đỗ đen 100g, tô mộc 15g, kê huyết đằng 30g, gạo lứt 100g. Cách chế biến như sau: Đỗ đen, rửa sạch cho vào nồi, nước vừa phải đun sôi cho chín bỏ ra. Sau đó cho tô mộc, kê huyết đằng vào, đun sôi nhỏ lửa khoảng 40 phút rồi lọc bỏ bã lấy nước, cho đỗ đen và
  3. gạo lức (đã vo sạch) vào nồi, đổ thêm 1 lít nước, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu thành cháo, thêm đường đỏ tùy thích. Ăn nóng ngày 2 lần, ăn liền 6 ngày. Bài 2: Hoài sơn 40g, hoàng kỳ 29g, ý dĩ 10g, lá lách lợn 1 bộ, hành lá, gia vị vừa đủ: Cách chế biến như sau: ý dĩ rửa sạch ngâm nước cho nở, hoàng kì, hoài sơn rửa sạch để ráo. Lá lách lợn rửa sạch cắt miếng ướp gia vị và hành khoảng 15 phút. Sau đó cho ý dĩ, hoàng
  4. kì, hoài sơn, lá lách, vào nồi. Nước vừa đủ, đun sôi cho nhỏ lửa khi hoài sơn nở mềm là được. Cho các gia vị vừa ăn. Ăn trong ngày. Ăn liền 9 ngày. Bài 3: Gạo lứt 250g, củ từ tươi 100g, hồng táo 10 quả. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước vừa đủ đun to lửa cho sôi rồi chuyển đun nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo, ăn lúc nóng ngày 2 lần. Ăn liền 6 ngày. Ngoài ra có thể áp dụng bài thuốc đắp ngoài như lá hẹ 20g, hành củ 20g, gừng 6g. Tất cả các vị rửa sạch, giã nhuyễn đắp chỗ đau ở khuỷu tay, băng chặt lại. Ngày thay thuốc 1 lần, đắp liền 5 ngày. Nếu áp dụng các bài thuốc trên mà các triệu chứng không thuyên giảm cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2