intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình: Siêu âm và các ứng dụng

Chia sẻ: Trương Vĩnh Thái | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:34

287
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thuyết trình: Siêu âm và các ứng dụng cung cấp cho người học các kiến thức: Giới thiệu chung về Siêu âm, cơ sở vật lí của siêu âm, ứng dụng của siêu âm trong y học, ứng dụng của siêu âm trong công nghiệp,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình: Siêu âm và các ứng dụng

  1. L/O/G/O SIÊU ÂM VÀ CÁC ỨNG DỤNG
  2. Các Thành Viên Nhóm Ôn Văn Nghĩa Dương Thị Mỹ Ngọc Dương Hoàng Ánh Ngọc Dương Thị Tuyết Nhung Mã Thị Nhung www.themegallery.com
  3. SIÊU ÂM VÀ CÁC ỨNG DỤNG Giới thiệu chung về Siêu âm Cơ sở vật lí  của siêu âm  ứng dụng của siêu âm trong y học ứng dụng của siêu âm trong công nghiệp www.themegallery.com
  4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SIÊU ÂM         Siêu âm là âm thanh(sóng âm) có tần số cao  hơn tần số tối đa mà tai người nghe thấy  được. Tần số tối đa này tùy vào từng  người, nhưng thông thường nó vào cỡ  20000 Hz. www.themegallery.com
  5. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SIÊU ÂM       Siêu âm có thể lan truyền trong nhiều môi  trường tương tự như môi trường lan  truyền của âm thanh, như không khí, các  chất lỏng và rắn, và với tốc độ gần  bằng tốc độ âm thanh. Do cùng tốc độ lan  truyền, trong khi tần số cao hơn, bước  sóng của siêu âm thường ngắn hơn bước  sóng của âm thanh. Nhờ bước sóng ngắn,  độ phân giải của ảnh chụp siêu âm  thường đủ để phân biệt các vật thể ở kích  thước cỡ centimét hoặc milimét www.themegallery.com
  6. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SIÊU ÂM       Do đó siêu âm được ứng dụng trong chẩn  đoán hình ảnh y khoa (siêu âm y  khoa) hoặc chụp ảnh bên trong các cấu  trúc cơ khí trong kiểm tra không phá hủy,  các ứng dụng quan trắc khác, đo khoảng  cách hay vận tốc. Ngoài ra còn có nhiều  ứng dụng siêu âm khác như làm sạch bằng  siêu âm, hàn siêu âm, ứng dụng siêu âm  trong hóa học, sinh học, ... www.themegallery.com
  7. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SIÊU ÂM       Siêu âm có thể được tạo ra từ một số  loại loa, từ dao động của tinh thể áp điện.  Trong tự nhiên, nhiều loài động vật có thể  tạo ra hoặc cảm nhận được siêu âm, ví dụ  như dơi là loài có thị giác kém phát triển  nhưng tạo ra và cảm nhận siêu âm để xác  định các vật thể trong không gian xung  quanh. www.themegallery.com
  8. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SIÊU ÂM 1. Cơ chế phát sóng âm:  sóng âm được tạo ra do chuyển đổi năng  lượng từ điện thành các sóng xung tương tự  như phát xạ tia X, phát ra từ các đầu dò, có  cấu trúc cơ bản là gồm áp điện (piezo­ electric). www.themegallery.com
  9. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SIÊU ÂM 2. Tính chất của siêu âm: + Sự lan truyền của sóng­ sự suy giảm và hấp thụ: Trong môi trường có cấu trúc đồng nhất, sóng âm lan truyền  theo đường thẳng, và bị mất năng lượng dần gọi là suy  giảm. Sự suy giảm theo luật nghịch đảo của bình phương  khoảng cách. Vận tốc truyền sóng âm phụ thuộc vào độ  cứng và tỷ trọng của môi trường vật chất xuyên qua. www.themegallery.com
  10. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SIÊU ÂM + Sự phản xạ hay phản hồi: Trong môi trường có cấu trúc không đồng nhất. Một phần  sóng âm sẽ phản hồi ở mặt phẳng thẳng góc với chùm  sóng âm tạo nên âm dội hay âm vang. Phần còn lại sẽ lan  truyền theo hướng của chùm sóng âm phát ra. + Sự khúc xạ, nhiễu âm: Khi chùm sáng đi qua mặt phẳng phân cách với một góc  nhỏ, chùm âm phát ra sẽ bị thụt lùi một khoảng so với chùm  âm tới còn gọi là nhiễu âm.  www.themegallery.com
  11. ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC Trong chẩn đoán Siêu âm rất có hiệu quả trong việc ghi nhận hình ảnh của mô mềm. Những cấu trúc nằm nông ở bề mặt như cơ, dây chằng, và não trẻ sơ sinh được khảo sát với tần số cao (7-18 MHz) có thể cho độ phân giải cao. Những cấu trúc nằm sâu bên trong cơ thể như gan, thận được khảo sát với sóng âm có tần số thấp hơn từ 1 đến 6 MHz cho độ phân giải thấp hơn nhưng có độ xuyên thấu cao hơn. www.themegallery.com
  12. ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC Nguyên lý siêu âm chẩn đoán - Sử dụng đầu dò phát tần số từ 1 đến 7,5 MHz, đầu dò bằng chất áp điện, nhận và chuyển thành sóng siêu âm những xung điện gián đoạn 1024/s - Khi đi qua cấu trúc đồng nhất về tỷ trọng thì 1 bộ phận sóng sẽ dội trở lại tại vị trí tiếp giáp giữa 2 cấu trúc khác nhau đó, phần còn lại tiếp tục đi và cũng sẽ dội trở lại khi gặp các cấu trúc ở xa hơn. - Âm dội về qua đầu dò được tiếp nhận ở bộ phận khuếch đại rồi biến thành tín hiệu trên màn hiện sóng, có thể chụp hoặc ghi lại trên giấy ảnh. www.themegallery.com
  13. ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC 1. Siêu âm tim Hình siêu âm tim cho thấy 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ Một siêu âm tim không bình thường. Máu tuôn từ tâm thất trái sang tâm thất phải theo lỗ khuyết giữa hai thất www.themegallery.com
  14. ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC 2. Siêu âm mắt www.themegallery.com
  15. ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC 3. Siêu âm thai nhi Siêu âm thai là phương pháp ghi lại hình ảnh thai nhi và các cơ quan trong vùng chậu của người mẹ trong suốt thai kỳ. Nhờ siêu âm, không những nhìn thấy được sự phát triển, giới tính của bé… mà còn biết được liệu bé có bị mắc các dị tật bẩm sinh hay không. www.themegallery.com
  16. ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC Ngoài ra siêu âm còn có thể áp dụng được: ·Nội tiết ·Tiêu hóa ·Niệu, dùng để xác định lượng nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang. ·Cơ xương khớp, dùng để khảo sát gân cơ, cơ, thần kinh và bề mặt xương. ·Siêu âm nội mạch (Intravascular ultrasound, VD như dùng siêu âm để hướng dẫn hút dịch, kim chọc dò, hướng dẫn tiêm) ·Hình ảnh học can thiệp, sinh thiết, chọc hút dịch, truyền máu trong tử cung. ·Siêu âm tăng độ tương phản (Contrast-enhanced ultrasound) www.themegallery.com
  17. ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC Trong điều trị 1. Tác dụng cơ học: Tác dụng đầu tiên của siêu âm trong điều trị là tác dụng cơ học, do sự lan truyền của sóng siêu âm , gây nên những thay đổi áp lực tương ứng với tần số siêu âm, tạo nên hiện tượng gọi là “xoa bóp vi thể”. Với tần số càng lớn (3MHz), sự thay đổi áp lực nhanh hơn so với tần số thấp (1MHz). Sự thay đổi áp lực gây ra: - Thay đổi thể tích tế bào. - Thay đổi tính thấm màng tế bào. - Tăng chuyển hóa. Tác dụng cơ học phụ thuộc vào cường độ siêu âm (W/cm2) và chế độ liên tục hay xung. www.themegallery.com
  18. ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC 2. Tác dụng nhiệt: Sự sinh nhiệt trong tổ chức do tác dụng của siêu âm là do hiện tượng cọ xát chuyển từ năng lượng cơ học sang năng lượng nhiệt. Đối với siêu âm, có thể tác động tới độ sâu 1/2 từ 3- 5cm. Để tăng nhiệt độ mô mềm ở độ sâu trên 8cm, cần dùng siêu âm với cường độ lớn hơn 1,5w/cm2. ở độ sâu dưới 8cm có thể dùng siêu âm cường độ 1w/cm2. Khi nghiên cứu tác dụng sóng ngắn, vi sóng và siêu âm để làm tăng nhiệt độ khớp háng thì thấy chỉ có siêu âm mới có thể làm tăng nhiệt độ tới mức có hiệu lực điều trị. www.themegallery.com
  19. ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC 3. Tác dụng sinh học: Từ tác dụng cơ học và tác dụng sinh nhiệt dẫn đến hàng loạt tác dụng sinh học tạo nên hiệu quả siêu âm điều trị là: - Tăng tuần hoàn và dinh dưỡng do tăng nhiệt độ, tăng tính thấm của mạch máu và tổ chức. - Giãn cơ do kích thích trực tiếp của siêu âm lên các thụ cảm thể thần kinh. - Tăng tính thấm của màng tế bào. - Kích thích quá trình tái sinh tổ chức. - Tác dụng lên hệ thần kinh ngoại vi. - Giảm đau. www.themegallery.com
  20. ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC Ngoài ra siêu âm còn có tác dụng · Làm sạch răng. ·Nguồn sóng siêu âm có thể dùng để tạo nhiệt năng cục bộ trong mô sinh học, chẳng hạn như điều trị bằng lao động liệu pháp, vật lý trị liệu và điều trị ung thư. ·Sóng siêu âm tập trung có thể dùng tạo ra nhiệt năng tập trung để điều trị các nang và khối u (lành tính hoặc ác tính). ·Kích thích phát triển xương và khả năng phá vỡ hàng rào máu não để giúp cho sự thâm nhập của thuốc. www.themegallery.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2