Bài thuyết trình Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá ven bờ
lượt xem 8
download
Bài thuyết trình Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá ven bờ nêu lên việc tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá ven bờ với trường hợp điển hình về xây dựng kế hoạch thành lập khu vực biển vịnh Quy Nhơn do cộng đồng địa phương quản lý tại Bình Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá ven bờ
- TẬP HUẤN PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI TRONG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ VEN BỜ TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI TRONG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ VEN BỜ TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THÀNH LẬP KHU VỰC BIỂN VỊNH QUY NHƠN DO CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ TẠI BÌNH ĐỊNH Người trình bày: TS. Trần Văn Vinh Chi cục Thủy sản Bình Định Bình Định, tháng 08 năm 2016
- 1. Bối cảnh Map of Quy Nhon LMMA Khu vực biển do cộng đồng địa phương quản lý (LMMA Locally Managed Marine Area) bao gồm 04 xã phường ven biển của thành phố Quy Nhơn: Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu và Ghềnh Ráng, tiếp giáp với nhau. Tổng diện tích khu vực LMMA Quy Nhơn khoảng 36.357 ha , trong đó 04 vùng lõi được xác định là 10.007 ha và các vùng đệm khoảng 26.350 ha.
- 1. Bối cảnh Khu vực mang tính chất đặc trưng của hệ sinh thái vùng ven biển, nơi sinh dưỡng tôm, cá trong thời kỳ ấu niên có sức bổ sung lớn về nguồn lợi thủy sản cho các ngư trường vùng lộng và vùng khơi Là lá phổi và bờ chắn tự nhiên cho việc bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản và các tác động do biến đổi khí hậu cho thành phố Quy Nhơn.
- 2. Đa dạng sinh học tại khu vực LMMA Quy Nhơn Khu vực LMMA Quy Nhơn có những loài đặc hữu như: tôm hùm giống, rùa biển và hệ sinh thái rạn san hô ven bờ thể hiện đặc trưng về đa dạng sinh học tại Hòn Khô Island vùng biển ven bờ Quy Nhơn. Sea Tuckle Dofin Coral Reef
- 2. Đa dạng sinh học tại khu vực LMMA Quy Nhơn 2.1. Hệ sinh thái 2.1.1. Rạn san hô Diện tích phân bố rạn san hô trong toàn bộ vùng ven bờ biển tỉnh Bình Định được ước tính là 108,51ha ; trong đó tại khu vực LMMA Quy Nhơn chiếm diện tích 88ha. San hô tại khu vực vịnh Quy Nhơn có 38 giống san hô cứng và 2 giống san hô mềm. Các giống Acropoda, Montipora, Porites, Millepora, Heliopora chiếm ưu thế về độ phủ. Độ phủ của san hô trung bình 40,6% .
- 2. Đa dạng sinh học tại khu vực LMMA Quy Nhơn 2.1. Hệ sinh thái 2.1.2. Rong biển Vùng ven biển Quy Nhơn chủ yếu là Nhóm rong Mơ Sargassum Rong Mơ loại rong biển có kích thước lớn, phân bố phổ biến và tập trung với sinh lượng lớn tại các khu vực đảo Nhơn Châu, Hòn Nhạn (Ghềnh Ráng), Mũi Yến Hải Giáng; Bờ đá – Nhơn Hải; Hòn Xẹo, Hòn Cân, Hòn Cỏ ( Nhơn Lý )
- 2. Đa dạng sinh học tại khu vực LMMA Quy Nhơn 2.2. Các loài đặc hữu và động vật cần bảo tồn 2.2.1. Tôm hùm giống Tôm hùm giống phân bố tại các vùng bãi rạn, ghềnh đá ven bờ như Mũi Chính Nhơn Hải ; quanh các đảo, bán đảo như Hòn Khô – Nhơn Hải, Hòn Ngang, Hòn Đất – phường Ghềnh Ráng ; Hòn Cân, Hòn Cơ, Hòn Xẹo ở Nhơn Lý và các bãi cát ven bờ tiếp giáp với các ghềnh, rạn ở đảo Nhơn Châu. Sản lượng 300.000 con/năm
- 2. Đa dạng sinh học tại khu vực LMMA Quy Nhơn 2.2. Các loài đặc hữu và động vật cần bảo tồn 2.2.2. Rùa biển Rùa biển vịnh Quy Nhơn thuộc loài rùa xanh, ngư dân ở đây thường gọi là Vích, có kích cỡ từ (0,5÷1,5) m, khối lượng trung bình (70150)kg, cá biệt có con khối lượng 200 kg Các bãi rùa biển làm tổ đẻ trứng: Bãi cát Hải Giang, bãi cát Hòn Khô ( Nhơn Hải). Bải cát phía Tây đảo Nhơn Châu. Trung bình hàng năm tại mỗi khu vực có khoảng ( 5 ÷ 7) ổ trứng do Rùa biển lên đẻ.
- 2. Đa dạng sinh học tại khu vực LMMA Quy Nhơn 2.2. Các loài đặc hữu và động vật cần bảo tồn 2.2.3. Cá heo Hàng năm trung bình có khoảng từ 2 đến 03 cá heo xuất hiện tại vùng ven biển vịnh Quy Nhơn. Ngư dân các vùng ven biển rất quý trọng cá heo và là biểu tượng tâm linh của người dân vùng ven biển. Các xã vùng ven biển tại vịnh Quy Nhơn đều có Lăng thờ loài cá này
- 3. Thực trạng 3. 1. Các hoạt động sử dụng tài nguyên ven biển Các họat động của con người đã và đang phá hủy môi trường, nguồn lợi thủy sản và tính đa dạng sinh học tại khu vực này: Khai thác hải sản bằng chất nổ, chất độc và ngư cụ mang tính hủy diệt. Xả thải rác, bẻ hái các nhánh san hô, neo đậu tàu thuyền tại các bãi san hô. Khai thác rong mơ theo kiểu tận thu, kể cả rong mơ còn non. Khai thác các loài hải sản trong thời kỳ mang trứng, đang trong giai đoạn trưởng thành. Bắt rùa và lấn chiếm các bãi đẻ tự nhiên của rùa biển. Tàu thuyền khai thác hải sản không đúng vùng, đúng tuyến. Xả thải dầu, xả thải sinh hoạt từ các tàu thuyền.
- 3. Thực trạng 3. 2. Về kinh tế xã hội Dân số tăng nhanh tạo nên sức ép tài nguyên ở vùng ven biển Trình độ dân trí thấp của cộng đồng về môi trường và tài nguyên ven biển còn yếu. Thu nhập đại đa số cộng đồng ngư dân sử dụng tài nguyên biển thấp. Nhiều tranh chấp về ngư trường, ngành nghề thường xuyên xảy ra trong cộng đồng địa phương Các tổ chức quần chúng – xã hội và cộng đồng địa phương chưa được lôi cuốn vào quản lý môi trường và nguồn lợi.
- 3. Thực trạng 3. 3. Về thể chế quản lý Vấn đề sở hữu mặt nước vùng ven biển ở khu vực LMMA Quy Nhơn chưa rõ. Chưa phân định rõ ràng các vùng chức năng và phân cấp quản lý. Nhiều cơ quan quản lý còn chồng chéo chức năng và nhiệm vụ Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng Thực thi pháp luật còn yếu Thiếu cán bộ có năng lực trong quy hoạch, thực hiện và giám sát quản lý vùng ven biển. Thiếu một cơ chế quản lý liên ngành trong việc sử dụng đa ngành, đa mục tiêu tài nguyên vùng ven biển.
- 4. Mục tiêu LMMA Quy Nhơn 4. 1. Mục tiêu chung Bảo vệ môi trường sống quan trọng cho các loài thủy sản Phục hồi các giống loài thủy sản quan trọng có giá trị kinh tế Thiết lập Loại bỏ việc đánh LMMA bắt bất hợp pháp Gắn kết cộng đồng trong việc quản lý môi trườngnguồn lợi Tạo sinh kế cộng đồng, giảm áp lực khai thác ven bờ
- 4. 2. Mục tiêu cụ thể 4. 2.1. Đa dạng sinh học Bảo vệ khu vực sinh sản và cư trú cho các loài thủy sản. Giảm thiểu hoặc loại bỏ mối đe dọa từ ngư cụ hủy diệt hoặc bất hợp pháp Cải thiện chất lượng môi trường sống và phục hồi số lượng quần đàn 4. 2.2. Kinh tế xã hội Sản lượng đánh bắt được duy trì hoặc cải thiện; Chất lượng cuộc sống của người sử dụng nguồn lợi được nâng lên; Việc tiếp cận thị trường và/hoặc với vốn của người dân địa phương được cải thiện; Thu nhập hộ gia đình đa dạng hơn ít phụ thuộc vào nguồn lợi biển hoặc đánh bắt; Nâng cao nhận thức cộng đồng về tính bền vững môi trường và xã
- 4. 2. Mục tiêu cụ thể 4. 2.3. Quản lý Năng lực của cộng đồng sử dụng nguồn lợi tại địa phương được xây dựng để tham gia trong đồng quản lý; Phân vùng theo chức năng của khu vực ven biển để hỗ trợ mục đích đa dạng sinh học và kinh tế xã hội; Sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong quá trình theo dõi, giám sát; Giảm thiểu hoặc quản lý được các xung đột của cộng đồng trong việc sử dụng nguồn lợi biển
- 5. Các hoạt động xây dựng và triển khai 5. 1. Xây dựng hồ sơ khu bảo vệ biển có sự tham gia của cộng đồng (i) Thu thập, điều tra các thông tin cơ bản về kinh tế xã hội, nguồn lợi, môi trường, các hoạt động có liên quan đến khu vực bảo vệ biển vịnh Quy Nhơn. (ii) Xây dựng hồ sơ quản lý khu bảo vệ biển có sự tham gia của cộng đồng tại các xã/phường . (iii) Tổ chức các cuộc hội thảo, họp cộng đồng nhằm đạt được sự đồng thuận của cộng đồng ngư dân về sự cần thiết phải xây dựng khu bảo vệ biển do cộng đồng quản lý. (iv) Tổ chức hội thảo cấp thành phố để thông qua kế hoạch quản lý khu bảo vệ biển có sự tham gia của cộng đồng tại các xã/phường được chọn .
- 5. Các hoạt động xây dựng và triển khai 5. 2. Nâng cao nhận thức cộng đồng i)Tổ chức truyền thông cho cộng đồng về ý nghĩa và tầm quan trọng của khu bảo vệ biển. (ii)Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức cơ bản về LMMA, quyền và trách nhiệm của các bên trong đồng quản lý khu bảo vệ biển...cho cộng đồng và các tổ chức ngư dân được thành lập. (iii).Tổ chức các chuyến tham quan học hỏi, các hội thảo trao đổi kinh nghiệm bảo vệ khu vực biển do cộng đồng quản lý cho các tổ chức của ngư dân.
- 5. Các hoạt động xây dựng và triển khai 5. 3. Xây dựng và triển khai mô hình cộng đồng quản lý khu vực biển Quy Nhơn (i) Thành lập 04 Tổ đồng quản lý của phường Ghềnh Ráng và Nhơn Châu. (ii) Thành lập Hội đồng điều hành liên xã quản lý khu vực đa dạng sinh học Quy Nhơn ( Trên cơ sở là các thành viên của Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ các xã ), xây dựng quy chế hoạt động và quy chế phối hợp và xử lý các hoạt động vi phạm về các quy định của Khu vực biển do cộng đồng địa phương quản lý giữa Hội đồng Đồng quản lý khu vực biển vịnh Quy Nhơn và các cơ quan chức năng. (iii) Đào tạo các nghiệp vụ về tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và giám sát bảo vệ khu vực biển.
- 5. Các hoạt động xây dựng và triển khai 5. 3. Xây dựng và triển khai mô hình cộng đồng quản lý khu vực biển Quy Nhơn (t.t) (iv) Mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, tuần tra, giám sát cho cộng đồng trong khu vực biển cần bảo vệ. (v) Tổ chức tuần tra, giám sát khu vực biển bảo vệ. (vi) Tổ chức các cuộc họp, hoạt động theo dõi, giám sát tiến trình thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả thực hiện quản lý tại từng địa phương trong khu vực bảo vệ biển.
- 5. Các hoạt động xây dựng và triển khai 5.4. Phân vùng ch ức năng xây d (i) Điều tra bổ sung, xác đ ựng các mô hình ịnh các khu v ực có tính đa dạng sinh học cao, khu vực bãi đẻ, khu vực giống, khu vực thảm cỏ biển, khu vực rạn san hô......mốc giới vùng nước ven bờ của địa phương có liên quan đến việc quản lý khu vực biển vịnh Quy Nhơn. (ii) Xây dựng bản đồ khu vực LMMA, phân vùng chức năng (các khu cấm khai thác, hạn chế khai thác, vùng nuôi biển, vùng du lịch, vùng nghiên cứu…) được phân định. (iii) Cắm mốc phân định ranh giới và các vùng chức năng bảo vệ, vùng khai thác tôm hùm giống trong khu vực biển do cộng đồng quản lý theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền. (iv) Xây dựng các mô hình bảo vệ rùa biển, bảo vệ rạn san hô, san hô nhân tạo, thảm cỏ biển, thu gom rác thải tại khu vực đa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình Đề án: Chính sách đào tạo cán bộ, công chức cấp xã và tăng cường sinh viên mới tốt nghiệp Đại học về công tác tại xã, Thị trấn
60 p | 298 | 40
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TIẾP CẬN LÝ THUYẾT CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ HỆ SINH THÁI KINH DOANH TRONG NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM"
11 p | 150 | 39
-
Đề tài triết học " TIẾP CẬN TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI VĂN HÓA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ "
7 p | 165 | 27
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CÔNG TAC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG"
6 p | 78 | 24
-
Đề tài " QUAN ĐIỂM, CÁCH TIẾP CẬN CỦA TRƯỜNG PHÁI HỆ THỐNG THẾ GIỚI "
17 p | 123 | 22
-
Bài thuyết trình: Những ảnh hưởng của các thay đổi chính sách tiền tệ lên lãi suất thị trường tại Hy Lạp - Một cách tiếp cận nghiên cứu sự kiện
59 p | 103 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LUSTER NGÀNH CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC"
9 p | 78 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin: Nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết hàng đợi trong bài toán mô phỏng hoạt động một siêu thị
24 p | 65 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " XỬ LÝ THÔNG TIN KHÔNG ĐẦY ĐỦ DỰA VÀO QUAN HỆ ĐẶC TRƯNG"
11 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Tối ưu hóa truy vấn tìm đường ngắn nhất trên đồ thị động quy mô lớn
58 p | 36 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Vật lý: Một số nghiệm soliton của các phương trình Yang-Mills và ứng dụng
117 p | 31 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn