Bài tiểu luận đề tài: Phương pháp kiểm tra tạp chất tinh bột, CMC trong tôm bằng test nhanh
lượt xem 16
download
Trong nghiên cứu điều tra cho thấy có rất nhiều loại hóa chất và chế phẩm sinh học được sử dụng trong việc xử lý môi trường, ao nuôi, điều trị và phòng ngừa khi dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi ở các trang trại tại Mỹ Thanh, Sóc trăng. Nhiều loại hóa chất được sử dụng rất nhiều và thường xuyên trong ao nuôi đó là các loại vôi, và khoáng nhằm duy trì ổn định pH và độ kiềm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận đề tài: Phương pháp kiểm tra tạp chất tinh bột, CMC trong tôm bằng test nhanh
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA THỦY SẢN Môn: Kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản Đề tài: Phương pháp kiểm tra tạp chất tinh bột, CMC trong tôm bằng test nhanh GVHD: Trần Quốc Đảm NHÓM 4 (thứ 5, tiết 79, phòng B406) Nguyễn Vũ Hảo 2006140086 Nguyễn Công Khoa 2023140397 Nguyễn Duy Lợi 2006140170 Trần Trung Nhân 2006140222 Võ Thị Thu 2006140329 Vũ Quang Vinh 2006140404 Hồ Đặng Tuấn Vũ 2006140405
- BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Tên MSSV Công việc Phân loại 1 Nguyễn Duy Lợi 206140170 Tổng hợp Word, PP, thuyết trình 2 Trần Trung Nhân 2006140222 Phương pháp kiểm tra tinh bột bằng test nhanh 3 Nguyễn Vũ Hảo 2006140086 Phương pháp kiểm tra tinh bột bằng test nhanh 4 Vũ Quang Vinh 2006140404 Hóa chất, kết luận, clip, nguyên liệu 5 Võ Thị Thu 2006140329 Tổng quan 6 Nguyễn Công 2023140397 Phương pháp kiểm tra CMC Khoa bằng test nhanh 7 Hồ Đặng Tuấn 2006140405 Phương pháp kiểm tra CMC Vũ bằng test nhanh 7 Cả nhóm Đánh giá Thảo luận, phân công nhiệm vụ, in bài MỤC LỤC
- MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản luôn nằm trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam do nguồn nguyên liệu dồi dào từ các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng. Trong đó đồng bằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản; đặc biệt là tôm. Hiện nay, nghề nuôi tôm đang được phát triển tại các tỉnh ven biển miền tây như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh… với sản lượng ngày càng lớn và giá trị xuất khẩu ngày càng cao.. Bên cạnh đó, do yêu cầu khắt khe của thị trường nhập khẩu đòi hỏi các mặt hàng phải có chất lượng cao và an toàn thực phẩm; do đó để đứng vững trên thị trường bắt buộc các nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Để sản phẩm đạt chất lượng cao đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố từ nguyên liệu đầu vào, kỹ thuật sản xuất, đến những thiết bị hiện đại cần thiết cho quá trình chế biến ra sản phẩm Trong nghiên cứu điều tra cho thấy có rất nhiều loại hóa chất và chế phẩm sinh học được sử dụng trong việc xử lý môi trường, ao nuôi, điều trị và phòng ngừa khi dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi ở các trang trại tại Mỹ Thanh, Sóc trăng. Nhiều loại hóa chất được sử dụng rất nhiều và thường xuyên trong ao nuôi đó là các loại vôi, và khoáng nhằm duy trì ổn định pH và độ kiềm. Kết quả điều tra này cho thấy, hầu hết ở tất cả các trang trại nuôi trong vùng đều không có ao lắng, ao xử lý nước thải. Bên cạnh đó, việc xử lý ao và môi trường nước đều sử dụng thuốc diệt giáp xác để diệt giáp xác và thực hiện trong ao nuôi mà không có xử lý trong ao lắng trước khi cho vào ao nuôi. Hệ quả của việc này là tồn lưu một lượng lớn thuốc diệt giáp xác có gốc Cypermtherin trong ao với hàm lượng thấp nhất là 31,49 ppb và cao nhất là 603,5 ppb dẫn đến tôm nuôi trong ao bị nhiễm độc và chết. Đối với các ao nhiễm hàm lượng lớn thuốc diệt giáp xác hầu như không thu hoạch được, với hàm lượng thấp hơn thì sản lượng có thể thu hoạch rất thấp Bài tiểu luận sẽ trình bày phương pháp xác định 2 tạp chất trong tôm phương pháp test nhanh. Bài tiểu luận còn mang tính sơ khai, mang tính tìm hiểu khái quát Nhóm 4 4
- chung, nhóm tha thiết mong sự đóng góp từ thầy và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh và hoàn thiện hơn. Nhóm tác giả CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1. Các khái niệm. Tạp chất: là những chất rắn, lỏng không phải là thành phần tự nhiên của bản thân tôm, được con người cố tình đưa vào để làm tăng khối lượng, tăng kích cỡ, làm thay đổi kết cấu, lừa dối cảm giác về độ tươi nhằm mục đích gian dối kinh tế. Đánh giá cảm quan: là việc sử dụng giác quan (nhìn, ngửi, nếm, sờ nắn và nghe) để xét đoán, đánh giá những tiêu chí liên quan đến chất lượng. Lô tôm nguyên liệu: là một lượng tôm cùng chủng loại, cùng một chủ sở hữu, vận chuyển trên cùng một phương tiện, được tập kết hoặc giao nhận cùng một thời gian và địa điểm. Mẻ hàng: là lượng tôm nguyên liệu được chứa trong một dụng cụ chứa, có cùng điều kiện bảo quản. Lấy mẫu có chọn lựa: là việc lấy mẫu đại diện trong những mẻ hàng có dấu hiệu nghi ngờ cao nhất. [2] 2. Sơ lược về tinh bột, CMC. 2.1. Tinh bột Tinh bột tiếng Hy Lạp là amidon công thức hóa học: (C6H10O5)n) là một polysacarit carbohydrate chứa hỗn hợp amyloza và amylopectin, tỷ lệ phần trăm amilose và amilopectin thay đổi tùy thuộc vào từng loại tinh bột, tỷ lệ này thường từ 20:80 đến 30:70. Tinh bột có nguồn gốc từ các loại cây khác nhau có tính chất vật lý và thành phần hóa học khác nhau. Chúng đều là các polymer carbohydrat phức tạp Nhóm 4 5
- của glucose (công thức phân tử là C6H12O6). Tinh bột, cùng với protein và chất béo là một thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của loài người cũng như nhiều loài động vật khác. Ngoài sử dụng làm thực phẩm ra, tinh bột còn được dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, rượu, băng bó xương. Tinh bột được tách ra từ hạt như ngô và lúa mì, từ rễ và củ như sắn, khoai tây, dong là những loại tinh bột chính dùng trong công nghiệp. Thuốc thử tinh bột là iốt. Khi gặp iốt, tinh bột sẽ cho màu xanh dương. Hồ tinh bột Cơ chế tác dụng Dung dịch hồ tinh bột khi gặp dung dịch Iot (Iod, I2) thì tạo một phức chất có màu xanh dương (da trời, xanh lam), khi đun nóng thì mất màu xanh, khi để nguội lại xuất hiện màu xanh. Nguyên nhân là dạng amylozơ của tinh bột tạo một cấu trạng (cấu dạng) hình xoắn ốc và phân tử I2 bị giữ trong ống này tạo phức chất có màu xanh dương. Khi đun nóng thì cấu trạng xoắn ốc bị phá hủy, do đó không còn màu xanh nữa, nhưng nếu để nguội lại tái tạo dạng ống nên I2 lại bị nhốt trong ống này, vì thế xuất hiện màu xanh trở lại. Do đó dung dịch hồ tinh bột là thuốc thử để nhận biết Iot và ngược lại, dung dịch Iot là một loại thuốc thử để nhận biết tinh bột. Nhóm 4 6
- 2.2. CMC Phụ gia tạo đặc (làm đặc, làm dầy) CMC carboxymethyl cellulose có nguồn gốc từ cellulose – một hợp chất hữu cơ rất phổ biến trong tự nhiên và là thành phần chính của hầu hết thành tế bào thực vật (cell wall). Nó là nguồn nguyên liệu đầu tiên được sử dụng để tạo ra những sản phẩm biến tính (modification) ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và các ngành khác. Phụ gia tạo đặc CMC lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1918, bởi tập đoàn Hercules Incorporated. Ngày nay, CMC (carboxymethyl cellulose, một dẫn xuất của cellulose với acid chloroacetic) được sử dụng ngày càng rộng rãi bởi những chức năng quan trọng của nó như: chất làm đặc, ổn định nhũ tương, chất kết dính,… CMC bán tinh khiết và tinh khiết đều được sử dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm và chất tẩy rửa,… Phụ gia tạo đặc Carboxymethyl cellulose (CMC) là một polymer, là dẫn xuất cellulose với các nhóm carboxymethyl (CH2COOH) liên kết với một số nhóm hydroxyl của các glucopyranose monomer tạo nên khung sườn cellulose và thường được sử dụng dưới dạng muối Natri carboxymethyl cellulose. Ngoài ra CMC còn được gọi với một số tên gọi khác như Carboxymethylcellulose, carmellose, Sodium cellulose glycolat, Na CMC, cellulose gum, mã phụ gia thực phẩm INS là E466 Nhóm 4 7
- Phụ gia làm đặc, làm dầy CMC Carboxymethyl cellulose E466 Tính chất phụ gia CMC carboxymethyl cellulose: Là chế phẩm ở dạng bột trắng, hơi vàng, hầu như không mùi hạt hút ẩm. CMC tan trong cả nước nóng và nước lạnh. CMC có khả năng tạo đông thành khối vững chắc với độ ẩm rất cao (98%). Độ chắc và tốc độ tạo đông phụ thuộc vào nồng độ CMC, độ nhớt của dung dịch và lượng nhóm acetat thêm vào để tạo đông. Nồng độ tối thiểu để CMC tạo đông là 0.2% và của nhóm acetat là 7% so với CMC. CMC không tan trong dung môi hữu cơ như ethanol, glycerol,… nếu trong công thức có các thành phần này phải tăng cường sự phân tán CMC trước bằng cách bổ sung đường, fructose syrup hoặc syrup đường nghịch đảo. Dầu ăn có thể được sử dụng, mặc dù khả năng hòa tan có thể chậm hơn vì dầu ăn tạo lớp vỏ bọc bao phủ các hạt CMC. Nhóm 4 8
- 3. Sơ lược về nguyên liệu tôm 3.1. Tình hình xuất nhập khẩu tôm hiện nay 3.1.1. Xuất khẩu VASEP cho biết, kim ngạch xuất khẩu tôm quý II/2016 của Việt Nam đạt 732,3 triệu USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm nay đạt 1,4 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2015. Top 10 thị trường nhập khẩu chính tôm của Việt Nam gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, ASEAN, Đài Loan và Thụy Sĩ. Các thị trường này chiếm 95% tổng xuất khẩu tôm của cả nước. Trong đó, duy nhất thị trường Nhật Bản giảm 8,8%, còn lại các thị trường khác đều tăng. Tình hình xuất khẩu tôm tăng những tháng đầu năm nay là nhờ nhu cầu từ các thị trường chính hồi phục và lượng tồn kho giảm, tỷ giá tiền tệ ổn định hơn; giá tôm thế giới và giá tôm xuất khẩu có xu hướng tăng. Tuy nhiên, năm 2016, ảnh hưởng của El Nino vẫn tiếp diễn gây nắng nóng và hạn hán ở nhiều nơi, sản lượng tôm nuôi trên thế giới vì thế sẽ ở mức hạn chế. Giá tôm thế giới có xu hướng tăng khoảng 10 15% sau khi giảm mạnh trong năm 2015. Từ nay đến cuối năm, dự báo xuất khẩu tôm có thể duy trì mức ổn định, kim ngạch xuất khẩu tôm năm nay có thể đạt mức 3 tỷ USD. 3.1.2. Nhập khẩu Theo VASEP, năm 2015 nhập khẩu tôm đạt 426 triệu USD, chiếm 40% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản năm 2015. Trong đó Ấn Độ – quốc gia có giá xuất khẩu tôm rẻ hơn Việt Nam, có lúc chênh lệch đến 2 USD/kg đã trở thành nguồn cung tôm lớn nhất của Việt Nam và chiếm đến 74,7% tổng nhập khẩu tôm của cả nước trong năm 2015. Trong năm 2016, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng xuất khẩu tôm sang một số thị trường chủ lực nhờ tận dụng các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu tôm năm 2016 của Việt Nam sẽ lên khoảng 470 triệu USD, tăng 10% so với năm 2015. Nhóm 4 9
- 3.2. Đặc điểm 3.2.1. Môi trường sống của tôm Chủ yếu sống ở vùng nước lợ, cửa sông, ven biển, sống ở đáy nơi có bùn cát, sống vùi mình. Nhiệt độ thích hợp: 2530oC. Độ mặn: 0 40‰ (thích hợp nhất là 15 25‰), nhu cầu về độ mặn thay đổi tuỳ theo từng loại tôm và thời điểm trong chu trình sinh sống của mỗi loại; lúc còn nhỏ tôm dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi độ mặn một cách đột ngột hơn là lúc tôm đã lớn. Tôm sú có thể chịu được sự biến thiên của độ mặn từ 345 0/00, nhưng độ mặn lý tưởng cho tôm sú là 18200/00. PH thích hợp: 7,2 8,8. Oxy: đây là yếu tố quan trọng nhất cần đặc biệt chú trọng trong kỹ nghệ nuôi tôm. Lượng dưỡng khí thấp trong ao dễ gây cho tôm chết nhiều hơn cả. So với lượng oxy trong không khí là 200.000ppm, (1ppm = 1 phần triệu) thì số oxy hoà tan trong nước rất ít, nhưng ta chỉ cần 5ppm oxygen trong nước là đủ cho tôm hô hấp một cách an toàn. DO là 5mg/lit. Độ cứng của nước: nước trong ao hồ có độ cứng 20150 ppm thì thích hợp cho việc nuôi tôm cá. Nhưng nước có độ cứng cao quá (trên 300 ppm) sẽ làm giảm sự thay vỏ và mức tăng trưởng của tôm càng xanh. 3.2.2. Thành phần hóa học của tôm Protein: 1923 % Lipid: 0,31,4 % Glucid: 2% Tro: 1,31,8 % Nhóm 4 10
- Canxi: 2930 % Phosphat: 3367 % Fe: 1,25,1 % LOÀI TÔM THÂN TÔM THỊT TÔM ĐẦU TÔM VỎ TÔM (%) (%) (%) (%) He 61,19 52,05 29,80 10,00 Thẻ 52,95 51,62 28,00 9,00 Sú 61,96 52,84 31,40 8,90 Rằn 58,23 48,60 33,90 10,40 Gân 59,30 41,45 33,14 11,27 Chì 57,71 47,43 31,85 11,07 Bộp 60,32 49,02 31,55 12,15 Rão 58,68 46,94 33,20 12,20 Nghệ 60,25 48,04 31,75 13,07 Sắt 50,47 39,15 42,38 11,62 Càng 40,22 31,61 51,95 8,56 Hùm 28,07 22,20 63,40 5,50 Mũ ni 41,52 30,77 52,02 12,57 3.2.3. Phân loại, phân bố, chu trình sống của tôm Nhóm 4 11
- Phân loại Tôm sú (Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn) được phân loại như sau: – Ngành: Arthropoda – Lớp: Crustacea – Bộ: Decapoda – Họ chung: Penaeidea – Họ: Penaeus Fabricius – Giống: Penaeus – Loài: Monodon – Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius Cấu tạo Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau: + Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm sú, phía trên chủy có 7 – 8 răng và dưới chủy có 3 răng. + Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm + 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội + 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò + Cặp chân bụng: bơi + Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống Nhóm 4 12
- thấp. + Bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng) Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài. Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi. Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm. Phân bố Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek – 1955, Holthuis và Rosa – 1965, Motoh – 1981, 1985) Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam. Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thánh di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn. Chu kì sống của tôm sú Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú : – Nauplli: 6 giai đoạn: 36 – 51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn + N1: dài khoảng 0,4 mm, dày 0,2 mm + N2: dài khoảng 0,45 mm, dày 0,2 mm + N3: dài khoảng 0,49 mm, dày 0,2 mm + N4: dài khoảng 0,55 mm, dày 0,2 mm Nhóm 4 13
- + N5: dài khoảng 0,61 mm, dày 0,2 mm – Zoea: 3 giai đoạn: 105 – 120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh. + Z1: dài khoảng 1 mm, dày 0,45 mm, xuất hiện hai phần dầu và bụng rõ rệt. + Z2: dài khoảng 1,9 mm, xuất hiện mặt và chủy. + Z3: dài khoảng 2,7 mm, xuất hiện gai trên bụng. – Mysis: 3 giai đoạn: 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau. + M1: dài khoảng 3.4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại. + M2: dài khoảng 4 mm. + M3: dài khoảng 4,4 mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện răng trên chủy. – Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành – Juvenile: giai đoạn trưởng thành. Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên. + Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting hormone) được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra. Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết, khi cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lộ xác, đem lại sự thành thục mau chóng hơn. + Số lượng trứng đẻ của tôm cái: nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể: trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100300g cho 300.000 1.200.000 trứng. Nếu cắt Nhóm 4 14
- mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000 600.000 trứng. + Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ) trứng sau khi đẻ được 1415 giờ, ở nhiệt độ 2728 độ C sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii). Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 34 và tháng 710. – Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 2 năm. Có hai đặc điểm cần chú ý trong vòng đời Tôm sú. + Tăng trưởng từ hậu ấu trùng đến lúc trưởng thành xảy ra vùng cửa sông (đặc trưng bởi vùng nước lợ). + Sự chín sinh dục, kết cặp, đẻ trứng và sự phát triển ấu trùng đều xảy ra ở ngoài khơi nơi có nồng độ muối giao động từ 28 – 32‰ và ổn định. Nhóm 4 15
- Sinh sản Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 45 g/con là có thể tham gia sinh sản. Ở khu vực tự nhiên có tôm chân trắng phân bố thì quanh năm đều bắt được tôm chân trắng. Song mùa sinh sản của tôm chân trắng ở vùng biển lại có sự khác nhau ví dụ: ở ven biển phía Bắc Equađo tôm đẻ tử tháng 12 đến tháng 4. Lượng trứng của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ: Nếu tôm mẹ từ 30 45g thì lượng trứng từ 100.000 250.000 trứng, đường kính trứng 0.22mm. Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian giữa 2 lần đẻ cách nhau 2 3 ngày. Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thường sau 3 4 lần đẻ liên tục thì có lần lột vỏ. Sau khi đẻ 14 16 giờ trứng nở ra ấu trùng Nauplius. ấu trùng Nauplius trải qua 6 giai đoạn: Zoea qua 3 giai đoạn, Mysis qua 3 giai đoạn thành Postlarvae. Chiều dài của Postlarvae tôm P.Vannamei khoảng 0,88 3mm. Tập tính Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 50‰, thích hợp ở độ mặn nước biển 28 34‰, pH = 7,7 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 32 oC, tuy nhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12 28oC. Tôm chân trắng là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác. Song không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú. Tôm chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên. Trong điều kiện tự nhiên từ tôm bột đến tôm cỡ 40 g/con mất khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tới 15 g trong giai đoạn 90 120 ngày. Là đối tượng nuôi quan trọng sau tôm sú. 3.2.4. Khả năng thích nghi với điều kiện môi trường 3.2.4.1. Khả năng thích ứng với nhiệt độ. Nhóm 4 16
- Tôm có biên độ giao động nhiệt cao từ 14 – 35 độ C tôm có thể sống được. Nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30 độ C. 3.2.4.2. Độ muối Tôm sú thích ứng rộng với độ muối từ 0.2 – 40‰, thích hợp là 15 – 32 ‰ nồng độ muối thích ứng nhất cho các mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh là ở 10 – 1‰. Đối với âu trung ́ ̀ ương nuôi trong bê thich h ̉ ́ ợp nhât t ́ ừ 28 – 30‰. 3.2.4.3. Độ pH Phạm vi pH thích ứng của tôm là 7,5 – 9. Khi môi trường sống của tôm có pH = 5 tôm chết sau 45 giờ, pH = 5,5 tôm chết sau 24 giờ. Nếu pH xuống thâp thì tôm m ́ ất khả năng vùi mình xuống bùn, dạt vào bờ, tôm yếu ớt, màu sắc thay đổi đột ngột (tôm nhợt nhạt), đôi khi tôm nhảy cả lên bờ. pH trong bê ̉ ương âu trung luôn năm trong khoang t ́ ̀ ̀ ̉ ư ̀ 7,5 – 8,5. 3.2.4.4 Các chất khí hòa tan – Oxy: Tôm rất nhạy cảm với hàm lượng oxy hòa tan trong nước, phạm vi giới hạn từ 3 – 11mg/lít. – CO2: Hàm lượng CO2 thích hợp là 10mg/lít. – H2S: Hàm lượng H2S cho phép trong các ao nuôi thâm canh và bán thâm canh là 0,03mg/lít và tối ưu là bằng 0. Trong bê ̉ ương ấu trùng thì hàm lượng H2S luôn bằng 0. 3.2.4.5 Tính thích ánh sáng và hướng quang của tôm Đặc tính của tôm là thích ánh sang yếu, mọi hoạt động như: Giao vĩ, sinh sản, bắt mồi… đều diễn ra vào ban đêm nhất là lúc chập choạng tối và gần sáng. Tôm trưởng thành có thể nhận biết được tầng ánh sáng 1 lux cách xa từ 2030 m. Nhưng nếu nguồn sáng không ổn định tôm có thể bỏ ăn. Anh sang trong b ́ ́ ể ương ấu trung không ̀ ̀ ́ ̉ ́ ̀́ cân thiêt, chu yêu la anh sang nhân t ́ ạo. 3.2.4.6. Cơ chế lột xác của tôm Nhóm 4 17
- Mỗi lần lột xác tôm tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng trung bình từ 1015% so với trước khi lột xác. Sự lột xác của tôm do một loại hooc môn ở cuống mắt quy định. Cuống mắt còn lại chứa các tế bào kết tủa ion Canxi và ion Photpho làm cho vỏ tôm cứng lại sau khi lột xác được 0,51 giờ. Các tế bào này hoạt động được dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. 3.2.4.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự bắt mồi của tôm sú Nhiệt độ: Cường độ bắt mồi của tôm he lớn nhất từ 28 – 30 độ C, ở nhiệt độ dưới 20 độ C hay trên 30 độ C tôm giảm bắt mồi và ở nhiệt độ dưới 15 độ C hay trên 35 độ C thì tôm ngừng hẳn hoạt động bắt mồi. – Ánh sáng: Tôm là loài thích ánh sáng yếu, cường độ bắt mồi của tôm lớn nhất vào chiều tối và gần sáng, ngoài ra các hoạt động sinh sản, giao vĩ cũng diễn ra vào ban đêm. Khi cường độ ánh sáng mạnh thì tôm giảm bắt mồi và có hiện tượng vùi mình xuống bùn. Điều này có ý nghĩa to lớn đến hiệu quả sử dụng thức ăn trong thực tế sản xuất. Đặ c điểm sinh sản – Cơ quan sinh dục cái được nhận biết nhờ một cơ quan giao cấu gọi là Thelycum nằm giữa đôi chân bò thứ 5. Nhóm 4 18
- – Cơ quan sinh dục đực được nhận biết dễ dàng bằng mắt thường qua cơ quan giao cấu gọi là Petasma nằm giữa đôi chân bò thứ nhất. Đặc điểm các giai đoạn phát triển buồng trứng của tôm – Giai đoạn 1: Buồng trứng dạng sợi mãnh nằm trên ruột, dưới động mạch bụng kéo dài từ tâm dạ dày đến hết đốt bụng thứ 6. – Giai đoạn 2: Do buồng trứng phát triển tăng về thể tích và trọng lượng nên dễ dàng phân biệt với ống tiêu hóa và động mạch bụng, kích thước trứng đạt từ 174 – 177μn. Nếu nhìn tôm mẹ dưới ánh sáng qua lớp vỏ hoặc lưng ta thấy một đường đậm chạy dọc theo chiều dài thân tôm. – Giai đoạn 3: Buồng trứng trương phồng, đường kính trứng đạt kích thước trung bình 208 – 215 μn. Thể tích tăng nhiều lần so với giai đoạn 2. – Giai đoạn 4: Là giai đoạn chín mùi sinh dục, trứng đã chuẩn bị cho quá trình chuyển hóa vật chất sau này, đường kính trứng đạt kích thước tối đa 235 – 239 μn. Nếu đặt tôm mẹ dưới nguồn sáng quan sát ta thấy có dãy trứng rộng nhất kéo dài từ tâm dạ dày đến giữa đốt bụng thứ 6 và phình to hình tam giác ở đốt thứ nhất và thứ hai, hạt trứng có màu xanh ngọc và phân biệt rõ ràng. – Giai đoạn 5: Gọi là giai đoạn sau khi đẻ buồng trứng đã thải hết trứng ra ngoài nên khó phân biệt với ống ruột. – Khả năng đẻ trứng của tôm sú: Tôm sú tự nhiên (ở vùng biển Khánh Hòa, Cà Mau) có thể đẻ từ 300.000 – 1.000.000 trứng. Tôm thường đẻ trứng ở các bãi xa bờ, nước xâu, trong sạch và có độ mặn cao trên 30‰. 3.3.Thực trạng sử dụng tạp chất của tôm hiện nay Nhiều loại hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng để xử lý nền đáy, nước trong ao nuôi tôm thâm canh và trong suốt quá trình nuôi trên các trang trại tôm nuôi ở Mỹ Nhóm 4 19
- Thanh, Sóc Trăng. Các chất chủ yếu là vôi các loại, thuốc diệt giáp xác, khoáng, thuốc kháng sinh, các loại thức ăn bổ sung, vitamin và men vi sinh. Mặc dù, công dụng và hiệu quả của chúng chưa được chứng minh có tác động tích cực đến năng xuất, sản lượng tôm nuôi. Đa số các trang trại nuôi tôm điều không có ao xử lý nước nuôi và nước thải. Điều tra cho thấy, tôm bệnh ở các mô hình trang trại trong vùng chủ yếu bị teo gan, nhũn gan và chết nhiều ở giai đoạn trên dưới một tháng tuổi. Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị và phòng bệnh trong quá trình nuôi tuy có sự ngưng chết nhưng không có hiệu quả trong trị bệnh tôm. Nguyên nhân tôm chết trong vùng có liên quan đến sự tồn dư thuốc diệt giáp xác trong quá trình xử lý ao nước và nền đáy ao nuôi, hơn 50 % ao kiểm tra trong nghiên cứu có tồn lưu chất diệt giáp xác Cypermethrin dao động từ 31.5 603.5 ppb. 261 ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây diện tích nuôi tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển rất mạnh về số lượng và diện tích nuôi. Đặc biệt Sóc trăng là một trong những tỉnh đứng đầu về diện tích và qui mô nuôi tôm. Sự gia tăng nhanh chóng về qui mô cũng như sự phát triển mạnh về diện tích dẫn đến việc sử dụng nhiều các loại hóa chất và chế phẩm sinh học. Thực tế trên cũng góp phần nguyên nhân đến những phát sinh tôm bệnh, suy thoái hệ sinh thái ao, cũng như môi trường bên ngoài và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. Hiện nay, nuôi tôm trong vùng đang gặp nhiều khó khăn, thử thách như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và chi phí tăng cao như thức ăn, hóa chất. Bệnh cạnh đó, sự bùng phát dịch bệnh đang tăng nhanh, ngoài diện tích thiệt hại bệnh tôm teo gan đã xảy ra, tôm bị bệnh từng ngày tiếp tục lan rộng và tiếp tục gia tăng về diện tích nuôi. Chỉ riêng tỉnh Sóc Trăng, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 4 tháng đầu năm 2011 là 24.859 ha trong đó có 21.948 ha tôm sú thì đã có 13.702 ha tôm sú thiệt hại, chiếm 62,4% tổng diện tích thả nuôi và là tỷ lệ bị thiệt hại lớn nhất so với cùng kỳ các năm gần đây (năm 2010 tỷ lệ thiệt hại là 2,8%; năm 2009 là 0,7%; năm 2008 là 12,2%). Tính đến ngày 15/8/2011 diện tích tôm nuôi bị thiệt hại 25.257 ha, chiếm 64% diện tích tôm thả nuôi. Diện tích đã khắc phục 12.200 ha, bằng 48% diện tích thiệt hại. Hiện nay, Nhóm 4 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận: So sánh các phương thức thanh toán quốc tế
25 p | 2063 | 295
-
Bài tiểu luận: Phương pháp bảo quản rau quả
36 p | 1166 | 211
-
Bài tiểu luận: Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) hiện nay
30 p | 1376 | 114
-
Bài tiểu luận: Khử trùng nước thải
33 p | 248 | 59
-
Bài tiểu luận: Phương pháp tạo cấu trúc gel của các protein trong các thực phẩm giàu protein
15 p | 424 | 51
-
Bài tiểu luận: Phương pháp xử lý chất thải rắn ở khu liên hợp xử lý chất thất thải rắn Khánh Sơn - Đà Nẵng
19 p | 399 | 44
-
Bài tiểu luận: Ô nhiễm môi trường tại tỉnh Đăk Lăk
16 p | 429 | 43
-
Bài tiểu luận: Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam
50 p | 263 | 42
-
Bài tiểu luận: Phương pháp trao đổi ion và ứng dụng để phân chia nguyên tố đất hiếm
36 p | 183 | 40
-
Bài tiểu luận: Định vị thị trường
14 p | 235 | 39
-
Bài tiểu luận: Xây dựng đầu tư phát triển sản phẩm du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
30 p | 329 | 37
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu phương thức ẩn dụ thể hiện qua tập Thơ tình của Xuân Diệu
29 p | 305 | 34
-
Tiểu luận: Phương pháp sáng tạo khoa học ứng dụng trong phát triển điện thoại di động
26 p | 217 | 34
-
Bài tiểu luận: Các phương pháp đo nhiệt độ
20 p | 332 | 33
-
Tiểu luận: Adobe Photoshop và những nguyên lý sáng tạo
18 p | 305 | 29
-
Bài tiểu luận: Dịch thuật chuyên đề vi nhân giống quang tự dưỡng
20 p | 166 | 12
-
Bài tiểu luận: Mô phỏng bài toán bằng thuật toán Minmax
16 p | 219 | 9
-
Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo trực tuyến của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing
36 p | 25 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn