Bài tiểu luận: Tìm hiểu phương thức ẩn dụ thể hiện qua tập Thơ tình của Xuân Diệu
lượt xem 34
download
Bài tiểu luận: Tìm hiểu phương thức ẩn dụ thể hiện qua tập Thơ tình của Xuân Diệu được nghiên cứu nhằm giúp người đọc có dịp đi sâu khám phá và lý giải những nét độc đáo, mới lạ những đóng góp mới về phương diện sử dụng phương thức ẩn dụ trong thơ tình Xuân Diệu. Thêm vào đó, việc nghiên cứu đề tài này góp phần khẳng định phần quan trọng trong việc liên tưởng sáng tạo nhiều từ mới thông qua phương thức ẩn dụ, để tạo nên những thành công về phương diện nội dung và nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận: Tìm hiểu phương thức ẩn dụ thể hiện qua tập Thơ tình của Xuân Diệu
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 2 1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................................... 2 2. Lịch sử vấn đề: .................................................................................................................. 5 3. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................................... 5 4. Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................................. 6 6. Đóng góp của đề tài: .......................................................................................................... 6 NỘI DUNG ................................................................................................................................. 8 Chương một ............................................................................................................................... 8 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ẨN DỤ ............................................................................................ 8 1. Vài nét về khái niệm ẩn dụ: .............................................................................................. 8 2. Các kiểu ẩn dụ: .................................................................................................................. 9 2.1. Quan niệm của Đỗ Hữu Châu ........................................................................................ 9 2.2. Quan niệm của Cù Đình Tú ............................................................................................ 9 2.3. Quan niệm của Đinh Trọng Lạc .................................................................................. 10 3. Phương thức ẩn dụ .......................................................................................................... 11 3.1 vài nét về phương thức ẩn dụ ....................................................................................... 11 3.2. Các phương thức ẩn dụ ................................................................................................ 12 TIỂU KẾT ................................................................................................................................. 13 Chương hai ............................................................................................................................... 14 PHƯƠNG THỨC ẨN DỤ TRONG THƠ TÌNH CỦA XUÂN DIỆU ................................... 14 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm. ........................................................................................... 14 1.1 Tác giả: ........................................................................................................................... 14 1.2. Sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu. .............................................................................. 14 2. Khảo sát hiện tượng ẩn dụ trong thơ tình của Xuân Diệu ............................................ 16 2.1. Cơ sở lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh ........................................................................... 16 2.2.Khảo sát cách sử dụng từ ngữ liên tưởng ẩn dụ .......................................................... 18 2.3. Khảo sát hình ảnh làm cơ sở liên tưởng theo phương thức ẩn dụ ............................. 18 2.3.1. Một hình ảnh làm cơ sở cho sự liên tưởng ............................................................... 18 2.3.2. Một hình ảnh làm cơ sở cho hai liên tưởng .............................................................. 22 2.3.3. Một hình ảnh làm cơ sở cho nhiều liên tưởng ......................................................... 24 TIỂU KẾT ................................................................................................................................. 27 KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 28 SV: Hà Thị Hồng 1 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu PHẦN MỞ ĐẦU Chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện lần đầu tiên trong văn chương bằng những tác phẩm văn học Pháp vào thế kỉ thứ XIX. Sau đó, nó ngày càng trở nên phổ biến trong các tác phẩm văn chương. Và theo thời gian, bằng những tác phẩm xuất sắc của mình, chủ nghĩa lãng mạn ngày càng khẳng định được vị trí, những đóng góp của mình đối với nền văn học nói chung. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất, mang đậm dấu ấn riêng của chủ nghĩa lãng mạn chính là việc đề cao chủ nghĩa cá nhân, đề cao cái “tôi” rất riêng của nhà thơ thay vì cái “ta” chung trong chủ nghĩa cổ điển. Lần đầu tiên, những ý thức cá nhân, những quan điểm, khuynh hướng thẩm mỹ, xúc cảm, con mắt cá nhân được đề cao và được coi như là trung tâm của văn chương. Nhà nghệ sĩ mạnh dạn bày tỏ hình ảnh của chính mình, đưa một cái “Tôi” nhân vật rất đậm nét vào trong văn chương. Nhắc đến chủ nghĩa lãng mạn, có thể kể tên hàng loạt loạt các tác giả, tác phẩm tiêu biểu với tập thơ Trầm tư với truyện ngắn Lời bộc bạch của những đứa con thời đại, với tiểu thuyết Cái đầm ma; với tập thơ Tia sáng và bóng tối, tiểu thuyết Nhà thờ đức bà Paris, Những người khốn khổ, kịch Hernani. Với văn học Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn thực sự mang dấu ấn đậm nét sau khi sự ra đời của phong trào Thơ mới 1932 1945. Đây là giai đoạn mà văn học Việt Nam có sự đổi mới, cách tân vô cùng kì diệu, có sự chiến đấu mãnh liệt giữa yếu tố cũ yếu tố mới và kết quả là hàng loạt những tác giả, tác phẩm nổi tiếng đã ra đời, đem đến một hơi thở, một tiếng nói rất riêng, một “luồng gió mới lạ” cho nền văn học nước nhà. Nhắc đến chủ nghĩa lãng mạn, đến Thơ mới, người ta không thể không nghĩ đến Xuân Diệu – “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”, người đã góp phần đưa Thơ mới lên đến giai đoạn đỉnh cao nhất của nó. Trong thơ Xuân Diệu, người đọc có thể thấy dấu ấn đậm nét, cảm hứng lãng mạn im đậm trong mỗi vần thơ, thấm vào từng câu chữ, tứ thơ, thể hiện qua cả hình thức và nội dung tác phẩm. Trong bài viết này, do sự hiểu biết còn hạn hẹp và thời lượng không cho phép. Chắc hẳn, bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong cô góp ý cho tôi để bài viết được hoàn thiện hơn. 1. Lý do chọn đề tài. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh từng nhận xét: "Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo nào như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. Không phải ngẫu nhiên nhà phê bình văn học lại đặc biệt sử dụng ba tính từ để nhận xét về Xuân Diệu với một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn SV: Hà Thị Hồng 2 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu khoăn”. Bởi đơn giản ở Xuân Diệu người ta nhận thấy một “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”. Do chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn Pháp, thơ tình Xuân Diệu như một luồng gió mới cả về tứ thơ, ngôn ngữ, âm điệu và cách thể hiện... Với Xuân Diệu, yêu là mục đích, là lẽ sống: "Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào". Hoài Thanh đã từng nhận xét "Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết". Thế nên, trong thơ tình Xuân Diệu luôn có được cái say đắm, hối hả, cuống quýt, muốn tận hưởng ngay những gì hiện có của cuộc đời, muốn tắt nắng buộc gió "ta muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Ta muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi" Để giữ lại muôn sắc tươi đẹp của cuộc đời. Bởi nhà thơ luôn sợ "Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết cũng là tôi cũng mất Không cho dài thời trẻ của nhân gian". Nhiều lúc dường như không thể chờ đợi, thi sĩ đã giục giã "Nhanh lên chứ, vội vàng lên với chứ Em, em ơi tình non sắp già rồi Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi Nhanh lên chứ thời gian không đứng đợi". Trong thơ Xuân Diệu ta luôn cảm nhận được cái rạo rực, háo hức của một tâm hồn đang yêu, từ đó ta cảm nhận được một con người luôn ham yêu, ham sống, dâng hiến hết mình cho cuộc đời. Chính vì thế mà Vũ Ngọc Phan đã dành cho ông những lời đẹp nhất "Thơ Xuân Diệu đằm thắm, nồng nàn nhất trong tất cả các nhà Thơ Mới". Chất người, chất thơ của ông hòa quyện làm một dựng lên lầu thơ tình tuyệt diệu của nhân gian. Trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam, thơ mới đóng vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hoá văn học. Phong trào thơ mới – trào lưu tiêu biểu của thơ ca công khai giai đoạn 1930 – 1945 đã quy tụ không biết bao nhà thơ, nhà văn độc đáo như: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận, Thế Lữ… Mỗi người mỗi vẻ, một trái tim yêu thương với nhịp đập sôi nổi và dịu SV: Hà Thị Hồng 3 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu dàng khác nhau. Trên bầu trời văn học ấy đã xuất hiện “ ông hoàng thơ tình” làm rụng động biết bao trái tim trẻ đó chính là Xuân Diệu. đến với phong trào thơ mới, Xuân Diệu mang theo một nguồn cảm hứng yêu đời dạt dào chưa từng có trên thi đàn Việt Nam. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu thật lạ một thứ tình yêu nguyên sơ như thuở hồng hoang Xuân Diệu là nhà thơ đa tài, có vị trí đặc biệt quan trọng trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Cho nên để hiểu sâu và toàn diện về thơ Xuân Diệu là một việc làm không dễ, chúng ta không thể tìm hiểu rõ mọi khía cạnh thơ của thi nhân. Do đó tôi chỉ khái quát một khía cạnh nhỏ trong thơ Xuân Diệu đó là “ tìm hiểu phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu” để làm bài tiểu luận. Xuân Diệu là nhà thơ được nghiên cứu rất nhiều, có không ít bài tiểu luận, bài nghiên cứu phê bình, khảo sát về thơ Xuân Diệu nói chung và thơ tình nói riêng. Nhưng chưa bao giờ người phê bình giám nói đã nghiên cứu xong thơ Xuân Diệu. Với đề tài này tôi có nhiều thuận lợi bởi lẽ bài viết bài nghiên cứu về Xuân Diệu tương đối nhiều và đã khám phá sâu rộng trên các bình diện nội dung phương pháp, nghệ thuật thi pháp… nên biết kế thừa cái hay cái đẹp đó. Tuy nhiên tôi gặp một số khó khăn, đó là phải “cày trên miếng đất có rất nhiều người đã cày và đang cày “. Tuy nhiên tôi vẫn chọn đề tài này vì tôi là một người rất yêu mến thơ tình Xuân Diệu, cũng từng say đắm với những vần thơ tình lãng mạn của ông. Do đó tôi muốn tìm hiểu về thơ tình Xuân Diệu sâu hơn, để tận hưởng hưng vị ngọt ngào trong những vần thơ tình đắm say của ông. Tình yêu vốn là đề tài muôn thuở, là sức sống cho mọi tâm hồn, cho nên cuộc sống con người luôn gắn với tình yêu, như L. Tolstoi: “ tình yêu biến những điều vô nghĩa của cuộc đời thành có ý nghĩa, làm cho những ai bất hạnh trở thành hạnh phúc” còn V, Huygo lại cho rằng: “ Thế giới không có người biết yêu thì mặt trời sẽ tắt”. do đó, việc tìm hiểu phương thức ẩn dụ qua thơ tình Xuân Diệu là một công việc có ý nghĩa. Tìm hiểu phương thức ẩn dụ thong qua mảng thơ tình của Xuân Diệu, góp một phần sức nhỏ khẳng định đúng với bản chất như nhiều người vẫn khẳng định Xuân Diệu: “ nhà thơ tình bậc nhất” ( Hà Minh Đức ); “ nhà thơ tình kiệt xuất” ( Lê Đình Kỵ)….đến “ đệ nhất thi sĩ tình yêu trong lịch sử văn học Việt Nam “. Qua đó cho thấy rõ Xuân Diệu là nhà thơ tình số một của văn học Việt Nam.” Đồng thời tôi muốn tìm hiểu và nắm vững phương thức ẩn dụ, vừa làm giàu kiến thức cho mình vừa góp phần nhỏ bé để làm tiếng việt thêm phong phú, đa dạng về nghĩa SV: Hà Thị Hồng 4 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu Như vậy việc tìm hiểu phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ thình của Xuân Diệu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người nghiên cứu có thể nắm vững kiến thức về những bài thơ tình của Xuân Diệu và tìm hiểu thêm về phương thức ẩn dụ sẽ phục vụ tốt cho công tác dạy học sau này. Với tất cả những lí do trên là động lực quan trọng giúp tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề: “Tìm hiểu phương thức ẩn dụ thể hiện qua tập thơ tình của Xuân Diệu”. 2. Lịch sử vấn đề: Việc nghiên cứu phương thức ẩn dụ từ lâu đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Năm 1940, tác phẩm của Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm giới thiệu một cách sơ lược về ẩn dụ văn chương. Trong giáo trình về từ vựng học tiếng Việt cụ thể là Nguyễn Văn Tú, Đỗ Hữu Châu đều có đề mục viết về hiện tượng chuyển nghĩa nói chung, phương thức ẩn dụ nói riêng. Cù Đình Tú xem ẩn dụ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở mối liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng. Đinh Trọng Lạc một lần nữa khi nghiên cứu về giáo trình và phong cách học của mình trước đây và đồng thời tiếp thu những thành tựu mới của ngôn ngữ học hiện đại, đã khẳng định ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau giữa khách thể A được định danh với khách thể B có tên gọi được chuyển sang dung cho A. Nhìn chung, vấn đề ẩn dụ được nghiên cứu không ít, nhưng ít gặp bài nghiên cứu khảo sát ẩn dụ trong tác phẩm văn học , nên tôi muốn tiến hành việc “ tìm hiểu phương thức ẩn dụ qua thơ tình của Xuân Diệu”. Đối với nhà thơ Xuân Diệu, phải nói rằng Xuân Diệu là một trong những hiện tượng thẩm mĩ của thi ca văn học Việt Nam. Từ trước tới nay đã có nhiều nghiên cứu về thơ tình Xuân Diệu. Thu Hoài và Nguyễn Đức Quyền tập trung đánh giá vị trị, vai trò của Xuân Diệu trong đời sống văn học nghệ thuật dân tộc với “Xuân Diệu – nhà thơ lớn của dân tộc”. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Tìm hiểu phương thức ẩn dụ thể hiện qua tập thơ tình của Xuân Diệu” để làm đề làm bài tiểu luận này. 3. Phạm vi nghiên cứu: Hiện tượng chuyển nghĩa nói chung cũng như phương thức ẩn dụ nói riêng biểu hiện vô cùng sinh động, không dễ gì nắm bắt được. Để thực hiện được mục đích của mình trong khuôn khổ bài tiểu luận, trong điều kiện hạn hẹp của bản thân. Với đề tài này tôi đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu những bài thơ tình có ẩn chứa phương thức ẩn dụ qua hai tập thơ Thơ thơ và Gửi hương cho gió. SV: Hà Thị Hồng 5 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu 4. Mục đích nghiên cứu: Với đề tài này người viết có dịp đi sâu khám phá và lý giải những nét độc đáo, mới lạ những đóng góp mới về phương diện sử dụng phương thức ẩn dụ trong thơ tình Xuân Diệu. Thêm vào đó, việc nghiên cứu đề tài này góp phần khẳng định phần quan trọng trong việc liên tưởng sáng tạo nhiều từ mới thông qua phương thức ẩn dụ, để tạo nên những thành công về phương diện nội dung và nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu. Mặt khác, đi vào nghiên cứu vấn đề này, người vết còn có dịp làm quen với một phương pháp nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận, làm nền tảng cho những bước nghiên cứu tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này, tôi sử dụng rất nhiều phương pháp để nghiên cứu. từ phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ đến phương pháp nghiên cứu văn học. Với phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ tôi sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp để nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó còn kết hợp với việc sử dụng tất cả các phương pháp văn học: diễn dịch, quy nạp, liệt kê… để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này. Tất cả các đề tài đều sử dụng các phương pháp tích hợp, đó là tổng hợp các tri thức đã được tích luỹ có liên quan. Để phục vụ tốt cho bài tiểu luận này. Trong quá trình nghiên cứu tôi liệt kê những câu thơ có sử dụng hình ảnh ẩn dụ để tiện cho việc khảo sát. 6. Đóng góp của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài đã nêu bật được cơ sở lí luận của vấn đề từ khái niệm đến những đặc trưng cơ bản, đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho những lí luận khoa học đó. Đề tài còn đi sâu nghiên cứu phương thức ẩn dụ trong thơ tình của Xuân Diệu để có những nội dung phù hợp với nhận thức và năng lực của học sinh. Mặt khác những nội dung trong đề tài dựa trên mục tiêu và nội dung để phục vụ cho đối tượng là học sinh. Vì vậy từ nội dung cho đến hình thức ngôn ngữ đều được cân nhắc lựa chọn đơn giản gần gũi với học sinh. Đó là những đóng góp, có tính sáng tạo cũng như có tính ứng dụng, đáp ứng nhu cầu thiết thực của cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy môn Ngữ Văn. Đề tài được xem là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên, phụ huynh, học sinh và sinh viên. SV: Hà Thị Hồng 6 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu Việc nghiên cứu đề tài này giúp cho các em hiểu chính xác hơn đầy đủ hơn về phương thức ẩn dụ và từ đó phát huy tính chủ động sáng tạo, biết liên hệ và ứng dụng nội dung kiến thức vào thực tiễn. SV: Hà Thị Hồng 7 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu NỘI DUNG CHƯƠNG MỘT KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ẨN DỤ 1. Vài nét về khái niệm ẩn dụ: Trong ngôn ngữ, không có từ nào hay hơn từ nào hoặc từ nào dở hơn từ nào mà giá trị của nó thể hiện ở cách vận dụng có phù hợp không. Vì vậy, việc lựa chọn từ ngử là để tạo ra những câu nói vừa độc đáo, hấp dẫn, vừa thể hiên được sự nhạy bén, sáng tạo và tài sử dụng ngôn ngữ của người nói. Sử dụng các biện pháp tu từ là một trong những cách làm cho câu nói hay câu thơ thêm đặc sắc. trong đó người ta thường dung mối quan hệ liên tưởng để biểu thị đối tượng. Các phương thức ngữ nghĩa được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng là so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,... Khái niệm về ẩn dụ đươc các nhà ngôn ngữ học nêu lên với nhiều cách diễn đạt khác nhau: Trong cuốn” Phong cách học tiếng Việt” của Cù Đình Tú –Lệ Anh Hiền – Nguyễn Thái Hoà – Võ Bình (1982) có viết: “ Ẩn dụ là cách lấy tên gọi của đối tượng này để lâm thời biểu thị một đối tượng khác trên cơ sở thừa nhận ngầm một nét giống nhau nào đấy giữa hai đối tượng”. Trong quyển “ Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt” Hữu Đạt nêu: “ Ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu thị sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc” . Còn tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “ 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng việt” cho rằng: “ Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng dựa trên sự tương đồng hay giống nhau giữa khách thể A được định danh với khách thể B có tên gọi được chuyển sang dung cho A.” Trên cơ sở những quan điểm về ẩn dụ nêu trên rút ra kết luận về khái niệm ẩn dụ làm cơ sở cho việc nghiên cứu, khảo sát đề tài tiểu luận như sau: Ẩn dụ là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có nét tương đồng hay giống nhau. Bản chất của ẩn dụ là sự thay thế tên gọi dựa trên sự đồng nhất hoá các sự vật, hiện tượng, tính chất khi tư duy liên tưởng của con người phát hiện ra ở chúng ít nhất cùng có một nét hay một đặc điểm nào đó. SV: Hà Thị Hồng 8 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu 2. Các kiểu ẩn dụ: 2.1. Quan niệm của Đỗ Hữu Châu Theo Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ có các kiểu sau: Ẩn dụ hình thức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật. Ẩn dụ chỉ cách thức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng. Ẩn dụ chức năng là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật Ẩn dụ kết quả là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật đối với con người Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế nét nghĩa đồng nhất không phải bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều ẩn dụ không chỉ một mà thường là một số nét nghĩa cùng tác động. Ví dụ: Trong những từ như: Mũi, chân cả hai nét nghĩa hình dáng và vị trí phối hợp với nhau tạo nên các nét nghĩa ẩn dụ của chúng ( trong chân bàn thì có nét nghĩa hình dáng nhưng trong chân núi thì chủ yếu là nét nghĩa vị trí). 2.2. Quan niệm của Cù Đình Tú Theo Cù Đình Tú trên lý tuyết nếu như có bao nhiêu khả năng tương đồng thì có bấy nhiêu khả năng cấu tạo ẩn dụ tu từ. có thể nêu một số khả năng tương đồng được dùng làm cơ sở để cấu tạo nên các ẩn dụ tu từ: Tương đồng về màu sắc: “ Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông” ( Nguyễn Du) Lửa và hoa có màu sắc như nhau, lửa biểu thị của hoa. Tương đồng về tính chất: “ Đất nước Việt Nam chìm trong bóng đêm kéo dài hang thế kỉ bỗng bừng lên buổi bình minh của thời” ( Lê Duẩn) Bóng đêm và chế độ thực dân, phong kiến có tính chất như nhau (tăm tối), bong đêm biểu thị cho chế độ thực dân phong kiến. Tương đồng về trạng thái: “ Cứ ngỡ hồn thơm lại tái sinh SV: Hà Thị Hồng 9 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu Ngôi sao ấy lặn hoá bình minh” ( Tố Hữu ) Tương đồng về hành động: “ Thay mặt cho tất cả các tổ chức ấy chỉ có một mình anh uỷ viên thường trực trẻ tuổi. con song nhỏ hứng trăm con dòng suối trút xuống.” ( Chu Văn ) Tương đồng về cơ cấu: “ Thầy quen nhẫn nại như một người đan rổ: tay bắt từng nan một, uốn nắn cho khéo, vào khuôn vào khổ. Nhiều nan bị gãy nhưng rỗ vẫn thành rổ” ( Chu Văn ) 2.3. Quan niệm của Đinh Trọng Lạc Đinh Trọng Lạc chia ẩn dụ thành các kiểu nhóm sau: ẩn dụ, ẩn dụ bổ sung và ẩn dụ tượng trưng. Ngoài ra ông còn coi nhân hoá và vật hoá là những biến thể của ẩn dụ. Ẩn dụ hình tượng là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa. Ví dụ: Hoa thơm bán một đồng mười Hoa tàn nhị rữa bán đôi lạng vàng ( ca dao ) Có thể nói ẩn dụ hình tượng là phương thức bình giá riêng của cá nhân nhà văn, nhà thơ. Bằng những sắc thái ý nghĩa, bằng ý nghĩa hình tượng tìm kiếm được, ẩn dụ hình tượng tác động vào trực giác của người nhận và đem lại khả năng cảm thụ sáng tạo. Ẩn dụ bổ sung là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra từ khu cảm giác khác nhau làm cho cảm giác phong phú, đa chiều, đa vị, đa nghĩa. Ẩn dụ tượng trưng là sự kết hợp của một khái niệm trừu tượng với một khái niệm về cảm giác Ẩn dụ tượng trưng là đặc điểm của ngôn ngữ thơ. Nó trở thành một phương tiện tu từ đắc lực trong việc bộc lộ tâm hồn sâu kín qua cái cảm quan kì diệu của con người. Ví dụ: Tai nương nước giọt mái nhà Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn Nghe đi rời rạc trong hồn SV: Hà Thị Hồng 10 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi ( Huy Cận ) Trên đây là cách phân loại ẩn dụ của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học như: Đỗ Hữu Châu, Cù Đình Tú. Quan niệm và cách phân loại về ẩn dụ tu từ được trình bày theo các cách khác nhau nhưng không hề mâu thuẫn, đối lập mà bổ sung cho nhau nhằm đem đến một cách hiểu đầy đủ và thống nhất về ẩn dụ tu từ. đẻ từ đó, có một cái nhìn toàn diện hơn trng quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về phương thức ẩn dụ qua tập thơ tình của Xuân Diệu. 3. Phương thức ẩn dụ 3.1 vài nét về phương thức ẩn dụ Ẩn dụ thực chất là so sánh ngầm, trong đó vế so sánh được giảm lược đi chỉ còn lại vế được so sánh. Như vậy, phương thức ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó. Ví dụ: Thuyền đi đẻ bến đợi chờ Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau. ( Ca dao ) Câu ca dao trên nói thuyền mà không phải thuyền, nói bến mà không phải bến. vì theo quan niệm củ người xưa là “ nam nhi chí tại bốn phương, còn nữ nhi thì tề gia nội trợ”. Thuyền được ví như là người con trai còn bến là người con gái Như đã nói ẩn dụ được dung khá phổ biến. ẩn dụ xuất hiện trong ngôn ngữ khi nào có sự so sánh ngầm hoặc là tên gọi của sự vật được chuyển đổi trên cơ sở so sánh nhưng thiếu các từ so sánh Các từ ẩn dụ không phải chỉ là danh từ, mà đôi khi chỉ cần chuyển nghĩa của một động từ là có thể kéo theo một loạt từ chuyển nghĩa, điều đó khiến ta nghĩ đến phương thức ẩn dụ của câu hoặc là một đoạn câu và như vậy có thể mở rộng khả năng diễn đạt và cảm thụ đến một phạm vi rộng lớn hơn. Nói đến ẩn dụ là phải nói đến thơ ca, đặc biệt là thơ trữ tình, thơ trữ tình mới thật sự là “ vương quốc của các ẩn dụ”. Nếu như thuyền và bến trong câu ca dao lúc nãy đã mòn sắc thái biểu cảm thì Chế Lan Viên lại ngược lại: Để lòng anh hoá bến Nghe thuyền em ra đi SV: Hà Thị Hồng 11 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu Nếu Xuân Quỳnh lấy thuyền và biển làm ẩn dụ thì Xuân Diệu lại là biển và bờ Cũng có lúc rào rạt Muốn nghiến nát bờ em. Ẩn dụ đem đến cho thơ ca những cái mới trong cảm nhận thế giới và mở ra cho con người những khả năng tìm tòi, khám phá về các mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. nó làm cho trí tưởng tượng thêm phong phú, bay bổng thoát khỏi sự phản ánh các sự kiện bằng lối cấu trúc ngôn ngữ thong thường. Thông qua ẩn dụ, người ta có thể nhận ra phong cách riêng của từng nhà thơ. 3.2. Các phương thức ẩn dụ a. Ẩn dụ tu từ học Trong ca dao người ta bắt gặp nhiều cách nói như sau: Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài Ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây Giếng sâu thể hiện tình yêu sâu sắc Giếng cạn thể hiện tình yêu nông cạn, hời hợt Nối sợi dây dài đáp lại tình cảm thắm thiết Sợi dây tình yêu của chủ thể Cách ẩn dụ như vậy gọi là ẩn dụ tu từ. Ẩn dụ tu từ là biện pháp lấy tên gọi biểu thị đối tượng này để chỉ đối tượng kia dựa vào nét tương đồng về hình dáng, màu sắc, trạng thái, phẩm chất hoặc chức năng… của các đối tượng khác loại. Ẩn dụ tu từ trong tiếng Việt rất đa dạng và phòn phú. Người Việt Nam có bao nhiêu mối liên tưởng thì sẽ có bấy nhiêu ẩn dụ. b. Ẩn dụ từ vựng Xét về mặt chức năng ẩn dụ từ vựng là đối tượng của từ vựng học. Đó là sự chuyển nghĩa của từ được thực hiện theo những liên tưởng so sánh tương đồng giữa hai sự vật đã thành của chung, của cộng đồng, mang tính bắt buộc thực sự tạo nên nghĩa mới của từ. những nghĩa mới này được ghi lại trong từ điển. Cũng xét về mặt cức năng ẩn dụ từ vựng học có thể chia làm hai loại: Ẩn dụ định danh và ẩn dụ nhận thức. Đinh Trọng Lạc nhận định hai loại này như sau: SV: Hà Thị Hồng 12 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu Ẩn dụ định danh là một thủ pháp có tính chất thuần tuý kỷ thuật dung để cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ Ví dụ: Đầu làng, chân trời đây là nguồn tạo nên những tên gọi chứ không phải là loại ẩn nhằm phát hiện sắc thái ý nghĩa. Nó tác động trực tiếp vào trực giác để gợi mở và tác động vào cách nhìn để chỉ xuất, không đem lại cho người đọc những cảm xúc về vẻ đẹp của ngôn từ mang tính biểu cảm, không gợi lên sự liên tưởng phong phú. Ẩn dụ nhận thức là loại ẩn dụ nảy sinh do kết quả của việc làm biến chuyển khả năng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ cụ thể đến trừu tượng. Ví dụ: những từ ngữ chỉ đặc trưng như : giá lạnh, hiền hoà, mơn mởn… vốn có ý nghĩa cụ thể và cí khả năng kết hợp với những từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng như: băng tuyết, con người, cây cối. TIỂU KẾT Ở chương này tôi đã trình bày một số vấn đề lí thuyết cơ bản về ẩn dụ như: khái niệm về ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ, khái niệm về phương thức ẩn dụ, khình thức cấu tạo… Ẩn dụ là phương thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có nét tương đồng hay giống nhau. Bản chất của ẩn dụ là sự thay thế tên gọi dựa trên sự đồng nhất hoá các sự vật, hiện tượng, tính chất khi tư duy liên tưởng của con người phát hiện ra ở chúng có ít nhất cùng có một nét hay một đặc điểm nào đó. Ẩn dụ ca dao khác với ẩn dụ trong Truyền Kiều, của thơ Hồ Xuân Hương, của Lục Vân Tiên… mỗi nhà thơ có một phong cách riêng cũng như mỗi thời đại có cách cảm nhận và phản ánh thế giới theo cách riêng. Thơ trữ tình thực sự là vương quốc của ẩn dụ. Đây có thể là địa hạt khai phá nghệ thuật không bao giờ mòn cũ của nghệ sĩ. Bởi mỗi bài thơ là một tâm trạng và có những mã riêng của nó. Ẩn dụ thể hiện phong cách sang tạo nghệ thuật riêng của tác giả, phong cách thời đại và phong cách dân tộc. Nghiên cứu phương thức ẩn dụ của một tác giả nào đó sẽ có những “ trường phong cách” khác nhau. Vì lẽ đó tôi đã chọn khảo sát phương thức ẩn dụ trong thơ tình của Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình Việt Nam để từ đó có thể tìm ra điểm cốt lõi của phong cách một nhà thơ lớn. SV: Hà Thị Hồng 13 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu CHƯƠNG HAI PHƯƠNG THỨC ẨN DỤ TRONG THƠ TÌNH CỦA XUÂN DIỆU 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm. 1.1 Tác giả: Xuân Diệu(2 tháng 2năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985 ) tên thật là Ngô Xuân Diệu, bút danh là Trảo Nha, quê ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hoà tỉnh Bình Định. Cha ông là Ngô Xuân Thọ ở Hà Tĩnh, đỗ tú tài Hán học, vào làm thầy dạy học ở Bình Định, kết duyên với bà Nguyễn Thị Hiệp. Thưở nhỏ Xuân Diệu học chữ Nho, chữ quốc ngữ và cả tiếng Pháp với cha, năm 1927 xống học ở Quy Nhơn, đỗ bằng thành chung năm 1934. Thời kì này Xuân Diệu đã tập làm những bài thơ theo các thể thơ truyền thống và rất mến phục Tản Đà. Năm 1935 – 1936, Xuân Diệu ra học tú tài một tại trường trung học bảo hộ tại Hà Nội. năm 1936 – 1937, Xuân Diệu học tú tài hai ở trường trung học Khải Định – Huế. Tại đây, ông đã gặp Huy Cận, học sau hai lớp, và hai bạn thơ đã kết nghĩa với nhau một tình bạn bền bỉ ngót năm mươi năm. Năm 1944 Xuân Diệu tham gia cách mạng, năm 1945 tham gia cướp chính quyền Hà Nội. Sau cách mạng tháng tám 1945 ông là uỷ viên BCH Hội Văn hoá cứu quốc, thư kí tạp chí tiên phong. Đến năm 1946, Xuân Diệu là đại biểu quốc hội khoá I. Xuân Diệu được kết nạp Đảng năm 1947. năm 1985, Xuân Diệu được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng I và cũng trong năm này Xuân Diệu qua đời sau một cơn bạo bệnh vào ngày 18/12. Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại 450 bài thơ, một số truyện ngắn và bút ký, tiểu luận, phê bình văn học. Ông đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật năm 1996. Tên của ông được đặt cho một con đường phố ở Hà Nội, và cũng được đặt cho một trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. 1.2. Sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu. Con đường đi của nhà thơ Xuân Diệu từ một nhà thơ lãng mạn thành một nhà thơ cách mạng là con đường tiêu biểu cho nhà thơ thuộc phong trào thơ mới 1932 – 1945. Bài thơ Với bàn tay ấy đăng ở báo Phong Hoá 1935 – 1936 là bài thơ đầu tiên của Xuân Diệu. năm 1938 Xuân Diệu mới bắt đầu sự nghiệp thơ văn của SV: Hà Thị Hồng 14 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu mình bằng việc cho xuất bản tập thơ đầu tiên là Thơ thơ. Tập thơ đầu tay này đã đưa Xuân Diệu lên hàng đầu của nhà thơ Tiền chiến. Xuân Diệu đã để lại một sự nghiệp nghiên cứu đồ sộ với nhiều thể loại. Khi nghiên cứu về tác giả Xuân Diệu thì các nhà nghiên cứu đã chia sự nghiệp thơ văn của nhà thơ Xuân Diệu ra làm hai giai đoạn: Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945: Xuân Diệu mở đầu cho sự nghiệp và nổi tiếng trên thi đàn 1932 – 1945 bằng hai tập Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1944). Với hai tập thơ này Xuân Diệu đã đưa thơ mới lên một đỉnh cao mới và bản thân của nhà thơ cũng được giới phê bình nhận định rằng: ‘ Xuân Diệu là một hiện tưởng điển hình, một nhà thơ tiêu biểu nhất cho Phong trào thơ mới” Giai đoạn sau cách mạng tháng tám 1945: cách mạng tháng tám bùng nổ, Xuân Diệu và Huy Cận hăng hái tham gia hoạt động lên án bọn Việt Cách, Việt Quốc chống phá chính quyền cách mạng và làm nhiều bài thơ đả kích mạnh mẽ, rồi cho xuất bản tập tráng ca Ngọn quốc kỳ ca ngợi cờ đỏ sao vàng của Tổ Quốc. Đến đầu năm 1946, lại xuất bản tập tráng ca Hội nghị non sông ca ngợi cuộc tổng tiển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà. Năm 1951, ấn hành tập tiểu luận Tiếng thơ. Sau hoà bình lập lại Xuân Diệu cho xuất bản hai tập thơ Ngôi sao và Mẹ con. Trong đó tập Ngôi sao đạt giải văn nghệ năm 1954 – 1955…. Ngoài ra Xuân Diệu còn dịch và xuất bản một số thơ của nước ngoài như tập thơ dịch Thi hào Nadim Hitmet năm 1962. Xuân Diệu còn dịch tập thơ Vây giữa tình yêu của Blaga Dimitroova, thơ Puskin, Êxeenhin, Ximonop… Cả hai chặng đường trước và sau cách mạng tháng tám 1945 Xuân Diệu đều đạt được những thành tựu, ông tham gia hầu hết các lĩnh vực: sang tác, phê bình, tiểu luận, nghiên cứu, dịch thuật cho đến nói chuyện về thơ. Dù phương diện nào Xuân Diệu cũng có đóng góp to lớn cho sự nghiệp văn học Việt Nam. Như Vũ Ngọc Phan từng nhận xét “ Xuân Diệu là người đem nhiều cái mới nhất cho thơ ca Hiện đại Việt Nam”. Sự đóng góp của Xuân Diệu diễn ra đều đặn và trọn vẹn trong các thể loại và các giai đoạn lịch sửu dân tộc. Chính vì thế có thể nói rằng Xuân Diệu xứng đáng là một nhà thơ lớn, nhà văn hoá lớn. SV: Hà Thị Hồng 15 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu 2. Khảo sát hiện tượng ẩn dụ trong thơ tình của Xuân Diệu 2.1. Cơ sở lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh Xuân Diệu sinh ra trong thời điểm giao thời giữa hai nền văn hoá, ông cũng là nhịp cầu nối giữa hai vùng quê: “ Gió Lào cát trắng” Hà Tĩnh quê cha và vùng biển Quy Nhơn quê mẹ. Chính ngọn gió quê hương đã gợi lên con sóng lãng mạn đầu tiên góp phần làm nên những hình ảnh thơ độc đáo của nhà thơ này. Và khi chàng thi sĩ trẻ bước vào làng thơ, đúng như lời Kiều Văn đã nói: “Xuân Diệu dường như đã lựa chọn cho mình một tôn chỉ: Sống để yêu và phụng sự cho Tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và bằng việc hăm hở làm thơ tình! Xuân Diệu ví mình như một con chim bay hay hát.” Tôi réo rắt, chẳng qua trời bắt vậy, Chiếc thuyền lòng, nước đẩy phải trôi theo. (Lời thơ mở đầu tập thơ Gởi Hương) Thật quả vậy trời đất sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên xứ sở hữu tình này để ca hát về tình yêu. Ông sống hết mình cho tình yêu cộng với tài thơ thiên phú, gặp lại buổi “ Gió Âu mưa Mĩ”, lòng yêu đời và nỗi khao khát tình yêu đã trở thành nguồn cảm xúc chủ đạo ngự trị trong tâm hồn thi sĩ và ở đó ông đã tạo ra thế giới nghệ thuật rất riêng cho mình. Xuất phát từ con tim khao khát giao cảm với đời, Xuân Diệu luôn cảm nhận cuộc đời bằng đôi mắt xanh non mới lạ, bằng đôi tai thính nhạy, bằng xúc giác mạnh mẽ, bằng cả sức sống của tuổi trẻ. Trong thế giới thơ của ông, không có khoảng không gian ngút ngàn mây nước với ý thơ muốn chiếm lĩnh cả vũ trụ như Huy Cận, không có không gian thiên đường bồng lai, những cảnh sơn lâm bong cả cây già như Thế Lữ, không siêu thoát, mờ ảo như Hàn Mặc Tử… Không gian nghệ thuật của Xuân Diệu chỉ là thiên nhiên ở giữa cuộc đời, suy rộng ra chính là vẻ đẹp nơi trần thế, nơi ông sinh ra và lớn lên. Bởi vậy các từ ngữ, hình ảnh mang tính ẩn dụ trong thơ tình Xuân Diệu, cũng là các từ gần gũi với thế giới xung quanh ta, theo như tôi khảo sát thường xuất hiện những từ ngữ chỉ các hiện tượng tự nhiên như: mây, gió, trăng, sao, nắng, mưa… chỉ các loài động thực vật: ong, bướm, cỏ, hoa… Có xa lạ gì đâu những hình ảnh quen thuộc ấy, mà sao khi đi vào những trang thơ trữ tình ấy, Xuân Diệu đã tạo nên những trang thơ mới lạ, có lúc làm người đọc phải suy ngẫm, liên tưởng. triết lý sống của mỗi con người “ sống là yêu SV: Hà Thị Hồng 16 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu và chết đi rồi vẫn còn yêu” thì cảnh sắc thiên nhiên đã được nhân hoá, gắn vào các trạng thái tình cảm cuả con người: Đường rất lặng với hang cây hay nhớ Xa sao đành mắt đẹp của hoàng hôn! ( Tình mai sau ) Nhà thơ còn mang cảm xúc trẻ trung sôi nổi của mình trải vào cảnh vật. đem những ước mơ, khát vọng của mình phủ lên thiên nhiên. Ông bắt thiên nhiên phải hiểu ý mình, để biến những cái vốn vô tri vô giác thành những cái trĩu nặng tâm tư hoắc tưng bừng sự sống. chẳng hạn chỉ với một từ “ gió ” mà Xuân Diệu đã tạo cho đời biết bao sắc thái: Gió thơm phơ phất bay vô ý Đem đụng cành mai sát cành đào. ( Nụ cười xuân ) Những tiếng ân tình hoa bảo gió Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân ( Với bàn tay ấy ) Bên cạnh lòng say mê hưởng thụ hết tất cả những gì mà tạo hoá đã ban tặng thì ẩn đằng sau đó là một tâm hồn luôn nhạy cảm. Thơ ông thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của con người cuồng nhiệt. những vần thơ thuộc dòng văn chương bác học, và ở thời mà cái tôi thể hiện rõ. Ông muốn hoà mình với đời nhưng tự thấy mình là kẻ cô đơn, lạc loài nên lại như người bị giam lỏng. ước vọng không thành, không thoả mản với thực tại, cho nên ông càng thêm ảo tưởng. phải chăng vì vậy mà trong thơ ông ít thấy có sự hoà hợp, xứng lứa vừa đôi, khổ đau nhiều hơn hạnh phúc. Điều này thể hiện rõ ở việc các từ ngữ mang nghĩa ẩn dụ biểu hiện những cung bậc tình cảm cuả thi sĩ thể hiện ở dạng đơn lẻ. Theo nhà thơ, không có gì là vĩnh cửu, tất cả đều có thể biến đổi, từ thiên nhiên đến lòng người. ông cũng có những hoài bảo và khát vọng cháy bỏng trong trái tim khao khát tự do, được sống đúng với bản chất và nhân cách của mình. Nhưng thực tại mà tác giả gặp không phù hợp với ước mơ nó phủ phàng và đầy đau xót. Rồi những ước mơ mà nhà thơ khao khát như một lẽ sống, như một cứu cánh về tinh thần thật mỏng manh, mờ mịt. Đó là nguyên nhân đưa đến nhiều liên tưởng mới của thơ ông. Đúng là đọc nhưng trang thơ tình chảy theo dòng cảm xúc, ta mới nhận được tình yêu của ông hoàng thơ tình cũng là một tình yêu của một con người sống giữa loài người trần tục chứ không phải là tình yêu cao đạo, xa xôi nào. SV: Hà Thị Hồng 17 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu Cũng vẫn là những cung bậc, những trạng thái: yêu, buồn, ghét, nhớ nhung, đau khổ nhưng ở ông lại tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng tràn đầy cảm xúc, cảm giác. Các ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu góp phần giải bày mọi bí mật của cõi lòng, từ nỗi buồn, nỗi cô đơn,những khát khao phi chuẩn mực, những giây phút yếu đuối, thất vọng chán chường, đến ghen tuông, them khát trần tục. 2.2.Khảo sát cách sử dụng từ ngữ liên tưởng ẩn dụ Từ ngữ được dùng để tạo nên ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu rất phong phú và kết hợp có khi 2 từ hoặc 3 từ hay 4 từ. có cách kết hợp như: danh từ + danh từ, danh từ + tính từ, danh từ + động từ, động từ + động từ. Danh từ là các từ chỉ hiện tượng tự nhiên ( mây, gió, trăng, sương, nắng…), các từ chỉ thời gian ( xuân, chiều, thời gian, ngày, tháng ), chỉ thực vật ( hoa, lá, cành…), chỉ con người ( răng, mắt, lòng, đời…). trong đó danh từ kết hợp với danh từ như; trận lòng, nhịp lòng, môi hoa, nhuỵ đời, hoa xuân…; danh từ kết hợp với tính từ như: gió thơm, xuân tươi, biển đắng… hay danh từ kết hợp với động từ: nắng cười, cành thẹn, cành thương…. Bên cạnh đó có rất nhiều động từ. Hầu hết là các động từ chỉ hoạt động, trạng thái mạnh: tuôn, lùa, trải, ôm, riết…những động từ này kết hợp với các danh từ mang nghĩa trừu tượng như: tuôn âu yếm, lùa mơn mớn, trải yêu thương… Cảnh vật có khi được nhân hoá lên hiểu cả nỗi lòng con người. Điều đáng nói ở đây là trong thơ tình Xuân Diệu, ta bắt gặp nhiều kết hợp mới lạ, tạo ra được liên tưởng bất ngờ như: đoá hoa lòng, môi hoa, người hoa, nhuỵ đời…Chính cách kết hợp tinh tế này đã tạo nên những liên tưởng thi vị trong thơ Xuân Diệu. 2.3. Khảo sát hình ảnh làm cơ sở liên tưởng theo phương thức ẩn dụ 2.3.1. Một hình ảnh làm cơ sở cho sự liên tưởng Xuân Diệu dùng phép ẩn dụ như một phương thức thể hiện những cung bậc cảm xúc của con người, thiên nhiên cuộc sống trong thơ. Ẩ dụ là sự kết hợp của hai hay nhiều từ ngữ để tạo thành những tường liên tưởng độc đáo. Có thể nói, đây là một biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, mang màu sắc cá nhân và tạo sức biểu cảm cho thơ. Xuân Diệu luôn đem đến những ý thơ mang tính táo bạo và cảm xúc bằng khao khát giao cảm, vồ vập trong những ham muốn tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. Có được điều đó là nhờ sự nhanh nhạy, sự cảm nhận kì diệu trong giác quan của người nghệ sĩ, bởi nhà thơ không đến với cuộc sống theo SV: Hà Thị Hồng 18 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu lối mòn quen thuộc mà họ luôn tạo ra các hình ảnh mới lạ trong mỗi cung bậc cảm xúc riêng bằng phương thức ẩn dụ. Chẳng haojn như với một hình tượng “ Tháng giêng” riêng lẽ như Xuân Diệu đã có những liên tưởng độc đáo, mang đến cho người đọc những khám phá thi vị. Tháng giêng cười không e lệ chút nào Bằng trăm của cánh bướm chim rối rắm ( Mời yêu ) Hay hình tượng “ Mây” một hình tượng thuộc tự nhiên nhưng khi đi vào thơ Xuân Diệu không còn là mây của đất trời nữa, mà đã nâng lên thành con người, cũng đa tình đa cảm. phải chăng dựa vào đặc điểm mây lang thang trên bầu trời, Xuân Diệu đã liên tưởng tới kẻ đa tình và so sánh với thi sĩ: Những hoa quý toả hương vương giả… Mây đa tình như thi sĩ đời xưa… ( Tình mai sau ) Nếu Mây viễn du đa tình thì như thi sĩ thì Liễu lại là cô gái yếu đuối, mong manh trong thơ. Liễu vốn có dáng vẻ yếu ớt, cành mềm thân mảnh mai gần với dáng vẻ người con gái nên trong mắt Xuân Diệu, liễu gợi đến hình ảnh cô gái thướt tha, mĩ miều: Tóc liễu buông xanh quá mĩ miều Bên màu hoa mới thắm như kêu; ( Nụ cười xuân ) Xuân Diệu như một sứ giả của thi ca, mang theo tình yêu và niềm khao khát hạnh phúc vào thơ. Bởi thế cuộc đời trong mắt Xuân Diệu có biết bao tươi đẹp, ông ngợi ca tuổi trẻ mãnh liệt với thiên nhiên đầy sức sống: Trăm ba mươi đoá thời gian, Chim muông tiếng nhạc, gió ngàn lời ca. Máu xuân đã cạn đâu mà Nếu càn tưới nưa cho hoa rực hồng ( Trăm ba mươi đoá ) Những câu thơ tràn trề nhựa sống, tràn trề nhiệt huyết. Máu là thứ quý giá nhất đối với sinh mạng con người, máu được biểu hiện cho sức sống tuổi trẻ. Ông quý trọng tuổi trẻ vì tuổi trẻ là thanh xuân, là sức mạnh để gắn bó đời với đời. Xuân Diệu xây lầu thơ ở giữa vườn trần vì ông hiểu rõ không có nơi nào sự sống lại hội tụ tất cả mọi thứ như giữa cuộc đời này. Có thể nói Xuân Diệu đã khai thác triệt để phương thức ẩn dụ để tạo sự sinh đông cho SV: Hà Thị Hồng 19 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
- Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình của Xuân Diệu khu vườn thơ của mình. Chẳng hạn như dưới con mắt đa tình của thi sĩ thì lá, cành cũng biết bang khuâng, thẹn thùng khao khát tình yêu: Đây lá bâng khuâng run trước gió; Đây em cành thẹn lẫn cành thương. ( Thơ Dâng) Với con tim yêu thương mãnh liệt, biết yêu từ khi chưa có tuổi và chết rồi sẽ yêu ma thì hình ản chim và bướm trong thơ Xuân Diệu là hình ảnh của một con người mơ mộng trong tình yêu, khao khát, say đắm yêu và được yêu trong vườn tình ái. Ông tạo nên một không gian thơ thẩn đẫm ái tình để gửi gắm niềm khao khát về tình yêu vô biên và tuyệt đích: Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm Anh hút nhuỵ của mỗi giờ tình tự Nhặt nụ cười của thiên hạ, than ôi, Để tự chủ “ Ta được yêu đấy chứ” ( Giục giã ) Ông hoàng thơ tình cũng đã dùng hình ảnh gai nhọn để liên tưởng đến kết cuộc của một tình yêu cay đắng, nhức nhối. một sự ví von thật độc đáo mà đầy ý nghĩa. Hình ảnh đứt ruột tằm cũng biểu hiện nỗi đau xót khi người yêu mất trong một giả thuyết tình yêu của nhà thơ: Nếu anh chêt thử vài năm Để xem em đứt ruột tằm ra sao. ( Nói tào lao ) Hình ảnh ẩn dụ khiến thơ ông không cần nhiều lời để nói về nỗi đau, về sự mất mát, bởi khả năng liên tưởng của nó đã mang đến cho người đọc đầy đầy những cảm xúc mag nhà thơ gửi gắm. và phương thức ẩn dụ không chỉ thể hiện ở hình ảnh mềm mại của thiên nhiên mà có những hình ảnh thô mộc, gai góc, nhưng gợi được liên tưởng đặc sắc cho người đọc. Như ở bài thơ “ Vội gì vội” Xuân Diệu vốn biết rằng tình yêu mình thật sự mỏng manh, chợt đến rồi chợt đi. Ông nghĩ ở đời hạnh phúc chỉ thoảng giây lát, khác nào cánh chim bay: Dầu chiếm tay em anh vẫn hay Rằng anh chỉ nắm cánh chim bay. Nên Xuân Diệu đã dùng hình ảnh cưa để than thở cho tình đời: Ai lấy cưa ngàn răng, vạn răng SV: Hà Thị Hồng 20 Lớp: ĐHSP Ngữ Văn K55
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận: Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) hiện nay
30 p | 1377 | 114
-
Bài tiểu luận: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và xác định mối quan hệ giữa bản thân với gia đình, nhà trường, xã hội
10 p | 2437 | 96
-
Tiểu luận: Kỹ năng phương pháp thảo luận nhóm
22 p | 440 | 63
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu về chì (Plumbum)
25 p | 427 | 56
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về vị trí, vai trò của Chính phủ trong hệ thống hành chính Nhà nước
17 p | 871 | 56
-
Tiểu luận: Tìm Hiểu Bốn Mươi Nguyên Tắc Sáng Tạo Cơ Bản
66 p | 164 | 45
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về hệ nhận dạng mặt người
41 p | 190 | 42
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về mobile-learning và các nguyên lý khoa học trong mobile-learning
46 p | 214 | 40
-
Bài tiểu luận: Xây dựng đầu tư phát triển sản phẩm du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
30 p | 329 | 37
-
Bài tiểu luận: Phân tích dòng tiền
22 p | 180 | 33
-
Bài tiểu luận: Lý thuyết quyết định và ứng dụng trong việc lựa chọn phương án sản xuất của doanh nghiệp
24 p | 270 | 24
-
tiểu luận: tìm hiểu và liên hệ các nguyên lý giải quyết vấn đề được dùng trong mạng xã hội ảo fac
26 p | 133 | 22
-
Bài tiểu luận nhóm 2: Thành phần các loại sơn
172 p | 180 | 20
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về đặc điểm, tính chất, lĩnh vực sử dụng và mỏ Diatomit điển hình ở Việt Nam
17 p | 123 | 17
-
Tiểu luận:TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO VÀ ÁP DỤNG GIẢI THÍCH QUÁ TRÌNH PHÁT CỦA THIẾT BỊ MẠNG THÔNG MINH GOOGLE -MERAKI
23 p | 107 | 17
-
Bài tiểu luận: Mô phỏng bài toán bằng thuật toán Minmax
16 p | 219 | 9
-
Tiểu luận Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế: Tìm hiểu hoạt động vận tải hàng hoá bằng đường sắt của các doanh nghiệp Việt Nam
29 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn