intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tìm hiểu về đặc điểm, tính chất, lĩnh vực sử dụng và mỏ Diatomit điển hình ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Văn Thanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

124
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu và kết thúc nội dung của bài tiểu luận được kết cấu thành 3 phần: Khái quát chung về đặc điểm thành phần, cấu trúc, nguồn gốc của diatomit; Lĩnh vực sử dụng và phương pháp xử lý; Khái quát diatomit ở Việt Nam và mỏ khoáng diatomit Hòa Lộc- Phú Yên. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tìm hiểu về đặc điểm, tính chất, lĩnh vực sử dụng và mỏ Diatomit điển hình ở Việt Nam

  1. MỞ ĐẦU Hiện nay việc khai thác sử  dụng tài nguyên khoáng sản phục vụ  cho các hoạt động  sống của con người vẫn đang là vấn đề  rất quan trọng. Tuy nhiên việc khai thác và sử  dụng  sao cho thật thông minh và hợp lý để tiết kiệm được nguồn tài nguyên cho tương lai. Để khai   thác và sử  dụng hiệu quả  nguồn tài nguyên cần hiểu và biết được nguồn gốc, sự  phân bố  trong không gian, đặc diểm thành phần hóa, hàm lượng khoáng sản có ích. Trong các nguồn tài nguyên khoáng sản, diatomit là một trong nhưng nguồn tài nguyên   đem lại hiệu quả  về mặt kinh tế  cao với nhiều lĩnh vực sử  dụng như  làm vật liệu lọc, vật   liệu cách nhiệt cách âm, xử lý nước thải, cải tạo đất nông nghiệp. Với nhiều ứng dụng của   diatomit, do vậy ngày nay nhu cầu về  các sản phẩm từ  diatomit là rất cần thiết.  Nên việc  nghiên cứu để  sản xuất ra những sản phẩm từ  diatomit là bước đầu để  triển khai vào sản   xuất quy mô công nghiệp và bán công nghiệp. Từ  tính quan trọng và cấp thiết của vấn đề,  nhóm chúng em đã đi đến việc chọn đề tài tiểu luận “ Tìm hiểu về  đặc điểm, tính chất, lĩnh   vực sử dụng và mỏ diatomit điển hình ở Việt Nam ”. Để làm rõ hơn về vấn đề này, bài tiểu   luận của nhóm chúng em sẽ  hệ  thống lại một số  khái niệm; tập trung đi sâu phân tích đặc  điểm thành phần, cấu trúc diatomit và lĩnh vực sử dụng cũng như  làm sáng tỏ  đặc điểm mỏ  diatomit Hòa Lộc Phú Yên. Ngoài phần mở đầu và kết thúc nội dung của bài tiểu luận được kết cấu thành ba phần   như sau: Phần I: Khái quát chung về đặc điểm thành phần, cấu trúc, nguồn gốc của diatomit.   Phần II: Lĩnh vực sử dụng và phương pháp xử lý. Phần III: Khái quát diatomit ở Việt Nam và   mỏ khoáng diatomit Hòa Lộc­ Phú Yên. Trong phạm vi kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận  có thể  còn thiếu sót, do vậy nhóm chúng em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý  của cô để bài được hoàn thiện hơn. NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:                                 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:                                                                                           Th.S: TẠ THỊ TOÁN 1. NGUYỄN VĂN THANH
  2. 2. VŨ THỊ LÀNH 3. ĐỖ THỊ THÙY LINH 4. BÙI ĐỨC VŨ 5. TRƯƠNG THỊ TUYẾT THU 6. NGUYỄN VĂN CƯỜNG PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC,  NGUỒN GỐC CỦA DIATOMIT I. Khái niệm Diatomit là một khoáng sản trầm tích với thành phần chính là SiO2.nH2O dưới dạng  opan (oxit silic vô định hình), được cấu thành chủ  yếu từ  khung xương hoặc mảnh vụn vỏ  tảo Diatome.  II. Thành phần, cấu trúc diatomit 1. Thành phần        Trong diatomit, thường xuất hiện 3 thành phần chủ  yếu của chúng là silic vô định hình   (opan), vật liệu sét và vật liệu vụn.
  3. Vật liệu sét hầu như có mặt trong tất cả các dạng đá diatomit với hàm lượng dao động phụ  thuộc vào chất lượng của diatomit tại mỗi khu vực. Thành phần chính: oxit silic vô định hình. Thành phần hóa : SiO2, Al2O3, Fe2O3, CaO, MgO. Thành phần khoáng vật: silic vô định hình (opan) và khoáng vật sét: chủ  yếu là kaolinit,  montmorilonit, ít hydromica. Ngoài những thành phần chủ yếu trên, trong diatomit còn có lượng nhỏ  các khoáng lẫn khác  như thạch anh, vật liệu tuf ( tro, bọt, thủy tinh núi lửa), cacbonat, mảnh đá bazan. 2. Cấu trúc Diatomit có cấu trúc mạng lưới tinh thể liên tục liên tục vô định hình, trong ô mạng  tinh thể có các lỗ xốp vô cùng nhỏ bé cỡ. Hình 1: Mảnh vỏ diatome dưới kính hiển vi điện tử quét III. Đặc điểm của diatomit
  4. Do được tạo nên từ mảnh vụn và khung xương của tảo diatome nên diatomit rất nhẹ  và xốp.Trọng lượng thể tích của đá nguyên cục thường không quá 1 và ở  loại đá chất lượng   tốt chỉ dao động từ 600­700kg/m3, thậm chí 250­300 kg/m3.  Màu   sắc:   trắng,   xám   vàng,   xám   trắng   đôi   khi   đen,   nâu   đen.   Màu   nâu   và   đen   của  diatomit liên quan đến sự  có mặt của các vật chất hữu cơ  phân tán và tàn tích hữu cơ. Màu  vàng và xám vàng lo do có mặt các oxit sắt tự do, ở một số nơi chúng tạo thành dải song song.     Độ bền cơ học của đá diatomit phụ thuộc vào tuổi địa chất thành tạo, mức độ biến chất và   hàm lượng vật chất sét chứa trong đá. Diatomit Paleogen có độ bền cơ học lớn nhất.     Do có cấu trúc tơi xốp, với thành phần chủ yếu là SiO2 nên diatomit có những đặc tính quý  giá như độ dẫn điện, dẫn nhiệt thấp, trơ về mặt hóa học, có diện tích bề mặt lớn, có cấu trúc   lỗ rỗng cực nhỏ. Những đặc tính này đều liên quan đến thành phần oxit silic vô định hình có  độ hoạt tính cao và kiến trúc vi lỗ rỗng của vỏ tảo silic cấu thành nên đá.  Diatomit trên thị trường thường đạt chất lượng từ:     SiO2 : 80­90% đôi khi lên tới 95%.     Al2O3: 2­4%, Fe2O3: 0,5­2%, MKN: 4­6%.     Trọng lượng thể  tích từ 0,25­0,32­0.64g/cm3. Độ rỗng 80­90%. IV. Nguồn gốc thành tạo diatomit Các thành tạo diatomit được phát hiện trên thế  giới có tuổi từ  Creta muộn nhưng các   mỏ diatomit có giá trị thương phẩm cao chủ yếu có tuổi Miocen, Pliocen.  Diatomit thường gặp trong các thành tạo trầm tích gắn liền với hoạt động núi lửa, với   các dòng tro trong các bể trầm tích thông thoáng. Diatomit nước ngọt thường thành tạo trong  các hồ núi lửa. Phần lớn các thành tạo Diatomit trên thế giới có nguồn gốc vũng vịnh, ít gặp  hơn là các mỏ Diatomit nguồn gốc biển.
  5. Trong quá trình biến đổi thứ sinh của đá Diatomit thường bị nén ép, giảm độ  xốp đôi   khi bị tái kết tinh, các mảnh vỏ tảo có thể bị hòa tan, phá hủy mức độ  khác nhau ảnh hưởng   tới chất lượng của khoáng sản. Trên cơ  sở  nghiên cứu tổng hợp các vỏ  Diatomit Liên Xô cũ và thế  giới, Distanov I.G  (1976)  đề nghị một bảng phân loại thạch học nguồn gốc chung cho các silic trong đó Diatomit   được phân làm 4 nhóm thạch học nguồn gốc chính sau:  ­ Diatomit nguồn gốc  biển vùng nền. ­ Diatomit nguồn gốc biển vùng địa máng. ­ Diatomit nguồn gốc hồ thuộc cảnh quan hậu băng hà. ­ Diatomit nguồn gốc hồ thuộc cảnh quan núi lửa. Mỗi kiểu nguồn gốc có những kiểu đặc trưng riêng và phân bố  ở  những vùng lãnh thổ  khác   nhau trên thế giới: 1. Nguồn gốc vùng biển nền:  Các mỏ dạng này phổ biến  ở các nước SNG (Liên Xô cũ) cụ thể là vùng Vonga, cận   Uran, Tây  Kazacstan  với nhiều  mỏ  nổi tiếng  như  Inen, Sengilev,  Atemav,  Irbit, Camilov.   Diatomit tạo thành các lớp rất ổn định theo đường phương có độ  dày lớn 80­100 m hoặc các   thấu kính lớn xen giữa các thành tạo cát kết. Mỏ  nguồn gốc biển có trữ  lượng lớn và chất   lượng khá tốt. Ngoài ra còn gặp một số mỏ Diatomit phổ biến trong thành tạo Paleohen thuộc   các nước Đông Âu.  2. Nguồn gốc biển cùng địa máng: Điểm đặc trưng của loại hình này là kích thước thân mỏ nhỏ, bị lẫn nhiều vật liệu sét   và phun trào, có kẹp các lớp tuf và tufit… Mỏ  dạng này rất phổ  biên trên thế  giới.  Ở  các nước SNG, gặp  ở  vùng đông núi   Karpat, phía tây Predkavkaz, bờ  phía đông krum, Sakhalin, Kamchatka, quần đảo Kurin và  Komandov với các mỏ có giá trị công nghiệp. Có thể xếp vào dạng này mỏ Diatomit lớn nhất  
  6. thế  giới  ở bang Clifornia ( mỹ) tuổi Miocen – mỏ  Lompok. Tập Diatomit  ở đây kéo dài dọc  theo bờ tây nước Mỹ với độ dày đạt tới 300­400m. Các mỏ Diatomit ở nước Mỹ còn gặp cả  trong các trầm tích Miocen bang Orezona, trầm tích Pliocen bang Caligornia ( Durham và nnk,  1965; Faber, 1971). Các mỏ  Diatomit có tuổi Miocen lớn nhất được phát hiện  ở  Angieri; trong các trầm   tích biển ven bờ  tuổi Miocen – Pleistocen  ở  Monte – Amiata thuộc  Ý; trong các thành tạo  Eocen của Đan Mạch và miền bắc nước Đức, trong các thành tạo flish tuổi Oligocen thượng –  Miocen hạ vùng Kacpat ( Kotlarczyk, 1955, 1958; Oncyesku, 1960), trong các thanh tạo Miocen  thượng   ở   Newzeland   (   Doig,   1961);   trong   các   thành   tạo   Miocen   –   pleitocen   Nhật   Bản  ( Ichikawa Waturu và nnk, 1964; Murai Sandamasa, 1958). 3. Nguồn gốc hồ băng hà: Nhiều tác giả  cho rằng chúng đặc trưng chủ  yếu cho các cảnh quan băng hà. Một   nhóm lớn các mỏ  công nghiệp được phát hiện  ở  vùng  Kareli và vùng đảo Konsk ( Liên Xô   cũ). Những yếu tố thuận lợi thúc đẩy việc giải phóng tích cực silic và lắng đọng chúng trong  các hồ bao gồm: Địa hình tương đối bằng phẳng bị  chia cắt nhỏ, có nhiều các vùng trũng và chảo  trũng chứa nước.  Phát hiện rộng rãi các đá xâm nhập axit, đá phiến biến chất, đá gneiss  và các thành   tạo Moren ( băng thành), v.v… Phát triển rộng rãi lớp phủ  đầm lầy, rêu có tác dụng như  các màng chắn các vật  liệu lục nguyên..
  7. Bùn Diatomit trong các hồ  lớn thường lấp đầy các vũng  lồi lõm và tích tụ  trong các   vũng vịnh và cửa song nhỏ. Trong các hồ nhỏ chúng tạo thành lớp dày đặc phủ kín đáy hồ, ở  vùng ven bờ các lớp Diatomit thường vẫn được duy trì ngay cả dưới lớp than bùn. Độ dày các   lớp Diatomit không vượt quá 3­5m song chất lượng của nó rất cao ( Mỏ  thuộc quần đảo   Macsen, Lavozero, Sobachie, Suchie…) Sự  thành tạo bùn Diatomeae gắn liền với các chu ky hậu băng hà và quá trình tích tụ  của nó kéo dài tới tận ngày nay. Điều kiện tích tụ bùn Diatomeae tượng tự cũng quan sát thấy   ở các hồ thuộc vùng tây Sibiri, đảo Taimir, Chukhootka. Mỏ Diatomit chất lượng thấp gặp  ở  một số vùng nước Nga. Thành tạo Diatomit và bùn Diatomese còn gặp trong các thành tạo hồ  tuổi   Oligocen­   Miocen   trong   các   vùng   trũng   nằm   ở   đới   khâu   giữa   bồn   trũng   Dnheprovo­  Donhes   và   vùng   Donbas,   trong     các   thành   tạo   hồ   Neogen   vùng   Zabaican   (   endrikhovski,  Cheremisinova, 1970), và trong các thành tạo hồ vũng tây Siberi ( Rubina N.V, 1968). Trên   thế   giới,   Diatomit   hồ   lien   quan   tới   cảnh   quan   băng   hà   được   phát   hiện   ở  Scandinavia, bắc Scotlen, Ailen, Aixolen, đồng bằng miền Bắc nước Đức, Canada, bờ  biển  Đại Tây Dương của Mỹ.  4. Nguồn gốc hồ cảnh quan núi lửa: Các vỉa Diatomit thường có dạng thấu kính với độ  dày khác nhau phân bố  giữa các   thành tạo phun trào ( lava bazan, tuf, tufit…). Theo đường phương quan sát thấy Diatomit   được thay thế bởi tuf – Diatomit rồi loại sau lại được thay thế bởi tuf tro núi lửa. Về trữ  lượng Diatomit dạng này thua xa nguồn gốc biển song nhiều loại mỏ có chất  lượng cao và được xếp vào những mỏ có chất lượng tốt nhất ở nhiều nơi ( SNG, Mỹ, Đông   Âu…). Loại hình nguồn gốc này phổ  biến  ở  vùng Viễn Đông,   Zakavkaz, Zakarpat thuộc  SNG. Những mỏ lớn được phát hiện  ở vùng Primore ( mỏ Pionhez), Priamua ( mỏ tuẻnoiar),   Gruzia ( kasatip), Amenia (Dzradzop, Parbisk). Những mỏ lớn được tím thấy ở Mỹ, bang Nevada ( mỏ Klark), phía bắc bang Orezena  (   mỏ   Tereboni)   nơi   mà   các   tập   dày   đá   Diatomit   có   trong   các   thành   tạo   tuổi   Đệ   Tam   –  Pleistocen bi phủ bởi lava bazan  ở nhiều nơi. Các mỏ  lớn có gặp ở  Pháp giữa các thành tạo  
  8. trầm tích phun trào Miocen thượng khối Kuapok, trên bán đảo Sililia thuộc Ý,  ở  Colombia,  Đông Áo; trong các thành tạo Miocen muộn – Pleitocen Nhật Bản ( mỏ Hoto, Hudzo, Iashiki,   Kawatami), trong các thành tạo phun trào mới tuổi Đệ tam vùng trũng Slovakia ( mỏ kuchmen,   Borovana, Gaiek…) và  ở    Rumania…( Reed, 1958; Bramlette, 1946; Okylo, 1964; Ehvlich,   1966; Gabriel Miroslav, 1971; Polak Stanislav, 1971;…) V. Đặc điểm phân bố trữ lượng Trữ  lượng diatomite trên thế  giới được US Bureau of Mines dự  báo từ  năm 1985 vào  khoảng hơn 2 tỉ tấn. Diatomite có nhiều nhất ở Mỹ: 250 triệu tấn, kế đến là Trung Quốc: 110   triệu tấn. Mỹ và Trung Quốc cũng là 2 nước dẫn đầu về sản lượng diatomite, kế đến là Đan   Mạch.  Ở  Việt Nam trữ  lượng diatomite được dự  báo khoảng 165 triệu tấn, nhiều nhất tại  Phú Yên: khoảng 60 triệu tấn, Bảo Lộc: 8,5 triệu tấn. Việt Nam là một trong những nước có  trữ lượng diatomit cao. Sản lượng diatomit hàng năm của Việt Nam là 10 ngàn tấn. Hình  Hình 2: Thống kê trữ lượng diatomit ở một số nước trên thế giới ( nguồn internet)
  9. PHẦN II: LĨNH VỰC SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ LÝ 1. Lĩnh vực sử dụng Có lẽ không có một loại khoáng sản nào có nhiều ứng dụng như diatomit. Phát hiện diatomit   đầu tiên bởi J.W. Bailey vào năm 1839 ở Bắc Mỹ. Năm 1867 Alfred Nobel sáng chế  ra thuốc  nổ và diatomit được ứng dụng đầu tiên trong công nghiệp như là một chất hấp thụ và ổn định   cho dynamite và nitroglycerine trong vận chuyển, sản xuất thuốc nổ.   Năm 1900 một sáng chế  Mỹ  đầu tiên công bố  sử  dụng diatomite trong lọc bia, đây là  ứng   dụng tiên tiến trong thời kỳ này. Đến nay, diatomite đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều   lĩnh vực như:  ­ Dùng để lọc: làm chất trợ lọc trong sản xuất bia, rượu, nước mía ép, nước quả ép hoặc làm  trong dầu ăn; làm sạch môi trường nuôi thủy sản…  ­ Làm chất độn: diatomite khá trơ, chịu được lửa, có khả  năng hấp thụ lớn nên rất thích hợp  để  làm chất độn trong sản xuất sơn, gia công chất dẻo, cao su, giấy, sản xuất thuốc đánh   răng và đúc răng giả.  ­ Làm vật liệu mài bóng bạc, đánh bóng vỏ xe.   ­ Làm chất hấp thụ: diatomite có thể  hấp thụ  một lượng chất lỏng lớn gấp ba lần khối   lượng của nó, được dùng làm chất mang cho các loại thuốc trừ sinh vật hại, các chất xúc tác,   làm chất chống đóng vón hay chất hấp thụ mùi hôi thối của phân súc vật nuôi trong nhà. ̀ ọt chât cach nhi  ­ Diatomit la m ̂ ́ ́ ệt hiệu qua b ̉ ởi vi co thê lam vi ̀ ́ ̉ ̀ ệc ở nhiệt độ cao (đên 10000 ́ o C)  va co tinh dân nhi ̀ ́ ́ ̃ ệt thâp, khôi lu ́ ́ ̛ơng rieng nho, đ ̣ ̂ ̉ ộ xôp cao. Ben canh vi ́ ̂ ̣ ệc san xuât cac loai ̉ ́ ́ ̣  ̣ ̣ ́ gach nhe cach nhiẹt chiu nhi ̂ ̣ ẹt, diatomit con đu ̂ ̀ ̛ợc nghien c ̂ ưu s ́ ử  dung san xuât cac san phâm ̣ ̉ ́ ́ ̉ ̉   vạt li ̂ ẹu nhe cach am, cach nhi ̂ ̣ ́ ̂ ́ ẹt dung trong xay d ̂ ̀ ̂ ựng nhu gach block nhe, panel nhe, cac loai ̛ ̣ ̣ ̣ ́ ̣  vạt li ̂ ẹu chông nong... ̂ ́ ́  ­ Ngoài ra, những chế phẩm sau khi đã loại bỏ tạp chất chủ yếu là sét lẫn trong đó chúng ta   đem nung với nhiệt độ cao cho ra những sản phẩm có độ xốp, nhẹ, khả năng hút và giữ nước  
  10. rất cao được ứng dụng trong chất cải tạo đất, với tác dụng ngậm nước và nhả  chậm, người  ta đưa Diatomite trộn vào phân bón để  tăng khả  năng ngậm PNK, khi tưới tiêu Diatomite  ngậm chặt nước và phân bón lại, rồi nhả  ra từ  từ, giúp cho các dưỡng chất tốt cho đất cây   trồng   không   bị   rửa   trôi.  Từ những sản phẩm cải tạo môi trường đất, chống sa mạc hoá, giữ nước cho đất, Diatomite   còn được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp xử lý nước thải, từ nước thải công   nghiệp các nhà máy phải tuân thủ một quy trình sả thải rất nghiêm ngặt, trong đó phải kể đến  những nhà máy có độ  sả  thải với mức độ  độc hại liên quan đến nguồn nước như: Nhà máy  lọc hoá dầu, các lò luyện kim loại nặng, các nhà máy hoá chất...  ­ Các  ứng dụng khác: làm phụ  gia trong sản xuất xi măng, sản xuất tấm lợp, các chất bọc   cách, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, nông nghiệp, làm tinh sạch ADN …   ­ Tại Institute of Medical Chemistry and Biochemistry, University of Innsbruck, (n ước Áo) đã  nghiên cứu sử dụng diatomite để làm giảm cholesterol trong máu. 2. Phương pháp nghiên cứu và xử lý  ­Những phương pháp nghiên cứu diatomit:     + Đánh giá ngoại quan về màu sắc để nhận xét sơ bộ về đặc điểm của diatomit có lẫn vật   chất hữu cơ hay có mặt của oxit sắt hay không.     + Dùng phương pháp phân tích XRD     + Dùng phương pháp phân tích kính hiển vi điện tử quét SEM để xác định tính chất lỗ xốp,  mật độ phân bố cũng như kích thước lỗ xốp.     + Dùng phương pháp huỳnh quang tia X để xác định thành phần hóa, thành phần khoáng có   trong diatomit.
  11.      + Để định danh cho dao động các nhóm chức trong diatomite nguyên liệu sử dụng phương   pháp tính toán lý thuyết dựa trên lý thuyết DFT (Density Functional Theory). Các mẫu so sánh   được tối  ưu và tính tần số  dao động bằng phần mềm Gaussian 03­Version D02 [8] bằng   phương pháp tính B3LYP 31G(d,p). Kết quả mô phỏng cấu trúc của Berker­Lee­Yang­Par với  bộ  hàm cơ  sở  6 dùng để  so sánh dao động của nhóm OH liên kết với Si trong các cấu trúc   mẫu và khẳng IR. định cho các khảo sát thực nghiệm FT      + Phân tích nhiệt vi sai (Diffrential Thermal Analysis­DTA) thực hiện trên máy CETARAM Để nghiên cứu diatomit cần sử dụng tổ hợp nhiều phương pháp để  kết quả  có độ  chính xác   cao nhất. 2. Phương pháp xử lý Cũng như  với tất cả  các loại khoáng sản khác, trước khi tiến hành xử  lý, nâng cao chất   lượng, diatomit công việc trước hết phải xác định được chính xác thành phần và hàm lượng   các khoáng vật, thành phần hóa, thành phần và hàm lượng cấp hạt. Tiếp đó cần tiến hành các   phương pháp tuyển lọc cơ học để thu hồi hàm lượng thực thụ của diatomit trong mẫu quặng.  Tuyển lọc cơ học có thể được tiến hành bằng các phương pháp thủy lực, hoặc bằng cyclon   khí. Tiếp đó tinh quặng diatomit sẽ được tinh chế  bằng phương pháp hóa học, hóa lý nhằm   loại bỏ các hợp chất sắt, các chất hữu cơ. Thông thường diatomit sẽ được nung đến nhiệt độ  từ 850­900oC với sự có mặt của soda và NaCl hoặc axit H 2SO4, sau đó tinh quặng sẽ được rửa  sạch đến độ pH trung hòa. Tinh quặng thu được sẽ có màu trắng, tơi xốp và chủ yếu được sử  dụng làm chất trợ lọc trong công nghiệp rượu bia, nước giải khát. PHẦN III: KHÁI QUÁT DIATOMIT Ở VIỆT NAM VÀ MỎ KHOÁNG DIATOMIT  HÒA LỘC ­ PHÚ YÊN 1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng:     Diatomit Việt Nam được phát hiện, đánh giá tiềm năng, trữ lượng chủ yếu tại Kon Tum  ( Vinh Quang, Thắng Lợi, Đăk Cấm), ở Phú Yên ( Hòa Lộc – Tuy An, cao nguyên Vân Hòa) 
  12. và ở Lâm Đồng ( Đại Lào, Gia Hiệp) và một số khu vực khác thuộc địa phận Bình Thuận,  dọc theo sông La Ngà Diatomit cũng đã được phát hiện.     Diatomit Việt Nam nói chung chủ yếu được nghiên cứu về mặt địa chất học, tiềm năng,  trữ lượng, đặc điểm thành phần hóa, hàm lượng SiO2 cũng như thành phần các giống loài tảo  tạo nên khoáng sản.     Công tác nghiên cứu ứng dụng Diatomit còn hạn chế. Do chất lượng Diatomit Việt Nam  nhìn chung thấp, hàm lượng SiO2 trong quặng chỉ vào khoảng 47­60% ( Kiều Quý Nam, 1992)  nên Diatomit được sử dụng chủ yếu vào lĩnh vực làm nguyên liệu sản xuất  vật liệu bảo ôn  và cũng mới hạn chế tại mỏ Hòa Lộc thuộc tỉnh Phú Yên do Công ty khoáng sản 5 tiến hành.     Các nhà nghiên cứu cũng đã có  những nỗ lực xử lý Diatomit để sử dụng làm chất trợ lọc  trong công nghiệp sản xuất nước giải khát rượu bia. Tuy nhiên đây cũng là những  nghiên cứu  mang tính tự phát, ít được công bố.     Ở giai đoạn hiện tại, Diatomit Việt Nam nói chung đang đứng trước một bước ngoặt mới  trong lĩnh vực nghiên cứu sử dụng. Do nhu cầu xử lý môi trường tại các đầm  nuôi trồng thủy  hải sản, diatomit đang được khai thác một cách tự phát không có kế hoạch cũng như dây  chuyền chế biến xử lý chưa hợp lý, hiệu quả kinh tế của khoáng sản chưa cao.     Ngoài ra trong công nghiệp thực phẩm, trong  công nghiệp, xử lý rác thải diatomit đã được  viện địa chất KH&CN Việt Nam quan tâm. 2. Nguồn gốc Diatomit Việt Nam:    Diatomit Tây Nguyên có nguồn gốc chủ yếu là trầm tích hồ thuộc cảnh quan núi lửa  Kainozoi. Những tiền đề chính của quá trình thành tạo Diatomit Tây Nguyên là: Hoạt động phun trào bazan Kainozoi, mạnh mẽ và rộng khắp đặc biệt là phun trào pha  sớm. Cảnh quan núi lửa phát triển trên các bề mặt bằng phẳng Pliocen muộn. Địa hình  mềm mại gần như bằng phẳng có mặt các hồ, thung lũng tù.
  13. Phát triển các thành tạo trầm tích, trầm tích phun trào xen trầm tích sinh hóa trong bồn  hồ và thung lũng sông tù. Phát triển lớp phủ thực vật đầm lầy đóng vai trò màng chắn vật liệu vụn. Đặc điểm hóa học, thủy lực thuận lợi của môi trường nước: có hàm lượng sắt,  nguyên tố thiết yếu cho sinh trưởng của Diatomit cao, hàm lượng thấp canxi và oxit  cacbon dạng axit hữu cơ, cần có cả nito và photpho. Chế độ nược yên tĩnh. Các lớp Diatomit được thành tạo bảo tồn khá tốt chính là do các dòng  lava bazan có  tuổi muộn hơn phủ tràn lên lớp trầm tích bảo vệ chúng khỏi những phá hủy  bề mặt  có thể xảy ra sau giai đoạn lắng đọng va thúc đẩy nhanh hơn quá trình tạo đá. 3. Mỏ khoáng Diatomit Hòa Lộc­ Phú Yên 3.1 Vị trí địa lý: Mỏ khoáng Diatomit Hòa Lộc thuộc huyện Tuy An tỉnh Phú Yên. Trung tâm mỏ có tọa độ địa   lý  13o05’25” vĩ độ Bắc  và 105o05’29” kinh độ Đông. 3.2 Hệ tầng chứa diatomit    Diatomit Hòa Lộc nằm xen trong bazan Neogen hệ tầng Di Linh (N 13 – N21dl ): mặt cắt tiêu  biểu  ở  khu vực Đà Lạt gồm cuội­sỏi kết, cát kết, bentonit, diatomit, than nâu và một số  vỉa  bazan xen kẹp. Mặt cắt tổng hợp bao gồm 8 tập từ dưới lên như sau:  +Tập 1: cuội kết cơ sở, dày 20m.  + Tập 2: xen kẽ của bột kết, sét diatomit, sét than, than nâu chứa thực vật, dày 56m.  + Tập 3: xen kẽ dạng chuyển tướng của đá bazan và trầm tích. Trong đá trầm tích có chứa  bào tử phấn hoa, dày 13m.  + Tập 4: sét diatomit màu nâu nhạt, nhẹ, xốp; sét bột kết màu nâu xám, sét than màu nâu đen,  dày trung bình 24m.
  14.  + Tập 5: bazan olivin màu xám sẫm phớt lục, dày 50m.  + Tập 6: sét bột kết màu nâu vàng phân lớp yếu, sét diatomit, sét than, dày 23m.  + Tập 7: bazan olivin đặc sít, dày 12m.  + Tập 8: sét kết màu trắng, dày 12m.    Chiều dày chung của hệ tầng thay đổi từ 100­240m.     Hệ  tầng Di Linh phủ  không chỉnh hợp nên sét kết, cát kết thuộc hệ  tầng La Ngà, andesit  thuộc hệ  tầng Đèo Bảo Lộc và granitoid thuộc phức hệ  Định Quán. Và bị  phủ  không chỉnh  hợp bởi đá phun trào của các hệ tầng Túc Trưng và Xuân Lộc. 3.3 Đặc điểm thân khoáng diatomit Hòa Lộc­ Phú Yên:    Diatomit Hòa Lộc ­ Phú Yên có 3 thân quặng công nghiệp nằm xen trong bazan Neogen hệ  tầng Di Linh, từ dưới lên gồm:     Thân 1: dài 5,5km; dày 4,3­23,4m, trung bình  14,63m. Diatomit phân lớp, màu xám trắng,   xám phớt vàng, xốp nhẹ, hút nước.  Trong Diatomit xác tảo  chiếm 42­50%:  + Dạng bột hình trụ, kích thước 0,01­0,001mm.  + Dạng opan hình cầu chiếm 18­20%, kích thước 0,02­0,07mm.  Khoáng vật sét chiếm 20­27%, lỗ rỗng chiếm 30%.    Thân 2: Diatomit phân lớp dày đến trung bình, màu trắng xám, phớt vàng, chứa di tích thực  vật. Xác tảo diatomit chiếm 40­43%, kích thước 0,01­1mm; dạng opan hình cầu, kích thước  0,01­0,001mm, thạch anh tự do lấp đầy khoảng trống xác tảo; sét 25­30%, lỗ rỗng 30%.      Thân 3: Diatomit dạng phân lớp dày, chiều dày lớp 21,24m, xen lớp mỏng sét màu xám   trắng, xám phớt vàng. Thành phần quặng xác tảo chiếm 55­59%, opan 22­25%, sét: 12­14%,  lỗ lỗng 10%.
  15.    Trữ lượng cấp 121+122: 60 triệu tấn, tài nguyên dự báo 334a: khoảng 30 triệu m3. 3.4 Đặc điểm thành phần khoáng vật và thành phần hóa của diatomit Hòa Lộc­ Phú Yên * Đặc điểm thành phần khoáng vật: Ở Việt nam mỏ Diatomit lớn và chất lượng tốt nhất là mỏ Hoà Lộc (Phú Yên) có thành phần  khoáng vật như sau: ­ Vỏ tảo Diatomae: Chiếm 10­60%, có dạng hình ống, hình trụ kéo dài, tiết diện ngang hình  tròn, hình vành khuyên, đường kính từ 0,01 – 0,05 mm, có tiết diện hình chữ nhật chiều dài  cạnh từ 0,01 – 0,02mm; ­ Opan: Dạng hình cầu nhỏ, chiếm tỷ lệ nhỏ; ­ Sét: Chiếm từ 5 – 24%, dạng vẩy chủ yếu là hydromica và lẫn ít khoáng vật Motmorillonit; ­ Gai xương bột biển: chiếm 1 – 15% thuộc loại spongia đơn trục dạng que, đầu nhọn, dài  0,01 – 0,25mm; ­ Gnauconit: chiếm từ 10 – 15%, có dạng vẩy nhỏ, màu lục nhạt; ­ Vụn Thạch anh: chiếm 
  16. Làm sạch môi trường ao, đầm nuôi tôm. Làm cải tạo đất nông nghiệp. Xử lý nước thải. KẾT LUẬN Từ những trình bày khái về diatomit ở trên nhóm chúng em rút ra kết luận chính sau: 1. Diatomit là một khoáng sản trầm tích với thành phần chính là SiO2.nH2O dưới dạng opan  được cấu thành chủ yếu từ khung xương hoặc mảnh vụn vỏ tảo Diatome.  2. Diatomit có cấu trúc lỗ xốp, màu sắc: trắng, xám vàng, xám trắng đôi khi đen, nâu đen. 3. Nguồn gốc thành tạo: + Diatomit nguồn gốc  biển vùng nền. + Diatomit nguồn gốc biển vùng địa máng. + Diatomit nguồn gốc hồ thuộc cảnh quan hậu băng hà. + Diatomit nguồn gốc hồ thuộc cảnh quan núi lửa. Trong đó Diatomit nguồn gốc hồ thuộc cảnh quan núi lửa phổ biến ở Việt Nam. 4. Lĩnh vực sử dụng: +  Làm chất trợ lọc, tẩy rửa trong công nghệ sản xuất bia, rượu; làm cải tạo đất nông nghiệp,  xử lý nước thải. + Làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu cách nhiệt, làm sạch môi trường ao, đầm nuôi tôm. + Làm chất độn và chất mang, làm vật liệu mài bóng bạc, đánh bóng vỏ ôtô. 5. Mỏ khoáng diatomit Hòa Lộc + Hệ tầng chứa diatomit: hệ tầng Di Linh Linh (N13 – N21dl )
  17. + Thành phần hóa học của Diatomit: SiO2 =65,31%, Al2O3= 16,66%, Fe2O3= 4,47%, CaO=0,3%,  MgO=0,71%, MKN=9,36%. Kiến nghị: Qua quá trình tìm hiểu về  diatomit chúng em hiểu và biết được khái niệm, tính chất, đặc   điểm thành phần hóa, thành phần khoáng, cũng như nguồn gốc hình thành và lĩnh vực sử dụng   trong từng ngành công nghiệp. Cần có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng diatomit làm   ra những sản phẩm tốt nhất phục vụ cho lợi ích quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kiều Qúy Nam, Phạm Văn Trường, 2009, giáo trình nguyên liệu khoáng kĩ thuật và phụ gia  vô cơ. 2. Nguyễn Quang Luật, 2010, bài giảng Khoáng sản Việt Nam. 3. Anh Trung, Diatomite­ nguồn khoáng sản đa dụng, trung tâm thông tin và công nghệ  Tp.HCM 4. https://www.facebook.com/diatomite.vn/?fref=ts
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1