Tiểu luận: Tìm hiểu về vị trí, vai trò của Chính phủ trong hệ thống hành chính Nhà nước
lượt xem 56
download
Nội dung chính của bài tiểu luận "Tìm hiểu về vị trí, vai trò của Chính phủ trong hệ thống hành chính Nhà nước" gồm có 4 phần: Lịch sử hình thành và phát triển của Chính phủ Việt Nam; Cơ cấu tổ chức của Chính phủ; Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ; Hạn chế và phương hướng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Tìm hiểu về vị trí, vai trò của Chính phủ trong hệ thống hành chính Nhà nước
- TIỂU LUẬN MÔN: TỔ CHỨC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Đề tài: “Tìm hiểu về vị trí, vai trò của Chính phủ trong hệ thống hành chính Nhà nước”. 1
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG CHÍNH 4 I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 4 II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH PHỦ 6 1. Vị trí, vai trò của Chính phủ 6 2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ 7 III. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH PHỦ 9 1. Nhiệm vụ, quyền hạn chung 9 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định trong tững lĩnh 11 vực cụ thể IV. HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG 15 KẾT LUẬN 16 2
- LỜI MỞ ĐẦU Hệ thống hành chính Việt Nam là tổng thể các cơ quan trong bộ máy hành pháp tạo thành một thể thống nhất, mỗi cơ quan là một mắt xích quan trọng có mối ràng buộc với nhau. Trong hệ thống hành chính Việt Nam, Chính phủ chính là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều đó đã được khẳng định trong Hiến pháp 2013. Chính phủ là cơ quan chấp hành cao nhất của Quốc hội, ban hành các văn bản pháp quy để thực thi pháp luật. Chính phủ là một thực thể đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan hành chính Việt Nam. Vì vậy, trong phạm vi bài tiểu luận này, em đã chọn Chính phủ như là đối tượng nghiên cứu của mình. Nghiên cứu hệ thống hành chính Việt Nam là nghiên cứu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, hướng phát triển của Chính phủ trong chương trình tổng thể cải cách hành chính của nhà nước. Tìm hiểu về Chính phủ chính là tìm hiểu về vị trí, vai trò của Chính phủ trong hệ thống hành chính Nhà nước. Hơn nữa tìm hiểu về Chính phủ còn là sự so sánh, là sự học hỏi với thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Có như vậy chúng ta mới có thể xây dựng được một bộ máy hành chính Nhà nước năng động và hiệu quả. Xuất phát từ vấn đề trên, em xin thực hiện đề tài: “Tìm hiểu về vị trí, vai trò của Chính phủ trong hệ thống hành chính Nhà nước”. 3
- NỘI DUNG CHÍNH I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cuối năm 1944 đầu năm 1945, trước sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới quân đồng minh đã mở một loạt những mặt trận từ Châu Âu sang Châu Á và giành những thắng lợi quyết định, chủ nghĩa phát xít đang rơi vào nguy cơ bị tiêu diệt. Tình hình trong nước có biến chuyển thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Trong bối cảnh đó Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng và đã đưa cách mạng đến thắng lợi. Ngày 28/7/1946, Ủy ban dân tộc giải phóng chuyển thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 03/9/1945, Chính phủ họp phiên đầu do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ đã thảo luận và tán thành 6 vấn đề cấp bách để chèo lái con đường cách mạng Việt Nam. Nhằm tăng cường đoàn kết toàn dân, ổn định tình hình trong nước, với sự tham gia của một số phần tử của Việt Nam quốc dân đảng và Việt Nam cách mạng đồng minh hội, Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời (ngày 01/01/1946). Trước tình hình mới thực dân pháp âm mưu quay lại miền Bắc và quân đồng minh đã kéo vào để giải quyết những vấn đề khó khăn đó chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu ra mắt ngày 2/3/1946. Ngày 03/11/1946 bản Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thông qua. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất của nước Việt Nam mới, trên cơ sở đó Chính phủ mới được thành lập: cơ quan hành chính cao nhất của 4
- toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà với cơp cấu tổ chức chặt chẽ. Cách mạng miền nam dưới sự lãnh đạo của đảng đã giành được những thắng lợi nhất định. Nhằm chỉ đạo sat sao hơn nữa mọi mặt của cách mạng, từ ngày 0608/06/1969 Mặt trận dân tộc dân tộc giải phóng Việt Nam, liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình và các lực lượng khác họp Đại hội Đại biểu quốc dân miền Nam bầu Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và hội đồng cố vấn Chính phủ do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch. Thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng. Quốc hội khoá VI (19761981) được tổ chức nhằm thống nhất mọi mặt đất nước trên cơ sở pháp lý, trên thực tế ở Việt Nam tồn tại hai Chính phủ: Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam. Quốc hội đã nhất trí bầu ông Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam thống nhất. Năm 1980, bản Hiến pháp thứ ba ra đời, để đáp ứng tình hình mới của cách mạng Việt Nam quy định: Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước. Chính phủ nhiệm kỳ quốc hội khoá VII (19811986) với tên gọi Hội đồng Bộ trưởng do ông Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch. Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VIII (19871992) do ông Phạm Hùng làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 10/03/1988, ông Phạm Hùng mất, Quốc hội bầu ông Võ Văn Kiệt làm Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khoá VIII bầu ông Đỗ Mười làm Chủ tịch. Đến kỳ họp IX Quốc hội khoá VIII bầu ông Võ Văn Kiệt làm Chủ tịch sau khi xem xét đơn thôi việc của ông Đỗ Mười. Kỳ họp Quốc hội khoá VIII thông qua Hiến pháp năm 1992 trên tinh thần nội dung đường lối đổi mới quy định: Chính phủ là cơ quan hành pháp của Quốc hội cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ 5
- nhiệm kỳ Quốc hội khoá IX (19921997) đã bầu ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đã thông qua 4 Luật Tổ chức bộ máy nhà nước mới, trong đó có Luật Tổ chức Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức Chính phủ, phê duyệt đề nghị của Chính phủ về bổ nhiệm các Phó Thủ tuớng Chính phủ và các Bộ trưởng. Tại kỳ họp Quốc hội khoá X (19972002) đã bầu ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng Chính phủ, đồng thời ban hành một số quy chế cải cách làm việc của Chính phủ. Chính phủ nhiệm kì Quốc hội khoá XI 20022007 bầu ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng Chính phủ đến 2762006. Ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng Chính phủ từ ngày 2762006 đến nay. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu tổ chức Chính phủ gồm 20 Bộ và 6 cơ quan ngang Bộ. Đến nay cơ cấu tổ chức Chính phủ còn 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ. Như vậy từ lịch sử hình thành và phát triển của Chính phủ chúng ta đã luôn đổi mới nhằm đáp ứng được tình hình và hoàn chỉnh bộ máy Chính phủ. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH PHỦ 1. Vị trí, vai trò của Chính phủ Quốc hội khoá X (25/12/2001) đã xác định rõ vị trí, vai trò của Chính phủ trong hệ thống các cơ quan nhà nước, tăng cường chức năng quản lý toàn diện tập trung, thống nhất của Chính phủ trong phạm vi cả nước đối với nền kinh tế quốc dân và mọi mặt của đời sống xã hội. Vị trí và vai trò của Chính phủ đã được khẳng định qua các bản hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, và 2013. Điều 43 Hiến pháp 1946: “Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc”, thực hiện toàn bộ chức năng quản lý hành chính nhà nước, là cơ quan thi hành các đạo luật và nghị quyết của Nghị viện, đề nghị những dự án luật ra trước nghị viện ... bổ nhiệm hoặc cách chức các nhân viên trong cơ 6
- quan hành chính hoặc chuyên môn. Hiến pháp 1959, Chính phủ được đổi thành Hội đồng Chính phủ. Đây cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. So với Hiến pháp 1946, Hiếp pháp 1959 đã quy định Chính phủ có khối lượng quyền hạn bao hàm nhiều lĩnh vực trong đó có cả lĩnh vực quản lý kinh tế. Hiến pháp 1980, Hội đồng Chính phủ đổi tên thành Hội đồng Bộ trưởng, là cơ quan chấp hành và hành chinh Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Hiếp pháp 1992, Hội đồng Bộ trưởng đổi thành Chính phủ. Theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Chính phủ quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với vị trí trên Chính phủ là cơ quan điều hành cao nhất của quyền lực Nhà nước trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, nó chỉ đạo tập trung, thống nhất các bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương. 2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ Để Chính phủ thực hiện vai trò của mình, Nhà nước ta coi việc xây dựng cơ cấu tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu. Cơ cấu tổ chức của chính phủ Việt Nam thay đổi theo từng thời kỳ: Theo quy định của Hiến pháp 1946 trong cơ cấu của Chính phủ gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Nội các. Trong Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng. Chính phủ gồm 29 thành viên, 15 Bộ trưởng, và 13 Thứ trưởng với 13 Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ. Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, số thành viên của Chính phủ là 38 vị gồm 16 Bộ trưởng, 18 Thứ trưởng. 7
- Hiến pháp 1959, Chính phủ được tách thành hai chế điịnh độc lập: Chủ tịch nước và Hội đồng Chính phủ. Chủ tịch nước không trực tiếp nắm quyền hành pháp mà thực hiện chức năng của Nguyên thủ quốc gia. Còn Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội và cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước. Cơ cấu của Hội đồng Chính phủ gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, và Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước. Kỳ họp thứ I Quốc hội khoá II đã lập ra Hội đồng Chính phủ gồm 30 vị trong đó có Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng. Theo Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ, Hội đồng Chính phủ có 30 cơ quan trong đó có 24 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 6 cơ quan thuộc Chính phủ. Quốc hội khoá VI (19761981) đã lập Hội đồng Chính phủ gồm có Thủ tướng, 7 Phó Thủ tướng và 31 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Hội đồng Chính phủ gồm có 48 cơ quan trong đó có 29 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 19 cơ quan thuộc Chính phủ. Hiến pháp 1980, Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước. Quốc hội khoá VIII lập ra Hội đồng Bộ trưởng với số thành viên có 41 người gồm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, 9 Phó Chủ tịch và 31 Bộ trưởng. Đến cuối 1991, số lượng các cơ quan của Hội đồng Chính phủ còn 54, có 28 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 26 cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Hiếp pháp 1992, quy định cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ và cơ quan ngang Bộ. Số lượng các Bộ và cơ quan ngang Bộ giảm nhiều so với trước đây trong Chính phủ có 26 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 13 cơ quan thuộc Chính phủ. Quốc hội quyết định việc thành lập, bãi bỏ các Bộ và cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Cơ cấu thành viên Chính phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Số lượng thành 8
- viên Chính phủ cũng giảm nhiều chỉ còn lại 30 thành viên Chính phủ. Thủ tướng là đại biểu Quốc hội, các thành viên khác không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm bãi nhiệm, cách chức. Các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Chủ tịch nước ký quyết định. Khác với trước đây, theo Luật tổ chức Chính phủ, trong Chính phủ chỉ có một Phó Thủ tướng thường trực được giải quyết một số công việc của Thủ tướng và thay mặt Thủ tướng khi Thủ tướng vắng mặt chứ không lập ra thường vụ làm chức năng thường trực Chính phủ. Chính cách tổ chức này làm cho hoạt động của Chính phủ năng động linh hoạt và cơ cấu tổ chức gọn nhẹ bảo đảm phân công trách nhiệm giứa các thành viên Chính phủ với nhau và từng thành viên vơi tập thể Chính phủ. Hiện nay, cơ cấu tổ chức Chính phủ có số lượng các bộ và cơ quan ngang Bộ đã giảm theo Nghị quyết của Quốc hội gồm có các Bộ và cơ quan ngang Bộ sau đây: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nội vụ; 9
- Bộ Y tế; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Uỷ ban dân tộc; Văn phòng Chính phủ. Cơ quan thuộc Chính phủ: Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Đài tiếng nói Việt Nam; Đài truyền hình Việt Nam; Học viện chính trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. III. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH PHỦ 1. Nhiệm vụ, quyền hạn chung Chính phủ lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước. Bảo đảm cho việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác, trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. 10
- Thống nhất quản lý việc xây dựng phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, các dịch vụ công, quản lý và bảo đảm hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia. Thi hành những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và xã hội, bảo vệ môi trường. Củng cố và phát triển nền quốc phòng toàn dân, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự xã hội, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân, thi hành lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tổ quốc. Ví dụ: gần đây Chính phủ đã đưa ra lệnh ban bố tình trạng nguy hiểm sự quay lại dịch cúm gia cầm. Đồng thời đã có những Quyết định, Chỉ thị hướng dẫn Ủy ban nhân dân từng khu vực. Như tỉnh Thái Nguyên, Hải Dương,... đang là tụ điểm của dịch cúm này nên cần có những biện pháp khắc phục và ngăn chặn nạn dịch. Tổ chức và lãnh đạo, kiểm kê, thống kê, thanh tra, chống quan liêu, tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thống nhất quản lý công tác đối ngoại đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, bảo vệ lợi ích Nhà nước và công dân. Thực hiệc các chính sách xã hội, chính sách dân tộc và tôn giáo. Quyết định điều chỉnh địa giới và các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương. Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định trong tững lĩnh vực cụ thể. 11
- 2.1. Trong lĩnh vực kinh tế: Chính phủ có nhiệm vụ quản lý nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời củng cố và phát triển nền kinh tế Nhà nước. Quyết định chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế. Thúc đẩy sự hình thành phát triển và từng bước thực hiện các loại thị trường. Quyết định chính sách cụ thể thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Xây dùng dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trình quốc hội dự bản ngân sách Nhà nước. Quy định các chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền lương, giá cả. đồng thời thống nhất sử dụng hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân, tài nguyên quốc gia hợp pháp, kết hợp bảo vệ cải tạo tái sinh tài nguyên. Chính phủ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đưa ra chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đối ngoại. Ví dụ: trong sự phân tích tình hình kinh tế nước hiện nay, tình trạng lạm phát đang diễn ra, nền kinh tế bị thiệt hại do đợt rét đậm vừa qua, thêm nữa là dịch cúm gia cầm làm cho đời sống nhân dân càng khó khăn. Ngoài ra do nước ta đang trong hội nhập không tránh khỏi biến động về giá cả đang diễn ra trên thế giới. Trước tình hình đó Chính phủ đã lãnh đạo Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phối hợp triển khai thực hiện kiềm chế lạmn phát kiềm chế sự tăng giá cả theo sự chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ ( văn bản 75/TTGKTTH319/TTGKTTH) Chính phủ đã sử dụng chính sách điều tiết thị trường: SCIC vào cổ phiếu... Ví dụ: Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam phần lan, tăng cường giao lưu năng động tìm kiếm cơ hội đầu tư thương mại diễn ra vào ngày 12
- 22/02/2008 do Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cùng Tổng thống Tarria Haloren tham dự. 2.2. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ: Đưa ra các chính sách nhằm phát triển hoạt động trong công nghệ bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ là chính sách hàng đầu ưu tiên đầu tư cho những hướng khoa học công nghệ hiện đại, chú trọng công nghệ thông tin. Quản lý các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển hệ thống thông tin và khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ, quản lý tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, đồng thời Chính phủ thi hành chính sách bảo vệ môi trường. Ví dụ: ngày 12/10/2007 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh việc đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế để tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực này, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của mọi cơ quan Nhà nước, đến năm 2010 100% cơ quan có cổng thông tin điện tử. Ví dụ: chiều ngày 10/10/2007, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có cuộc trao đổi với bộ trưởng PLAMENVATCHKOV (BUNGARY) về các biện pháp nhằm tăng cường mối quan hệ hai nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên cơ sở hiệp ước hợp tác trong lĩnh vực bưu chính viễn thông mà Chính phủ hai nước đã ký. 2.3. Trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục thông tin thể thao du lịch: Chính phủ thực hiện quản lý và phát triển sự nghiệp văn hoá, văn học nghệ thuật. Bảo tồn phát triển nền văn hoá tiên tiến, bảo vệ và phát huy di sản văn hoá, khuyến khích phát triển các loại hình nghệ thuật. Chống việc truyền bá tư tưởng và sản phẩm văn hoá độc hại, bài trừ mê tín dị đoan. 13
- Chỉ tiêu đầu tư khuyến khích các nguồn lực văn hoá thể hiện rõ nhất trong việc Chính phủ các mục tiêu chương trình nội dung kế hoạch để nâng cao hệ thống giáo dục ở nước ta. Ngoài ra, Chính phủ đưa ra chính sách nhằm phát triển sự nghiệp thông tin, báo chí đồng thời ngăn chặn mọi hoạt động làm tha hoá lợi ích quốc gia. Ví dụ: sáng ngày 22/8/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã làm việc với Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phải đảm bảo tổ chức quản lý Nhà nước thật tốt 4 lĩnh vực chính là văn hoá, thể dục thể thao, du lịch và gia đình. Ví dụ: ngày 10/3/2008, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức lễ khai trương Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam, thành lập quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản. 2.4. Về vấn đề dân téc và tôn giáo Chính phủ đưa ra các chính sách bình đẳng đoàn kết tương trợ, thực hiện công bằng xã hội, quyền dùng tiếng nói chữ viết riêng. Đồng thời đưa ra chính sách nhằm phát triển mọi mặt ở các vùng dân tộc thiểu số, xây dựng kết cấu hạ tầng, dự án phát triển kinh tế xã hội, nâng cao dân trí cho đồng bào dân téc miền núi. Điều này thể hiện rât rõ trong công tác đưa giáo viên lên miền núi để dạy và vận động người dân đưa con em đến trường với mức lương ưu ái. Ngoài ra Chính phủ còn áp dụng nhiều biện pháp nữa như đảm bảo điện năng, đưa thiết bị truyền thông như ti vi, máy tính, đài báo lên miền núi nhằm đảm bảo nâng cao dân trí cho nguời dân. Về tôn giáo, Chính phủ đưa ra chính sách nhằm đảm bảo tự do tin ngưỡng 2.5. Về công tác đối ngoại: 14
- Chính phủ đưa ra các công tác đối ngoại nhằm thể hiện nền độc lập tự chủ của đất nước. Chính phủ phải trình Chủ tịch nước quyết định việc ký kết hoặc gia nhập Điều ước quốc tế nhân danh nhà nước và trình chủ tịch nước phê chuẩn và ký kết. Đưa ra các chính sách để phát triển về kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hoá và giáo dục với cả nước. Đồng thời chỉ đạo hoạt động của cơ quan đại diện của nhà nước ở nước ngoài, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài, đoàn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc dân tộc. Ví dụ: Hội nhập kinh tế quốc tế: gia nhập WTO (ngày 07/11/2006). 2.6. Trong hệ thống hành chính Chính phủ trình Quốc hội quyết định cơ cấc tổ chức của Chính phủ về việc thành lập bãi bỏ các cơ quan ngang Bộ. Việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, việc thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính. Tổ chức chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm hiệu lực quản lý được thông suốt. Quyết định chỉ đạo và phân công, phân cấp quản lý ngành, lĩnh vực. Cải cách hành chính Nhà nước xây dựng nền hành chính trong sạch vững mạnh chuyên nghiệp hiện đại hoạt động có hiệu lực. Quyết định việc thành lập, sát nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ, quyết định nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác. Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân và hướng dần vể tổ chức một số cơ quan chuyên môn để hội đồng nhân tỉnh quyết định phù hợp với đăc điểm riêng của địa phương, quyết định mức biên chế hành chính sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân. 15
- Thống nhất quản lý cán bộ, công chức viên chức trong các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, xây dựng và đào tạo đội ngò cán bộ công chức viên chức trong sạch. 2.7. Trong Hội đồng nhân dân: Chính phủ hướng dẫn và kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện Hiến pháp. Gửi Hội đồng nhân dân các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến Hội đồng của cơ quan địa phương, giải quyết những kiến nghị. Bồi dưỡng cán bộ công chức Hội đồng nhân dân kiến thức quản lý Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất tài chính. 2.8. Pháp luật và hành chính tư pháp: Trình các dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời kiểm tra việc thi hành và bảo vệ quyền công dân. Thống nhất công tác hành chính tư pháp, các hoạt động về luật sư quyết định tư pháp, công chứng và bổ trợ tư pháp, tổ chức và quản lý công tác thi hành án, quốc tịch, hộ khẩu, hộ tịch. Tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra Nhà nước tổ chức chỉ đạo giải quyết khiếu nại. IV. HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Chính phủ đã có sự thay đổi hợp lí để phù hợp với tình hình mới. Có thể thấy Chính phủ ở các nước trên thế giới tuỳ theo chế độ chính trị của mình mà hình thành một cơ cáu tổ chức hợp lý và có nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau. Đối với Đức, Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. Chính phủ Đức gồm 14 Bộ. Ở Pháp theo chế độ lưỡng viện, đứng đầu Chính phủ là thủ tướng, đứng đầu Nhà nước là Tổng thống. Chính phủ Pháp bao gồm 18 Bộ và Ban Thư ký. Nhìn chung ở các Nhà 16
- nước, Chính phủ đều là cơ quan hành pháp cao nhất. Nhưng tuỳ theo chế độ chính trị mà người đứng đầu Nhà nước có sự khác nhau. * Một vài hạn chế: Bộ máy hành chính còn quan liêu, chưa thật gần dân, sát thực tế. Chưa có sự thống nhất trong thi tuyển dụng bổ nhiệm. * Phương hướng: Xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ,tránh cồng kềnh. Đào tạo một đội ngò công chức trẻ tài năng và giàu nhiệt huyết. KẾT LUẬN Hơn 60 năm qua sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã lập nhiều chiến công hiển hách. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo công cuộc đổi mới đi đúng con đường mà Đảng đã đề ra. Chúng ta đã xây dựng một bộ máy nhà nước vững mạnh, một hệ thống hành chính thống nhất từ Trung ương đến địa phương tạo động lực cho sự phát triển của đất nước. Hi vọng với sự chung tay góp sức của mỗi công dân, chúng ta sẽ xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân, và vì dân. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Tìm hiểu về tình hình và phát triển hoạt động kiểm toán độc lập
25 p | 855 | 333
-
Tiểu luận: "Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam"
23 p | 1235 | 191
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về cảm biến siêu âm loại SRF05 và giao tiếp giữa vi điều khiển 8051 với cảm biến SRF05
20 p | 569 | 175
-
Tiểu luận Thương mại điện tử: Thái độ và hành vi người tiêu dùng
12 p | 1074 | 128
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về món canh chua cá lóc Nam Bộ
49 p | 388 | 82
-
Tiểu luận báo cáo thực tập ngành Logistics Quản lý chuỗi cung ứng: Báo cáo về đơn vị thực tập – Cảng Cát Lái
43 p | 731 | 61
-
Tiểu luận: "Tìm hiểu về hương thơm và vị đắng của nước bưởi"
18 p | 279 | 58
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hoạch định chiến lược truyền thông Above the line (ABL) về vị cho thương hiệu Lavie
80 p | 302 | 57
-
Tiểu luận môn Quản lý nhà nước về kinh tế: Chức năng kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của các chủ thể tham gia thị trường và sự vận dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
23 p | 316 | 49
-
Tiểu luận môn Tâm lý học: Những cơ chế hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý người
16 p | 2992 | 47
-
Bài tiểu luận: Quan hệ hai ngôi trong toán phổ thông và tính chất của chúng
26 p | 323 | 45
-
Tiểu luận: Hồ hiếu khí
35 p | 184 | 41
-
Tiểu luận: Tìm hiều về UBND Xã và các chức danh chuyên môn
10 p | 411 | 29
-
Tiểu luận Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh: Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh. Lấy ví dụ cụ thể sinh động, đánh giá và rút ra bài học
16 p | 92 | 19
-
Tiểu luận Quản trị kinh doanh: Tìm hiểu về Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
36 p | 66 | 17
-
Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương: Tìm hiểu về các Vitamin A, C, E, H
47 p | 65 | 11
-
Tiểu luận môn phân tích sắc ký: Tìm hiểu về các loại cột trong phân tích sắc ký lỏng
31 p | 89 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn