Tiểu luận Tìm hiểu về tình hình và phát triển hoạt động kiểm toán độc lập
lượt xem 333
download
Là một bộ phận của nền kinh tế, việc hình thành và phát triển hoạt động kiểm toán độc lập, vừa là tất yếu khách quan của kinh tế thị trường, vừa là thành tố quan trọng của hệ thống công cụ quản lý tài chính vĩ mô và đóng vai trò tích cực trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết để phục vụ lợi ích của công chúng, trước hết vì lợi ích của bản thân doanh nghiệp, của nhà đầu tư, chủ sở hữu,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Tìm hiểu về tình hình và phát triển hoạt động kiểm toán độc lập
- Tiểu luận Tìm hiểu về tình hình và phát triển hoạt động kiểm toán độc lập Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- Mục lục Lời mở đầu ................................................................................................................................. 3 1 Những hiểu biết chung về hoạt động kiểm toán........................................................ 3 2.1 Qúa trình hình thành và phát triển tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam.... 8 2.2 Những thành tựu cơ bản của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam ......... 9 2.3 Các hình thức tổ chức và quy mô của công ty kiểm toán ở Việt Nam. ........... 12 2.4 Hệ thống luật kiểm toán ở Việt Nam hiện nay. ..................................................... 12 2.6 Vai trò của Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở Việt Nam. ................................................................................................... 16 2.10.1 Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam VNFC ....................... 32 2.10.2 Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) ................................................................ 32 2.10.3 Công ty A&C ............................................................................................................... 33 Kết luận: ................................................................................................................................... 34 PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 35 Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- Lời mở đầu Là một bộ phận của nền kinh tế, việc hình thành và phát triển hoạt động kiểm toán độc lập, vừa là tất yếu khách quan của kinh tế thị trường, vừa là thành tố quan trọng của hệ thống công cụ quản lý tài chính vĩ mô và đóng vai trò tích cực trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết để phục vụ lợi ích của công chúng, trước hết vì lợi ích của bản thân doanh nghiệp, của nhà đầu tư, chủ sở hữu, các chủ nợ… lợi ích và yêu cầu của Nhà Nước. Người sử dụng kết quả kiểm toán được đảm bảo rằng những thông tin tài chính được cung cấp là trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao để làm căn cứ cho các quyết định kinh tế hoặc thực thi trách nhiệm quản lý, giám sát của mình. Hoạt động kiểm toán và tu vấn tài chính kế toán... đã và đang góp phần xây dựng và phổ cập cơ chế chính sách kinh tế, tài chính; thực hiện công khai, minh bạch báo cáo tài chính của doanh nghiệp; ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng; phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1 Những hiểu biết chung về hoạt động kiểm toán. 1.1 Khái niệm Trên thế giới, thuật ngữ kiểm toán đã có từ lâu, từ khi xuất hiện nhu cầu xác định tính trung thực, độ tin cậy của thông tin trong báo cáo tài chính, kế toán và thực trạng tài sản của một chủ thể trong quan hệ kinh tế. Nó hình thành và phát triển từ thời kỳ mà các thông tin được phê chuẩn bằng cách đọc lên trong một buổi họp công khai. Vì thế, thuật ngữ kiểm toán theo tiếng Latinh là Auditus có nghĩa là “nghe”. Ở Việt nam, thuật ngữ kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng mới xuất hiện từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán độc lập. Theo định nghĩa của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (International Federation of Accountants –IFAC) thì “Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản báo cáo tài chính” Trong giáo trình kiểm toán của các tác giả Alvin A.Rens và James K.Loebbecker đã định nghĩa: “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập” Trong đó: bằng chứng kiểm toán là những thông tin hoặc tài liệu mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán làm cơ sở cho những ý kiến nhận xét của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Định nghĩa khác nêu: “Kiểm toán là thủ pháp xem xét và kiểm tra một cách khách quan về từng khoản mục bao gồm việc thẩm tra những thông tin đặc trưng được xác định bởi kiểm toán viên hoặc thiết lập bởi thực hành chung. Nói tổng quát, mục đích của kiểm toán là trình bày ý kiến hoặc đi đến kết luận về cái được kiểm toán” (trích từ Auditing - Theory & Practice của John Dunn, University of Strathclyde, Glasgow nhà xuất bản Prentice Hall) Trong Qui chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định số 07/CP của Chính phủ ngày 29/1/94 có nêu: “Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn, hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội (gọi tắt là các đơn vị kế toán) khi có yêu cầu của đơn vị này”. Các thuật ngữ trong định nghĩa trên được hiểu như sau: Như vậy, tuy các định nghĩa nêu trên cách diễn đạt và từ ngữ khác nhau song chúng đều thống nhất ở những nội dung cơ bản sau: - Chủ thể tham gia hoạt động kiểm toán: Người thực thi công việc kiểm toán (kiểm toán viên) và các đơn vị kinh tế (gọi chung là các doanh nghiệp) có các thông tin kinh tế được kiểm toán. - Đối tượng kiểm toán: Là các thông tin kinh tế được kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến về những thông tin này sau quá trình thực hiện công việc kiểm toán. - Mục tiêu của kiểm toán: kết thúc quá trình kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra ý kiến về đối tượng kiểm toán. (a) Chủ thể tham gia hoạt động kiểm toán bao gồm kiểm toán viên và đơn vị kinh tế có thông tin cần kiểm toán (đơn vị được kiểm toán). Kiểm toán viên theo tiêu chuẩn của IFAC (Liên đoàn kế toán quốc tế) và luật pháp các nước thành viên đều qui định các yêu cầu cơ bản của kiểm toán viên là: Có kỹ năng và khả Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- năng nghề nghiệp, chính trực, khách quan, độc lập và tôn trong bí mật. Ở nước ta, các qui định, tiêu chuẩn và yêu cầu cơ bản của kiểm toán viên được qui định cụ thể trong Qui chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định 07/CP của Chính phủ và chuẩn mực kiểm toán số 200 (đoạn 14,15). Các qui định này về cơ bản không khác với các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn của IFAC. Đơn vị kinh tế có thông tin kinh tế cần kiểm toán có thể là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, các đơn vị kinh tế sự nghiệp, các chương trình, dự án, .., tuy nhiên các đối tượng này chỉ trở thành chủ thể trong hoạt động kiểm toán khi có nhu cầu hoặc do yêu cầu mang tính bắt buộc về mặt quản lý nhà nước. Mối quan hệ giữa các chủ thể kiểm toán phản ánh bản chất của các loại hình kiểm toán, nó thể hiện địa vị pháp lý của các kiểm toán viên trong nền kinh tế và trong quá trình kiểm toán. Sự khác biệt này dẫn đến quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi hoạt động của kiểm toán viên cũng như những đóng góp khác nhau đối với nền kinh tế. (b) Đối tượng kiểm toán là các thông tin kinh tế được kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến về những thông tin này sau quá trình thực hiện kiểm toán. Các thông tin kinh tế là đối tượng kiểm toán có thể là các báo cáo tài chính tổng hợp, chi tiết hàng năm, báo cáo quyết toán giá trị công trình, báo cáo xác định giá trị vốn góp của các bên đối tác, hoặc một nội dung, chỉ tiêu kinh tế nào đó như về tình hình kê khai nộp thuế, tình hình sử dụng vốn đầu tư,.... Đối với các dự án thì ngoài các thông tin về tài chính như trên còn các thông tin kinh tế khác như các thông tin về tình hình thực hiện dự án, nội dung và đánh giá hiệu quả dự án,.... Có thể tập hợp các thông tin kinh tế là đối tượng kiểm toán thành các nhóm sau: - Thông tin kinh tế là các báo cáo tài chính. - Thông tin kinh tế mang tính hiệu quả trong hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị. Các thông tin này liên quan đến các thủ tục và phương pháp hoạt động của một bộ phận hay của toàn đơn vị kinh tế với tư cách là chủ thể kiểm toán. - Thông tin kinh tế liên quan đến việc tuân thủ các qui định mang tính chất pháp lý hoặc đã được thống nhất trước mà đơn vị kinh tế đó phải tuân theo. Ví dụ như việc thực hiện các qui định về quản lý lao động, tiền lương, các chính sách quản lý tài chính,.... (c) Mục tiêu của kiểm toán: Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- Kết thúc quá trình kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về đối tượng kiểm toán. Tuỳ thuộc vào các đối tượng kiểm toán, các báo cáo kiểm toán có thể khác nhau về hình thức, nội dung nhưng về bản chất trong mọi trường hợp chúng đều phải thông tin cho người đọc về mức độ tương quan và phù hợp của đối tuợng kiểm toán với các chuẩn mực đã được xây dựng. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập trên thế giới. Hoạt động kiểm toán độc lập trên thế giới đã xuất hiện trên 100 năm. Kiểm toán đã hình thành và phát triển từ thế kỉ XV, ở Châu Âu và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hình thức tổ chức của các tổ chức kiểm toán ở các nước không hoàn toàn giống nhau. Số lượng nhân viên và các tổ chức kiểm toán phụ thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động kiểm toán và nền kinh tế. Ở Hoa kỳ, hiện nay có hơn 45.000 tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp. Ở Cộng hoà Pháp hiện có 24 văn phòng kiểm toán khu vực và 2.500 văn phòng con cơ sở trực tiếp là dịch vụ và hơn 10.000 người là kiểm toán. Ở các nước nói trên và các nước khác, luật pháp qui định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán, thừa nhận sự khách quan và độc lập của kiểm toán, chấp nhận giá trị pháp lý của các tài liệu có chữ ký của kiểm toán. Về hình thức tổ chức của các tổ chức kiểm toán, có thể là các công ty kiểm toán, là cá nhân hành nghề kiểm toán, công ty hợp danh hoặc cổ phần. Trong công ty hoặc cả những cá nhân hành nghề kiểm toán, trong quá trình hoạt động của mình thường tuyển dụng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để giúp họ thực hiện công việc kiểm toán. Cơ cấu tổ chức trong các công ty kiểm toán ở các nước phát triển thường theo hệ thống cấp bậc về chuyên môn bao gồm các chủ phần hùn (Partner) (gồm chủ phần hùn có cổ phần trong công ty và chủ phần hùn không có cổ phần), là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất, tiếp đến là cấp điều hành viên cao cấp (Senior Manager, hoặc Principal) tiếp đó là các cấp quản lý, kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên. Mức độ chi tiết trong các cấp bậc trong công ty phụ thuộc vào qui mô và cách thức tổ chức quản lý của từng công ty. Trong công ty kiểm toán thường có nhiều các hoạt động dịch vụ và ở mỗi loại dịch vụ đều phân theo các cấp bậc tương ứng. Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- Qui mô, cách thức tổ chức của các công ty kiểm toán ở các nước phát triển rất đa dạng, bao gồm: - Các công ty đa quốc gia (các công ty kiểm toán quốc tế), trong đó văn phòng chính đặt ở một thành phố lớn trên thế giới (thường ở Mỹ và ở Anh) tiếp đó là các văn phòng chính cho các khu vực và các văn phòng ở các nước. Văn phòng ở các nước được thành lập theo luật của nước sở tại. Các văn phòng này sẽ trực thuộc sự quản lý của văn phòng chính của khu vực. - Các công ty thuộc phạm vi trong một quốc gia: Các công ty này có thể có một hoặc nhiều các văn phòng, chi nhánh trực thuộc và tổ chức hoạt động trong phạm vi một quốc gia. Có những công ty qui mô nhỏ hơn ở cấp địa phương với số lượng nhân viên là một vài chục người. Để quản lý và thống nhất sự hoạt động của các công ty kiểm toán, ở mỗi nước hoặc các khu vực đều có Hiệp hội kế toán, là tổ chức độc lập của những người làm công tác kế toán, kiểm toán hoặc quan tâm đến lĩnh vực này như: “Viện kế toán viên công chứng Hoa kỳ – AICPA’, Hiệp hội kế toán chuyên nghiệp Anh và xứ Wales – ICAEW; Hiệp hội kế toán Hồng Kông – HKSA. 1.3 Chức năng, phạm vi, đặc trưng của Kiểm toán độc lập Chức năng: Kiểm toán độc lập có chức năng chủ yếu thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, ngoài ra còn thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ thực hiện khi cấp trên hoặc Chính phủ là khách hàng Phạm vi hoạt động ở tất cả các tổ chức kinh tế thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế và được coi là đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Kiểm toán viên độc lập là người hành nghề kiểm toán chuyên nghiệp, được đào tạo công phu, phải trải qua các kỳ thi quốc gia và phải có chứng chỉ hành nghề kiểm toán. Tổ chức kiểm toán độc lập hình thành và hoạt động như một doanh nghiệp với mục đích kinh doanh kiếm lời. Đặc trưng của kiểm toán độc lập: - Thực hiện trên cơ sở tự nguyện theo yêu cầu cuả khách hang, dựa trên nền tảng pháp lý của nhà nước tạo ra. Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- - Việc kiểm tra không gắn liền với xử lý gian lận vì bản chất của kiểm toán độc lập là dịch vụ xác nhận BCTC. - Có tính pháp lý rất cao vì nó là hoạt động cần thiết và được pháp luật thừa nhận. 2. Hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam. 2.1 Qúa trình hình thành và phát triển tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam Ở Việt nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các hoạt động đa dạng và của nền kinh tế đòi hỏi phải có dịch vụ kiểm toán. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, ngày 13/5/1991 Bộ Tài chính thành lập hai công ty kiểm toán đầu tiên là Công ty kiểm toán Việt nam (VACO) và Công ty dịch vụ tư vấn Tài chính-Kế toán và kiểm toán (AASC). Sự ra đời của hai công ty nói trên đã tạo tiền đề cho sự ra đời của các công ty tiếp theo bởi sự hoạt động tích cực và có hiệu quả cũng như yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế nước ta trong những năm đổi mới. Theo báo cáo tại cuộc họp thường niên Giám đốc các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam tại Hà Nội mới đây, số lượng các công ty kiểm toán Việt Nam đã gia tăng đáng kể trong thời gian vừa qua. Vào cuối năm 2008, số lượng các công ty đăng ký hành nghề kiểm toán tại Việt Nam là 136 công ty, sau quý II/2009 số lượng này đã đạt con số 175. Điều này đã phần nào phản ánh thực tế về nhu cầu và vai trò ngày càng được nâng cao của kiểm toán độc lập đối với thị trường chứng khoán trong thời gian qua. Theo thống kê trên báo chí, đã có gần 200 doanh nghiệp trên tổng số 357 doanh nghiệp niêm yết có kết quả kiểm toán khác biệt so với thông tin, số liệu trước kiểm toán, trong đó có những mức chênh lệch trọng yếu lên đến hàng trăm tỷ đồng, biến lãi thành lỗ. Minh chứng này thể hiện rõ trách nhiệm nghiêm túc và chuyên nghiệp của các công ty kiểm toán đối với những đối tượng sử dụng thông tin tài chính, góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo đúng định hướng chuyên nghiệp. Mặc dù số lượng các công ty được chấp thuận cho kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết tuy đã được tăng từ 24 công ty kiểm toán trong năm 2008 lên 38 công ty vào thời điểm cuối quý II/2009, số lượng các công ty kiểm toán nói trên vẫn còn là một con số khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- Doanh thu tòan ngành kiểm tóan năm 2008 tăng 46%, trong đó doanh thu từ dịch vụ kiểm toán chiếm tỷ trọng cao nhất (57,9%). Bốn doanh nghiệp kiểm toán lớn nhất thế giới có mặt tại Việt Nam (Deloitte, Ernst & Young, KPMG và PwC) vẫn tiếp tục khẳng định vị trí đầu bảng của mình trong tốp 10 doanh nghiệp kiểm toán có tổng doanh thu cao nhất, trong đó Deloitte Vietnam lập kỷ lục có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ba năm liên tiếp, đồng thời cũng là doanh nghiệp kiểm toán có hiệu quả hoạt động cao nhất nếu tính theo tỷ trọng doanh thu trên số lượng nhân viên. 2.2 Những thành tựu cơ bản của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam Sự phát triển của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam, tuy còn non trẻ nhưng đã có những bước tiến bộ đáng kể: - Các công ty kiểm toán độc lập đã phát triển nhanh chóng về số lượng, quy mô và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Nếu năm 1991 chỉ có 2 công ty với vỏn vẹn 13 người thì đến 30/06/2006 đã có hơn 100 công ty kiểm toán lớn, nhỏ thuộc nhiều quy mô và loại hình hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam với hàng trăm văn phòng và chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, trên 4.000 nhân viên làm việc trong đó có 1.234 người đã được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ KTV và trên 150 KTV đạt trình độ quốc tế. Trong năm 2005 vừa qua, ngành kiểm toán Việt Nam đã cung cấp dịch vụ cho 12.000 khách hàng với tổng doanh thu 622 tỷ đồng. - Ngành kiểm toán đã xây dựng được khá đầy đủ và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và đã thành lập được Hiệp hội nghề nghiệp của mình Kiểm toán là dịch vụ chuyên nghiệp và cần thiết của kinh tế thị trường. Khi Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa DNNN, phát triển thị trường chứng khoán, mở cửa hội nhập quốc tế, và buộc các doanh nghiệp cần đến dịch vụ kiểm toán BCTC thì kiểm toán độc lập vừa là một yêu cầu pháp lý vừa là một tất yếu khách quan. Để tạo lập môi trường pháp lý, Nhà nước Việt Nam đã ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán như: Luật kế toán và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, 2 Nghị định về kiểm toán độc lập, hệ thống 26 chuẩn mực kế toán và Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- các thông tư hướng dẫn chi tiết, hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ra đời… đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho nghề kiểm toán Việt Nam. Ngày 15/4/2005, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2006 đã đánh dấu một giai đoạn lịch sử quan trọng cho nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam. Kể từ nay, những người hành nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã có một tổ chức nghề nghiệp riêng của mình, một môi trường để cùng nhau hợp tác, đào tạo, cập nhật chuyên môn , kiểm soát chất lượng dịch vụ, đạo đức nghề nghiệp, trao đổi kinh nghiệm, góp phần phát triển nghề nghiệp, sánh vai bạn bè trong khu vực và quốc tế. VACPA thành lập và đi vào hoạt động còn là tiền đề quan trọng cho công tác quản lý và soát xét chất lượng dịch vụ của các KTV hành nghề cũng như trợ giúp Bộ Tài chính thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của mình. - Đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp đã tăng nhanh và chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng số nhân viên chuyên nghiệp Dịch vụ kế toán, kiểm toán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngay từ khi thành lập, các công ty kiểm toán đã rất chú trọng đến việc tuyển chọn KTV và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. Sau 15 năm, đội ngũ KTV người Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp đã thành thục hơn nhiều. Nhiều KTV am hiểu luật pháp, chuẩn mực nghề nghiệp; ngoại ngữ, tin học… và không ít KTV có kiến thức và học vị quốc tế cao. Nhiều công ty, nhất là ở các công ty kiểm toán quốc tế và các công ty kiểm toán là DNNN Việt Nam đã có sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp về kiến thức, kỹ thuật và phong cách làm việc tiên tiến, giành được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng. Bộ Tài chính cũng đã hợp tác với một số tổ chức quốc tế (như Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc - ACCA) thực hiện chương trình đào tạo cơ bản theo tiêu chuẩn quốc tế cho KTV Việt Nam cũng như xét cấp chứng chỉ KTV Việt Nam cho một số Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- KTV có bằng cấp chuyên nghiệp nước ngoài đã góp phần tăng nhanh số lượng và chất lượng KTV Việt Nam. - Đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng Đối tượng khách hàng của các công ty kiểm toán từ chỗ chỉ gồm doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã mở rộng ra là DNNN, các ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, công ty niêm yết, nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp, các dự án quốc tế và các loại hình doanh nghiệp khác. Trong 3 năm gần đây, khi cơ quan thuế không trực tiếp duyệt quyết toán thuế hằng năm và từ sau khi Nghị định 105/2004/NĐ-CP ra đời thì yêu cầu kiểm toán đã mở rộng đáng kể, đặc biệt là tất cả các doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải kiểm toán. - Các loại dịch vụ kiểm toán và kế toán cũng ngày càng đa dạng Cùng với sự phát triển về số lượng công ty và quy mô từng công ty, các dịch vụ do các công ty kiểm toán cung cấp đã không ngừng được đa dạng hoá theo hướng mở rộng từng loại dịch vụ như: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB, dịch vụ kế toán; tư vấn quản lý, tài chính, thuế; tư vấn đầu tư, luật. Trong những năm gần đây đã xuất hiện thêm một số loại dịch vụ mới, như: Dịch vụ soát xét BCTC; Kiểm toán tỷ lệ nội địa hoá; Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp; Tư vấn nguồn nhân lực; Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ; Kiểm toán hoạt động để đánh giá và đề xuất xây dựng chiến lược phát triển SXKD cho từng lĩnh vực và ngành nghề ở Việt Nam; Tư vấn về rủi ro kinh doanh và rủi ro đầu tư; Tư vấn phục hồi, sát nhập và giải thể doanh nghiệp… Trong đó, dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính chiếm tỷ trọng lớn nhất. - Chính sách phát triển hoạt động kiểm toán độc lập đã được Nhà nước rất quan tâm Một điểm thuận lợi quan trọng, đó là vai trò của Chính phủ, của Bộ Tài Chính đối với hoạt động kiểm toán. Sở dĩ hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam sớm trở thành một ngành nghề quan trọng và có ý nghĩa trong nền kinh tế chính là nhờ có sự tác động mạnh mẽ của các cơ quan Nhà nước. Sự tác động đó không phải chỉ dừng lại ở việc đưa ra qui Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- chế hoạt động kiểm toán, ban hành các văn bản pháp quy tạo nhu cầu kiểm toán đối với một số loại doanh nghiệp, quy định một số trường hợp bắt buộc phải kiểm toán… mà quan trọng hơn, còn thể hiện ở chỗ ngày càng có nhiều cơ quan Nhà nước sử dụng kết quả kiểm toán như một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý. 2.3 Các hình thức tổ chức và quy mô của công ty kiểm toán ở Việt Nam. Hình thức tổ chức của các công ty kiểm toán ở Việt nam bị chi phối bởi hình thức sở hữu công ty. - Đối với các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phụ thuộc vào cơ chế quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước, trong đó Giám đốc, người đứng đầu công ty do cơ quan thành lập bổ nhiệm (Bộ tài chính, UBND Thành phố). Cách thức tổ chức tại các công ty này theo chức danh và theo cơ cấu hành chính. Trách nhiệm công việc và tổ chức hoạt động theo chức danh quản lý. - Đối với các công ty 100% vốn nước ngoài. Các công ty này đều thuộc các công ty kiểm toán quốc tế, do vậy về cơ cấu tổ chức giống như các công ty quốc tế. Tuy nhiên vì là công ty được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt nam, thuộc hình thức công ty TNHH nên về tổ chức hành chính, ở các công ty này vẫn có chức danh Giám đốc và là đại diện pháp lý của công ty về các vấn đề hành chính trước các cơ quan chức năng cũng như trong các hoạt động kinh tế. -Đối với các công ty TNHH trong nước. Các công ty này đến nay qui mô vẫn rất hạn chế và chưa hình thành hình thức tổ chức rõ nét. Tuy vậy, do hình thức sở hữu tư nhân, do vậy giám đốc công ty là chủ sở hữu, người theo pháp luật phải có chứng chỉ kiểm toán viên sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi hoạt động của công ty. Qui mô của các công ty kiểm toán ở Việt nam có sự khác biệt khá rõ nét. Nhìn chung các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn hơn, có nhiều chi nhánh và văn phòng ở các thành phố lớn trong cả nước. Các công ty TNHH có qui mô hạn chế nhất, chỉ có một văn phòng chính nơi thành lập. Các công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài đều có văn phòng ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. 2.4 Hệ thống luật kiểm toán ở Việt Nam hiện nay. Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- Sau 17 năm hoạt động (từ năm 1991 đến nay), kiểm toán độc lập ở VN đã phát triển nhanh về số lượng, quy mô, các công ty kiểm toán độc lập và số lượng KTV từng bước nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp. Đến nay cả nước đã có trên 140 DN dịch vụ kế toán, kiểm toán với trên 4.600 người làm việc, có gần 1500 người được cấp chứng chỉ KTV. Hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng được tín nhiệm, được xã hội thừa nhận. Thông qua hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư ván tài chính kế tóan các doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt kịp thời, đầy đủ và tuân thủ đường lối chính sách kinh tế, tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập được những thông tin tin cậy, và tăng cường lòng tin của người sử dụng các thông tin tài chính, từng bước đưa công tác quản lý tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp vào nề nếp…Có thể nói hoạt động kiểm toán độc lập đã xác định được vị trí trong nền kinh tế thị trường, góp phần ngăn ngừa và phát hiện lãng phí, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện công khai minh bạch báo cáo tài chính (BCTC), phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành kinh tế-tài chính, của doanh nghiệp và Nhà nước. Hoạt động kiểm toán độc lập đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước, nhưng đến nay văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động này chỉ là Nghị định của Chính phủ chưa tương xứng với tầm quan trọng và quy mô phát triển của ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, cần phải xây dựng một văn bản luật để quy định và định hướng phát triển cho hoạt động kiểm toán độc lập trong thời gian tới. Đồng thời để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kiểm toán độc lập, đáp ứng xu thế phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và hội nhập kinh tế thế giới, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, cần phải tăng cường hơn nữa vị trí, vai trò, hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Ngày 09/10/2006 Chính phủ đã có Nghị quyết số 25/2006/NQ-Cp ban hành Chương trình của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết Quốc hội khóa XI về kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm (2006-2010), trong đó có việc xây dựng Luật Kiểm toán độc lập (Điểm 39 Mục I). Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá XII về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ 2007-2011 và năm 2008, Chính Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- phủ đã giao Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật Kiểm toán độc lập. Trên thực tế, các văn bản về kiểm toán độc lập như hiện nay bao gồm Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 105 cũng đã tạo cơ sở pháp lý căn bản cho hoạt động kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ có tính pháp lý cao, góp phần quan trọng làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư ở VN và công khai minh bạch nền tài chính quốc gia, với tốc độ phát triển cao và trong xu thế hội nhập, Nghị định của Chính phủ về kiểm toán độc lập đã bộc lộ 1 số hạn chế cần sửa đổi, bổ sung và nâng lên thành luật cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế ở nước ta trong thời gian tới. 2.5 Tiêu chuẩn kiểm toán viên độc lập. Kiểm toán viên độc lập phải đảm bảo các tiêu chuận sau: a) Độc lập (áp dụng chủ yếu cho kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán); b) Chính trực; c) Khách quan; d) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng; e) Tính bảo mật; f) Tư cách nghề nghiệp; g) Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Độc lập: Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên hành nghề. Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán viên hành nghề phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Kiểm toán viên hành nghề không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa. Kiểm toán viên hành nghề không được nhận làm kiểm toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia đình ruột thịt (như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) là người trong Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- bộ máy quản lý diều hành (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng, phó phòng và các cấp tương đương) trong đơn vị khách hàng. Kiểm toán viên hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng. Trong quá trình kiểm toán nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì kiểm toán viên hành nghề phải tìm mọi cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không thể loại bỏ được thì phải nêu rõ điều này trong Báo cáo kiểm toán. Chính trực: Người làm kiểm toán phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng. Khách quan: Người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần. Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc. Tính bảo mật: Kiểm toán viên phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán; không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình. Tư cách nghề nghiệp: Người làm kiểm toán phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp. Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kế toán, kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quy định của Hội nghề nghiệp và các quy định pháp luật Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- hiện hành. 2.6 Vai trò của Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở Việt Nam. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế được mở rộng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế như vậy, thông tin tài chính của doanh nghiệp không chỉ để báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra và xét duyệt mà nay các thông tin này cần cho nhiều người, được nhiều đối tượng quan tâm, khai thác sử dụng cho các quyết định kinh tế. Tuy ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các đối tượng này đều có cùng nguyện vọng là có được các thông tin có độ chính xác cao, tin cậy và trung thực. Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời và trở thành bộ phận cần thiết và quan trọng không thể thiếu trong đời sống các hoạt động kinh tế. Kiểm toán độc lập cung cấp cho những người sử dụng kết quả kiểm toán sự hiểu biết về những thông tin tài chính họ được cung cấp có được lập trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực theo qui định hay không và các thông tin đó có trung thực và hợp lý hay không. Luật pháp yêu cầu và để yên lòng cho người sử dụng thì các báo cáo tài chính phải được kiểm toán và chỉ có những thông tin kinh tế đã được kiểm toán mới là căn cứ tin cậy cho việc đề ra các quyết định hiệu quả và hợp lý. Việc các qui định mang tính pháp lý bắt buộc các thông tin tài chính trước khi công bố phải được kiểm toán, điều này thể hiện rõ nét vai trò của kiểm toán trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Kiểm toán độc lập không thể thiếu được của hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quan lý của Nhà nước. Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. Dựa vào kết quả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán có được các thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình. Bên cạnh mục tiêu chính là đưa ra ý Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- kiến về báo cáo tài chính, các kiểm toán viên, thông qua quá trình kiểm toán, còn có thể đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung. Trong các quan hệ kinh tế nhờ có kiểm toán mà các doanh nghiệp đã tìm được tiếng nói chung đó là sự tin cậy lẫn nhau, sự thẳng thắn, trung thực trình bầy về tình hình tài chính của mình. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá, lựa chọn đối tác kinh doanh. Đặc biệt trong quan hệ hợp tác kinh doanh với nước ngoài, nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp trước khi đầu tư, hợp tác kinh doanh thì chi phí cho cuộc kiểm toán sẽ hiệu quả và rẻ hơn nhiều so với chi phí mà hai bên phải bỏ ra để đàm phán, tự chứng minh về khả năng tài chính của mình. Đồng thời ý kiến khách quan của kiểm toán luôn đáng tin cậy hơn. Ngay cả khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập thì nhu cầu kiểm toán của các công ty này là tất yếu bởi yêu cầu quản lý của các đối tác nước ngoài trong doanh nghiệp. Do vậy kiểm toán độc lập ra đời đã đáp ứng tốt nhu cầu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Ngoài những đóng góp tích cực nêu trên cho nền kinh tế, kiểm toán độc lập còn là hoạt động dịch vụ và như vậy nó tạo ra giá trị cho nền kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập quốc dân, nâng cao nguồn thu cho ngân sách. Hoạt động kiểm toán còn thu hút được lực lượng lớn các lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và đặc biệt là lực lượng chuyên gia tư vấn nước ngoài làm việc tại các công ty kiểm toán quốc tế. Lực lượng này đã chuyền đạt nhiều kinh nhiệm quản lý kinh tế cho các doanh nghiệp, tổ chức cũng như những đồng nghiệp. 2.7 Xây dựng và phát triển thương hiệu của các công ty Kiểm toán. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế việc xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu đang ngày càng trở nên quan trọng trong các chiến lược phát triển doanh nghiệp ở Viêt Nam cũng như trên thế giới. Kiểm toán độc lập của Việt Nam từng bước phát triển trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi theo hướng thị trường mở và tất nhiên cũng không tránh khỏi xu thế này. Cũng như tất cả các loại hình kinh doanh, thương hiệu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- Đặc biệt, trong những ngành đòi hỏi niềm tin của người tiêu dùng, danh tiếng hãng và được kiểm soát bởi các qui định rất chặt chẽ về chất lượng dịch vụ như ngành kiểm toán. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao loại hình cung cấp những dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính giống nhau cho cùng một khách hàng, chưa xét đến chất lượng kiểm toán (vì nó chỉ xác định được chính xác sau khi cuộc kiểm toán kết thúc) nhưng phí kiểm toán mà các công ty khác nhau đưa ra lại khác nhau, thậm chí là có chênh lệch rất lớn mà vẫn được khách hàng chấp thuận, câu trả lời là: Thương hiệu. Một công ty, muốn phát triển bền vững, phải tạo được uy tín, thương hiệu cho riêng mình, đó thực sự là mong muốn, mục đích lâu dài của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong bất kỳ công ty nào. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn đối với ngành dịch vụ đặc biệt, mang niềm tin cho công chúng như kiểm toán và tư vấn là làm thế nào để xây dựng, khẳng định được thương hiệu kiểm toán? Với hơn 17 năm hoạt động và phát triển của ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam thì đây là câu hỏi không mới với nhiều lãnh đạo các công ty kiểm toán. Chúng tôi cho rằng để xây dựng được và khẳng định thương hiệu cho công ty kiểm toán thì các yếu tố căn bản quyết định giá trị và niềm tin vào thương hiệu gồm: + Ban lãnh đạo Công ty phải có chiến lược phát triển dài hạn, có tầm nhìn phù hợp với sự phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam. Đây chính là điều kiện đầu tiên cần có, vì ban lãnh đạo chính là những người đề ra chính sách, chiến lược phát triển của công ty kiểm toán. Mọi sự phát triển, thành quả mà công ty đạt được đều xuất phát từ ban lãnh đạo, giám đốc của công ty. Hơn nữa cần để ý rằng, uy tín của những người lãnh đạo công ty cũng góp phần lớn tạo nên thương hiệu cho công ty đó, điều quan trọng vẫn là tầm nhìn xa, nhanh nhạy của họ, nó quyết định đến thành công của việc xây dựng thương hiệu + Chất lượng nhân viên: Đây là yếu tố căn bản có tính quyết định nhất đến sự phát triển, danh tiếng của thương hiệu kiểm toán. Cần phải hiểu được rằng, người trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán, tạo nên chất lượng kiểm toán, thương hiệu của một công ty kiểm toán chính là các kiểm toán viên, nhân viên của các công ty kiểm toán. Những điểm mạnh và sự khác biệt về chất lượng nhân viên sẽ là 1 yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệu của 1 hãng kiểm toán tức là 1 hình ảnh của công ty mang những nét đặc trưng, rất riêng có. Hiện nay, có trên 100 công ty kiểm toán đang hoạt động làm cho môi trường cạnh tranh trên thị trường kiểm toán ngày càng sôi động. Do vậy muốn có được vị thế của mình trong ngành Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- kiểm toán độc lập, các công ty kiểm toán cần phải khẳng định sự khác biệt về chất lượng dịch vụ thông qua nguồn nhân lực. Để thực hiện được điều này, cần thực hiện chiến lược “Quốc tế hoá đội ngũ nhân viên”. Đây là một chiến lược căn bản giúp nhân viên đạt trình độ quốc tế đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng dịch vụ của khách hàng. Người Việt Nam cần phải được đào tạo một cách có hệ thống, bài bản theo chuẩn quốc tế để đảm nhận những vị trí lãnh đạo, quản lý và kiểm soát chất lượng. Để có một đội ngũ kiểm toán đạt chất lượng quốc tế, trước hết các công ty kiểm toán cần lựa chọn và thu hút nhân tố con người. Công việc này cần được thực hiện theo quy trình chặt chẽ từ khâu tuyển dụng đến khâu đào tạo nhân viên. Việc cử nhân viên đi học tập ở nước ngoài hay tham gia các lớp đào tạo chuyên môn theo bằng cấp quốc tế vừa khuyến khích nhân viên học tập vừa đạt được mục tiêu quốc tế hoá đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo công ty còn phải chú ý đào tạo về kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng cho nhân viên, dần hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, có phong cách của nhân viên. Đồng thời để duy trì được điều này cần xây dựng một hệ thống quản trị nhân sự phù hợp và mỗi quyết định quản lý đều phải hướng tới sự phát triển của nhân viên. Làm được những điều này, chắc chắn công ty sẽ xây dựng được một đội ngũ nhân viên có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của cồng việc, tạo nên uy tín cho công ty kiểm toán. + Cần hướng tới xây dựng văn hoá đặc trưng của công ty kiểm toán: Đây là yếu tố rất quan trọng hình thành nên phong cách kinh doanh, phong cách của nhân viên trong việc phục vụ khách hàng; đóng góp vào đặc trưng của thương hiệu kiểm toán và chất lượng nhân viên. Văn hoá công ty kiểm toán được tạo nên từ những hành động nhỏ nhất của mỗi nhân viên, bất kể là làm việc tại văn phòng hay là tại khách hàng. Vì thế, công ty kiểm toán cần có quy chế, quy định rõ ràng, chặt chẽ để tạo nên thói quen làm việc, ứng xử chuyên nghiệp của nhân viên. Những quy định này cần phải cụ thể nhất đến mức có thể, và cần phải thích ứng với đặc thù của mỗi công ty kiểm toán để các qui định này thực sự đi vào trong công việc, trong cuộc sống, đi kèm theo đó sẽ là các hình thức xử phạt và cần được thực hiện một cách nghiêm túc, nhất quán. + Trở thành thành viên hãng kiểm toán quốc tế: Đây là việc làm để khẳng định uy tín, chất lượng kiểm toán của công ty đã đạt với tiêu chuẩn hãng quốc tế. Để trở thành thành viên, công ty kiểm toán phải mất nhiều thời gian tìm tòi, kết nối với một hãng quốc tế phù hợp, Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
- đồng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo yêu cầu của hãng quốc tế về năng lực nhân viên (khả năng giao dịch bằng tiếng Anh, trình độ nghiệp vụ khá...), có cơ cấu tổ chức quản lý và ban lãnh đạo, danh sách khách hàng và khả năng phục vụ khách hàng... ; Nhưng bù lại, chúng ta dễ dàng nhận thấy lơi ích lớn nhất từ việc tham gia làm thành viên các tổ chức quốc tế lớn chính là danh tiếng. Đối với công ty kiểm toán, điều này thể hiện khả năng tiếp cận thị trường mới, mở rộng thị phần hiện có thông qua thương hiệu của một hãng có bề dầy kinh nghiệm và uy tín quốc tế. Có thể nói đây là một cách làm tắt để sớm xây dựng thương hiệu cho công ty kiểm toán, nhưng trở thành thành viên hãng kiểm toán quốc tế cũng có những thách thức nhất định và đặc biệt là không nên để mất đi bản sắc và thương hiệu kiểm toán Viêt như trường hợp đánh mất thương hiệu rất đáng tiếc của một thương hiệu kiểm toán đã được nhiều thế hệ tâm huyết đóng góp xây dựng qua hàng chục năm. Tuy nhiên, để công ty kiểm toán phát triển bền vững điều quan trọng nhất là cần khẳng định rằng nội lực của công ty kiểm toán. Đây là vẫn là yếu tố chính đảm bảo bước những bước phát triển bền vững, tự chủ và sự thích ứng nhanh cho công ty kiểm toán trong điều kiện nền kinh tế luôn biến đổi và ngày càng cạnh tranh như hiện nay, Nội lực và trí tuệ Việt có học tập, kế thừa những tinh hoa của nền kiểm toán quốc tế chính là giá trị thương hiệu kiểm toán lớn nhất, bền vững nhất mà các công ty kiểm toán cần hướng tới. + Khách hàng: Là yếu tố cực kỳ quan trọng minh chứng cho giá trị, tính vượt trội của thương hiệu kiểm toán. Một thương hiệu kiểm toán mạnh, thương hiệu kiểm toán danh tiếng và uy tín thì đương nhiên sẽ có nhiều lòng tin và sự lựa chọn của các nhà kinh doanh. Theo đó số lượng khách hàng trong thị phần kiểm toán sẽ càng lớn. Tuy nhiên, muốn giữ khách hàng, tạo cho khách hàng niềm tin tưởng đối với dịch vụ minh cung cấp, các công ty kiểm toán cần: - Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. - Không ngừng nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu sâu sắc về luật pháp và các chuẩn mực nghề nghiệp. - Trau dồi các kỹ năng phục vụ khách hàng đa văn hoá. Trên đây là những yếu tố căn bản để xây dựng và phát triển thương hiệu của một công ty kiểm toán, nhưng cần nhận thức rằng việc xây dựng thương hiệu đã khó, nhưng mà giữ được nó còn khó hơn. Vì thế các công ty kiểm toán cần phải không ngừng nâng cao chất Sinh viên: Nguyễn Thị Hường Lớp ĐHKế Toán 1-K1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về hôn nhân trong luật hôn nhân và gia đình
14 p | 3455 | 426
-
TIỂU LUẬN: TÌM HIỂU VỀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO Ở VIỆT NAM
20 p | 935 | 161
-
Tiểu luận sinh thái nhân văn - Tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch
20 p | 538 | 130
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về công cụ dự trữ bắt buộc và việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân nhà nước Việt Nam thông qua công cụ dữ trữ bắt buộc trong thời gian qua
15 p | 571 | 98
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về khoai lang và quy trình sản xuất tinh bột khoai lang
37 p | 417 | 74
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về ngân hàng Tiên Phong
14 p | 466 | 72
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về công cụ MBTI
21 p | 374 | 56
-
Tiểu luận môn Quản trị hệ thống Linux: Tìm hiểu về Naglos và hệ thống quản trị giám sát mạng mã nguồn mở
37 p | 251 | 45
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về khoai lang và quá trình sản xuất tinh bột khoai lang
37 p | 568 | 43
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu phương thức ẩn dụ thể hiện qua tập Thơ tình của Xuân Diệu
29 p | 305 | 34
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về kỹ thuật map trong bảo quản rau quả tươi. Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không khí trong bảo quản rau quả tươi bằng phương pháp MAP
30 p | 198 | 32
-
Tiểu luận Tìm hiểu phần mềm Wordpress
28 p | 182 | 30
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về công tác xã hội của các ban ngành và các nhà hảo tâm đối với các trẻ ở mái ấm Bách Hoa Trang (tỉnh Tây Ninh)
17 p | 274 | 26
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về đặc điểm, tính chất, lĩnh vực sử dụng và mỏ Diatomit điển hình ở Việt Nam
17 p | 122 | 17
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu về menthofuran
13 p | 129 | 16
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
30 p | 141 | 16
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Tìm hiểu về glycogen và ứng dụng trong đời sống
13 p | 27 | 11
-
Tiểu luận: Tìm hiểu hệ thống thông tin tại DNKD Đá hoa cương Đông Ấn
43 p | 120 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn