intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường

Chia sẻ: Conan Edogawa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

143
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để phục vụ cho việc quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm ngày càng tốt hơn, phù hợp với đòi hỏi của tình hình hoạt động công nghiệp và dịch vụ, hệ thống TC, QCMT Việt Nam cần được hoàn thiện đầy đủ hơn nữa cả về chất lượng và số lượng. Mời các bạn cùng tham khảo tiểu luận "Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường"

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường

  1. TIỂU LUẬN LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Chủ đề: “Tìm   hiểu   về   hoạt   động   xây   dựng   và   áp   dụng   tiêu   chuẩn,   quy   chuẩn   môi   trường” Nhóm thực hiện (lớp 55A_KHMT) 1. Đỗ Thị Hồng (msv: 1053060227) 2. Hà Thị Hoài Thu (msv: 1053060605) 3. Phạm Thị Thương (msv: 1053060624) 4. Nguyễn Chí Trung (msv: 1054061448) 5. Nguyễn Thành Đạt (msv: 1053090116)
  2. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993  đến nay đã phát triển cả  nội dung lẫn hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ  các yếu tố  tạo thành môi trường. Tỷ  lệ  thuận với tốc độ  xuống cấp của môi  trường, các văn bản quy phạm pháp luật về  bảo vệ  môi trường đã tăng nhanh   chóng. Các văn bản quy phạm pháp luật về  bảo vệ  môi trường đã quy định từ  chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi  trường, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử  dụng và bảo vệ môi trường. Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh   toàn cầu của vấn đề  môi trường. Hệ  thống tiêu chuẩn về  môi trường cũng đã  được ban hành, làm cơ  sở  pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ  của   chủ thể trong việc bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường được ban hành  năm 1993, sửa đổi bổ  sung năm 2005, luật tiêu chuẩn, quy chuẩn năm 2006 và  nhiều nghị định, thông tư đã quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về mức giới hạn về đặc tính kĩ thuật, giới  hạn hàm lượng của các chất có trong thành phần môi trường. Là cơ sở để đánh  giá mức độ ô nhiễm môi trường, là cơ sở để đánh giá sự phù hợp của các thành   phần môi trường, đảm bảo cho sức chịu tải của môi trường và không làm ảnh   hưởng tới sức khỏe con người cũng như sự phát triển bình thường của sinh vật. Để  hiểu rõ hơn về  quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện các tiêu   chuẩn, quy chuẩn môi trường, nhóm tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu chủ  đề:  “Tìm hiểu về  hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi   trường ở Việt Nam”.
  3. NỘI DUNG I. Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường 1.1. Khái niệm Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số  về  chất   lượng môi trường xung quanh, về  hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất  thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để  quản lý và   bảo vệ môi trường. (Khoản 5 điều 3, Luật bảo về môi trường 2005 ) Quy chuẩn môi trường là văn bản pháp quy kĩ thuật quy định về mức giới  hạn, yêu cầu cầu tối thiểu, các ngưỡng, các mục bắt buộc phải tuân thủ  theo  con người, bảo vệ môi trường. Do cơ quan có thẩm quyền ban hành dưới dạng  văn bản để bắt buộc áp dụng. 1.2. Phân loại tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường trong quản lý môi   trường Tiêu chuẩn môi trường gồm 2 loại: ­ Thứ nhất, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh gồm: + Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với đất cho các mục đích về  sản xuật  nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác. + Nhóm mục tiêu môi trường đối với nước mặt và mục nước dưới đất  phục vụ  cho mục đích về  cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi  trồng thủy sản, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác.
  4. + Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước biển ven bờ phục vụ cho mục   đích về nuôi trồng thủy sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác . + Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với không khí  ở  vùng đô thị, vùng dân  cư nông thôn. + Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi  công cộng. ­ Thứ hai, tiêu chuẩn về chất thải gồm: + Nhóm tiêu chuẩn về  nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ  chăn  nuôi, nuôi trồng thủ sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động  khác. + Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp, khí thải từ các thiết bị dùng để  xử lý, tiêu hủy chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác   đối với chất thải. + Nhóm tiêu chuẩn về  khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc,  thiết bị chuyên dụng. + Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại. + Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ  sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng. Quy chuẩn môi trường Việt Nam gồm: ­ Quy   chuẩn   quốc   gia   về   chất   lượng   nước   bao   gồm:   nước   mặt,   n ước   ngầm, nước biển ven bờ, nước thải công nghiệp chế biến thủy sản, nước thải   công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải công nghiệp dệt may, nước thải sinh   hoạt,…
  5. ­ Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí. ­ Quy chuẩn quốc gia về chất lượng đất. ­ Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn độ rung. 1.3. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường  ( điều 8,  Luật BVMT 2005 ) 1. Việc   xây   dựng   và   áp   dụng   tiêu   chuẩn   môi   trường   phải   tuân   theo   các  nguyên tắc sau đây: a. Đáp  ứng mục tiêu bảo vệ  môi trường; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và  sự cố môi trường; b. Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế ­   xã hội, trình độ  công nghệ  của đất nước và đáp  ứng yêu cầu hội nhập kinh tế  quốc tế; c. Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất,  kinh doanh, dịch vụ. 2. Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công   bố bắt buộc áp dụng. 1.4.   Nội dung tiêu chuẩn môi trường quốc gia 1. Cấp độ tiêu chuẩn. 2. Các thông số về môi trường và các giá trị giới hạn. 3. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn.
  6. 4. Quy trình, phương pháp chỉ dẫn áp dụng tiêu chuẩn. 5. Điều kiện kèm theo khi áp dụng tiêu chuẩn. 6. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích. 1.5.    Yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh 1. Tiêu chuẩn về  chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị  giới  hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành  phần môi trường, bao gồm: ­ Giá trị  tối thiểu của các thông số  môi trường bảo đảm sự  sống và phát   triển bình thường của con người, sinh vật;  ­ Giá trị  tối đa cho phép của các thông số  môi trường có hại để  không gây  ảnh hưởng xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật. 2. Thông số môi trường quy định trong tiêu chuẩn về chất lượng môi trường   phải chỉ  dẫn cụ  thể các phương pháp chuẩn về  đo đạc, lấy mẫu, phân tích để  xác định thông số đó. 1.6. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải 1. Tiêu chuẩn về chất thải phải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô  nhiễm của chất thải bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật. 2. Thông số  ô nhiễm của chất thải được xác định căn cứ  vào tính chất độc  hại, khối lượng chất thải phát sinh và sức chịu tải của môi trường tiếp nhận  chất thải.
  7. 3. Thông số ô nhiễm quy định trong tiêu chuẩn về chất thải phải có chỉ dẫn  cụ  thể  các phương pháp chuẩn về  lấy mẫu, đo đạc và phân tích để  xác định  thông số đó. 1.7. Ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia 1. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ  tục xây dựng, ban hành và   công nhận tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật  về tiêu chuẩn hóa.  2. Bộ  Tài nguyên và Môi trường công bố, quy định lộ  trình áp dụng, hệ  số  khu vực, vùng, ngành cho việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp  với sức chịu tải của môi trường. 3. Việc điều chỉnh tiêu chuẩn môi trường quốc gia được thực hiện năm năm  một lần; trường hợp cần thiết, việc điều chỉnh một số  tiêu chuẩn không còn   phù hợp, bổ sung các tiêu chuẩn mới có thể thực hiện sớm hơn. 4. Tiêu chuẩn môi trường quốc gia phải được công bố  rộng rãi để  tổ  chức,  cá nhân biết và thực hiện.
  8. II. Giới thiệu về hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam. Ngày ban  STT Tên quy chuẩn Số hiệu Nội dung hành QĐ QCVN 04/2008/Q QCKTQG về  1 18/7/2008 01:2008/BTNMT Đ nước thải cao su BTNMT QĐ QCKTQG về QCVN 04/2008/Q 2 18/7/2008 khí thải lò đốt 02:2008/BTNMT Đ chất thải y tế BTNMT QĐ QCKHQG về QCVN 04/2008/Q 3 18/7/2008 giới hạn cho phép của 03:2008/BTNMT Đ kim loại nặng trong đất BTNMT QĐ QCKHQG về QCVN 04/2008/Q 4 18/7/2008 dư lượng hóa chất bảo 04:2008/BTNMT Đ vệ thực vật trong đất BTNMT TT QCKHQG về QCVN 5 16/2009/TT 7/10/2009 chất lượng không khí 05:2008/BTNMT BTNMT xung quanh 6 QCVN TT 7/10/2009 QCKTQG về 06:2008/BTNMT 16/2009/TT một số chất độc hại  BTNMT trong
  9. không khí xung quanh QĐ QCKTQG về QCVN 17/2008/Q 7 31/12/2008 mã luật khí tượng 16:2008/BTNMT Đ bề mặt BTNMT QĐ QCKTQG về QCVN 17/2008/Q 8 31/12/2008 mã luật khí tượng 17:2008/BTNMT Đ nông nghiệp BTNMT QĐ QCVN 18/2008/Q QCKTQG về 9 31/12/2008 18:2008/BTNMT Đ dự báo lũ BTNMT TT QCKTQG về QCVN 10 25/09/TT 16/11/2009 ngưỡng chất thải 07:2009/BTNMT BTNMT nguy hại QCKTQG về TT QCVN khí thải công nghiệp 11 25/09/TT 16/11/2009 19:2009/BTNMT đối với bụi và các BTNMT chất vô cơ QCKTQG về TT QCVN khí thải công nghiệp 12 25/09/TT 16/11/2009 20:2009/BTNMT đối với một số BTNMT chất hữu cơ
  10. QCKTQG về TT QCVN khí thải công nghiệp 13 25/09/TT 16/11/2009 21:2009/BTNMT sản xuất phân bón BTNMT hóa học TT QCKTQG về QCVN 14 25/09/TT 16/11/2009 khí thải công nghiệp 22:2009/BTNMT BTNMT nhiệt điện TT QCKTQG về QCVN 15 25/09/TT 16/11/2009 khí thải công nghiệp 23:2009/BTNMT BTNMT sản xuất xi măng TT QCVN QCKTQG về 16 25/09/TT 16/11/2009 24:2009/BTNMT nước thải công nghiệp BTNMT TT QCKTQG về QCVN 17 25/09/TT 16/11/2009 nước thải của bãi 25:2009/BTNMT BTNMT chôn lấp chất thải rắn QĐ QCVN 16/2008/Q QCKTQG về 18 31/12/2008 08:2008/BTNMT Đ chất lượng nước mặt BTNMT QĐ QCVN 16/2008/Q QCKTQG về 19 31/12/2008 09:2008/BTNMT Đ chất lượng nước ngầm BTNMT QĐ QCKTQG về QCVN 16/2008/Q 20 31/12/2008 chất lượng nước 10:2008/BTNMT Đ biển ven bờ BTNMT
  11. QĐ QCKTQG về QCVN 16/2008/Q 21 31/12/2008 nước thải công nghiệp 11:2008/BTNMT Đ chế biến thủy sản BTNMT QĐ QCKTQG về QCVN 16/2008/Q 22 31/12/2008 nước thải công nghiệp 12:2008/BTNMT Đ giấy và bột giấy BTNMT QĐ QCKTQG về QCVN 16/2008/Q 23 31/12/2008 nước thải công nghiệp 13:2008/BTNMT Đ dệt may BTNMT QĐ QCVN 16/2008/Q QCKTQG về 24 31/12/2008 14:2008/BTNMT Đ nước thải sinh hoạt BTNMT QCKTQG về QĐ dư lượng hóa chất bảo QCVN 16/2008/Q 25 31/12/2008 vệ thực vật trong đất 15:2008/BTNMT Đ (thay thế TCVN  BTNMT 5941:1995) TT QCVN QCKTQG về 26 39/2010/TT 16/12/2010 26:2010/BTNMT tiếng ồn BTNMT TT QCVN QCKTQG về 27 39/2010/TT 16/12/2010 27:2010/BTNMT độ rung BTNMT
  12. TT QCVN QCKTQG về  28 39/2010/TT 16/12/2010 28:2010/BTNMT nước thải y tế BTNMT TT QCKTQG về QCVN 29 39/2010/TT 16/12/2010 nước thải của kho và 29:2010/BTNMT BTNMT cửa hàng xăng dầu TT QCVN QCKTQG về 30 41/2010/TT 28/12/2010 30:2010/BTNMT khí thải lò đốt BTNMT TT QCKTQG về QCVN 31 43/2010/TT 29/12/2011 môi trường đối với phế 31:2010/BTNMT BTNMT liệu sắt, thép nhập khẩu TT QCKTQG về QCVN 32 43/2010/TT 29/12/2011 môi trường đối với phế 32:2010/BTNMT BTNMT liệu giấy nhập khẩu TT QCKTQG về QCVN 33 43/2010/TT 29/12/2011 môi trường đối với phế 33:2010/BTNMT BTNMT liệu nhựa nhập khẩu QCKTQG về TT QCVN khí thải công nghiệp lọc 34 42/2010/TT 29/12/2010 34:2010/BTNMT hóa dầu đối với bụi BTNMT và các chất vô cơ QCKTQG về TT QCVN nước khai thác thải 35 42/2010/TT 29/12/2010 35:2010/BTNMT từ các công trình dầu BTNMT khí trên biển
  13. QCKTQG về TT QCVN dung dịch khoan và mùn 36 42/2010/TT 29/12/2010 36:2010/BTNMT khoan thải từ các công BTNMT trình dầu khí trên biển QCKTQG về TT QCVN chuẩn hóa địa danh phục 37 23/2011/TT 6/7/2011 37:2011/BTNMT vụ công tác thành lập BTNMT bản đồ QCKTQG về TT QCVN chất lượng nước mặt  38 43/2011/TT 12/12/2011 38:2011/BTNMT bảo BTNMT vệ đời sống thủy sinh TT QCKTQG về QCVN 39 43/2011/TT 12/12/2011 chất lượng nước dùng 39:2011/BTNMT BTNMT cho tưới tiêu TT QCKTQG về QCVN 40 47/2011/TT 28/12/2011 nước thải công nghiệp 40:2011/BTNMT BTNMT (thay thế QCVN 24) QCKTQG về TT QCVN đồng xử lí chất thải 41 44/2011/TT 26/12/2011 41:2011/BTNMT nguy hại trong lò BTNMT nung xi măng
  14. III. Hoạt động áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của các doanh   nghiệp ở Việt Nam  Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp: Để vừa bảo vệ môi trường, vừa nâng cao sức cạnh tranh, các doanh nghiệp nên   quan tâm đến ba nhóm giải pháp: nhận thức, năng lực tài chính, bộ máy quản lý  môi trường.  Theo đó, doanh nghiệp cần thay  đổi nhận thức về  bảo vệ  môi  trường nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói riêng, tiến tới thay đổi hành   vi của công ty trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Theo đó, các doanh nghiệp  cần chú ý những vấn đề sau: ­ Thứ  nhất: thực hiện đánh giá tác động môi trường. Hầu như  các doanh  nghiệp đều thuê dịch vụ tư vấn lập báo cáo vì vậy họ không hiểu tác động môi  trường là gì, nội dung như  thế  nào, có trách nhiệm gì hay không. Do đó, doanh  nghiệp cần nghiêm túc thực hiện báo cáo đánh giá tác động và cam kết bảo vệ  môi trường khi có kế hoạch triển khai đầu tư dự  án. Các công ty cần vận hành   liên tục thiết bị khi đi vào sản xuất, tránh tình trạng vận hành đối phó khi có cơ  quan quản lý đến kiểm tra. ­ Thứ  hai: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh có nhu cầu sử  dụng nước   hoặc các tài nguyên khác để sản xuất, phải làm thủ tục xin cấp phép và xả thải   theo quy định của pháp luật. ­ Thứ   ba: Các   doanh   nghiệp   cần   đầu   tư   đổi   mới   công   nghệ,   áp   dụng   phương pháp sản xuất sạch để  hướng tới sự  phát triển bền vững. Công nghệ  sạch có thể hiểu là công nghệ  không gây ô nhiễm môi trường hoặc phát thải ít 
  15. chất gây ô nghiễm. Tương tự, nhiên liệu sạch có thể  hiểu là các nhiên liệu mà  khi sử dụng sẽ không hoặc ít phát thải ra chất gây ô nhiễm môi trường.
  16.  Các phương pháp để doanh nghiệp tiến hành cải tiến công nghệ: ­ Cải tiến nâng cao kỹ thuật của các trang thiết bị xử lý chất thải để  nâng  cao hiệu quả của công tác, góp phần hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường;   thay đổi công nghệ độc hại gây ô nhiễm môi trường bằng các công nghệ sạch, ít  hoặc không gây ô nhiễm; đầu tư  công nghệ  xử  lý chất thải theo hai hướng:  khuyến khích nghiên cứu thiết kế  thiết bị, dây chuyền công nghệ  có thể  sản  xuất trong nước đồng thời nhập khẩu công nghệ  tiên tiến từ  nước ngoài đảm   bảo cho việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường; xây dựng hệ  thống   xử lý chất thải. ­ Thu hồi và tái sử dụng một số loại chất thải rắn đặc thù trong một số cơ  sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao như cơ sở sản xuất thuốc lá, cơ sở dệt   may,... hạn chế việc sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm trong sản xuất nhằm giảm  đáng kể nguồn gây ô nhiễm. ­ Đối với những công ty sắp thành lập, cần đưa vào dây chuyền sản xuất  hệ thống xử lý chất thải đồng bộ. Trong quá trình hoạt động, công ty cần thực  hiện chính sách bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ, tuyệt đối không để  xảy ra tình   trạnh việc đã rồi mới lo xử lý. Hậu quả  xảy ra đối với doanh nghiệp rất khôn  lường, một là phải ngừng kinh doanh, hai là phải di dời và bắt đầu xây dựng cơ  sở mới. Như vậy, chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra còn lớn hơn rất nhiều so với   đầu tư hệ thống xử lý môi trường từ ban đầu. ­ Thực hiện quy trình sản xuất sạch đối với sản phẩm nhằm giảm các rủi   ro cho con người và môi trường. Áp dụng phương pháp sản xuất sạch không  
  17. những hạn chế  được ô nhiễm trong nước mà còn giảm được chi phí sản xuất,  giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường... ­ Trong xu thế  toàn cầu hóa, một trong những vấn đề  mà chính các doanh  nghiệp của những nước đang phát triển hay gặp phải trong việc đẩy mạnh xuất   khẩu, thâm nhập vào thị  trường quốc tế  là việc thiếu thông tin. Để  khắc phục   tình trạng này, trước hết, công ty cần kịp thời cập nhật các quy định pháp luật   môi trường trong nước  để  nắm bắt được những quy định về  thuế, phí môi  trường; quy định về xử phạt vi phạm hành chính... Đồng thời phải chủ động tìm  hiểu những quy định của pháp luật môi trường quốc tế  như  thông tin về  tiêu  chuẩn và các biện pháp về  sức khỏe hay kiểm dịch được áp dụng đối với sản   phẩm xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm.  Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp: ­ Thứ nhất: Các doanh nghiệp có thể đổi mới dây chuyền công nghệ nhằm  tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời tạo được chỗ đứng cho sản phẩm trên thị  trường. ­ Thứ hai: Các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh cụ thể  và hiệu   quả, khai thác tối đa những tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, tranh thủ tối đa  nguồn vốn hỗ từ Nhà nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu các biện pháp khác nhằm nâng cao   năng lực tài chính của mình qua đó có thêm kinh phí đầu tư cho việc bảo vệ môi   trường.  Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện bộ  máy quản lý môi trường tại doanh   nghiệp:
  18. ­ Nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại doanh nghiệp, các doanh  nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau: ­ Thứ nhất: Các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có   trình độ  chuyên môn về  môi trường nhằm áp dụng các quy định và quy chuẩn  quốc gia và quốc tế của sản phẩm liên quan đến môi trường. ­ Thứ  hai: Các doanh nghiệp cần đầu tư  xây dựng tổ  chức quản lý môi  trường trong doanh nghiệp, chuyên môn hóa cán bộ  quản lý môi trường trong  doanh nghiệp. Tránh tình trạng cán bộ  kiêm nhiệm nhiều chức danh, dẫn đến  tình trạng không có đủ  thời gian cũng như  năng lực để  thực hiện nhiệm vụ  được giao. Theo đó, để  xây dựng một tổ  chức quản lý môi trường trong một   doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khâu quan trọng nhất đó là chuẩn bị nhân   lực. Đó phải là những người am hiểu các hoạt động của công ty, am hiểu về kỹ  thuật cũng như  các văn bản pháp luật, có năng lực khoa học công nghệ  và môi   trường, am hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường... Ngoài ra, họ cũng có khả  năng vận hành các hệ  thống xử  lý, phân tích kiểm tra mức độ  đảm bảo tiêu  chuẩn môi trường của sản phẩm và chất thải, có khả  năng đánh giá tác động   môi trường trong suốt quy trình sản xuất của công ty; kế  hoạch để  thường  xuyên tiếp cận kịp thời với các thông tin về thị trường liên quan đến yếu tố môi   trường của sản phẩm. IV. Áp dụng Bộ  tiêu chuẩn ISO 14000 về  quản lí môi trường tại các  doanh nghiệp ở Việt Nam 1. Sự ra đời Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
  19. Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận   chung về  quản lý môi trường, tăng cường khả  năng đo được các kết quả  hoạt  động của môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, năm   1993, Tổ  chức tiêu chuẩn hoá quốc tế  (ISO) đã triển khai xây dựng bộ  tiêu  chuẩn về  quản lý môi trường có mã hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới  thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát triển   bền vững trong từnh quốc gia, trong khu vực và quốc tế. Sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp cả về số lượng và qui mô,   đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã có những   tác động xấu đến môi trường và có nguy cơ gây ô nhiễm ngày càng cao. Để tăng   cường công tác quản lý môi trường, năm 1993 Nhà nước đã ban hành Luật Bảo   vệ  môi trường, sau đó, nhiều văn bản dưới luật và các hướng dẫn về  quản lý  môi trường đã được ban hành. Trong đó việc nghiên cứu áp dụng hệ thống quản  lý môi trường theo ISO 14000 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt nam hoạt động sản   xuất và kinh doanh đạt được các yêu cầu: ­ Bền vững về kinh tế; ­ Bền vững về xã hội; ­ Bền vững về chất lượng; ­ Bền vững về tài nguyên thiên nhiên. ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ  tiêu chuẩn ISO 14000 qui định các   yêu cầu đối với một Hệ  thống quản lý môi trường. Các yếu tố  của hệ  thống  được chi tiết hoá thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng nhận đánh giá và   cấp giấy chứng nhận cho cơ  sở  có hệ  thống quản lý môi trường phù hợp với   ISO 14000. Muốn xây dựng thành công hệ  thống quản lý môi trường theo ISO 14000,  việc đầu tiên của các doanh nghiệp là phải có sự  cam kết và đưa ra một chính   sách môi trường được toàn thể  cán bộ  công nhân viên và lãnh đạo nhất trí. Sự  cam kết và chính sách này phải được thể  hiện bằng văn bản,  ở  đó phải đề  ra  được những mục tiêu, mục đích, những qui trình, qui phạm cụ thể để giải quyết  các vấn đề về môi trường. Hệ thống quản lý môi trường muốn hoạt động tốt và 
  20. có hiệu quả  thì phải được kiểm tra theo định kỳ  để  đánh giá đúng thực trạng  của hệ thống, từ đó đưa ra các biện pháp bổ trợ, phòng ngừa và cải tiến, có khả  năng đáp  ứng được với những yêu cầu đặt ra trong chính sách môi trường của  doanh nghiệp cũng như giải quyết được những vấn đề khẩn cấp về môi trường  có liên quan đến doanh nghiệp. Khác với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của  doanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội. Bảo vệ môi trường là bảo vệ  sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ­ làm cho đất nước phát  triển bền vững. 2. Cấu trúc của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 Bộ  tiêu chuẩn ISO 14000 thiết lập một hệ  thống quản lý môi trường và   cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp các cơ sở này nhận thức   và quản lý được tác động của mình đối với môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và  liên tục có hành động cải thiện môi trường. Đây cũng là cơ  sở  để  bên thứ  ba   đánh giá hệ  thống quản lý môi trường của các cơ  sở  sản xuất, kinh doanh và  dịch vụ. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau: ­   Hệ   thống   quản   lý   môi   trường   (Environmental   Management   Systems  ­ EMS). ­ Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing ­ EA). ­ Đánh giá kết quả  hoạt động môi trường (Environmental Performance ­  EPE). ­ Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling ­ EL). ­ Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment ­ LCA). ­ Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental  aspects in Product Standards). Bộ  tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về  tổ  chức và các tiêu chuẩn về sản phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2