Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về hoạt động phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Thương mại
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Tìm hiểu về hoạt động phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Thương mại" nhằm nghiên cứu công tác phục vụ bạn đọc ở Thư viện ĐH Thương Mại, dựa trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng bạn đọc của thư viện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về hoạt động phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Thương mại
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NGOẠI NGỮ - TIN HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hồng Nhung Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thu Ánh Lớp : Thông tin-Thư viện 20A Mã sinh viên : 2005TTVA001 Hệ đào tạo : Đại học chính quy Khóa học : 2020-2024 HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài “ Tìm hiểu về hoạt động phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Thương mại” là đề tài dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Hồng Nhung. Ngoài ra trong bài khóa luận em có sử dụng một số tài liệu tham khảo. Em xin tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực trong đề tài của mình. Một lần nữa, em cin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp là do bản thân thực hiện cùng sự hỗ trợ của cô hướng dẫn và tham khảo từ các tài liệu, giáo dục có liên quan đến nghiên cứu tài liệu và hoàn toàn không có bản sao y nguyên của các tài liệu đó. Hà nội, ngày... tháng... năm 2024 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thu Ánh
- LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô Bộ môn Thông tin Thư viện, Khoa Ngoại ngữ- Tin học Học Viện Hành Chính Quốc Gia - những người đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những tri thức khoa học quý báu trong suốt thời gian học tập tại Trường. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới Ths Nguyễn Thị Hồng Nhung, giảng viên hướng dẫn, Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ tại Thư viện Trường đại học Thương Mại đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Sinh viên Phạm Thị Thu Ánh
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Từ đầy đủ TVĐHHN Thư viện Đại học Hà Nội ĐHTM Đại học Thương Mại NDT Người dùng tin NCT Nhu cầu tin CSDL Cơ sở dữ liệu TT – TV Thông tin – Thư viện DDC Dewey Decimal Classification (Khung phân loại thập tiến DDC) VTL Vốn tài liệu SP % DV Sản phẩm và dịch vụ
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... 10 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 4 6. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 4 7. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................ 5 8. Kết cấu ........................................................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 6 CHƯƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHỤCVỤ BẠN ĐỌC VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ............. 6 1.1. Một số khái niệm......................................................................................... 6 1.1.1.Khái niệm bạn đọc .................................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm công tác phục vụ bạn đọc ....................................................... 6 1.1.3.Khái niệm về nhu câu tin và người dùng tin, sản phẩm và dịch vụ.......... 7 1.1.4.Vai trò của công tác phục vụ bạn đọc trong hoạt động thông tin thư viện 8 1.2.Khái quát về Thư viện Trường Đại học thương mại .................................... 9 1.2.1. Sự hình thành và phát triển Trường Đại học Thương mại ....................... 9 1.2.2 Thư viện Trường Đại học Thương mại ................................................... 10 1.2.3. Chức năng , nhiệm vụ của Thư viện Trường Đại học Thương mại ....... 11 1.2.4. Cơ cấu tổ chức........................................................................................ 12 Tiểu kết chương 1............................................................................................. 12 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ....................................... 13
- 2.1. Các yếu tố tác động đến hoạt động phục vụ bạn đọc, tiêu chí đánh giá phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Thương mại............................ 13 2.1.1. Nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Thương mại............. 13 2.1.2. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Thương mại. ..................................................................................................... 14 2.1.2.1. Sản phẩm tại Thư viện Trường Đại học Thương mại. ..................... 14 2.1.2.2. Các dịch vụ tại Thư viện Trường Đại học Thương mại................... 19 2.1.3. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện trường Đại học Thương mại Hà Nội ......................................................................................... 22 2.1.4. Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ trang thiết bị thư viện .................. 29 2.1.5. Đội ngũ nhân lực tại Thư viện Trường Đại học Thương mại ................ 30 2.2. Thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Thương mại. ..................................................................................................... 32 2.2.1. Thời gian mở cửa và quy định thủ tục phục vụ bạn đọc ........................ 32 2.2.2. Hình thức phục vụ và chính sách mượn trả tài liệu tại thư viện Trường Đại học Thương mại. ....................................................................................... 34 2.2.3. Bộ máy tra cứu ....................................................................................... 36 2.2.4. Tổ chức kho tài liệu phục vụ người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương mại ............................................................................................... 38 2.2.5. Công tác thông tin truyền thông Thư viện ............................................. 39 2.3.1. Mức độ đáp ứng nhu cầu tin .................................................................. 43 2.3. Đánh giá hiệu của hoạt động phục vụ bạn đọc. ........................................ 43 2.3.2 Mức độ hấp dẫn lôi cuốn bạn đọc đến thư viện ...................................... 43 2.3.3. Mức độ đáp ứng về sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện .................... 46 2.3.4. Mức độ đáp ứng về nội dung tài liệu ..................................................... 47 Tiểu kết chương 2............................................................................................. 48 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ..... 49 3.1. Cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ ................................................ 49 3.2. Phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện 49 3.2.1.Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện hiện có ................................................................................................ 49 3.2.2. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện mới có giá trị gia tăng cao ............................................................................................................ 50
- 3.3. Tăng cường cơ sở vật chất ........................................................................ 51 3.4. Mở rộng liên kết, chia sẻ dữ liệu .............................................................. 52 Tiểu kết chương 3............................................................................................. 54 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 57 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 59
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 : Thư mục thông báo sách mới đợt 1 năm 2024 ............................. 15 Hình 2.2 : Website Thư viện số ........................................................................ 17 Hình 2.3: Giao diện cổng thông tin thư viện................................................... 18 Hình 2.4 : Hướng dẫn sử dụng tài liệu ............................................................ 18 Hình 2.5: Thời gian phục vụ của Thư viện ..................................................... 32 Hình 2.6: Thông báo thêm giời gian phục vụ ................................................. 32 Hình 2.7: Quy trình phục vụ bạn đọc.............................................................. 33 Hình 2.8: Thiết bị tra cứu được bố trí các sảnh, hành lang của các tầng tại Thư viện.............................................................................................................. 37 Hình 2.9: Link tra cứu tài liệu ......................................................................... 37 Hình 2.10: Giao diện tìm kiếm OPAC ............................................................. 38 Hình2.11: Kết quả tìm kiếm OPAC ................................................................. 38 Hình 2.12: Hướng dẫn tra cứu ký hiệu tài liệu và mã vạch (Barcode) ....... 39 Hình 2.13: Cuộc thi xếp sách nghệ thuật năm 2024....................................... 41 Hình 2.14: Các kênh truyền thông của Thư viện ........................................... 42 Hình 2.15: Trang Fanpage Facebook của Thư viện ....................................... 42
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Thương Mại.............................................................................................................................. 31 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả Công tác phục vụ bạn đọc .................................... 48 Bảng 2.3: Đánh giá của bạn đọc về mức độ đáp ứng của tài liệu tại Thư viện ......... 58 Bảng 2.4: Tổng hợp số liệu lượt bạn đọc đến Thư viện từ năm 2020 đến năm 2023 ............................................................................................................................ 58 Bảng 2.5: Bảng đánh giá về chất lượng sản phẩn, dịch vụ thông tin – thư viện ....... 62
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Các lĩnh vực tài liệu mà bạn đọc thường sử dụng .................... 25 Biểu đồ2.2: Hình thức khai thác tài liệu tại thư viện ..................................... 26 Biểu đồ2.3: Mục đích sử dụng nguồn tài liệu của Thư viện Trường Đại học Thương Mại ....................................................................................................... 27 Biểu đồ 2.4: Mức độ sử dụng thư viện của người dùng tin ........................... 28 Biểu đồ 2.5: Nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thư viện .................... 28 Biểu đồ 2.6: Mức độ hài lòng về của bạn đọc về thời gian phục vụ ............. 33 Biểu đồ 2.7: Đánh giá mức độ hài lòng về thái độ phục vụ của Thư viện ... 35 Biểu đồ 2.8: Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của bạn đọc ....................... 44 Biểu đồ 2.9: Đánh giá mức độ hài lòng về thái độ phục vụ của Thư viện ... 45 Biểu đồ 2.10: Mức độ đáp ứng về giải đáp thắc mắc của cán bộ thư viện... 46 Biểu đồ 2.11: Mức độ đáp ứng về nội dung tài liệu ........................................ 47 Biểu đồ 2.12: Các tài liệu mà bạn đọc thường sử dụng ................................. 48
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức thì tri thức và thông tin là hai yếu tố đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay có rất nhiều phương thức để người dùng có thể tiếp cận được các nguồn thông tin phù hợp với nhu cầu của bản thân. Thư viện đóng vai trò quan trọng trong công việc hỗ trợ hoạt động học tập và giảng dạy. Tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học vai trò của thư viện ngày càng được thấy rõ, thư viện là nơi cung cấp thông tin, tri thức khổng lồ và hiệu quả nhất cho quá trình đào tạo, phục vụ học tập nghiên cứu của sinh viên, là nơi cung cấp thông tin mới cho giảng viên. Nơi này được ví như “kho tàng tri thức của nhân loại”, với các tài liệu phong phú như giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu điện tử,… phục vụ hoạt động tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu khoa học của sinh viên; mở rộng điều kiện học tập cho sinh viên cả về không gian, thời gian. Với vai trò to lớn của mình, thư viện được chính là “trái tim” của một trường Đại học. Sự đa dạng của các sản phẩm thông tin và dịch vụ thông tin đi cùng với sự cần thiết về nhu cầu tin đồng nghĩa với việc các cơ quan thông tin, thư viện nói chung và các thư viện trường đại học nói riêng phải làm tốt công tác phục vụ bạn đọc sao cho phù hợp, hiệu quả để đáp ứng với nhu cầu của mọi đối tượng người dùng tin. Trong các hoạt động của cơ quan thông tin thư viện nói chung và thư viện các cơ sở giáo dục đại học nói riêng, công tác phục vụ luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng, là mục tiêu cuối cùng mà các thư viện cần hướng tới và đạt được. Công tác phục vụ bạn đọc mặc dù là khâu cuối cùng trong quy trình hoạt động thông tin thư viện nhưng lại là khâu quyết định sự thành công của hoạt động thông tin thư viện, kết quả của hoạt động thông tin thư viện được thể hiện thông qua số lượng lượt phục vụ của thư viện, có thể coi công tác phục vụ bạn đọc là khâu trực tiếp thực hiện việc luân chuyển thông tin/ tài liệu tới tay bạn đọc, là “cầu nối” hay “cánh tay nối dài” của tài liệu với người dùng tin. 1
- Thư viện Trường đại học Thương mại là trong những thư viện được xây dựng và đầu tư phát triển thành thư viện điện tử hiện đại. Bên cạnh việc tăng cường nguồn lực thông tin, phát triển các sản phẩm và dịch vụ thư viện, đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin thì công tác phục vụ người dùng tin luôn là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của thư viện. Chọn đề tài: “Tìm hiểu về hoạt động phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Thương mại” làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn từ kết quả nghiên cứu của mình có thể đóng góp phần nào vào hiệu quả công tác phục vụ bạn đọc tại cơ quan em đã lựa chọn thực tập tốt nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay công tác phục vụ bạn đọc không còn là vấn đề nhức nhối đối với các cơ quan thông tin thư viện, vì vậy đã và đang có rất nhiều đề tài, nghiên cứu về vấn đề này. Qua tìm tham khảo và tìm hiểu về và nghiên cứu bài của các tiền bối đi trước về công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện để tìm ra hướng tiếp cận mới mà các đề tài nghiên cứu để phân tích là tổng hợp. Trong tạp chí Thư viện Việt Nam số 3, năm 2011 của tác giả Dương Quỳnh Tương có bài viết: “Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Khoa học Huế với vài trò phục vụ bạn đọc” đã đề cập tới vai trò của trung tâm thông tin- thư viện Trường Đại học Huế với công tác phục vụ bạn đọc trong những năm gần đây. Bài viết: “ Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc” của tác giả Trương Đại Lượng và Nguyễn Hữu Nghĩa năm 2008 đã đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa, vai trò to lớm của công tác phục vụ bạn đọc và đưa ra các giải pháp mang tính then chốt: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và quá trình quản lý người đọc và quản lý tài liệu, tăng cường đào tạo cán bộ. Luận văn thạc sĩ: “ Hoạt động phục vụ người dùng tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Thương mại” của tác giả Trần Thị Nga năm 2015, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã trình bày thực trạng hoạt động phục vụ của người dùng tin tại Thư viện, từ đó đưa ra các gải pháp và kiến nghị 2
- để nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin. Luận văn Thạc sĩ “ Công tác phục vụ bạn đọc tại Trung tâm thông tin thư viện Học viện ngân hàng” của tác giả Thạch Hương Giang năm 2017 đã trình bày thức trạng công tác phục vụ bạn đọc vad đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phục vụ, nâng cao chất lượng các sản phẩm, phát triển nguồn lực thông tin, tăng cường sơ sở vật chất và trang thiết bị kĩ thuật,... Khóa luận “Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Tạ Quang Bửu Đại học Bách Khoa Hà Nội” của tác giả Vũ Ngọc Ánh năm 2022 cũng đã đưa ra thực trạng và giải pháp nhằm phát triển công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Tạ Quang Bửu. Qua các công trình nghiên cứu cũng như các bài viết trên thời gian nghiên cứu đã lâu, phương thức hoạt động của Thư viện Đại học Thương mại có nhiều sự thay đổi nên không còn phù hợp với thời gian hiện tại, song mỗi bài viết, đề tài có phạm vi nghiên cứu khác nhau. Xuất phát từ những lý do trên, cùng với mong muốn của bản thân muốn tìm hiểu nghiên cứu, em chọn đề tài: “ Tìm hiểu về hoạt động phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Thương mại” để làm khóa luận tốt nghiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu công tác phục vụ bạn đọc ở Thư viện ĐH Thương Mại, dựa trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng bạn đọc của thư viện. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Thương mại. - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện - Đề xuất những giải pháp để phát triển và hoàn thiện công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Thương mại trong giai đoạn hiện nay. 3
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Thương mại Phạm vi nghiên cứu: Từ ngày 02/02/2024 đến 10/05/2024 5. Phương pháp nghiên cứu - Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu về nhu cầu tin, đáp ứng nhu cầu tin, chuyển đổi số trong thư viện, tham khảo một số đề tài nghiên cứu, khóa luận, luận văn, bài tập lớn,… - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi + Phương pháp quan sát + Phương pháp thống kê toán học Tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu. Tống số phiếu thu lại: 128 phiếu, trong đó có 28 phiếu của cán bộ giảng viên, 82 phiếu của sinh viên – học viên, 18 phiếu của cán bộ, viên chức Nhà trường. 6. Giả thuyết nghiên cứu Cùng với các hoạt động như Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại đã được Thư viện quan tâm chú trọng, song song với các hoạt động đó là việc chú trọng đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phục vụ người dùng tin. Nếu công tác phục vụ bạn đọc được chú trọng, phương thức phục vụ được đổi mới, cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư, các sản phẩm và các dịch vụ thông tin, nguồn lực thông tin được phát triển thì chất lượng công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Thương mại sẽ được nâng cao và nhu cầu tin của các đối tượng người dùng sẽ được thoả mãn, từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Nhà trường. 4
- 7. Đóng góp mới của đề tài 7.1. Đóng góp về mặt lý luận: Đề tài đã góp phần làm rõ hơn các cơ sở lý luận về công tác phục vụ bạn đọc (công tác bạn đọc) đồng thời khẳng định rõ vai trò, vị trí của công tác phục vụ bạn đọc trong hoạt động của cơ quan thông tin thư viện. 7.2.Đóng góp về mặt thực tiễn: Thông qua kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ thực trạng công tác phục vụ người dùng tin đồng thời khóa luận cũng đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động phục vụ bạn đọc đối với Thư viện Trường Đại học Thương mại. Em hy vọng đề tài này có thể làm nguồn tham khảo cho những ai quan tâm đến công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện trường Đại học Thương mại. 8. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm 3 chương với những nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về công tác phục vụ bạn đọc và khái quát về thứ viện Trường Đại học Thương Mại Chương 2: Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện Trường Đại học Thương Mại Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại 5
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHỤCVỤ BẠN ĐỌC VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 1.1. Một số khái niệm 1.1.1.Khái niệm bạn đọc Các yếu tố cấu thành thư viện gồm có Vốn tài liệu, cơ sở vật chất, cán bộ thư viện và bạn đọc. Cả bốn yếu tố này đều có vai trò quan trọng, có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau. Bạn đọc là người trực tiếp sử dụng tài liệu của thư viện thông qua cán bộ thư viện, vốn tài liệu của thư viện sẽ được phát huy giá trị của mình, là bộ phận không thể tách rời của thư viện. Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10274:2013 về hoạt động Thông tin thư viện Thuật ngữ và định nghĩa chung thì bạn đọc là cá nhân, tập thể sử dụng thư viện trên cơ sở đăng ký chính thức theo quy định của thư viện. Hoàng Phê, tác giả cuốn Từ điển Tiếng Việt đưa ra khái niệm về bạn đọc như sau: “Bạn đọc là người đọc sách, báo; độc giả trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện” Cũng chính vì vậy, bạn đọc là mục tiêu hướng tới của thư viện nên thư viện càng phục vụ được nhiều bạn đọc thì vai trò của thư viện càng lớn và ngược lại. Đích cuối cùng của hoạt động thông tin thư viện là người dùng tin, là bạn đọc, điều đó cũng có nghĩa là hoạt động thông tin - thư viện muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm tới công tác phục vụ bạn đọc, phải nắm bắt được nhu cầu của người dùng bạn đọc, tổ chức các phương thức và hình thức phục vụ phong phú đa dạng. 1.1.2. Khái niệm công tác phục vụ bạn đọc Tác giả Lê Văn Viết đưa ra khái niệm về Công tác phục vụ bạn đọc trong cuốn “Cẩm nang nghề thư viện”, như sau: “Phục vụ bạn đọc là hoạt động của thư viện nhằm tuyên truyền và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu hoặc là bản sao của chúng, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu đó. 6
- Trong hoạt động thư viện, công tác phục vụ bạn đọc có vị trí rất quan trọng, Đó là khâu làm việc trực tiếp với người dùng tin, khâu cuối cùng của chu trình chuyên môn khép kín trong hoạt động thông tin – thư viện, phản ánh trực tiếp hiệu quả/kết quả của các khâu trước đó như bổ sung vốn tài liệu có phù hợp với người dùng tin hay không, công tác tổ chức phục vụ, tổ chức kho, bộ máy tra cứu,… Trong hoạt động của các cơ quan thông tin thư viện công tác phục vụ bạn đọc chính là việc thư viện tổ chức các hoạt động phục vụ tài liệu cho bạn đọc thông qua các hình thức phục vụ như đọc tại chỗ, mượn về, công tác tổ chức hình thức kho tài liệu (kho đóng, kho mở), thời gian phục vụ, tổ chức cho người dùng khai thác và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện. Công tác phục vụ bạn đọc còn là thước đo đánh giá hiệu quả của thư viện. 1.1.3.Khái niệm về nhu câu tin và người dùng tin, sản phẩm và dịch vụ Nhu cầu tin: là đòi hỏi khách quan con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng tông tin nhằm dung trì hoạt động sống của con người. Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Càng được thỏa mãn thì nhu cầu tin càng phát triển. Nhu cầu tin phát triển sẽ kích thích hoạt động của con người đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời kích thích các nhu cầu khác phát triển. Vì vậy nhu cầu tin là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Người dùng tin: Người dùng tin là một con người cụ thể trong một xã hội cụ thể có nhu cầu tin và sử dụng thông tin để làm thỏa mãn nhu cầu của mình. Người dùng tin đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thông tin thư viện. Họ vừa là người sử dụng kết quả của hoạt động, vừa là người điều chỉnh hoạt động thông tin qua các thông tin phản hồi. Người dùng tin là chủ thể của nhu cầu tin – nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin đồng thời là người sản sinh ra thông tin mới. Họ là yếu tố năng động trong hoạt động của một trung tâm 7
- thông tin. Sản phẩm thông tin - thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin do cá nhân/tập thể thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của NDT. Quá trình lao động để tạo ra sản phẩm là quá trình xử lý thông tin bao gồm: phân loại, biên mục, định từ khóa, tóm tắt…c ng như quá trình phân tích, tổng hợp thông tin. Dịch vụ thông tin - thư viện là những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thông tin - thư viện nói chung. 1.1.4.Vai trò của công tác phục vụ bạn đọc trong hoạt động thông tin thư viện Giúp cho việc đưa vốn tài liệu của thư viện vào khai thác, phổ biến và sử dụng. Nghĩa là công tác bạn đọc hay còn được hiểu là công tác phục vụ bạn đọc sẽ trực tiếp phát huy được giá trị của tài liệu trong thư viện. Một thư viện có vốn tài liệu quý đến đâu nếu không có bạn đọc thì thư viện đó cũng chỉ là kho lưu trữ sách, không có tác dụng, không có ý nghĩa nhiều. Công tác phục vụ bạn đọc cũng chính là thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu đọc, nhu cầu tin của người dùng tin. Công tác phục vụ bạn đọc còn giúp cho thư viện có thể kiểm tra, đánh giá quy trình hoạt động của mình. Thông qua hiệu quả phục vụ bạn đọc (số lượng bạn đọc đến thư viện), thư viện có thể kiểm tra chất lượng, tính hợp lý, phù hợp của các khâu công tác trước đó như hiệu quả của công tác bổ sung tài liệu có phù hợp với nhu cầu và đối tượng bạn đọc, tổ chức kho tài liệu đã đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện có đáp ứng được phần lớn đối tượng người dùng. Nếu hoạt động hiệu quả, thu hút được bạn đọc nhiều, số lượt tài liệu được khai thác tốt thì các khâu trong dây chuyền tư liệu tốt và ngược lại. Kết quả của công tác phục vụ bạn đọc còn là cơ sở góp phần định hướng và điều chỉnh hoạt động của các thư viện. Trên thực tế, hiệu quả của công tác phục vụ bạn đọc sẽ giúp cho thư viện điều chỉnh các khâu, các quy trình sao cho 8
- phù hợp với đối tượng bạn đọc, nhu cầu tin của người dùng tin. 1.2.Khái quát về Thư viện Trường Đại học thương mại 1.2.1. Sự hình thành và phát triển Trường Đại học Thương mại Trường Đại học Thương Mại (tiếng Anh: Thuong Mai Univesity, tên viết tắt: TMU) là trường đại học công lập, trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được công nhận đạt Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ; hoạt động theo cơ chế tự chủ. Trường được thành lập năm 1960 với tên gọi là Trường Thương nghiệp trung ương. Năm 1979, Trường đổi tên thành Trường Đại họcThương nghiệp. Năm 1994, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương Mại và sử dụng đến nay. Năm 2015, Trường thành lập cơ sở tại Hà Nam. Năm 2016, Trường được Thủ tướng Chính phủ cho phép tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Ngày 30/03/2018, Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) chứng nhận Trường Đại học Thương Mại đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành với tỷ lệ cac tiêu chí đạt yêu cầu là 85,2% ( tương đương với Trường Đại học Ngoại thương, cao hơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Học viện Ngân hàng) Tính đến 31/12/2019 đội ngũ giảng viên gồm 610 người trong đó giảng viên cơ hữu là 440 người, giảng viên thỉnh giảng gồm 170 người. Phần lớn các cán bộ, giảng viên nhà trường đã và đang học tập, nghiên cứu tại các nước của vùng lãnh thổ: Nga, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Úc,... Từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã đào tạo cung cấp cho xã hội hàng chục nghìn cử nhân kinh tế, hàng nghìn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế; bồi dưỡng nhiều cán bộ quản lý kinh tế cho ngành thương mại và các ngành khác, đã trực tiếp thực hiện và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, hang trăm đề tài nghiên cứu cấp bộ và hàng chục hợp đồng nghiên cứu với các cơ quan, doanh nghiệp được Nhà nước, xã hội công và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá ngày càng cao. Ngoài ra, hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển Trường Đại học Thương 9
- mại đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý như: Đơn vị Anh hùng Lao động (2010), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2008), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2008),.... 1.2.2 Thư viện Trường Đại học Thương mại Thư viện Trường Đại học Thương Mại được thành lập và năm 1965 cùng lúc Trường được giao nhiệm vụ đào tạo bậc đạo học. Thư viện là một tổ công tác gồm 2 bộ phận: Thư viện và Tư liệu giáo trình do phòng Giáo vụ trực tiếp chỉ đạo quản lý. Vào năm 2011, nhà trường quyết định cải tạo, nâng cấp toàn bộ khu nhà Thư viện với tổng diện tích 2.600m2 được bố trí sắp xếp và thiết kế thêm nhiều phòng chức năng phù hợp với một thư vieehn hiện đại. Ngày 29/9/2005, Thư viện được đổi tên thành Trung tâm Thông tin – Thư vện theo QĐ số 756/TM-TCHC của Hiệu trưởng. Quá trình tin học hóa được bắt đầu từ năm 1997, từ việc áp dụng Hệ thống lưu trữ và tìm kiếm thông tin CDS/ISIS for DOS do trung tâm Thông tin – Tư liệu, Bộ khoa học và Công nghệ giúp đỡ. Trùn tâm đã đào tạo được một số cơ sở dữ liệu sách, luân văn tốt nghiệp luận án,... đáp ứng một phần công tác chuyên môn. Đến năm 2002, sử dụng phần mềm chuyên môn hệ quản trị thư viện tích hợp – Ilib phiên bản 3.6 do tập đoàn công nghên CMC chuyển giao; đến năm 2012 nâng cấp lên phiên bản Ilib 6.0. Các quy trình công tác được tin học hóa hoàn toàn với các module chức năng. Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, từ một tổ nghiệp vụ chuyên môn trực thuộc với vốn tài liệu ít ỏi, nhân lực mỏng manh, đến nay Thư viện đã trở thành một Trung tâm Thông tin – Thư viện hiện đại với các trang thiết bị tiên tiến, nguồn thông tin phong phú, đa dạng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về học liệu của bạn dọc, góp phần nâng cao vị thế của Trường Đại học Thương Mại. Mục tiêu chiến lược phát triển của thư viện Trường Đại học Thương mại Hà Nội giai đoạn 2020-2030: Từng bước hiện đại hóa thư viện, tiến tới đạt chuẩn quốc tế, đứng đầu trong hệ thống Thư viện Đại học Việt Nam, ngang tầm 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về vi khuẩn Salmonella
48 p | 431 | 86
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu nghệ thuật ca trù
9 p | 256 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệp đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập
108 p | 136 | 17
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động marketing của hệ thống khách sạn chuỗi Elegance
8 p | 150 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích đình làng Đoài Giáp thôn Đoài Giáp – xã Đường Lâm – Thành phố Sơn Tây – Hà Tây
11 p | 159 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động PR trong xây dựng và phát triển thương hiệu của nhà hát ca múa nhạc Việt Nam
10 p | 194 | 15
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu phần mềm quản lý thư viện điện tử tích hợp Lạc Việt – Vebrary
10 p | 150 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu tác động của văn hoá đến việc kinh doanh của một số công ty xuyên quốc gia (TNCs) và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam
82 p | 160 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về những ca khúc cách mạng trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên
6 p | 218 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu công tác phân loại tài liệu tại một số thư viện trường Đại học trên địa bàn Hà Nội
7 p | 145 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu phần mềm mã nguồn mở Greenstone và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
11 p | 137 | 11
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về làn điệu Sình Ca của người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
11 p | 100 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu các làn điệu khắp của người Thái Đen tỉnh Sơn La
7 p | 107 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu những nét mới trong thủ tục cưới xin của người Sán Dìu ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang
10 p | 122 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích chùa La Cả, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội
9 p | 120 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu đền thờ và lễ hội đền Nam Hải Đại Thần Vương tại Đồ Sơn, Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
64 p | 10 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu giá trị văn hoá nghệ thuật đền Gin (Xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định)
8 p | 111 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu một số ấn phẩm định kỳ và dịch vụ thông tin điện tử tại Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7 p | 135 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn