Tiểu luận: Tìm hiểu sản phẩm tín dụng cho khách hàng cá nhân tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
lượt xem 48
download
Tiểu luận: Tìm hiểu sản phẩm tín dụng cho khách hàng cá nhân tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) trình bày tổng quan về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân tại VPBank (mua nhà – mua xe), giải pháp – kiến nghị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Tìm hiểu sản phẩm tín dụng cho khách hàng cá nhân tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................2 CHƯƠNG 1:......................................................................................................................... 4 TỔNG QUAN VỀ VAY........................................................................................................4 TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................4 1.1 Ngân Hàng Thương Mại (NHTM)..............................................................................4 1.1.1 Khái niệm:............................................................................................................ 4 1.1.2 Hoạt động cơ bản của NHTM.............................................................................5 1.2 Cơ sở lý thuyết về cho vay của NHTM.....................................................................5 1.2.1 Khái niệm:........................................................................................................... 5 1.2.2 Phân loại............................................................................................................... 6 1.3 Khái quát về cho vay tiêu dùng................................................................................... 9 1.3.1 Khái niệm..............................................................................................................9 1.3.2 Đặc trưng cơ bản của một món vay tiêu dùng....................................................9 1.3.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng.........................................................................10 1.3.4 Quy trình cho vay tiêu dùng................................................................................11 1.3.5 Tại sao cần có cho vay tiêu dùng....................................................................... 13 1.3. Xu hướng vay tiêu dùng........................................................................................... 15 1.3.1 Việt Nam.............................................................................................................15 1.3.2 Nước ngoài......................................................................................................... 16 CHƯƠNG 2:....................................................................................................................... 18 HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VPBANK (MUA NHÀ – MUA XE)...................................................................................18 2.1 Giới thiệu sơ lược về VPBank.................................................................................18 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................18 2.1.2 Bộ máy tổ chức:................................................................................................. 19 2.1.3 Tình hình hoạt động của VPB năm 2012...........................................................21 2.1.4 Quy trình cho vay mua nhà, mua xe tại VPB..................................................... 23 2.2 Sản phẩm cho vay mua nhà.......................................................................................24 2.2.1 Khái niệm:.......................................................................................................... 24 2.2.2 Giới thiệu về sản phẩm:....................................................................................24 2.2.3 Nội dung sản phẩm:...........................................................................................24 2.3 Sản phẩm cho vay mua xe.........................................................................................28 2.3.1 Khái niệm:.......................................................................................................... 28 2.3.2 Giới thiệu về sản phẩm ....................................................................................28 2.3.3 Nội dung sản phẩm............................................................................................29 CHƯƠNG 3:....................................................................................................................... 33 GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ..................................................................................................33 3.1 Nhóm giải pháp riêng để phát triển vay mua nhà – mua xe tại VPB...................... 33 3.2 Nhóm giải pháp chung...............................................................................................34 3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp..................................................................................34 3.2.2 Nhóm giải pháp gián tiếp...................................................................................36 3.3 Kiến nghị................................................................................................................... 37 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, CQ Nhà nước và các Bộ, các ngành................37 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.......................................................... 38 GV: Nguyễn Văn Thanh 1
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam đang tr ở thành một trong những lĩnh vực được quan tâm nhất. Đặc biệt kể t ừ khi Vi ệt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng thương mại Việt Nam luôn phải đối mặt với những thách thức, những cạnh tranh gay gắt trong việc dành th ị phần giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Trước điều kiện thị trường khắc nghiệt như vậy, các ngân hàng Việt Nam phải có nh ững kế hoạch, chiến lược cụ thể để giữ vững vị thế của mình. Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, mức sống con người ngày một cải thiện, người dân với thu nhập tăng lên đáng k ể h ơn tr ước thì ngày càng có nhiều nhu cầu hơn trong cuộc sống của mình. Nếu cách đây vài năm, mọi người chỉ cần đủ ăn, đủ mặc và có xu hướng tiết kiệm thì nay trong xã hội, mọi người không chỉ cần những nhu cầu sinh hoạt bình thường mà còn muốn nâng cao điều kiện sống, chất lượng cuộc sống của mình (nhà đẹp, ô tô xịn, trang thiết bị hiện đại hay đi du h ọc, du l ịch). Tuy nhiên, mức lương của họ không đủ để họ thực hiện mục đích đ ắt ti ền c ủa GV: Nguyễn Văn Thanh 2
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 mình. Vì vậy, nếu người dân có thể vay được tiền từ ngân hàng thì họ có thể đáp ứng nhu cầu ngay trong hiện tại. Điều đó không chỉ làm tăng tiêu dùng hàng hoá, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng. Trong bối cảnh ấy, cho vay tiêu dùng trở thành mảng tín dụng có nhiều tiềm năng nhất. Thị trường vay tiêu dùng cá nhân là thị trường rộng lớn, quan trọng là ngân hàng có đáp ứng được hết các nhu cầu của khách hàng hay không hay có đưa ra sản phẩm phù h ợp hay không? Bên c ạnh đó, mảng cho vay tiêu dùng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Nếu các ngân hàng không có những chiến lược và chính sách linh hoạt, mềm dẻo thì s ẽ vấp phải những khó khăn gây tổn thất cho mình. Còn ng ược lại, ngân hàng có chính sách, chiến lược phù hợp sẽ ngày một sinh lời và mở rộng được chiến lược ngân hàng bán lẻ. Hoạt động này giúp các ngân hàng th ương mại tạo nên sự hoà hợp giữa cung và cầu tiêu dùng, giải quyết tốt nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng của nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển và mở rộng cho vay tiêu dùng hiện nay, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã và đang đề ra những chiến lược cụ thể để phát triển mảng cho vay tiêu dùng của mình. VPBank được biết tới là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu, hoạt động cho vay tiêu dùng là m ảng hoạt động hiệu quả và được coi là trọng tâm, vậy VPBank với nh ững sản phẩm tín dụng vượt trội? thủ tục hồ sơ? Cơ chế kiểm duy ệt?... Xuất phát từ những câu hỏi đó, nhóm em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu sản phẩm tín dụng cho khách hàng cá nhân tại NHTMCP Việt Nam Th ịnh Vượng (VPBank)”. Bài tiểu luận được chia làm 3 phần: - Chương 1: Tổng quan về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. GV: Nguyễn Văn Thanh 3
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 - Chương 2: Hoạt động cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân tại VPBank (mua nhà – mua xe) - Chương 3: Giải pháp – kiến nghị CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) 1.1.1 Khái niệm: Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) là loại ngân hàng giao d ịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, b ằng cách nh ận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chi ết kh ấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. Có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các t ổ ch ức kinh t ế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội. GV: Nguyễn Văn Thanh 4
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 1.1.2 Hoạt động cơ bản của NHTM Theo khoản 9, điều 20, Luật các tổ chức dụng năm 1997 “Ho ạt đ ộng ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng th ường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Như vậy, hoạt động cơ bản của NHTM bao gồm 3 hoạt động chính: huy động vốn, sử dụng vốn, và cung cấp các dịch vụ tài chính. Sơ đồ 1.1.2: Các sản phẩm cơ bản của NHTM Huy động vốn Tín dụng và Dịch vụ ngân hàng Các hoạt động - Nhận tiền đầu tư khác kinh doanh gửi - Cho vay - Thanh toán - Kinh doanh - Đi vay - Chiết khấu - Quản lý ngân quỷ ngoại tệ - Phát hành các - Bão lãnh - Uỷ thác, đại lý bảo - Kinh doanh công cụ nợ. - Leasing hiểm chứng khoán - Đầu tư góp - Tư vấn, quản lý rủi - Kinh doanh vốn ro vàng bạc -… - Môi giới đầu tư chứng khoán 1.2 Cơ sở lý thuyết về cho vay của NHTM 1.2.1 Khái niệm: Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, có nhiệm vụ luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Ngân hàng huy động nguồn vốn từ trong nền kinh tế và thông qua hoạt động cho vay đem nguồn vốn đó đến nơi có nhu cầu sử dụng vốn. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ ch ức tín d ụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng có mục đích và trong thời gian nhất định theo thoả thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi GV: Nguyễn Văn Thanh 5
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 (theo QĐ số1627/2001/QĐ-NHNN của NHNNVN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng). Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cho vay chỉ là giao dịch về tiền giữa ngân hàng và khách hàng, trong đó ngân hàng sẽ chuyển giao tiền cho khách hàng sử dụng cho mục đích của mình trong một thời hạn thoả thuận nhất định và khách hàng có trách nhiệm hoàn trả lãi và gốc cho ngân hàng khi đến h ạn thanh toán. Nh ư v ậy, hoạt động cho vay được thực hiện trên cơ sở tín nhiệm giữa khách hàng và ngân hàng. 1.2.2 Phân loại Việc phân loại cho vay tuỳ theo tính chất và đặc điểm của nhu cầu cho vay và việc quản lý cho vay của ngân hàng d ựa trên nhi ều tiêu th ức khác nhau. 1.2.2.1 Căn cứ vào hình thức sử dụng khoản vay Theo tiêu chí này, cho vay được chia làm 3 loại khác nhau: Cho vay tiêu dùng, Cho vay kinh doanh và Cho vay đầu tư. - Cho vay tiêu dùng là hình thức ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng mà vốn vay được sử dụng chủ yếu cho mục đích tiêu dùng. Đối tượng vay tiêu dùng chủ yếu là các cá nhân và Chính phủ. Khi khách hàng có nhu cầu muốn vay để mua sắm, tiêu dùng với mục đích nâng cao ch ất lượng cuộc sống của mình, khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng để vay tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Cho vay tiêu dùng kích thích tiêu dùng trong xã hội, thúc đẩy chu chuyển hàng hoá và dịch vụ, thúc đ ẩy tăng trưởng kinh tế, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, phân tán rủi ro trong cho vay. - Cho vay kinh doanh là hình thức ngân hàng cho vay mà vốn vay được sử dụng cho mục đích kinh doanh, đối tượng vay chủ y ếu là các đ ơn vị, tổ chức kinh doanh và một số ít các khách hàng cá nhân. GV: Nguyễn Văn Thanh 6
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 - Cho vay đầu tư là hình thức ngân hàng cho vay mà vốn vay đ ược s ử dụng đem đi đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống con người. Đối tượng vay chủ yếu là các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu. 1.2.2.2 Căn cứ vào phương thức cho vay Với phương thức cho vay thì hoạt động cho vay được chia làm 5 lo ại khác nhau: - Thấu chi: là hình thức tín dụng ngắn h ạn mà qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số tiền gửi thanh toán của mình tới một giới hạn nhất định tại một khoảng thời gian xác định. - Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không đủ điều ki ện đ ể đ ược cấp hạn mức thấu chi hoặc khách hàng có vòng quay vốn kinh doanh dài. - Cho vay theo hạn mức: là nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàng tho ả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng (được tính cho c ả kỳ ho ặc cuối kỳ). Hình thức cho vay này thuận tiện cho khách hàng vay m ượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh, mục đích sử dụng vốn rõ ràng và có tín nhiệm đối với ngân hàng. - Cho vay luân chuyển: là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuy ển của hàng hoá và ngân quỹ của khách hàng. Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các ngu ồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. - Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Hình thức cho vay này thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Hình th ức này thường mang rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp, khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập của ng ười vay. Khách GV: Nguyễn Văn Thanh 7
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 hàng phải có phương án trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập chắc chắn ổn định. Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng. 1.2.2.3 Căn cứ theo thời gian Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả h ết nợ g ốc, lãi v ốn vay đ ược thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Theo chỉ tiêu thời gian, hoạt động cho vay của ngân hàng được chia làm 2 loại: - Cho vay không kỳ hạn: là hình thức cho vay không xác định cụ th ể thời điểm trả nợ trên hợp đồng tín dụng, việc vay và hoàn trả của khách hàng diễn ra thường xuyên theo kế hoạch luân chuyển hàng hoá và kế hoạch doanh thu của khách hàng. - Cho vay có kỳ hạn: là hình th ức cho vay mà th ời đi ểm tr ả n ợ đ ược xác định cụ thể trong hợp đồng tín dụng. Ngân hàng chia hình th ức cho vay có kỳ hạn thành 3 mức: + Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay mà th ời h ạn cho vay t ừ 12 tháng trở xuống. + Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay mà thời h ạn cho vay t ừ 1 năm đến 5 năm. + Cho vay dài hạn: là cho vay mà thời hạn cho vay từ 5 năm trở lên. 1.2.2.4 Căn cứ theo đối tượng tham gia qui trình cho vay - Cho vay trực tiếp là hình thức cho vay mà ngân hàng s ẽ c ấp vốn trực tiếp cho người đi vay mà không thông qua bất kì một bên thứ ba nào, do đó người đi vay cũng sẽ chính là người trả trực tiếp nợ vay cho ngân hàng. - Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay mà ngân hàng cấp vốn cho khách hàng thông qua các tổ chức trung gian. Việc cho vay theo cách này s ẽ hạn chế người vay sử dụng tiền sai mục đích. Cho vay gián tiếp th ường GV: Nguyễn Văn Thanh 8
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng. 1.3 Khái quát về cho vay tiêu dùng 1.3.1 Khái niệm Cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu c ủa cá nhân hộ gia đình. Các khoản vay tiêu dùng là nguồn tài trợ chính quan trọng giúp cho người tiêu dùng có thể trang trải cho nhu cầu trong cuộc sống: nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch… trước khi h ọ có đủ khả năng tài chính để hưởng thụ. 1.3.2 Đặc trưng cơ bản của một món vay tiêu dùng - Đối tượng của các khoản cho vay tiêu dùng là các cá nhân, h ộ gia đình. Nhu cầu vay của họ phụ thuộc vào tình hình tài chính. - Một khoản vay tiêu dùng có tính chu kỳ: Nhu c ầu cho vay tiêu dùng của khách hàng không chỉ phụ thuộc vào tình hình tài chính mà còn ph ụ thuộc vào tình hình kinh tế vào những giai đoạn cụ thể. - Chi phí một khoản vay tiêu dùng cao: Khoản cho vay tiêu dùng thường không lớn trong khi ngân hàng lại tốn rất nhiều thời gian và nhân lực để điều tra thu thập thông tin của khách hàng vay ti ền. Bên c ạnh đó, ngân hàng cũng phải quản lý các khoản cho vay nhỏ lẻ chiếm khối lượng khá lớn. Do đó, chi phí cho vay tiêu dùng có lãi suất thường lớn hơn cho vay thương mại. - Lãi suất của khoản vay tiêu dùng cao và khá cứng nhắc, lãi suất của một khoản vay tiêu dùng là lãi suất cố định. Khách hàng kém nh ạy bén v ới lãi suất, họ chỉ quan tâm đến khoản lãi phải trả hàng tháng hơn là lãi suất ghi trên hợp đồng. GV: Nguyễn Văn Thanh 9
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 - Nguồn trả nợ của khách hàng có thể biến động lớn: Khi kho ản vay để kinh doanh, nguồn trả nợ là kết quả hoạt động sản xu ất kinh doanh. Khi khoản vay để tiêu dùng, đó là khoản thu nhập của khách hàng. - Rủi ro cao do chất lượng thông tin tài chính của khách hàng th ường không cao, khách hàng gian lận hay rủi ro về lãi suất khi chi phí huy động vốn tăng lên. - Quy mô của các khoản vay tiêu dùng thường nhỏ lẻ nhưng số lượng các khoản vay tiêu dùng này lại rất lớn. 1.3.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng được phân chia thành nhiều loại theo các ch ỉ tiêu khác nhau 1.3.3.1 Căn cứ vào mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng - Cho vay tiêu dùng trực tiếp là hình th ức cho vay trong đó ngân hàng và khách hàng gặp nhau trực tiếp để tiến hành thủ tục vay mượn. - Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay mà trong đó ngân hàng và khách hàng không gặp nhau trực tiếp để tiến hành thủ tục vay mượn mà thông qua một bên thứ ba. Ngân hàng mua các phi ếu bán hàng t ừ những người bán lẻ hàng hoá (thực chất đây là hình th ức tài tr ợ bán tr ả góp). 1.3.3.2 Căn cứ vào mục đích vay - Cho vay tiêu dùng bất động sản là các khoản cho vay nh ằm m ục đích dùng vào các khoản bất động sản như mua mới, sửa ch ữa hoặc xây dựng nhà cửa, đất đai. Qui mô trung bình của một món vay tiêu dùng b ất động sản thường lớn hơn so với qui mô trung bình của một món vay tiêu dùng thông thường, kỳ hạn dài hơn hẳn nên độ rủi ro c ủa món vay tiêu dùng bất động sản cũng lớn hơn. GV: Nguyễn Văn Thanh 10
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 - Cho vay tiêu dùng thông thường là các khoản cho vay nh ằm mục đích hỗ trợ tài chính cho các hoạt động thiết yếu, nhu c ầu trong cu ộc s ống của con người, như: cho vay du học, mua xe hơi hay du lịch,… 1.3.3.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả - Cho vay tiêu dùng trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó khách hàng trả nợ cho ngân hàng thành nhiều lần (định kỳ trong thời h ạn cho vay, phụ thuộc vào quy định của ngân hàng), mỗi lần trả nợ khách hàng sẽ tiến hành trả nợ cả gốc và lãi của kỳ đó. - Cho vay tiêu dùng trả một lần là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó khách hàng trả nợ cho ngân hàng một lần duy nhất (thời điểm đáo hạn khoản vay), tất cả gốc và lãi đều được trả khi đến hạn. - Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là hình th ức cho vay tiêu dùng trong đó khách hàng được phép vay, trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn cho ngân hàng theo một hạn mức tín dụng nhất định (bằng thẻ tín dụng, phát hành séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai). 1.3.3.4 Căn cứ vào cách đảm bảo tiền vay - Cho vay có tài sản đảm bảo là hình th ức cho vay tiêu dùng mà trong đó để vay được tiền cho mình thì khách hàng phải cầm cố, thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho khoản vay. Nếu trong tr ường h ợp khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có quy ền t ịch thu tài s ản đ ảm bảo để hạn chế tổn thất cho mình. - Cho vay không có tài sản đảm bảo là hình th ức cho vay tiêu dùng mà trong đó khách hàng không cần phải cầm cố, thế ch ấp tài s ản thu ộc s ở hữu của mình để đảm bảo cho khoản vay. Ngân hàng cho vay dựa trên uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng, không căn cứ vào tài sản đảm bảo. 1.3.4 Quy trình cho vay tiêu dùng 1.3.4.1 Tiếp nhận hồ sơ tín dụng GV: Nguyễn Văn Thanh 11
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 Khi khách hàng có nhu cầu vay thì đến ngân hàng làm th ủ t ục vay vốn. Tại đây, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn cho khách hàng cách lập h ồ sơ vay vốn đầy đủ và đúng qui định của bản hướng dẫn thực hiện quy ch ế cho vay tiêu dùng: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế và hồ sơ vay 1.3.4.2 Thẩm định tín dụng về nhân thân khách hàng và người bảo lãnh (nếu có), mục đích vay tiền, tình hình tài chính và khả năng thanh toán, tài sản đảm bảo. Đây là khâu quan trọng trong quá trình cho vay tiêu dùng, quyết định đến chất lượng tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng thẩm định sai sẽ đưa ra quyết định sai. Ví dụ như: khi khách hàng không có ti ềm l ực nh ưng cán b ộ tín dụng lại cho rằng họ có đủ khả năng vay vốn và quy ết định cho vay. Khoản tín dụng này dễ rơi vào rủi ro, gây thiệt hại cho ngân hàng. 1.3.4.3 Xét duyệt và quyết định cho vay Sau khi lập tờ trình, cán bộ tín dụng sẽ đưa đến trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng sẽ xem xét lại và yêu cầu cán bộ tín dụng giải thích và bổ sung nếu thiếu sót. Tiếp theo, tờ trình đó s ẽ đ ược trình lên hội đồng tín dụng xét duyệt. Nếu quyết định cho vay ngân hàng ph ải l ập 1 văn bản thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay của ngân hàng. Trong trường hợp không cho vay thì vẫn phải lập 1 văn b ản thông báo cho khách hàng biết về quyết định từ chối cấp tín dụng của ngân hàng và trong văn bản này nêu rõ lý do từ chối tín dụng. 1.3.4.4 Hoàn tất thủ tục pháp lý trước khi giải ngân Dưới đây là một số thủ tục pháp lý cần phải làm trước khi giải ngân: - Kí kết hợp đồng tín dụng: Ngân hàng và khách hàng chính th ức cam kết trên giấy tờ về khoản vay của khách hàng, về các điều kiện yêu c ầu t ừ hai phía. - Thoả thuận phương thức cho vay: Ngân hàng và khách hàng cùng đưa ra phương thức cho vay phù hợp nhất cho cả hai phía, sao cho ph ương GV: Nguyễn Văn Thanh 12
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 thức này không quá khó khăn đối với khách hàng và cũng không gây b ất l ợi cho ngân hàng. - Kì hạn trả nợ: Khách hàng có thể lựa chọn kì h ạn trả nợ c ủa mình: trả định kì hay cuối kì trả. Khi thủ tục pháp lý đã được hoàn t ất, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng. 1.3.4.5 Kiểm tra trong quá trình cho vay Sau khi giải ngân cho khách hàng, ngân hàng phải kiểm soát xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không bằng cách thu thập thông tin của khách hàng. Quá trình này diễn ra theo định kì của ngân hàng (3 tháng, 6 tháng, 1 năm hay kiểm tra bất ngờ), quá trình này phụ thuộc vào chính sách, kế hoạch của ngân hàng trong từng thời kì. 1.3.4.6 Thu hồi nợ hoặc đưa ra quyết định tín dụng mới Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu h ết n ợ và lãi. Tuy nhiên bên cạnh những khoản tín dụng an toàn, đảm bảo (hoàn trả đầy đủ và đúng hạn) luôn tồn tại những khoản tín dụng đến thời điểm hoàn trả nhưng không có khả năng thanh toán buộc ngân hàng phải tìm ra nguyên nhân. 1.3.5 Tại sao cần có cho vay tiêu dùng 1.3.5.1 Đối với ngân hàng - Ngân hàng cho vay tiêu dùng sẽ tạo thói quen cho người dân ti ếp cận với các dịch vụ tiện ích của ngân hàng. - Đây cũng là cách để đa dạng hoá các lĩnh vực đầu t ư c ủa ngân hàng nhằm nâng cao thu nhập, phân tán rủi ro. - Thông qua cho vay tiêu dùng, ngân hàng mở rộng quan h ệ với khách hàng và từ đó tăng khả năng huy động vốn của ngân hàng. 1.3.5.2 Đối với khách hàng - Khách hàng sẽ có một khoản tiền lớn ngay lúc cần thi ết đ ể chi tiêu và có thể hoàn trả dần từ thu nhập trong tương lai của mình. GV: Nguyễn Văn Thanh 13
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 - Với những trường hợp khẩn cấp, khách hàng có thể vay ngân hàng với lãi suất hợp lý thay vì phải vay “nóng” bên ngoài với lãi suất cao hơn. - Ngân hàng cho phép thời hạn cho vay và phương th ức trả nợ linh hoạt, tất cả căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng. - Người tiêu dùng có thu nhập đều đặn để trả nợ ngân hàng. Họ không phải lo rằng mình không thể trả nợ được, bên cạnh đó h ọ đ ạt đ ược mong ước của mình là nâng cao mức sống và tăng khả năng được đào tạo… giúp họ có nhiều cơ hội để tìm kiếm những công việc với mức lương cao hơn. - Điều kiện và thủ tục để có được khoản vay tiêu dùng cũng không quá phức tạp cho khách hàng. Họ chỉ cần xác minh có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố, nơi có chi nhánh của ngân hàng mà họ định vay tiền hoạt động. Ngoài ra, khách hàng c ần xác nhận mức thu nhập hàng tháng ổn định và đảm bảo được kh ả năng tr ả n ợ và mục đích sử dụng vốn vay phải hợp lý. 1.3.5.3 Đối với xã hội Về mặt kinh tế - xã hội, cho vay tiêu dùng giúp cải thiện đời sống dân cư, góp phần giảm chi phí giao dịch xã h ội thông qua ti ết ki ệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng. Bên c ạnh đó, cho vay tiêu dùng cũng là đòn bẩy kích thích nền sản xuất phát triển, t ạo đi ều ki ện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần thực hiện việc xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, nạn cho vay nặng lãi đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội, vì vậy việc ngân hàng cho vay tiêu dùng với thủ tục tương đối đơn giản, nhanh gọn đã góp phần quan trọng đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi. Mặt khác, dịch vụ này với những tiện ích thanh toán không dùng ti ền mặt cải thiện môi trường tiêu dùng xây dựng nền văn minh thanh toán. Xét trên góc độ kinh tế vĩ mô, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng lớn trong dân c ư đ ể phát tri ển GV: Nguyễn Văn Thanh 14
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 kinh tế, cải thiện đời sống người dân, hạn chế dùng tiền m ặt và ti ết ki ệm chi phí về thời gian và tiền bạc cho xã hội. 1.3. Xu hướng vay tiêu dùng. 1.3.1 Việt Nam Tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2010 bình quân 1 người 1 tháng đạt 1.211 nghìn đồng, tăng 52,8% so với năm 2008, bình quân mỗi năm tăng 23,6%. Chi tiêu thực tế (chi tiêu sau khi loại trừ y ếu t ố tăng giá) thời kỳ 2008-2010 tăng 14,1% mỗi năm, cao hơn mức tăng 7,9% mỗi năm của thời kỳ 2006-2008, 5,2% của thời kỳ 2004-2006 và mức tăng 10,3% của thời kỳ 2002-2004. Thêm vào đó là dân số trẻ, mức tăng trưởng tự nhiên cao. Khi mức thu nhập tăng cao thì đời sống con người cũng được cải thiện hơn trước, sản phẩm dịch vụ nhiều hơn với đa dạng chủng loại . Nhìn chung cho thấy mức sống của người dân đã được c ải thi ện r ất nhiều và chất lượng cuộc sống đòi hỏi phải được nâng lên. Do kinh tế th ị trường ngày càng phát triển, xu hướng tiêu dùng của người dân không chỉ dừng lại với những nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc mà còn họ còn h ướng tới thúc đẩy tăng chất lượng cuộc sống và đi lại. Đó còn là nhu cầu mua, sửa chữa hay xây mới nhà cửa, đi du lịch. Trong bối c ảnh đó c ủa n ền kinh tế, cho vay tiêu dùng có nhiều tiềm năng cần được khai thác h ơn bao gi ờ hết. Lĩnh vực cho vay tiêu dùng đang trở thành dịch vụ thu hút tất cả các ngân hàng đầu tư và cung ứng dịch vụ. Thông thường ở một nước đang phát triển bình thường, tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng d ư n ợ cho vay chiếm 40-50%, tuy nhiên Việt Nam còn thấp 5-20%. Do đó, th ời gian t ới s ẽ là cuộc chạy đua cạnh tranh quyết liệt để chiếm thị phần cho vay tiêu dùng giữa các ngân hàng trong nước lẫn nước ngoài. Ngân hàng nào có nh ững chính sách tín dụng hợp lý, sản phẩm phù hợp với nhu c ầu c ủa khách hàng, GV: Nguyễn Văn Thanh 15
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 thì ngân hàng đó sẽ thu hút được số lượng lớn các món vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay tiêu dùng thì các ngân hàng cũng phải mở rộng huy động vốn, xây dựng một tiềm lực tài chính vững chắc cho mình. Thời gian gần đây, các ngân hàng đẩy mạnh lĩnh vực cho vay tiêu dùng nhằm thực hiện chiến lược đa dạng hoá hoạt động ngân hàng, phân tán rủi ro, kích thích nền sản xuất trong nước và cũng với m ục đích đ ể gia tăng thu nhập cho mình. Đây là xu hướng tất y ếu, là đi ều ki ện khách quan trong nền kinh tế thị trường và cũng là chiến lược, mục tiêu phát triển lâu dài của thị trường tín dụng tiêu dùng đầy tiềm năng của Việt Nam. 1.3.2 Nước ngoài Trong nhiều thập kỷ vừa qua, cho vay tiêu dùng ở cấc nước phát triển trên thế giới rất phát triển và nó vẫn đang tăng trưởng với tốc độ cao. 1.3.2.1 Châu Á Theo số liệu của Euromonitor, kết thúc năm 2012, tín dụng tiêu dùng phi thế chấp tại khu vực châu Á trừ Nhật Bản tăng 67% lên 1.660 t ỷ USD trong 5 năm qua. Trong khi đó, con số này ở Mỹ chỉ tăng 10% do người tiêu dùng giảm chi tiêu sau cuộc khủng hoảng tài chính. Các ngân hàng đang nhắm mục tiêu vào tầng lớp trung lưu tại châu Á dự kiến tăng trung bình hơn 100 triệu người mỗi năm. Lãi suất có thể từ 15% đối với các khoản cho vay tự động có đảm bảo và 40% đối với các khoản cho vay không có đảm bảo, đồ gia dụng và điện tử. Tại các nước châu Á trừ Nhật Bản, các khoản vay mua ôtô và xe máy tăng gần gấp đôi từ 2007 đến 2012 lên mức cao kỷ lục 219,7 t ỷ USD. Các khoản vay đồ gia dụng và thiết bị điện tử cũng tăng gấp đôi lên 10,9 t ỷ USD trong khi đó các khoản vay bằng thẻ tín dụng tăng 90% lên 234,1 t ỷ USD. 1.3.2.1 Mỹ GV: Nguyễn Văn Thanh 16
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 Tín dụng tiêu dùng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước Mỹ. Với tổng giá trị lên đến 778 tỉ USD trong năm 1989, nó tương đương với khoảng 15% tổng sản phẩm nội địa của Mỹ. Tín dụng tiêu dùng là m ột khoản vay, nó cho phép các hộ gia đình sử dụng hợp lý thu nh ập th ực t ế của mình đồng thời khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, tín dụng tiêu dùng cũng có những hạn chế nhất định của nó. Trong những thời ký khó khăn về tiền tệ, tín dụng tiêu dùng đã cho thấy là rất khó kiểm soát, đặc biệt khi lạm phát tăng cao. Bởi vì, người tiêu dùng thường gia tăng các khoản nợ trong thời kỳ lạm phát để đảm bảo điều kiện sống cho mình hoặc tiến hành mua hàng hóa khi họ dự đoán hàng sẽ tăng giá. GV: Nguyễn Văn Thanh 17
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VPBANK (MUA NHÀ – MUA XE) 2.1 Giới thiệu sơ lược về VPBank NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển vượt bậc của cả nước, VPBank (VPB) đã và đang có những bước tiến quan trọng trên con đường thực hiện mục tiêu chi ến lược trở thành ngân hàng được yêu thích nhất ở Việt Nam. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng VPBank được thành lập ngày 12/08/1993, sau gần 20 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 5.770 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 4.000 cán bộ nhân viên. Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPB đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng l ực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPB đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPB nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ h ội trên th ị trường. Sự tăng trưởng vượt bậc của VPB thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối. Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các đi ểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục GV: Nguyễn Văn Thanh 18
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPB luôn được cải tiến và kết h ợp thêm nhiều tiện ích nhăm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả đã góp ̀ phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng m ới, m ở rộng cơ sở khách hàng của VPB với tốc độ nhanh chóng. Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, VPB đã ti ến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên ti ến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPB. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn m ực qu ốc t ế và g ắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song v ới vi ệc th ực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPB cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách qu ản tri ̣ công ty rõ ràng và minh bạch. Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPB đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải th ưởng uy tín như: NH thanh toán xuất sắc nhất do Citibank, Bank of New York trao tặng, giải thưởng NH có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất, Thương hiệu quốc gia 2012, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác. 2.1.2 Bộ máy tổ chức: Bảng 2.1.2a: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPB GV: Nguyễn Văn Thanh 19
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm 10 Biểu 2.1.2b: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại trung tâm giao dịch hội sở VPB GV: Nguyễn Văn Thanh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tìm hiểu quy trình sản xuất cà phê bột
29 p | 789 | 126
-
Tiểu luận: Phát triển sản phẩm thực phẩm - Phát triển sản phẩm đồ uống - Trường ĐH Công nghiệp
33 p | 809 | 117
-
Tiểu luận: Tìm hiểu và đánh giá quy trình xuất khẩu sản phẩm nội ngoại thất của công ty cổ phần phước Hiệp Thành
50 p | 521 | 93
-
Tiểu luận: Tìm hiểu phụ gia sử dụng trong sản xuất bánh
54 p | 516 | 72
-
Tiểu luận: Tìm hiểu quy trình công nghệ chế biến sản phẩm men cơm rượu
26 p | 313 | 71
-
Tiểu luận: "Tìm hiểu về hương thơm và vị đắng của nước bưởi"
18 p | 276 | 58
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu bao bì của sản phẩm Coca-Cola
33 p | 464 | 44
-
Tiểu luận: Tìm hiểu mối quan hệ giữa phân công lao động xã hội và xã hội hoá sản xuất qua một số tác phẩm thời kỳ đầu của Mác
15 p | 260 | 23
-
Tiểu luận: Tìm hiểu phương pháp chiếu xạ trong bảo quản nông sản sau thu hoạch. Tình hình ứng dụng phương pháp ở Việt Nam và trên thế giới
32 p | 158 | 21
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền
8 p | 170 | 20
-
Tiểu luận: Tìm hiểu các biện pháp bảo quản nông sản bằng tác nhân sinh học. Tình hình ứng dụng phương pháp ở Việt Nam và trên thế giới
24 p | 140 | 15
-
Báo cáo tiểu luận: Tìm hiểu và đánh giá các sản phẩm bánh gạo
9 p | 215 | 14
-
TIỂU LUẬN: Tìm hiểu mối quan hệ giữa phân công lao động xã hội và xã hội hoá sản xuất qua một số tác phẩm thời kỳ đầu của Mac
15 p | 127 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thái độ và hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm giả thương hiệu thời trang – trường hợp tại khu vực TP. Hồ Chí Minh
136 p | 47 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
61 p | 30 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thong tin thư viện tại Đại học Vinh
10 p | 123 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ của phòng tư liệu Khoa Thông tin - Thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
61 p | 33 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn