intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi và hoạt động của bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

Chia sẻ: Sdgvfcxg Sdgvfcxg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

497
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi và hoạt động của bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam nêu khái quát chung về bảo hiểm tiền gửi, mục đích của bảo hiểm tiền gửi, vai trò của bảo hiểm tiền gửi, bàn về mô hình bảo hiểm tiền gửi hiệu quả. Phân biệt bảo hiểm tiền gửi và các loại hình bảo hiểm thương mại khác. Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, lịch sử hình thành bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Đánh giá mức thu phí bảo hiểm tiền gửi hiện nay, kinh nghiệm phát triển mô hình hoạt động bảo hiểm tiền gửi hiệu quả ở một số nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi và hoạt động của bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

  1. TIỂU LUẬN CÁ NHÂN: TÌM HIỂU VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI VIÊT NAM  GVHD: NGUYỄN THỊ HẢI HẰNG THỰC HIỆN: NGUYỄN ĐỨC HƯNG MSSV: K094040556
  2. LỜI NÓI ĐẦU Gần đây, những thông tin không mấy khả quan về tình hình hoạt động của các ngân hàng được công bố như: nợ xấu, thanh khoản sụt giảm, yếu kém trong quản lý…làm dấy lên những quan ngại về sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Nguy cơ mất khả năng thanh toán của một số ngân hàng yếu là hoàn toàn có thể xảy ra và mối quan tâm đầu tiên của người dân là tiền gửi của họ tại các ngân hàng có được đảm bảo. Bảo hiểm tiền gửi được xem như một phương án dự phòng khi bất ổn xảy ra cho ngân hàng cũng như trấn an người dân để họ không rút toàn bộ tiền gửi do lo ngại ngân hàng mất khả năng thanh khoản. Năm 2003, khi có tin đồn về việc tổng giám đốc ngân hàng Á Châu (ACB) bỏ trốn, người dân đã đổ xô đi rút tiền. Chỉ tính riêng 2 ngày 14 và 15/10 tổng lượng tiền người dân rút khỏi ACB là hơn 1200 tỷ đồng, gần gấp 3 lần vốn điều lệ của ACB vào thời điểm 2003. Nếu không có sự giúp đỡ về thanh khoản của ngân hàng nhà nước (NHNN) thì ACB cũng như bất kì ngân hàng thương mại nào đều không thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền tăng đột biến như vậy của người dân. Ngay sau đó, thống đốc NHNN đã phải đứng ra tuyên bố đảm bảo về tiền gửi của người dân, ai có nhu cầu rút tiền cũng đều được đáp ứng. Ví dụ trên là một minh chứng cho vai trò “Gìn giữ niềm tin“ của Bảo hiểm tiền gửi đối với khách hàng ngày càng trở nên quan trọng nhất là trong điều kiện thị trường tài chính có biến động. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ một số vấn đề về lịch sử hình thành, nguyên tắc hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới và ở Việt Nam cũng như những bất cập cập Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam hiện nay.
  3. MỤC LỤC I, Sơ lược lịch sử hình thành Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới: ...................................... 3 II, Khái quát chung về Bảo hiểm tiền gửi: ................................................................... 4 1.Mục đích của Bảo hiểm tiền gửi: .......................................................................... 4 2.Vai trò cùa Bảo hiểm tiền gửi ............................................................................... 5 3.Mô hình: ............................................................................................................... 6 4.Bàn về mô hình Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả: ........................................................ 9 5.Phân biệt Bảo hiểm tiền gửi và các loại hình bảo hiểm thương mại khác: ........... 11 III, Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam: ......................................................... 11 1.Lịch sử hình thành Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: ................................................ 11 2.Chính sách Bảo hiểm tiền gửi: ............................................................................ 12 2.1.Cơ sở pháp lý:.............................................................................................. 12 2.2.Cơ chế và đối tượng tham gia Bảo hiểm tiền gửi:......................................... 12 2.3.Loại tiền thuộc đối tượng bảo hiểm: ............................................................. 13 2.4.Hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi:.............................................................. 14 2.5.Phí và cách tính phí Bảo hiểm tiền gửi: ........................................................ 14 2.6.Cơ cấu tổ chức của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV): .................. 15 3.Bàn về thực trạng Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam và hướng đi trong tương lai: ... 16 3.1.Đánh giá mức thu phí Bảo hiểm tiền gửi hiện nay:....................................... 16 3.2.Đánh giá hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi hiện nay: ................................. 17 3.3.Kinh nghiệm phát triển mô hình hoạt động Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả ở một số nước: ............................................................................................................. 19
  4. 3 I, Sơ lược lịch sử hình thành Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới: Khái niệm về Bảo hiểm tiền gửi đã hình thành từ rất lâu trên thế giới. Hoạt động tài chính, ngân hàng luôn gắn liền với sự nhạy cảm và tiềm ẩn rủi ro. Chính vì vậy các quốc gia luôn tìm tòi cách thức để bảo vệ và duy trì lòng tin của người gừi tiền trong những tình huống hệ thống tài chính mất ổn định. Trong thực tế, trước khi thành lập hệ thống Bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền vẫn được đảm bảo dưới hình thức “ngầm”, có nghĩa là mặc dù không công khai nhưng khi các ngân hàng đổ bể thì Chính phủ sẽ đứng ra chi trả. Tuy nhiên, điều này không mang lại lợi ích cho Chính phủ cũng như không mang lại lòng tin cho người gửi tiền. Nguồn gốc hình thành hệ thống Bảo hiểm tiền gửi là việc chuyển từ “bảo đảm ngầm” sang công khai. Hoạt động đảm bảo tiền gửi công khai được triển khai đầu tiên ở New York, Mỹ năm 1829, với danh hiệu “Chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng”, hàm ý bảo hiểm trách nhiệm đối với tiền gửi ngân hàng và chứng chỉ huy động tiền gửi. Giai đoạn 1831-1858, các bang Vermont, Indiana, Michigan, Ohia và Iowa ở Mỹ đã thành lập tổ chức Bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên một số chính sách về ngân hàng có liên quan được ban hành trong những năm sau đó (1886) đã góp phần làm cho các tổ chức này đóng cửa. Thời kỳ thử nghiệm tiếp theo của hoạt động Bảo hiểm tiền gửi ở Mỹ diễn ra vào những năm 1908-1930. Giai đoạn 1908-1917, Mỹ đã có tám bang thành lập hệ thống Bảo hiểm tiền gửi. Giai đoạn 1929-1933, khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, khiến hơn 4000 nghìn ngân hàng cùng 1700 tổ chức tín dụng phá sản, gây thiệt hại hàng tỷ USD cho người gửi tiền. Tính đến 1930 cả tám hệ thống này đã đóng cửa do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế bất lợi. Trong bối cảnh đó, cần thiết xây dựng một tổ chức tài chính chuyên biệt, có tính chất pháp lý vững vàng, ngoại việc bảo vệ và duy trì lòng tin của người gửi tiền mà còn phải phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để đảm bảo ổn định cho hệ thống tài chính. Từ các tiền đề trước đó và sức ép của cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy Quốc Hội Mỹ ban hành luật Bảo hiểm tiền gửi vào ngày 16 tháng 6 năm 1933 và vào ngày 1/1/1934, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) được thành lập. Đây là mô hình Bảo hiểm tiền gửi công khai đầu tiên trên thế giới. Trong hai thập kỷ 1960-1970, hệ thống Bảo hiểm tiền gửi đã được thành lập và phát triển một loạt ở các quốc gia như Na Uy (1961), Ấn Độ (1963), Philippines (1963), Đức (1966), Canada (1967), Phần Lan (1969), Nhật Bản (1971). Xu hướng thành lập các hệ thống Bảo hiểm tiền gửi tại Châu Á trở nên mạnh mẽ và nhanh chóng kể từ năm 1980, đặc biệt trong và sau giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á (1997), như Đài Loan (1985), Hàn Quốc (1996), Indonesia (2004), Hong Kong (2004). Trong khi đó, nhiều tổ chức Bảo hiểm tiền gửi đã tồn tại như Philippines, Nhật Bản đã được hoàn thiện và mở rộng chức năng, quyền hạn nhiều hơn nhằm hướng tới mô hình hoạt động theo hệ thống Bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro. Đối với các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi ở khu vực Châu Âu, việc áp dụng những khuyến nghị về các thông lệ quốc tế tốt nhất để trở thành thành viên của EU là cơ hội để các nước này thành lập tổ chức Bảo hiểm tiền gửi của mình, chẳng hạn Hungary (1993), Cộng hòa Séc (1994), Ba
  5. 4 Lan (1995), Rumani (1996), Cộng hòa Latvia (1998). Cùng với xu hướng trên, một số nền kinh tế chuyển đổi cũng thành lập tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, trong đó có Việt Nam (2000), Nga (2003), Malaysia (2005), Singapore (2005), Thái Lan (2008). Tính đến hết năm 2010, đã có 106 quốc gia thành lập hệ thống Bảo hiểm tiền gửi công khai. Dưới đây là báo cáo “Hệ thống Bảo hiểm tiền gửi trên toàn thế giới”: Nguồn: Ngân hàng thế giới và Trường đại học Maryland, Mỹ. (http://div.gov.vn/Deskt opModules/VietTotal.Ar ticles/PrintView.aspx?It emID=2565) II, Khái quát chung về Bảo hiểm tiền gửi: Trên thế giới, hoạt động Bảo hiểm tiền gửi không còn xa lạ mà ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc thiết lập an toàn cho hệ thống tài chính, ngân hàng. Hầu hết các quốc gia trên thế giới không thật sự đưa ra khái niệm Bảo hiểm tiền gửi nói chung, mà chú trọng vào mục đích, hoạt động, mô hình Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả. 1. Mục đích của Bảo hiểm tiền gửi: Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi ở mỗi quốc gia tuy có sự khác biệt nhưng vẫn xoay quanh các mục đích chung sau: - Sử dụng công cụ Bảo hiểm tiền gửi là nhằm thực hiện chính sách công, vì lợi ích chung của xã hội, hướng tới số đông người gửi tiền. - Đảm bào hệ thống tài chính, ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định, ngăn chặn đỗ vỡ thông qua các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi.
  6. 5 - Xây dựng thị trường tài chính lành mạnh, có tính cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tài chính khác nhau về quy mô và loại hình. - Giảm gánh nặng cho Chính phủ trong trường hợp xử lý đổ vỡ của các tổ chức tín dụng vì rủi ro được phân tán cho nhiều bên liên quan. 2. Vai trò cùa Bảo hiểm tiền gửi Gắn liền với mục tiêu và bản chất hoạt động, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi luôn gắn liền với yếu tố niềm tin và được thể hiện rõ nét qua các khía cạnh sau: - Bảo hiểm tiền gửi có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền, hướng tới số đông người gửi tiền, chủ yếu là các cá nhân “nhỏ”, yếu thế trong việc tiếp cận và phân tích thông tin. Những người này thường “nhạy cảm” và dễ bị “tổn thương”, bị tác động nhiều hơn bởi những thông tin xấu, những tin đồn thất thiệt về ngân hàng so với những người gửi tiền khác như các tổ chức kinh doanh, các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Vì sự lo lắng của họ nhiều lúc vô căn cứ, dựa trên các nguồn thông tin không chính xác cho nên có thể dẫn đến hành động rút tiền đồng loạt gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của ngân hàng và nhanh chóng lan truyền toàn hệ thống gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Lịch sử hoạt động tài chính, ngân hàng đã xảy ra nhiều vụ rút tiền ồ ạt, gây ra sự tê liệt và đỗ vở của các ngân hàng, như ở Mỹ vào những năm 1920, 1930 hay ở Châu Á năm 1997 và gần đây nhất là ở Anh (ngân hàng Northern Rock), Mỹ (ngân hàng Contrywide). Do đó, ngoài việc bảo vệ người gửi tiền còn là nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính, ngân hàng. Bảo hiểm tiền gửi xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng với hệ thống ngân hàng thông qua một số hoạt động như:  Cung cấp đầy đủ hơn thông tin các ngân hàng ra công chúng;  Thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra, giám sát rủi ro đối với các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi;  Hỗ trợ các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi khi gặp khó khăn về tài chính nhằm phục hồi hoạt động của tồ chức đó;  Thực hiện chi trả toàn bộ hay một phần tiền gửi cho người gửi tiền khi ngân hàng đổ vỡ; - Bảo hiểm tiền gửi đóng vai trò là “lá chắn” trước nguy cơ khủng hoảng tài chính. Thông qua các nghiệp vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi đã góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Bởi vì, bằng các nghiệp vụ đó, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi sẽ phát hiện các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động, tiến hành cảnh báo và giúp các tổ chức tín dụng tiến hành điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Vai trò này sẽ phát huy mạnh mẽ khi tổ chức Bảo hiểm tiền gửi hoạt động thật sự có hiệu quả. - Bảo hiểm tiền gửi không chỉ có vai trò quan trọng trong thời kỳ hoạt động ổn định mà còn có vai trò quan trọng trong trường hợp khủng hoảng tài chính. Tổ chức
  7. 6 Bảo hiểm tiền gửi cùng NHTW và các cơ quan có thẩm quyền khác sẽ ra sức trấn an công chúng đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, cơ cấu ngân hàng…, tiến hành chi trả khi ngân hàng đổ vỡ, góp phần lấy lại niềm tin của công chúng. 3. Mô hình: Thế giới đã chứng kiến sự ra đời của một số mô hình Bảo hiểm tiền gửi. Khái quát lại, hiện có 3 mô hình hoạt động đối với các tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, đó là:  Mô hình chuyên chi trả hay còn gọi là hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hẹp. Theo mô hình này, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi được thành lập chỉ nhằm thực hiện một nhiệm vụ là chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, nhằm thực hiện một số mục tiêu của chính sách công, trong đó hai mục tiêu quan trọng nhất là: - Khẳng định cam kết của chính phủ về sự bảo đảm của nhà nước thông qua một tổ chức và một cơ chế Bảo hiểm tiền gửi công khai; - Bảo vệ những người gửi tiền “nhỏ” thông qua việc hình thành cơ chế bồi thường; - Ngoài ra, mô hình Bảo hiểm tiền gửi chi trả còn thực hiện một số hoạt động thường xuyên khác như: thu phí Bảo hiểm tiền gửi; quản lý quỹ Bảo hiểm tiền gửi một cách hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của hệ thống, tuyên truyền, phố biến chính sách và hoạt động Bảo hiểm tiền gửi, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi tới công chúng. Mô hình chi trả bị giới hạn trách nhiệm ở phạm vi chi trả cho người gửi tiền nên việc giám sát rủi ro, giám sát hoạt động của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi thường không hiệu quả. Tuy vậy, mô hình này cũng đòi hỏi phải được tiếp cận nguồn thông tin đầy đủ và có tiềm lực tài chính đủ mạnh để có khả năng chi trả nhanh chóng, an toàn khi có sự kiện Bảo hiểm tiền gửi. Mô hình chuyên chi trả thường tồn tại ở các nước đang phát triển, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi mới được thành lập và còn nhỏ bé cả về quy mô tổ chức lẫn năng lực tài chính.  Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng. Theo đó, ngoài những vai trò cơ bản như hệ thống Bảo hiểm tiền gửi áp dụng mô hình chi trả, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi được trao thêm một số quyền hạn, như: hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn trong thanh toán; theo dõi và khuyến nghị sự cẩn trọng và phòng tránh rủi ro đối với các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi; tham gia xử lý nợ và thu hồi nợ của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi bị phá sản…. Quyền hạn trong việc chi trả cho người gửi tiền và giải quyết đổ vỡ ngân hàng của những tổ chức Bảo hiểm tiền gửi áp dụng mô hình này liên quan mật thiết tới việc thực hiện mục tiêu chính sách công. Qua đó, các mục tiêu cần đạt được của chính sách công như hạn chế rủi ro, tránh đổ vỡ hệ thống hoặc
  8. 7 khủng hoảng tài chính, gia tăng niềm tin của công chúng cũng được mở rộng. Việt Nam là một trong số các quốc gia đi theo mô hình này.  Mô hình tổ chức Bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro có nhiệm vụ là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, giám sát và đánh giá rủi ro, nhằm đảm bảo an toàn của hệ thống tài chính và tham gia vào việc tái thiết hệ thống tài chính ngân hàng. Những hệ thống như vậy cũng có thể cung cấp hỗ trợ tài chính để giải quyết các ngân hàng đang gặp khó khăn trong điều kiện tối thiểu hóa tổn thất cho tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi. Một hệ thống giảm thiểu rủi ro còn có quyền đặt ra các quy định cho việc xử lý ngân hàng bị đổ vỡ, có quyền tiếp nhận và thanh lý các tài sản và giải quyết các nghĩa vụ nợ của những ngân hàng bị đổ vỡ. Với các hệ thống Bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro, hiệu quả trong việc ngăn ngừa đột biến rút tiền gửi cũng sẽ lớn hơn. Để thực hiện được tốt nhiệm vụ của mình, các quyền hạn cụ thể của mô hình tổ chức Bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro được cụ thể hóa như sau: - Quyền được chấp thuận hay chấm dứt Bảo hiểm tiền gửi đối với các tổ chức tín dụng theo những nguyên tắc nhất định, tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia; - Đảm bảo năng lực tài chính và khả năng độc lập về tài chính; - Quyền giám sát, kiểm tra, tiếp nhận, xử lý tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi; - Quyền được chia sẻ và truy cập thông tin. Như vậy, mô hình Bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro có thêm một số chức năng, thẩm quyền khác, đặc biệt là giám sát an toàn tài chính, đánh giá rủi ro với mức độ cao hơn; nhờ vậy mô hình này đảm bảo thực hiện đầy đủ và tốt nhất mục tiêu chính sách công đối với hoạt động Bảo hiểm tiền gửi. Đây là mô hình được đánh giá là tiên tiến nhất, ưu việt nhất và cũng được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Bảng tóm lược về mục tiêu chính sách công , vai trò và trách nhiệm, quyền hạn của ba mô hình Bảo hiểm tiền gửi: - Về mục tiêu chính sách công: Mục tiêu chính sách công Mô hình Mô hình chi Mô hình giảm thiểu trả với quyền chi trả rủi ro hạn mở rộng Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền nhỏ thông    qua cơ chế trả tiền bảo hiểm cho người gửi
  9. 8 tiền Khuyến khích người gửi tiền có hiểu biết    giám sát hoạt động của các ngân hàng và góp phần tuân thủ các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường Giảm nghĩa vụ của chính phủ và khuyến    khích các ngân hàng tham gia gánh chịu chi phí xử lí các ngân hàng đổ vỡ Tăng cường tính cạnh tranh của khu vực tài    chính Tạo cơ chế giải quyết tổ chức đổ vỡ chính   thức Tránh khủng hoảng tài chính   Duy trì ổn định tài chính  Khuyến khích tiết kiệm và thúc đẩy phát triển  kinh tế Góp phần bảo đảm hệ thống thanh toán ổn  định và trật tự Thúc đẩy phát triển kinh tế  Giảm ảnh hưởng của suy thoái kinh tế  - Về vai trò và trách nhiệm: Vai trò và Trách nhiệm Mô hình Mô hình chi Mô hình giảm thiểu trả với quyền chi trả rủi ro hạn mở rộng Chi trả cho người gửi tiền    Tính và xác định mức phí    Đánh giá rủi ro   Áp mức phí theo cơ sở rủi ro   Giám sát rủi ro   Quản lý ngân hàng đổ vỡ   Thanh tra tại chỗ  Giám sát từ xa  Can thiệp vào các công việc nội bộ của ngân  hàng thành viên - Về quyền hạn: Quyền hạn của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Mô hình Mô hình chi Mô giảm thiểu trả với quyền hình rủi ro hạn mở rộng chi trả
  10. 9 Quyền áp mức phí cố định    Quyền áp mức phí tính trên cơ sở rủi ro    Quyền đầu tư vốn và lãi    Quyền giao kết hợp đồng    Quyền đặt ra các quy định   Quyền thực hiện thanh lý tài sản của ngân   hàng đổ vỡ Quyền xử lý tổ chức đổ vỡ thông qua việc   mua bán và sáp nhập hoặc các phương pháp xử lý đổ vỡ khác Quyền giám sát ngân hàng thành viên  Quyền thanh tra tại chỗ  Quyền hỗ trợ tài chính, bao gồm cả hỗ trợ mở  Quyền tiến hành các phương pháp thực thi đối  với các tổ chức thành viên Quyền kiểm soát đối với điều kiện gia nhập  của tổ chức thành viên 4. Bàn về mô hình Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả: Trong cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ từ tháng 9/2008, hệ thống Bảo hiểm tiền gửi đã góp phần quan trọng trong ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, củng cố niềm tin của công chúng, và giảm thiểu chi phí khi xử lý các ngân hàng đổ vỡ. Báo cáo của Diễn đàn ổn định tài chính (FSF) về “Tăng cường khả năng phục hồi của thị trường và các tổ chức tài chính” (tháng 4/2009) nêu rõ: Các sự kiện xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính đã chứng minh tầm quan trọng của việc có được một hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả. Xuất phát từ vai trò quan trọng của Bảo hiểm tiền gửi đối với sự an toàn của hệ thống tài chính quốc gia, việc nghiên cứu lựa chọn mô hình Bảo hiểm tiền gửi phù hợp với từng quốc gia trong từng giai đoạn phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động Bảo hiểm tiền gửi, góp phần ổn định tài chính là nhu cầu cần thiết cả về lí luận và thực tiễn. Các mô hình Bảo hiểm tiền gửi và kinh nghiệm thực tế đã và đang được nhiều nước nghiên cứu xem xét và vận dụng nhằm xây dựng và hoàn thiện một hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả. Có một mẫu số chung ở đây, đó là các nguyên tắc phát triển hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả. Theo Báo cáo của FSF, “các chính phủ nên thống nhất một bộ nguyên tắc nhằm xây dựng hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả”. Bộ nguyên tắc cần tính đến mạng an toàn tài chính, bao gồm khung quản lý, giám sát và các cơ chế xử lý đổ vỡ tài chính. Đồng thời, bộ nguyên tắc không hạn chế việc xây dựng các cơ chế Bảo hiểm tiền gửi khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu của Bảo hiểm tiền gửi và thích ứng với điều kiện của mỗi quốc gia.
  11. 10 Uỷ ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS) và Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) đã phối hợp nghiên cứu và đưa ra những nguyên tắc và điều kiện tiên quyết để phát triển hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả; cụ thể: - Về xác định mục tiêu: Hệ thống Bảo hiểm tiền gửi cần được thiết kế để đạt được mục tiêu thực hiện chính sách công là bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Các mục tiêu này phải được thể chế hoá bằng những quy định của pháp luật; đồng thời tránh “rủi ro đạo đức”. Hành lang pháp lý về hoạt động Bảo hiểm tiền gửi phải rõ ràng, minh bạch; - Về nhiệm vụ quyền hạn: Nhiệm vụ của hệ thống Bảo hiểm tiền gửi cần được quy định rõ ràng, chi tiết, tránh chồng chéo hoặc bỏ trống chức năng với các cơ quan giám sát tài chính khác, và thống nhất với mục tiêu thực hiện chính sách công. Gắn với chức năng nhiệm vụ, Bảo hiểm tiền gửi cần có các quyền hạn cần thiết, được quy định cụ thể (ví dụ như về tiếp cận thông tin, giám sát, lập quỹ phục vụ công tác chi trả, tham gia xử lý đổ vỡ ngân hàng…); - Về quản trị tổ chức: Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi cần hoạt động một cách độc lập (tương đối) và minh bạch. Tính độc lập tạo cho Bảo hiểm tiền gửi một vị thế quan sát tốt đối với hệ thống ngân hàng và là điều kiện để bảo vệ tốt hơn người gửi tiền; - Về mối quan hệ với các thành viên khác trong mạng an toàn tài chính: Mạng an toàn tài chính cần có khung pháp lý đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin giữa các thành viên. Khung pháp lý cũng phải tính tới cơ chế bảo mật, độ kịp thời của thông tin; - Về năng lực tài chính: Hệ thống Bảo hiểm tiền gửi phải có sẵn các cơ chế cấp vốn nhằm đảm bảo hoạt động chi trả nhanh chóng cho người gửi tiền, trong đó có cách thức huy động nguồn tài chính dự phòng bổ sung cho mục đích thanh khoản khi cần thiết. Các ngân hàng chịu trách nhiệm chính trong việc nộp phí Bảo hiểm tiền gửi bởi chính ngân hàng và khách hàng trực tiếp được hưởng lợi từ hệ thống Bảo hiểm tiền gửi. Dù theo hình thức thu phí trước, thu phí sau hay kết hợp, khi áp dụng thu phí theo mức độ rủi ro, các tiêu chí được sử dụng phải minh bạch đối với tất cả các thành viên tham gia. Cũng cần có sẵn nguồn lực cần thiết để hỗ trợ công tác quản trị hệ thống thu phí theo mức độ rủi ro; - Về phát hiện, can thiệp và xử lý: Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi phải là một phần trong mạng an toàn tài chính để phát hiện sớm, can thiệp và xử lý kịp thời các ngân hàng gặp vấn đề. Việc xác định và thừa nhận một ngân hàng có nguy cơ rơi vào khó khăn tài chính nghiêm trọng cần được thực hiện sớm trên cơ sở các tiêu chí đã dược các thành viên có thẩm quyền của mạng an toàn tài chính chấp thuận. Ngoài ra, hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả cần chú trọng và thực hiện tốt việc nâng cao nhận thức của công chúng. Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ người gửi tiền
  12. 11 thông qua việc xây dựng niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính, ngân hàng. Công chúng cần được biết đến lợi ích cũng như hạn chế của Bảo hiểm tiền gửi. Trong thực tế không có một hình mẫu Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả sẵn có cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, trên đây là những nguyên tắc và điều kiện tiên quyết để các quốc gia có thể xem xét, vận dụng trong việc hoàn thiện chính sách về Bảo hiểm tiền gửi và xây dựng một hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả. 5. Phân biệt Bảo hiểm tiền gửi và các loại hình bảo hiểm thương mại khác: - Về tính chất hoạt động: Cũng giống như các loại hình bảo hiểm thương mại khác, hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi mang tính chất chung của hoạt động bảo hiểm là lấy số đông bù số ít. Tuy nhiên, đây là loại hình bảo hiểm mang tính chất đặc thù vì Bảo hiểm tiền gửi là công cụ thực hiện chính sách công với vai trò cơ bản là bảo vệ người gửi tiền, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính quốc gia. - Về đối tượng tham gia: Đối tượng tham gia Bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng còn đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm thương mại là các tổ chức và cá nhân. Tùy vào chính sách của mỗi quốc gia mà cơ chế tham gia Bảo hiểm tiền gửi hay bảo hiểm thương mại là bắt buộc hay tự nguyên. Tuy nhiên, vì tính chất đặt thù của mình mà Bảo hiểm tiền gửi ở hầu hết các quốc gia là bắt buộc. - Đối tượng được hưởng các quyền lợi bảo hiểm: Đối với bảo hiểm thương mại, các đối tượng tham gia bảo hiểm là người được hưởng quyền lợi trực tiếp trên cơ sở thỏa thuận giữa tổ chức bảo hiểm và các đối tượng đó thông qua hợp đồng bảo hiểm. Đối với Bảo hiểm tiền gửi, các đối tượng tham gia, cụ thể là các tổ chức tín dụng chỉ hưởng lợi gián tiếp - được giám sát bởi một cơ quan nhà nước, huy động vốn từ dân chúng dễ dàng hơn, và không cần thông qua hợp đồng Bảo hiểm tiền gửi. Những người gửi tiền là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách Bảo hiểm tiền gửi mà không cần thực hiện nghĩa vụ gì đối với tổ chức Bảo hiểm tiền gửi. Ngoài các đặc điểm cơ bản nêu trên, Bảo hiểm tiền gửi và bảo hiểm thương mại còn có sự khác biệt về mô hình tổ chức, cách thức tổ chức hoạt động, .… III, Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam: 1. Lịch sử hình thành Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước bắt đầu vào năm 1986, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã triển khai kế hoạch đổi mới từ năm 1988. Sau quá trình thực hiện đổi mới, hoạt động ngân hàng đã đạt được trình độ phát triển nhất định. Số lượng các tổ chức tín dụng tăng, hoạt động ngân hàng dần thể hiện tính thị trường, tính cạnh tranh
  13. 12 trong huy động tiền gửi và cho vay càng trở lên quyết liệt; yếu tố rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng trở nên phức tạp và cần có giải pháp phòng ngừa kịp thời. Trong những năm 1988-1990, hàng loạt các quỹ tín dụng đô thị đỗ vỡ trên toàn quốc làm lòng tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, khi triển khai mô hình Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) theo quyết định 390/QĐ-TTg (27/7/1993) của Thủ tướng Chính phủ, quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của QTDND đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn đã được ban hành và sau đó là quyết định số 10/TCQĐ-BH ngày 1/2/1994 của Bộ tài chính. Theo quyết định này, Bảo Việt đã triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm tiền gửi, đây là khởi đầu của chính sách Bảo hiểm tiền gửi ở nước ta. Tiếp sau đó, tuy tác động của cuộc khủng hoảng Châu Á (1997) không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam nhưng đây là hồi chuông cảnh báo cho hệ thống ngân hàng nước ta cần thiết chú trọng hơn nữa đến vấn đề Bảo hiểm tiền gửi. Ngoài ra, cùng với xu hướng thành lập mô hình Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới và sự hội nhập mạnh mẽ của nước ta, thì việc thành lập tổ chức Bảo hiểm tiền gửi là hết sức cần thiết. Trong bối cảnh đó tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tên giao dịch quốc tế Deposit Insurance of Vietnam (DIV) đã được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ- TTg, ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ và đi vào hoạt động từ ngày 07/7/2000. Đây là tổ chức duy nhất ở Việt Nam triển khai hoạt động Bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 2. Chính sách Bảo hiểm tiền gửi: 2.1. Cơ sở pháp lý: - Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi; Nghị định số 109/2005/ NĐ-CP ngày 24/8/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi; - Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; - Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ; - Quyết định số 13/2008/QĐ-TTg ngày 18/01/2008 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (thay thế quyết định số 145/2000/QĐ-TTg ngày 19/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam); - Luật số 06/2012/QH13 ngày 18/6/2012-Luật Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 2.2. Cơ chế và đối tượng tham gia Bảo hiểm tiền gửi:
  14. 13 Cơ chế tham gia Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam là theo cơ chế bắt buộc. Có nghĩa là tất cả các tổ chức nhận tiền gửi (trừ ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phát triển, tiết kiệm bưu điện) đều phải tham gia Bảo hiểm tiền gửi bắt buộc. Cụ thể: - Ngân hàng thương mại Nhà nước; - Ngân hàng thương mại cổ phần; - Ngân hàng liên doanh; -Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; - Công ty tài chính; - Công ty cho thuê tài chính; - Quỹ tín dụng nhân dân; - Các tổ chức nhận tiền gửi khác theo quy định của Pháp luật. Tính đến tháng 6/2012, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện giám sát định kỳ đối với 100% tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi gồm 90 NHTM, 11 TCTD phi NH và 1.128 QTDND với tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm là khoảng gần 1.400 nghìn tỷ đồng. 2.3. Loại tiền thuộc đối tượng bảo hiểm: Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi sau: - Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó. - Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó. - Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi phát hành.
  15. 14 2.4. Hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi: Hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi có thể được hiểu là số tiền tối đa mà người gửi tiền có thể được Bảo hiểm tiền gửi cam kết chi trả trong trường hợp tổ chức nhận tiền gửi của họ bị đổ vỡ. Mức chi trả tiền bảo hiểm tối đa do Chính phủ quy định. DIV sẽ chi trả tiền bảo hiểm cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của mỗi khách hàng tại một tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi tối đa là 50 triệu đồng (bao gồm cả gốc và lãi). Nếu khoản tiền gửi của bạn lớn hơn mức 50 triệu đồng thì bạn sẽ được nhận tiếp phần vượt trên 50 triệu đồng trong quá trình thanh lý tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật. 2.5. Phí và cách tính phí Bảo hiểm tiền gửi: - Phí Bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi nộp cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi để được Bảo hiểm tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi theo mức 0.15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi (theo Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về BHTG và Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số Điều của Nghị định 89 có quy định). - Cơ sở tính phí Bảo hiểm tiền gửi là toàn bộ số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm của quý trước quý nộp phí Bảo hiểm tiền gửi. Cách tính phí Bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho mỗi quý theo công thức sau đây: + + + 0.15 = 2 × 3 100 × 4 Trong đó: - P là số phí Bảo hiểm tiền gửi phải nộp trong quý thu phí (quý hiện hành); - So là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước quý thu phí Bảo hiểm tiền gửi; - S1, S2, S3 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm ở cuối các tháng thứ nhất, thứ hai, thứ ba của quý trước sát với quý thu phí Bảo hiểm tiền gửi; . - là tỷ lệ phí Bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho một quý trong năm. × Số phí Bảo hiểm tiền gửi phải nộp được tính làm tròn đến đơn vị nghìn đồng.
  16. 15 2.6. Cơ cấu tổ chức của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV): Hội đồng quản trị Ban thư ký HĐQT Ban kiểm soát Các Phó Tổng giám đốc Tổng giám đốc Thư ký TGĐ Các chi nhánh khu vực Trụ sở chính Hà Nội Văn phòng Phòng tổ chức và phát triển nguồn nhân lực Đông Bắc Bộ Phòng Tài chính-Kế toán Tp.HCM Phòng Pháp chế Bắc Trung Bộ Phòng Thông tin-Tuyên truyền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Phòng Nghiên cứu tổng hợp&hợp tác quốc tế Phòng Công nghệ tin học Đồng bằng Sông Cửu Long Phòng Kiểm soát & kiểm toán nội bộ Phòng Nguồn vốn và đầu tư Phòng Kiểm tra hệ thống ngân hàng Phòng Kiểm tra các tổ chức tín dụng khác Phòng Giám sát hệ thống ngân hàng Phòng Giám sát các tổ chức tín dụng khác Phòng Hỗ trợ tài chính Phòng xử lý nợ, tiếp nhận và thanh lý tài sản
  17. 16 3. Bàn về thực trạng Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam và hướng đi trong tương lai: 3.1. Đánh giá mức thu phí Bảo hiểm tiền gửi hiện nay: Mức thu phí Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay được áp dụng đồng hạng 0,15% trên tổng số dư tiền là không hợp lý. Theo các quy định của pháp luật về Bảo hiểm tiền gửi thì mức phí bảo hiểm tiền gửi không phân biệt về quy mô, hình thức sở hữu cũng như mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm. Chính điều đó đã gây ra sự không công bằng trong hệ thống ngân hàng. Trái với xu hướng trên thế giới, phí bảo hiểm tiền gửi được áp dụng theo phân loại ngân hàng, ngân hàng nào hoạt động yếu kém, quy mô nhỏ và nguy cơ rủi ro lớn thì mức phí bảo hiểm sẽ cao hơn. Trên thế giới đã có hơn 60 quốc gia đang áp dụng phí Bảo hiểm tiền gửi dựa trên mức độ rủi ro của ngân hàng và con số này vẫn đang tăng lên. Đối với những quốc gia áp dụng hệ thống phí điều chỉnh theo mức độ rủi ro, hệ thống này sẽ bảo đảm công bằng giữa các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi. Bởi nguyên tắc thu phí là tổ chức có mức độ rủi ro cao thì phải đóng mức cao hơn, từ đó, tạo động lực nâng cao chất lượng quản trị rủi ro của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi, tuân theo nguyên tắc thị trường. Bên cạnh đó, nguồn vốn của DIV được hình thành chủ yếu từ phí do các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi đóng góp. Đây là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc thị trường, sử dụng nguồn tài chính do chính các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi đóng góp, giảm sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức tài chính yếu kém. Tính đến cuối năm 2011, tổng số phí thu được từ các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi là 6.074 tỷ đồng, số thu phí hàng năm tăng trung bình trên 20%. Từ năm 2004, 100% nguồn thu phí Bảo hiểm tiền gửi được bổ sung vào Quỹ nghiệp vụ Bảo hiểm tiền gửi của DIV. Từ những nhận định trên, nhận thấy việc xem xét thay đổi mức phí Bảo hiểm tiền gửi là điều cần thiết. Nguồn: DIV
  18. 17 3.2. Đánh giá hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi hiện nay: Có thể nói, chính sách Bảo hiểm tiền gửi đang được áp dụng ở Việt Nam đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc củng cố niềm tin của người gửi tiền vào sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, để chính sách này có thể thật sự phát huy hiệu lực một cách tối ưu, kịp thời đáp ứng được sự phát triển đa dạng và ngày càng phức tạp của thị trường tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng, thiết nghĩ, chính sách Bảo hiểm tiền gửi cần được liên tục đổi mới. Trong đó, hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi có lẽ là vấn đề đầu tiên được người gửi tiền quan tâm, là thước đo khả năng tạo sự tín nhiệm của người gửi tiền vào hiệu quả của công cụ bảo vệ họ là Bảo hiểm tiền gửi. Do đó đây cũng là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của chính sách Bảo hiểm tiền gửi. Hãy cùng nhìn nhận lại quá trình tăng hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. Từ khi thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam năm 2000, hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam đã ở mức 30 triệu đồng. Từ đó đến nay chỉ có một lần duy nhất hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi được tăng lên mức tối đa 50 triệu đồng cho mỗi người gửi tiền tại một tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi vào năm 2005, và hạn mức này được duy trì cho đến nay. Tuy nhiên, nếu so sánh quá trình này với tính hình lạm phát của Việt Nam thì hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi hiện nay đang khá là bất cập. Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2011 30% 25% 24.40% 20% 18.70% Tốc độ tăng 15% trưởng GDP 9.50% 11.80% Lạm phát 10% 8.30% 8.23% 8.30% 7% 7.78% 6.79% 6.89% 7.08%7.34% 6.31% 5.89% 5% 7.79% 8.44% 7.50% 8.46% 3.10% 5.32% 3.90% 0% -0.60% -0.30% -5% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn: Tổng hợp Trước năm 2005, lạm phát ở Việt Nam được duy trì ở mức thấp, thậm chí còn có thời kỳ giảm phát, tuy nhiên từ sau năm này trở đi lạm phát ở mức cao cá biệt là năm 2008, đạt 24,4%. So sánh với tương quan tốc độ tăng trưởng GDP trong các năm thì lạm phát hiện nay đã trở nên rất cao so với thời kỳ trước năm 2005. Điều này làm giảm đáng kể giá trị đồng tiền, (cụ thể đồng VND mất giá khoảng 30% so với USD từ năm 2005), khiến cho hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi trở thành không còn phù hợp với diễn biến giá cả.
  19. 18 Theo IADI, hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi có thể cần được điều chỉnh tăng dần theo thời gian để phản ánh thu nhập quốc nội cao hơn (đặc biệt được so sánh với GDP bình quân đầu người) và tỉ lệ lạm phát gia tăng. Cả hai yếu tố này hiện nay ở Việt Nam, như đã được phân tích ở trên đều đã tăng, vì vậy nhu cầu cho một sự thay đổi theo chiều hướng tăng hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam đang trở thành một hiện thực khách quan. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa cho mục tiêu cuối cùng của chính sách Bảo hiểm tiền gửi là củng cố lòng tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, góp phần đảm bảo tính an toàn lành mạnh của hệ thống, việc tăng hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi cũng cần được cân nhắc cụ thể và chi tiết một số vấn đề sau đây: - Để nâng hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi, trước hết cần nâng cao nguồn lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vốn hiện nay đang khá nhỏ bé so với nhiệm vụ bảo vệ tiền gửi của toàn hệ thống ngân hàng (Tổng nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là gần 9000 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2011). Điều này nhằm nâng cao uy tín cũng như hiệu lực của chính sách Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, ngăn ngừa rủi ro cho các tổ chức nhận tiền gửi trong những thời điểm khó khăn khi người gửi tiền mất tín nhiệm vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, để tăng năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, cũng cần phải xét đến điều kiện cụ thể nguồn tăng này là từ phí Bảo hiểm tiền gửi hay từ ngân sách cấp. - Mức tăng hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi cần thỏa mãn nhu cầu của đại đa số người gửi tiền, vì suy cho cùng tăng hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi cũng để duy trì niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống các tổ chức nhận tiền gửi. Đây cũng là một cách gián tiếp củng cố sự ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế, vì khi người gửi tiền có thêm một nguồn động viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, nền kinh tế sẽ được gia tăng nguồn vốn đầu vào cho các hoạt động kinh tế - xã hội để phát triển. - Tuy nhiên mức tăng hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi cũng cần phải xét đến rủi ro đạo đức của các tổ chức nhận tiền gửi. Rủi ro đạo đức này sẽ có nguy cơ gia tăng khi hạn mức chi trả cao sẽ vô hình chung khuyến khích các tổ chức này sử dụng tiền gửi vào những dự án có rủi ro cao để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận vì họ đã yên tâm có sự bảo vệ cần thiết khi đổ vỡ chẳng may xảy ra. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã có những dấu hiệu rõ ràng báo hiệu cần thiết phải có sự thay đổi hạn mức Bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo và tăng cường hiệu lực của chính sách Bảo hiểm tiền gửi mà chính phủ Việt Nam đang thực hiện thông qua hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Mặc dù vậy, việc tăng hạn mức Bảo hiểm tiền gửi trong thời gian tới cũng cần được nghiên cứu, cân nhắc kỹ càng một số yếu tố ảnh hưởng và những bên có liên quan như người gửi tiền, tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi cũng như các cơ quan chức năng để đạt được một hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi tối ưu, thỏa mãn mục tiêu xuyên suốt của chính sách Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và góp phần vào sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
  20. 19 3.3. Kinh nghiệm phát triển mô hình hoạt động Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả ở một số nước: Một trong các nguyên nhân gây ra khủng hoảng ngân hàng là do tâm lý hoảng loạn dẫn đến sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư, người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Khôi phục và củng cố niềm tin công chúng chính là khôi phục hệ thống ngân hàng thông qua các giải pháp chính sách, trong đó có việc điều chỉnh mô hình tổ chức Bảo hiểm tiền gửi theo hướng hiệu quả. Thực tiễn các cuộc khủng hoảng ngân hàng chứng minh rằng các quốc gia có hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả đã không để xảy ra tình trạng hoảng loạn, do vậy niềm tin công chúng được duy trì. Mỹ: Cuộc khủng hoảng tín dụng xảy ra đầu những năm 1990 đã chứng kiến việc trao thẩm quyền xử lý đổ vỡ sau khủng hoảng cao hơn cho FDIC, thể hiện bằng các nội dung sửa đổi trong Luật Cải cách Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDICIA) năm 1991 và Luật ưu tiên người gửi tiền 1993. Theo nội dung cải cách, hoạt động xử lý ngân hàng của FDIC hoàn toàn độc lập với quyết định của tòa án; tòa án không được thực hiện bất cứ hành động nào nhằm hạn chế hoặc tác động đến việc thực thi thẩm quyền của FDIC trong vai trò là tổ chức tiếp nhận đổ vỡ; hoạt động tiếp nhận của FDIC được miễn mọi khoản thuế và không chịu sự giám sát của bất kỳ cơ quan nào khác. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, sự ra đời của Luật cải cách phố Wall và bảo vệ người tiêu dùng tài chính (Dodd-Frank) đã cho FDIC quyền xử lý một số tổ chức tài chính phi ngân hàng. Mô hình hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro tại Mỹ được xem là rất thành công. Mặc dù đã có rất nhiều ngân hàng (tổng số có 321 ngân hàng) đổ vỡ trong giai đoạn khủng hoảng 2007-2010 tại Mỹ nhưng quyền lợi của người gửi tiền tại các ngân hàng đều được bảo hiểm, bản thân các ngân hàng bị đổ vỡ cũng được xử lý một cách êm thấm. Điều này thể hiện vai trò rất quan trọng và hiệu quả hoạt động của FDIC. Cùng với những cải cách tích cực và toàn diện hệ thống giám sát tài chính của Chính phủ Mỹ, FDIC đã thể hiện tốt vai trò là cơ quan tạo lập và khôi phục niềm tin của công chúng vào thị trường tài chính. Hàn Quốc: Là nước có cải cách tài chính mạnh mẽ tại Châu Á, mô hình hoạt động Bảo hiểm tiền gửi của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi (là Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc – KDIC) được cụ thể hóa trong luật với quy định về tư cách pháp nhân, quyền hạn, trách nhiệm và chức năng, đặc biệt là vai trò xử lý đổ vỡ, can thiệp, giám sát các tổ chức tài chính. Trong việc đảm bảo ổn định hệ thống tài chính, cơ sở pháp lý tại Hàn Quốc nêu rõ sự hợp tác đa phương chặt chẽ giữa các tổ chức trong mạng an toàn tài chính “Chính phủ Hàn Quốc và các cơ quan giám sát tài chính phải thông báo cho KDIC những diễn biến chính như việc tạm ngừng hoạt động, thu hồi giấy phép của tổ chức tài chính…”.Trong quá trình hình thành và phát triển, KDIC được trao thẩm quyền và tăng cường năng lực theo mô hình một tổ chức Bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro. Để ngăn chặn đổ vỡ và giảm thiểu thiệt hại qua kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng ngân hàng Châu Á, KDIC đang nâng cao vị thế của mình thông qua tăng cường chia sẻ thông tin giữa các thành viên mạng an toàn tài chính, cải thiện các mô hình giám sát, kỹ thuật phân tích,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2