intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh: Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh. Lấy ví dụ cụ thể sinh động, đánh giá và rút ra bài học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

97
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh "Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh. Lấy ví dụ cụ thể sinh động, đánh giá và rút ra bài học" được thực hiện với nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Khái quát về giao tiếp; Chương 2: Nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh; Chương 3: Tình huống vận dụng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh: Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh. Lấy ví dụ cụ thể sinh động, đánh giá và rút ra bài học

  1. lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KĨ NĂNG GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN KINH DOANH ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI ĐỒNG NGHIỆP TRONG KINH DOANH. LẤY VÍ DỤ CỤ THỂ SINH ĐỘNG, ĐÁNH GIÁ VÀ RÚT RA BÀI HỌC. Họ và Tên sinh viên : Bùi Tấn Thành Mã sinh viên : 1114050078 Lớp niên chế : D14QK02 Số thứ tự : 49 Giảng viên hướng dẫn : Lục Mạnh Hiển Lớp tín chỉ : D14QK01 Hà Nội, Tháng 08/2021 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP 1 1.1. Các khái niệm cơ bản 1 1.2. Phân loại giao tiếp 1 1.3. Chức năng của giao tiếp 2 1.4. Vai trò giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh 3 CHƯƠNG II: NỘI DUNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI ĐỒNG NGHIỆP TRONG KINH DOANH 5 2.1. Kỹ năng trình bày 5 2.2. Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản 5 2.3. Kỹ năng lắng nghe, đánh giá và nhìn nhận vấn đề 6 2.4. Kỹ năng định hướng vấn đề 6 2.5. Kỹ năng làm việc nhóm 6 2.6. Kỹ năng truyền đạt thông tin 7 2.7. Kỹ năng phản hồi 7 2.8. Kỹ năng giải quyết xung đột 7 2.9. Những lưu ý khi giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh 7 CHƯƠNG III: TÌNH HUỐNG VẬN DỤNG 10 3.1. Tình huống 1 10 3.2. Tình huống 2 11 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 LỜI NÓI ĐẦU Xã hội thì ngày càng phát triển, con người dường như cũng vì thế mà quấn vào luồng công việc hăng say hơn. Chính vì thế đôi lúc họ đánh mất những mối quan hệ xung quanh, đánh mất đi những kĩ năng mềm cần thiết nhất tại nơi làm việc chẳng hạn như kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nói… Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Nếu tách khỏi sự giao tiếp xã hội, con người không thể hình thành và phát triển nhân cách được. Mặt khác, giao tiếp có chức năng định hướng hoạt động, điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người. Đồng nghiệp chính là những người đồng hành cùng chúng ta trong suốt quá trình làm việc, có khi cùng thành công, có khi cùng thất bại. Đi cùng nhau trong cả quá trình dài như vậy thì không thể tránh khỏi những cuộc cãi vã, tranh luận đến nảy lửa và những bất hoà với nhau. Cái tôi của chúng ta rất lớn nên đôi khi sẽ bỏ lỡ cơ hội làm hoà với đồng nghiệp. Đôi khi cũng chỉ vì tính cách nóng nảy, cái sĩ diện cao mà phá vỡ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Nhưng cũng chính vì thế mà ta thường quên mất những kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp. Chính kỹ năng đó lại làm cho cuộc tranh luận của bạn và đồng nghiệp hạ xuống, nói chính xác hơn đó chính là cái “bình chữa cháy” mà ta nên trang bị cho mình mỗi khi giao tiếp với đồng nghiệp. Quan tâm về tầm quan trọng đó, em xin phép lấy đề tài “Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh. Lấy ví dụ cụ thể sinh động, đánh giá và rút ra bài học” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần Kỹ năng giao tiếp và đàm phán kinh doanh. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 1 NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ GIAO TIẾP 1.1. Các khái niệm cơ bản Giao tiếp trước hết là nhu cầu quan trọng của con người là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm, suy nghĩ; là quá trình nhận biết và tác động lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người nhằm đạt đến một mục đích nhất định. Con người có thể giao tiếp, trong đó có giao tiếp trong kinh doanh, dưới các hình thức sau: Ngôn ngữ: giao tiếp dưới dạng lời nói, chữ viết. Phi ngôn ngữ: giao tiếp bằng các cử chỉ ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, trang phục, ngôn ngữ cơ thể,… Jhon B. HonBen cho rằng: “Giao tiếp là sự trao đổi với nhau tư duy hoặc ý tưởng bằng lời”. Nguyễn Văn Đáng - Chủ nhiệm bộ môn Quản trị kinh doanh, trường đại học Tài chính- Marketing, bộ Tài chính cho rằng: “Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các chủ thể, thông qua ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ biểu cảm. Qua đó, mỗi chủ thể tham gia giao tiếp đều hướng tới sự đồng thuận mà mình mong muốn”. 1.2. Phân loại giao tiếp a. Dựa vào phương tiện giao tiếp: Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Con người sử dụng tiếng nói và chữ viết để giao tiếp với nhau. Đây là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn ngữ, con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như thông báo tin tức, diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật... Giao tiếp phi ngôn ngữ: Con người giao tiếp với nhau bằng hành vi cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười, đồ vật… b. Dựa vào khoảng cách: Giao tiếp trực tiếp: Là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt với nhau để trực tiếp giao tiếp. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 2 Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp được thực hiện thông qua một phương tiện trung gian khác như điện thoại, email, thư tín, Fax, chat… c. Dựa vào tính chất giao tiếp: Giao tiếp chính thức: Là loại giao tiếp khi các cá nhân cùng thực hiện một nhiệm vụ chung theo quy định. Ví dụ: giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong giờ học. Loại giao tiếp này có tính tổ chức, kỉ luật cao Giao tiếp không chính thức: Là loại giao tiếp diễn ra giữa những người đã quen biết, hiểu rõ về nhau, không bị ràng buộc bởi pháp luật, thể chế, mang nặng tính cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa các bạn sinh viên trong giờ ra chơi. Loại giao tiếp này thường tạo ra bầu không khí đầm ấm, vui tươi, thân mật, hiểu biết lẫn nhau d. Dựa vào số người tham dự cuộc giao tiếp: Giao tiếp cá nhân – cá nhân: Ví dụ: giao tiếp giữa sinh viên A và sinh viên B Giao tiếp cá nhân – nhóm: giao tiếp giữa giảng viên với lớp hoặc nhóm sinh viên Giao tiếp nhóm – nhóm: giao tiếp trong đàm phán giữa đoàn đàm phán của công ty A và công ty B. 1.3. Chức năng của giao tiếp - Chức năng truyền thông tin (thông báo): Chức năng này có cả ở người và động vật. Ở động vật, chức năng thông báo thể hiện ở điệu bộ, nét mặt, âm thanh (phi ngôn ngữ). Còn ở người, với sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ 2, chức năng thông tin, thông báo được phát huy tối đa, nó có thể truyền đi bất cứ thông tin nào. - Chức năng nhận thức: Giao tiếp là công cụ quan trọng giúp con người nhận thức về thế giới và về bản thân. Giao tiếp giúp cho khả năng nhận thức của con người ngày càng mở rộng, làm cho vốn hiểu biết, tri thức của con người ngày càng phong phú. - Chức năng phối hợp hành động: Trong một tổ chức thường có nhiều bộ phận với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Để tổ chức hoạt động một cách thống nhất, đồng bộ, thì các bộ phận, thành viên trong tổ chức cần phải giao tiếp với nhau để phối hợp hành động cho có hiệu quả. - Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi (chỉ có ở người): Qua giao tiếp con người có thể nhận biết về thế giới, về người khác và về bản thân; biết được cái hay cá dở Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 3 của bản thân cũng như những yêu cầu đòi hỏi của người khác, của xã hội trên cơ sở đó con người tự điều khiển, điều chỉnh bản thân cho phù hợp hơn. - Chức năng tạo lập mối quan hệ: Đối với con người, sự cô đơn, bị cô lập đối với những người xung quanh là một trong những điều đáng sợ nhất. Giao tiếp giúp cho con người tạo ra những mối quan hệ với người khác người. - Chức năng cân bằng cảm xúc: Mỗi chúng ta đôi khi có những cảm xúc cần được chia sẻ. Sung sướng hay đau khổ, vui hay buồn, hy vọng hay thất vọng đều muốn được chia sẻ cùng người khác. Chỉ có trong giao tiếp chúng ta mới tìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình. - Chức năng hình thành và phát triển nhân cách: Trong giao tiếp con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội, tâm hồn của con người trở nên phong phú, tri thức sâu sắc, tình cảm và thế giới quan được hình thành và phát triển. Thông qua giao tiếp những tiêu chuẩn đạo đức (tinh thần trác nhiệm, tính nguyên tắc, lòng vị tha...) không chỉ được thể hiện mà còn được hình thành. Cũng thông qua giao tiếp, con người được nhìn nhận, đánh giá từ đó mà có thể tự điều khiển điều chỉnh để tự hoàn thiện mình. 1.4. Vai trò giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh 1.4.1. “Chất xúc tác” để tăng doanh số bán hàng Như chúng ta đã biết, khách hàng chính là yếu tố quyết định tới sự hùng mạnh và phát triển đi lên của mỗi doanh nghiệp. Một lượng khách hàng đông đảo không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm mà còn đến từ sự hài lòng với dịch vụ của bạn. Vì vậy, các nhân viên tư vấn hay nhân viên giao tiếp cần rèn luyện tốt kỹ năng giao tiếp với khách hàng đề trở thành “chất xúc tác” không thể thiếu trong việc tăng doanh số bán hàng, đem lại lợi nhuận cũng như xây dựng uy tín lâu dài cho công ty. 1.4.2. Xây dựng được đội ngũ nhân viên hùng hậu Người có kỹ năng giao tiếp giỏi chính là một nhà lãnh đạo tài ba trong kinh doanh. Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp hàng ngày sẽ giúp chúng ta dễ sẻ chia và kết nối với từng nhân viên trong công ty. Đặc biệt, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp loại bỏ được những lo lắng, sợ hãi, giải quyết các mâu thuẫn, tạo cho nhân viên một tinh thần đoàn kết, tiếp lửa động lực thông qua những ngôn ngữ và hành động trực tiếp. Và hơn hết, ta sẽ tạo được một môi trường làm việc thoải mái, tích cực cho nhân viên, hiệu quả làm việc từ đó cũng được nâng cao hơn. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 4 1.4.3. Truyền đạt chiến lược và kế hoạch kinh doanh, tránh đưa thông tin sai lệch Đối với các đồng nghiệp cũng như cấp dưới, ta nên nắm vững kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp để truyền đạt chiến lược và kế hoạch kinh doanh thật chính xác, tránh rơi vãi thông tin. Kỹ năng giao tiếp này, ta sẽ thể hiện thông qua những buổi thuyết trình hoặc trao đổi thông tin tại các cuộc họp trong công ty. Tại đó, ta cần diễn đạt ngắn gọn, ý chính, tránh nói lủng củng, loằng ngoằng gây sự hiểu lầm đối với người nghe. Nhưng vấn đề này hoàn toàn có thể kiểm soát nếu kỹ năng giao tiếp của bạn được củng cố thường xuyên. Nếu như lỡ nói lệch đi thông điệp thì cũng không sao, hãy thật bình tĩnh, khôn khéo và cố gắng gỡ nút thắt bằng kinh nghiệm dày dặn trong giao tiếp của bản thân. 1.4.4. Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp (Quan hệ với đối tác và văn hóa nơi công sở) Có hai đối tượng mà chúng ta luôn cần chú ý để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong kinh doanh, đó là: Quan hệ với đối tác và quan hệ nơi công sở. Khi quan hệ với đối tác, kỹ năng giao tiếp thông minh sẽ giúp đạt được một số những thành quả, nổi bật như: - Thành công khi ký kết các hợp đồng. - Có được mối quan hệ lâu dài với các đối tác đem lại lợi ích cao. - Đạt được những thỏa thuận có lợi cho công ty. - Giảm thiểu tối đa các rủi ro, khủng hoảng trong kinh doanh. - Xây dựng được doanh nghiệp lớn mạnh và vững chắc. Trong văn hóa nơi làm việc, sự quan tâm, động viên của sếp đối với nhân viên của mình luôn là động lớn để họ cố gắng. Kỹ năng giao tiếp sẽ được rèn rũa trong môi trường công sở không chỉ tạo động lực cho nhân viên hứng khởi, năng động khi làm việc mà còn đem lại chất lượng cao trong công việc. 1.4.5. Hiểu và nắm bắt được thị trường một cách chính xác nhất Trên thương trường, khách hàng luôn là thách thức lớn buộc các doanh nghiệp phải chinh phục. Biến thách thức đó thành cơ hội, đọc được tâm lý, nhu cầu của khách hàng ta sẽ hiểu và nắm rõ được thị trường, khi đó, thành công sẽ sớm gõ cửa bạn. Khi đội ngũ quản lý được rèn luyện tốt kỹ năng giao tiếp, đội ngũ kinh doanh cốt lõi được đào tạo bài bản về khả năng chuyên môn, hãy mạnh dạn mở các kênh truyền thông sản phẩm cho riêng công ty mình, đó là cách làm khéo léo để tạo được khoảng cách đối với các doanh nghiệp khác. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 5 CHƯƠNG II: NỘI DUNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI ĐỒNG NGHIỆP TRONG KINH DOANH 2.1. Kỹ năng trình bày Kỹ năng trình bày rất quan trọng trong việc giao tiếp ban đầu đặc biệt khi bạn làm việc theo nhóm hoặc trao đổi với cấp trên. Thực tế rất nhiều bạn trẻ khi đi làm thiếu kỹ năng này do ít có cơ hội được rèn luyện trong quá trình học tập. Kết quả là nhiều bạn không biết cách nêu vấn đề, đặt câu hỏi và trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình trước nhiều người dẫn tới khả năng thuyết phục kém, không chứng tỏ được năng lực của mình với đồng nghiệp và cấp trên. Do vậy khi trình bày quan điểm của bạn về một vấn đề, bạn nên sắp xếp, tổ chức các ý của mình bằng các ghi chú ngắn gọn. Khi chưa nắm bắt vấn đề, bạn nên đặt các câu hỏi để tìm ra những ý cốt lõi. Ngoài ra bạn cũng nên khéo léo vận dụng những kiến thức của mình khi trình bày, mổ xẻ vấn đề. Thực hiện được các công việc này bạn sẽ hợp tác tốt với đồng nghiệp cũng như phát huy được năng lực của mình. Trong một số trường hợp bạn không thể chỉ giao tiếp bằng lời nói mà cần phải giao tiếp bằng các công cụ gián tiếp khác như email, thư từ, fax… gọi chung là văn bản. 2.2. Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản Giao tiếp bằng văn bản đòi hỏi phải chính xác về nội dung các tài liệu chuyển và nhận. Chính nội dung của văn bản thiếu chính xác, trình bày tối nghĩa hoặc đa nghĩa, làm cho người nhận không hiểu hoặc hiểu sai vấn đề. Điều này gây nên hậu quả khôn lường. Nó có thể làm cho các cấp, các bên giao tiếp làm sai quy định. Nó không những gây ra những thiệt hại về vật chất mà làm cho các bên không hài lòng, mất lòng tin, làm nãy sinh những vấn đề cá nhân khác. Cách trình bày về hình thức và nội dung của một email hay thư từ, cách dùng từ ngữ, văn phong, cách đặt vấn đề sẽ thể hiện rõ bạn có phải là người giao tiếp tốt hay không? Nếu nội dung súc tích, cách trình bày rõ ràng sẽ tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp. Do đó bạn nên rèn luyện cách viết email, thư từ hai văn bản để sử dụng những hình thức này như một công cụ giao tiếp hiệu quả. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 6 2.3. Kỹ năng lắng nghe, đánh giá và nhìn nhận vấn đề Ngoài kỹ năng trình bày bạn cần phải lắng nghe. Lắng nghe chủ động và tích cực sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều và tránh được những sai sót trong quá trình làm việc. Luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến, góp ý của người đi trước sẽ giúp bạn chứng tỏ thái độ làm việc nghiêm túc của mình. Đừng vội đánh giá, quyết định hãy đưa ra kết luận khi chúng ta chưa chắc chắn về những điều đã nghe. Sẽ rất khó giao tiếp với những người hơi nhạy cảm hoặc những người khó cố gắng tập trung lắng nghe từ đầu đến cuối. Vì vậy bạn nên viết thư hoặc để lại lời nhắn cho họ trước khi muốn trực tiếp trao đổi. Ngoài ra bạn có thể hiểu rõ được đồng nghiệp của mình hơn nếu thường xuyên trò chuyện và lắng nghe họ. Từ đó bạn sẽ biết cách điều chỉnh cách cư xử của mình một cách khéo léo và phù hợp. 2.4. Kỹ năng định hướng vấn đề Khi giao tiếp cần phải hướng tập trung vào sự kiện, và vấn đề chứ không phải tập trung vào con người, không phải chỉ trích hoặc phê phán cá nhân. Tuy nhiên, nắm bắt được những gì cá nhân nghĩ và cảm thấy. Đôi khi chúng ta thường bị tác động bởi định kiến về một người trước khi thực sự hiểu rõ nội dung thông tin mà người nói truyền đạt. Nếu bạn có định kiến về 1 đồng nghiệp thì bạn thường không chịu chú ý lắng nghe thông tin mà người đó trình bày. Bên cạnh việc yêu ghét cá nhân, chúng ta còn đánh giá người đối thoại quá điệu bộ, cử chỉ, thái độ, thậm chí là dung mạo của họ khi nói chuyện. Vì tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến việc bạn có chấp nhận thông tin của họ hay không, nên bạn cần tự nhắc nhở rằng “quan trọng là họ nói cái gì chứ không phải họ là ai”. 2.5. Kỹ năng làm việc nhóm Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm (teamwork) đã trở thành một trong những tố chất quan trọng đối với những nhân viên muốn thành công. Trong cuộc sống, bạn không thể chắc chắn rằng bạn có thể làm tất cả mọi việc. Nhưng khi có sự hỗ trợ từ những người xung quanh, công việc đơn giản đi rất nhiều. Khi làm việc tập thể, các cá nhân có thể học hỏi lẫn nhau, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy đơn độc. Tuy nhiên để cá nhân có thể làm việc hiệu quả hơn trong một tập thể thì một nguyên tắc bất thành văn là quyền lợi của họ vẫn được đảm bảo. Khi những nhu cầu nào được đáp ứng một cách công bằng, chắc chắn mỗi cá nhân sẽ dễ dàng hơn trong việc liên kết với những cá nhân khác trong tập thể. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 7 2.6. Kỹ năng truyền đạt thông tin Bạn nên sử dụng những cách truyền đạt đơn giản, dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn giản, chính xác để người nghe dễ dàng nắm bắt được nội dung thông tin. Những từ ngữ lạ, chuyên biệt hoặc lời nói khách sáo chỉ làm tăng thêm khoảng cách giữa bạn và người đối thoại và khó đạt được hiệu quả giao tiếp. 2.7. Kỹ năng phản hồi Phản hồi là một hình thức đáp ứng. Khi ta đọc hay lắng nghe, mục đích là để hiểu được những gì người ta nói hay viết. Khi ta thực hiện phản hồi, mục đích là làm thay đổi hay tác động vào những gì người khác làm. Sự phẫn nộ có hiệu quả đặt trên cơ sở hai tiêu chuẩn: Lòng tin cậy và sự hiểu biết. Kỹ năng phản hồi có hiệu quả mang tính thiết yếu cho sự thành công hay bất kì công việc của tổ chức nào. Nó cho phép làm việc hữu hiệu hơn, tăng thêm khả năng tham giá tập thể, duy trì liên hệ giữa các đồng nghiệp tốt hơn. Trong một số trường hợp bạn có thể không đồng tình với ý kiến phản hồi của đồng nghiệp, nhưng hãy đón nhận nó một cách bình thản và nhẹ nhàng. Phản ứng bác bỏ hoàn toàn là một việc không nên làm. Thay vào đó, bạn cần nói với đồng nghiệp của bạn rằng bạn sẽ dành thời gian suy nghĩ về những ý kiến đóng góp đó và chắc chắn sẽ có câu trả lời. Điều đó sẽ khiến đồng nghiệp của bạn cảm kích trước thái độ và tình cảm chân thành của bạn. 2.8. Kỹ năng giải quyết xung đột Trong công việc luôn phát sinh mâu thuẫn, có những mâu thuẫn nhỏ có thể giải quyết nội bộ với nhau nhưng có những mâu thuẫn lớn có thể gây ra xung đột giữa các đồng nghiệp. Tìm hiểu làm thế nào để là một người hoà giải có hiệu quả. Nếu đồng nghiệp cãi nhau qua những bất đồng cá nhân hay chuyên nghiệp, sắp xếp để ngồi xuống với cả hai bên và giúp phân loại ra sự khác biệt của họ. Bằng cách tham gia vào vai trò lãnh đạo như vậy, bạn sẽ thu được sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ những người xung quanh bạn. 2.9. Những lưu ý khi giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh 2.9.1. Thái độ cởi mở, chân thành khi giao tiếp Thái độ luôn là yếu tố được đánh giá cao trong việc khẳng định được kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp của bạn. Một thái độ cởi mở, hiền hòa sẽ tạo được cái nhìn thiện cảm Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 8 với khách hàng, xây dựng được những mối quan hệ tốt và lâu dài. Từng chi tiết trên nét mặt cũng như ánh mắt của bạn cũng có thể đưa cuộc giao tiếp đến những kết quả khác nhau. Cái nhìn thiện cảm lần đầu có thể nói là bàn đạp thúc đẩy quyết định trong việc hợp tác. Chính vì vậy, giữ một thái độ thân mật, cởi mở trong lời chào sẽ tạo mối quan hệ bền chặt giữa bạn với đối tác. Sự chân thành, khéo léo trong giao tiếp sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách giữa bạn và các đồng nghiệp. Khi mọi người đã mở lòng mình với bạn, hãy trân trọng và giữ gìn nó. Chân thành nhưng không suồng sã, vui vẻ, hòa đồng nhưng vẫn tế nhị, giúp bạn duy trì được mối quan hệ đồng nghiệp lâu bền. Luôn nói chuyện bằng thái độ chân thành và tự nhiên với đồng nghiệp. Chúng ta không nên tỏ ra thái độ khó chịu, không hài lòng cho dù đồng nghiệp của mình có đang làm sai đi chăng nữa. Đặc biệt ta không nên tỏ ra gượng ép phải vui vẻ với đồng nghiệp khi nói chuyện, chính như thế sẽ làm cho người đối diện cảm thấy giả tạo. Nếu không vui thì bạn có thể ít giao tiếp lại một chút. 2.9.2. Rành mạch, nói chuyện có mục đích Không nên nói lấp lửng câu chuyện, nếu đã nói thì phải nói cho hết câu chuyện, không nên làm người nghe phải tò mò về câu chuyện đó của bạn. Đây cũng là cách thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với người nghe. Nếu bạn làm họ mất hứng, cụt hứng trong câu chuyện thì rất có khả năng lần sau họ sẽ không còn muốn nghe câu chuyện của bạn, cũng không muốn chia sẻ với bạn nữa. Nếu người đối diện không muốn nghe thì hãy dừng câu chuyện lại, một số người cứ thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối mà không hề để tâm đến người nghe có muốn lắng nghe nữa hay không, chính như thế mà có thể sẽ gây ra cho họ cảm giác bị ép lắng nghe. Kỹ năng trong ứng xử với đồng nghiệp mà bạn cần có đó chính là vừa nói chuyện vừa xem thái độ của người đối diện xem họ có thực sự muốn nghe hay không. 2.9.3. Giữ khoảng cách khi giao tiếp, nguyên tắc về tài chính Luôn giữ một khoảng cách vừa đủ để bạn và đồng nghiệp của mình có thể truyền tải thông tin đến nhau. Bạn biết không khoảng cách lý tưởng nhất đó chính là 1m. Những kỹ năng giao tiếp (trong tiếng anh là communication skills) như vậy bạn cần phải nắm chắc và thuộc lòng trong đầu để áp dụng hàng ngày với đồng nghiệp, vừa thể hiện sự tôn trọng vừa thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 9 Với mối quan hệ nơi công sở, để duy trì sự thân thiết, hoà đồng giữa mọi người hãy tuân thủ đúng điều này. Để tránh mất đoàn kết vì mập mờ về tài chính thì chỉ ta chỉ cần rõ ràng, cụ thể mọi khoản thu chi, không gian lận thì đã đảm bảo một phần nguyên tắc này rồi. 2.9.4. Thành thật và tôn trọng đồng nghiệp Một trong những kỹ năng nữa đó chính là bạn không nên nói dối đồng nghiệp của mình, bởi vì không ai muốn mình bị người khác nói dối cả. Ví dụ, người đồng nghiệp của bạn mới mua một cái gì đó và hỏi bạn có đẹp hay không, nếu không thấy đẹp thì đừng giả vờ khen đẹp trước mặt họ rồi lại nói với người khác rằng nó thật tệ. Nhưng bạn cũng không nên trả lời thẳng thừng là nó thật tệ, hãy cho đồng nghiệp của bạn một câu trả lời khéo léo rằng nó thật sự không phù hợp. Như vậy vừa có thể tránh được những hiểu lầm cho bạn và đồng nghiệp. Không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Mỗi người có quan điểm sống khác nhau, quan điểm đó có thể không phù hợp với bạn, nhưng không có nghĩa là họ sai và nếu đã là đồng nghiệp, bạn nên chấp nhận điều đó. Đừng can thiệp sâu, hỏi thẳng thừng hay “buôn dưa lê” về chuyện riêng tư của đồng nghiệp. Điều đó làm mất đi sự tôn trọng của họ với bạn. Không lấy nhược điểm hay dị tật của đồng nghiệp để giễu cợt, nhạo báng. Ai cũng có điểm yếu, nếu không hiểu kĩ hay giúp gì được cho họ thì đừng nên phán xét, đánh giá. Đừng lấy nỗi đau của người khác làm trò đùa của mình.  Để tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp vững chắc và lâu dài, chúng ta cần phải tôn trọng, tin tưởng họ. Không nên thể hiện bản thân hơn họ hay chê bai làm họ tổn thương. Thay vào đó, hãy góp ý một cách tế nhị và khéo léo để họ cảm thấy được tôn trọng từ đó thay đổi theo hướng vui vẻ, tích cực. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16911414 10 CHƯƠNG III: TÌNH HUỐNG VẬN DỤNG 3.1. Tình huống 1 Anh Hưng là một nhân viên Sales thuộc phòng kinh doanh của công ty WINX. Từ khi chính thức vào làm việc, anh luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc nên được sếp hết sức yêu quý. Nhiều công việc trước đây giám đốc hay bàn thảo với trưởng phòng bán hàng nay được chuyển sang anh Hưng. Chính vì vậy, chị Yến - trưởng phòng kinh doanh không ưa gì anh. Một lần, gần cuối giờ chiều, giám đốc yêu cầu Hưng sang lấy 1 tài liệu quan trọng từ trưởng phòng khách hàng để đi gặp đối tác vào bữa ăn tối hôm đó. Anh Hưng sang gặp và đưa ra yêu cầu với chị Yến trưởng phòng, nhưng chị ta nói rằng cũng đang có việc sang giám đốc và sẽ tự chuyển tài liệu cho giám đốc để giải thích thêm. Anh Hưng về phòng và tiếp tục làm việc, nửa tiếng sau giám đốc rất giận dữ bước vào và hỏi về việc tại sao không chuyển tài liệu cho ông ta? Trưởng phòng đã về nhà. Anh Hưng biết là trưởng phòng đã cố ý làm như vậy. Anh/chị hãy đặt mình vào tình huống của anh Hưng và hãy nêu cách xử lý trong tình huống trên. Trả lời: Nếu như đặt tôi vào vị trí anh Hưng: - Đầu tiên là phải bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc rồi xem xét lại bản thân xem có điều gì thiếu xót, cách ứng xử với mọi người có vấn đề gì không. - Gặp riêng chị Yến để nói chuyện, tìm ra nguyên nhân gây ra hiểu lầm: Thiếu xót khi không báo cáo cho trưởng phòng về công việc mà Giám đốc giao riêng cho mình; giải thích rõ là không có suy nghĩ vượt mặt hay lấn quyền. - Khi cả hai đã mở lòng và tôn trọng nhau thì sẽ sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công việc ➔ Giải quyết được vấn đề. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16911414 11 3.2. Tình huống 2 Huyền là một nữ nhân viên mới thuộc bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty ABC. Trong công ty, cô vốn là người ít nói và ít giao tiếp. Trong 1 tháng trở lại đây, trên diễn đàn nội bộ trên mạng mỗi ngày có một bài viết về Huyền được gửi lên. Các bài viết đều được viết bằng một giọng ác ý, mang cô ra để bêu riếu. Các bạn đồng nghiệp đọc và bình phẩm với nhau, cô trở nên nổi tiếng một cách bất đắc dĩ. Những bài viết đó khiến cô bị ảnh hưởng rất nhiều về tinh thần cũng như hiệu quả làm việc. Giả sử anh/chị là đồng nghiệp của Huyền, anh/chị sẽ đưa lời khuyên gì với Huyền và những đồng nghiệp khác? Trả lời: Là đồng nghiệp của Huyền: - Quan trọng nhất đó là khuyên Huyền khắc phục tính ít nói và ngại giao tiếp bằng cách tham gia tích cực các hoạt động chung của công ty (team building, cuộc thi nội bộ do công ty tổ chức,…) cùng thái độ cởi mở, chân thành sẽ rút ngắn khoảng cách giữa Huyền với các đồng nghiệp khác; Nói rành mạch về những hiểu lầm về quan niệm sống, tính cách của Huyền mà mọi người lấy ra để bêu riếu gây ảnh hưởng đến tinh thần cũng như hiệu quả công việc; Sẵn sàng nghe góp ý mang tính xây dựng để hoàn thiện bản thân. - Đối với những đồng nghiệp khác cần chỉ ra việc lấy nhược điểm hay dị tật của người khác để giễu cợt, nhạo báng (ma cũ bắt nạt ma mới) là hành động sai và phải chấp nhận bỏ thói quen này; Tôn trọng và lắng nghe đồng nghiệp nhiều hơn để cũng như thông cảm về khuyết điểm của nhau. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16911414 12 KẾT LUẬN "Ứng xử là câu chuyện có nhiều lời giải nhưng không có lời kết. Mỗi người hãy phấn đấu để trở thành một diễn viên xuất sắc với nhiều vai diễn khác nhau trên sân khấu cuộc đời. Điều quan trọng là chúng ta nhận thức được giá trị bản thân, nhận thức được vị trí và trách nhiệm của mình trong một tập thể, luôn tự tin và mong muốn được đóng góp khả năng của mình vào những thành công chung của tập thể ấy” - PGS – TS. Vũ Thị Phụng (Trưởng Khoa LTH & QTVP, ĐHKHXH & NV, Hà Nội) Khi bắt đầu làm việc tại một môi trường kinh doanh, không phải ai cũng có những kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp đúng mực. Đã nói là kỹ năng thì không phải nghiễm nhiên là có, mà nó được hình thành trong quá trình học hỏi, tích lũy trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng mềm tốt cũng chính là nhân tố giúp chúng ta thành công trong cuộc sống và công việc. Hơn nữa điều quan trọng là khi ta vận dụng thành thạo những kỹ năng mềm này vào trong mối quan hệ với đồng nghiệp thì dường như việc bất đồng hay xung đột với đồng nghiệp là không có. Nếu tôn trọng đồng nghiệp trước thì ta sẽ nhận lại được sự tôn trọng từ chính đồng nghiệp của mình. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16911414 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Trí Dũng, Nghệ thuật giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, NXB Thống kê, 1998; 2. Harvey Mackay, Nghệ thuật giao tiếp xã hội, NXB Văn hóa thông tin, 2010; 3. Nguyễn Hoàng, Nói có hiệu quả trước công chúng, Nxb Lao động, 2009; 4. Nguyễn Loan, Nguyên tắc vàng trong kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp, 365 Tìm việc, 2019; https://timviec365.vn/blog/ky-nang-giao-tiep-ung-xu-voi-dong-nghiep-new5677.html 5. Bảo Ngọc, Bí quyết ứng xử với các đồng nghiệp, kynang.edu.vn; https://www.kynang.edu.vn/ky-nang-mem/bi-quyet-ung-xu-voi-cac-dong-nghiep.html 6. TalentBold, Cách giao tiếp tốt với đồng nghiệp,2020. https://talentbold.com/cach-giao-tiep-tot-voi-dong-nghiep-662-ns Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2